Hiển thị các bài đăng có nhãn tuduc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuduc. Hiển thị tất cả bài đăng

TU ĐỨC

KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
26.      Cổ võ các cuộc cấm phòng cuối tuần
Bạn có thể làm cho các cuộc cấm phòng, các mỏ dầu của sự toàn thiện công giáo- như Đức Giáo hoàng gọi – sản xuất hàng loạt người làm việc không mệt mỏi cho Giáo Hội, thánh hóa các việc tốt, nâng cao những gì đã bị chà đạp.
Nếu bạn muốn thấy những gì tốt đẹp được thực hiện ở xa, đây là phương tiện để nhúng tay vào, nhanh chóng và chắc chắn.
Cho nên chỗ nào có cấm phòng, bạn nên tổ chức, loan truyền ý nghĩ về việc cấm phòng, và chỗ nào chưa có thì hãy thành lập một cái.
Tạo các cơ sở mới
Có thể bạn nên hợp tác với các tổ chức khác để làm việc thiện, và dành ưu tiên cho cái mà thánh Vincent gọi là sự lan rộng từ thiện.
Bắt đầu bằng những cái nhỏ. Tụ tập vài người xung quanh để làm việc tốt. Hội họp thường xuyên – hằng tuần nếu có thể - và thảo luận những cố gắng nhỏ nhắn của mình dưới sự nâng đỡ của cầu nguyện. Ngài, Người sẽ làm mọi cố gắng của chúng ta có kết quả, đã hứa sẽ ở giữa chúng ta.
Đừng nhắm cao quá, đừng lo lắng quá. Hãy nhìn vào bổn phận hằng ngày và những chi tiết nhỏ của buổi họp. Bắt đầu đúng giờ, bảng báo cáo được soạn kỹ càng, sổ hiện diện được ghi rõ, thảo luận về công việc và công việc mà thôi, tình thân giữa các hội viên, những điều nầy – quan trọng hơn cả khả năng tổ chức hay người làm việc giỏi – sẽ ăn chắc một thành công lâu dài.
Không thể gọi là nhấn mạnh quá là sự tiến triển và tồn tại dài lâu của tổ chức là do hội họp. Ngược lại hội họp tùy thuộc vào hệ thống, sự chuyên tâm cầu nguyện và tình huynh đệ trong tổ chức đó. Hành động như thế nầy: bình tĩnh đối diện với những lên xuống và hoạt động có thể sinh trưởng thật nhanh. Tất cả những tổ chức to lớn đều có nguồn gốc đơn giản như thế.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC _ khí giới và hỗ trợ

KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
23.      Thử thách nói lên sự tiến triển
Có những thử thách có thể đoán trước được. Chúng ta sẽ bị nhạo báng là các thánh tương lai, yếu đuối và bị chửi là đầu óc nhỏ hẹp, không dung hòa.
Chúng ta nên vui vẻ chào đón những câu chửi nầy, nó nâng chúng ta lên khỏi tầng lớp cho rằng họ là người đầu óc rộng rãi, nhưng trong thực tế họ chỉ là người sắp xếp mà thôi. Thế mà câu chửi có một chút sự thật làm chúng ta đau đớn. Bởi vì có nguyên tắc và hành động đàng hoàng làm chúng ta có vẻ như chật hẹp đối với những người không bị ràng buộc tương tự. Đó là phần nào hình phạt của người làm đúng.
Trách nhiệm của sự thánh thiện
Nếu hoạt động cho tôn giáo, chúng ta có trách nhiệm với người khác. Có lẽ họ vô lý nhưng dù vậy người ta vẫn thường phán đoán tôn giáo qua bạn. Nếu bạn làm đúng phần làm người, bạn tạo lợi ích cho tôn giáo bằng cách làm cho nó quyến rũ người khác. Nếu bạn là một người nhân hậu, miệng lưỡi giống như thánh Alphonsô Liguori không biết thốt lên lời lẽ nặng nề hay xúc phạm, và làm điều tốt – bạn sẽ lôi kéo người khác đến với bạn, và hay hơn nữa bạn sẽ làm họ yêu Chúa, bởi vì trong lòng tốt của bạn, họ thoáng thấy Ngài.
Ngược lại nếu bạn cẩu thả trong công việc, ăn mặc bẩn thỉu, hành động đáng khinh, bạn đang làm hại cho tôn giáo. Nó sẽ chìm vào cống rãnh cùng với bạn.
Đó là chuyện to lớn khi Chúa để danh dự Ngài trong tay chúng ta. Thêm vào đó, có nghĩa là về phần đời sống thế gian của bạn, làm việc trong công xưởng hay ở nhà, trong trường dạy nghề hay đại học, công đoàn, các hoạt động thể dục, âm nhạc, hội họa..., làm tất cả mọi sự để nói về Ngài bằng cách rất thực tiễn.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
 22.      Làm việc cho người bên cạnh chúng ta
Chúa để chúng ta ở thế gian theo sự quan phòng của Ngài hơn là cho chúng ta ơn kêu gọi (tu trì). Điều đó chỉ định rằng thế gian là đời sống Chúa chọn cho chúng ta, mọi người và mọi việc chung quanh đều là phương tiện để thánh hóa chúng ta. Có thể coi việc phục vụ thực sự là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng phục vụ người bên cạnh chúng ta bởi vì tình yêu của Chúa có nghĩa là những gì mình làm cho họ là mình làm cho Chúa.
Ảnh hưởng mà chúng ta có
Quyền lực mà mỗi người chúng có để gây ảnh hưởng tốt hay xấu cho người khác thì to lắm, gần như không có giới hạn. Điều nầy có thể giải thích là khi Chúa tìm được một người muốn làm việc, khiêm nhường và tín nhiệm, Chúa dùng người đó như ống dẫn ân sủng của Ngài đến người khác. Và nói ra cũng ghê tởm, có nhiều người buông mình giống như vậy để làm dụng cụ cho loài quỷ dữ, và chấp nhận số phận đáng sợ khi giúp chúng trong công việc của chúng.
Nghĩ về các tên như Thánh Phaolô, Thánh Đaminh, Thánh Phanxicô Khó Khăn, và ngược lại như Luther hay Voltaire sẽ cho thấy một người có thể làm đựơc những gì - ảnh hưởng toàn thế giới, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Con người thì nhỏ bé nhưng một người theo đuổi một lý tưởng thì không nhỏ bé chút nào. Người đó sẽ gây ảnh hưởng đến người khác, và không ai biết được sẽ đến bao giờ. Hãy để vinh quang của Chúa và sự cứu rỗi linh hồn là lý tưởng của bạn.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

Chúng ta có thể nên thánh được không?



DẪN NHẬP

CHI TIẾT TRONG MỘT NGÀY
KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI

1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  27bis 28  29  30  31

Tu đức _ kho tàng lớn nhất của con người


LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
Bài 25
KHO TÀNG LỚN NHẤT CỦA CON NGƯỜI

Sống đức tin _ vấn đề đào tạo

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO
1. Phúc Âm cho thấy: Thánh Gioan Tiền Hô là người Chúa chọn một cách đặc biệt. Ngài được thánh hoá ngay từ trong lòng mẹ, dịp Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Elisabét.

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen
Theo đúng lý luận, thì mỗi sự tìm kiếm khoái lạc, căn bản là cố gắng đạt đến hạnh phúc đời đời.

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen
Những kẻ ước mong tôn giáo không có thánh giá, tự gọi mình là phái vô tri, ngõ hầu trốn tránh trách nhiệm luân lý phát sinh từ sự thật siêu nhiên.

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI

Hồng y Fulton Sheen
Đường lối chúng ta sống ảnh hưởng nhiều đến việc chúng ta suy nghĩ. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta từ chối những yếu tố trí tuệ trong đức tin. Nhưng chỉ có ý nhấn mạnh một yếu tố hay bị bỏ quên.

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI _ tiếng gọi về trời

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen
Nỗi lo lắng tân thời khác với những khắc khoải của thời trước trong hai điểm. Trong các ngày xa xưa người ta âu lo về phần linh hồn mình. Ngày nay quan tâm chính yếu của con người là về phần xác. Mối nhọc lòng lớn nhất của ngày hôm nay là kinh tế, an ninh, sức khỏe, sắc đẹp, giàu có, tiếng tăm và tính dục.

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen
Đặc điểm thứ hai của con người tân thời là xa lánh tha nhân. Đặc điểm này được giãi bày không những bằng hai cuộc thế chiến trong vòng hai mươi mốt năm và mối đe dọa thế chiến thứ ba, không những bằng gia tăng đấu tranh giai cấp và ích kỷ lan tràn, mỗi nước, mỗi quốc gia, mỗi xã hội, mỗi cá nhân tìm kiếm lợi ích riêng của mình. Mà còn bằng các truyền thống, các gia sản lâu đời bị bẻ gãy không nuối tiếc. Bất cứ lòng trọng kính đối với truyền thống đều được gán khẩu hiệu "phản động". Và như vậy kết quả là con người thời đại mới phát triển thành kẻ xét đoán bừa bãi. Họ lấy tiêu chuẩn hôm qua xét đoán ngày hôm nay và hôm nay đoán xét ngày mai. Chẳng có chi buồn chán hơn một con người đã từng khôn ngoan mà lại mất trí nhớ. Chẳng có chi khốc liệt hơn một nền văn minh làm mai một truyền thống. Con người tân thời không thể bằng lòng với chính mình, thì làm thế nào bằng lòng với thiên hạ? Một người không sống được với bản thân, cũng chẳng sống được với ai! Các trận thế chiến giết hại nhiều triệu mạng người, chẳng qua là sự thể hiện rộng lớn hơn trận chiến tâm lý trong từng linh hồn. Giả như không có chiến tranh trong nội tâm hàng triệu trái tim, thì đã không có đánh nhau ở diện rộng trên toàn cầu. Người ta gây chiến trong tâm hồn mình trước, rồi sẽ đánh nhau ở xã hội.
Tình trạng hỗn loạn, vô luật pháp chỉ là hậu quả của những tâm hồn tha hoá trong các xã hội. Một người đấm đá nhau trong tâm hồn, sớm muộn sẽ đấm đá với hàng xóm chung quanh mình. Khi họ thôi phục vụ tha nhân là lúc họ trở nên gánh nặng cho chính mình và là một bước để họ từ chối sống với người khác. Khi Ađam phạm tội, ông ta đổ lỗi cho Evà. Khi Cain giết Abel, Cain đặt câu hỏi "Tôi đâu phải là kẻ canh giữ em?" (St 4,9). Khi Phêrô chối Chúa, ông đi ra ngoài một mình khóc lóc cay đắng. Tội kiêu căng của những người xây tháp Babel kết thúc trong sự lộn xộn ngôn ngữ. Nó làm cho việc hòa thuận trong loài người không thể duy trì nổi.
Cuối cùng, con người tân thời xa lánh Thiên Chúa. Xa lạ với mình, với tha nhân, có nguồn gốc là xa lạ với Thiên Chúa. Một khi cái đùm bánh xe bị bể, thì các căm xe rã rời mỗi nơi một chiếc. Khi người ta lãng quên Thiên Chúa, người ta xa lạ lẫn nhau. Ngày nay Thiên Chúa xem ra chẳng còn ai màng tới. Lý do là vì người ta cư xử như thể không có Thiên Chúa hiện hữu trong đời mình. Điều tốt trở nên yếu tố trách móc đối với những ai sống độc ác và vì thế họ tàn nhẫn tức giận và bách hại những ai làm điều thiện. Hiếm mà không thấy một linh hồn chán nản, không thỏa lòng lại không ghen ghét hàng xóm láng giềng mình. Họ ước muốn mọi người phải vô tôn giáo như mình.
Cho nên tổ chức vô đạo nào trong thời đại ngày nay cũng đều là phản ánh của tình trạng tự ghét mình. Chẳng ai ghét bỏ Thiên Chúa mà không ghét bỏ mình trước đã. Bách hại tôn giáo chỉ là dấu chỉ của tình trạng ghét Thiên Chúa. Bởi lẽ người ta hy vọng nhờ bạo lực của ghen ghét mà thoát khỏi tính vô lý của linh hồn mình. Hình thức cuối cùng của lòng ghét tôn giáo là khinh dể Thiên Chúa, chống đối Ngài, và bảo lưu nếp sống ác độc của mình trước mặt quyền năng và lòng tốt của Thiên Chúa. Nổi loạn chống lại toàn bộ hiện hữu, những linh hồn như thế nghĩ rằng mình đã xóa bỏ được nó. Họ không thích ai nói về tôn giáo, kẻo nữa sự yên ổn của mình trở thành án phạt trầm luân cho chính tính kêu ngạo. Ngược lại, họ khinh thường tôn giáo. Không khi nào tạo nên được một ý nghĩa cho cuộc đời mình, các linh hồn phản loạn phổ quát hóa những bất ổn trong lương tâm và nhìn thế giới như một khối lộn xộn. Do đó họ khai triển một triết lý mới gọi là "sống hiện sinh".

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen
Cấp bậc vong thân thứ nhất là phân liệt khỏi chính bản thân. Con người tân thời bây giờ không còn thống nhất nữa, mà là một khối phân hoá thành nhiều mảng lộn xộn và bất ổn: Những mặc cảm, kiêu căng, thác loạn thần kinh, căng thẳng tâm lý. Hắn là khách lạ của chính hắn vì tháo rời từng mảng linh hồn, tự mâu thuẫn, hay đổi thay thái độ, thiếu nhất quán. Hắn không còn nhìn mình như một đơn vị duy nhất, mà là một bãi chiến trường của các khuynh hướng đối chọi nhau, không có mục tiêu thống nhất cho cuộc sống. Chúng ta có thể so sánh linh hồn tân thời với một chuồng chứa súc vật, trong đó đủ mọi thú dữ cắn xé lẫn nhau, mạnh được, yếu thua, hoặc so sánh với một chiếc máy thâu thanh, cùng lúc tiếp nhận nhiều tần số của các đài phát khác nhau. Thay vì một tần số rõ ràng, thì là hổ đốn tiếng ồn ào nhức óc.
Nếu như người ta có chút học thức, thì tình trạng lại còn khốn đốn hơn. Trí tuệ của họ là một hỗn hợp các tin tức lộn xộn, không có một triết lý chủ đạo nào. Lúc ấy linh hồn có thể chế diễu mình "trong tôi có hai ngôi vị. Một là linh hồn tôi sống động, hai là một tiến sĩ triết học, kiến thức uyên thâm". Những con người như thế ngày nay đầy rẫy trong xă hội. Họ phản chiếu ra bên ngoài nhiều ý kiến khó nghe. Chứng tỏ trí tuệ họ là một khối lộn xộn chưa kịp tiêu hóa. Họ kết luận với mọi người rằng: Bởi tôi không biết sự thật, cho nên chẳng ai biết. Quan điểm yếm thế của họ phát triển thành triết lý sống cho mọi người. Nhưng buồn thay, nó ném hắn vào trong tối tăm, ngu dốt, vào trong hang hôi thối của vô thức, tiềm thức. Hậu quả là họ thay đổi triết lý sống như thay áo. Ngày thứ hai, họ phác họa vài nét duy vật. Ngày thứ ba họ đọc một cuốn sách bán chạy nhất tuần, rồi vất vả bỏ chủ thuyết cũ vẽ ra chủ thuyết mới, chủ thuyết duy tâm. Ngày tứ tư, chủ thuyết quốc xã điên khùng. Ngày thứ năm, căn bản mới của bến bờ tự do. Ngày thứ sáu, thay đổi ý kiến, sau khi nghe phát thanh một chương trình tâm lý, họ quyết định chọn ông Freud làm thày dạy. Ngày thứ bảy, họ uống rượu thật nhiều để quên đi mọi hướng đi đã phác họa. Và ngày chủ nhật, họ lấy làm ngạc nhiên và suy nghĩ tại sao lại còn có những con người ngu xuẩn rủ nhau tới nhà thờ? Mỗi ngày họ có một ngẫu tượng mới. Mỗi tuần một tính khí mới. Thẩm quyền của họ là ý kiến công cộng. Ý kiến ấy đổi chiều, thì họ cũng đổi theo, không có lý tưởng cố định, không có đam mê lớn, chỉ có thờ ơ, lãnh đạm với hết mọi sự trên thế gian. Sống trong tình trạng đặt mình làm tâm điểm cách quá đáng cho nên câu truyện hàng ngày của họ toàn cái "tôi", hậu quả là nếu hàng xóm láng giềng không đề cao cái tôi của họ trong câu truyện, thì họ cảm thấy nhạt nhẽo, vô duyên.

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen
Ở các thế hệ khác, người ta tìm về thiên đàng nhờ trật tự vũ trụ. Ngày nay nhờ những bất ổn trong linh hồn mình. Người tân thời không xem thấy Thiên Chúa trong thiên nhiên nữa. Các thời điểm khác người ta nhìn ngắm trăng sao bạt ngàn, vũ trụ mênh mông, vẻ đẹp huy hoàng của bầu trời, trật tự lạ lùng của các vì sao mà gẫm ra được quyền năng, và khôn ngoan của Thiên Chúa. Đấng tác tạo muôn loài và duy trì thế giới. Nhưng bất hạnh thay, con người tân thời đã cắt đứt với kiểu tiếp cận này, bởi vài trở ngại: Người ta không còn nhiều ấn tượng về trật tự thiên nhiên nữa mà quay về với các rối loại trong tâm hồn mình. Bom nguyên tử đã phá hủy lòng khiếp sợ thiên nhiên, và cuối cùng khoa học tự nhiên đã mang tính khách quan quá đáng đối với con người kiêu căng ngày nay. Chính cá nhân chứ không phải bản chất người, mà ngày nay khoa tâm lý thực sự quan tâm tới và làm con người bất an.
Sự thay đổi này không có ý nghĩa các linh hồn tân thời thôi tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng chỉ cho thấy rằng nhân loại đã từ chối con đường hợp lý hơn và do đó bình thường hơn, trong việc kiếm tìm Ngài. Không phải trật tự của vũ hoàn, nhưng mất trật tự trong chính con người mình. Không phải vật hữu hình của thế giới, nhưng những mặc cảm, những lo âu vô hình của chính bản thân. Đây là những khởi đầu của các người tân thời khi họ quay tìm về với tôn giáo. Trong những ngày xưa cũ, các triết gia tranh luận về những vấn đề của con người. Ngày nay họ bàn tán con người là một vấn đề. Ngày xưa người ta sống trong không gian ba chiều: Từ nơi họ ở với bạn bè thân thích họ nhìn lên trăng sao trên bầu trời và hỏa ngục dưới đất. Ngày nay vì lãng quên Thượng Đế, cái nhìn của họ bị thu hẹp vào một chiều mà thôi, đó là vào tâm hồn mình.
Linh hồn tân thời bây giờ sẽ đi về đâu? Tất cả các cột mốc chỉ đường đã bị nhổ lên lấp đầy vào các lối thoát ra ngoài? Giống như một thành phố, các tường thành bảo vệ đã bị quân địch chiếm giữ, con người phải rút lui vào bản thân mình. Giống như một dòng suối bị chận đứng, sẽ chảy ngược lại bản thân, tích lũy mọi thứ nhơ bẩn, cặn bã, rác rến, linh hồn tân thời ngày nay cũng vậy (không có những mục tiêu hay lối thoát của người tín hữu) sẽ cuộn trở lại chính mình và trong tình trạng ấy thâu gom tất cả những yếu tố hạ đẳng, bản năng súc vật, đam mê dục vọng, tối tăm, tiềm thức vô tính mà lẽ ra không đáng có nếu như người ta chăm lo cho có lối thoát bình thường. Con người tân thời cảm thấy bế tắc, khóa chặt vào nội tâm, làm tù nhân của chính bản thân. Bị nhốt tù như vậy rồi, bây giờ con người cố gắng bù đắp, cho những mất mát thế giới ba chiều của đức tin, bằng cách phân tích trí khôn mình.

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

LỜI PHI LỘ
Hồng y Fulton Sheen
Nếu như ông Horace Greeley tin rằng xa hơn đồng bằng Missisipi chẳng còn lãnh thổ nào khác nữa hẳn ông đã không hô hào: "Hỡi các bạn thanh niên, hãy tiến về hướng Tây." Nếu con người tân thời không tin có hỏa ngục, thì hẳn họ đã không bày ra quá nhiều lời chỉ dẫn cho những kẻ họ ghét rằng hãy tới chốn đó. Ít ai khuyên: "Hãy về trời" Mà chỉ rủa nhau rằng: "Xuống hỏa ngục đi." Vì vậy mục tiêu chúng tôi viết cuốn sách này là phản chứng những chỉ dẫn của người tân thời. Thực tế thiên đàng hay hỏa ngục không phải là hình phạt hay phần thưởng nhiệm ý cho cuộc đời chúng ta. Nó gắn liền hay là kết quả của mỗi cuộc sống.
Người ta thường cho rằng hỏa ngục liên hệ với đời sống gian ác, như việc ăn đòn vọt là hậu qủa của hành vi không vâng lời. Không phải như vậy đâu. Bởi việc ăn đòn vọt không nhất thiết phải theo sau hành động bất tuân. Những trẻ em còn quá bé nhỏ chẳng ai nỡ đánh đòn chúng? Đúng hơn hỏa ngục liên hệ với cuộc sống sa đọa giống như bệnh mù lòa là kết quả của việc móc mắt vất đi. Thiên đàng cũng không liên hệ với cuộc đời tốt lành như tấm huy chương là kết qủa việc thành công trong học tập. Nhưng nó là kết thúc tất yếu của cuộc sống công chính như kiến thức là hoa trái của việc dùi mài kinh sử. Bởi đơn giản là chúng ta luyện tập trí khôn trong việc học hành, chúng ta trở nên người học thức.
Cuốn sách này là tấm bản đồ chỉ dẫn lên thiên đàng và tuân theo một mẫu mực nhất định. Nhiều tư tưởng trong cuốn sách đã có trong các bài viết của chúng tôi trước đây, nhưng được sắp xếp lại cho thứ tự và từng bước đưa đến vương quốc ánh sáng. Chúng tôi khởi sự từ con người đầy ắp xao xuyến, căng thẳng và mặc cảm, nảy sinh do sự vật lộn giữa bổn phận phải làm và hành động thực sự đã thực hiện. Một khi người ta nhận thức được rằng không thể tránh thoát cuộc nội chiến này ngay trong lương tâm mình, bằng sức lực riêng thì người ta cần trợ giúp từ trời cao. Có một chân lý bên ngoài tầm với của trí khôn và một quyền năng vượt xa ý chí nguội lạnh và yếu ớt của nhân loại. Chúng là những ơn huệ Thiên Chúa ban. Con người tìm kiếm Thiên Chúa dù mờ nhạt đến mấy đi nữa, thì cũng là việc đáp trả Thiên Chúa kiếm tìm con người.
Một khi sự kết hợp khăng khít nhất vũ trụ, giữa bản tính thần linh và bản tính nhân loại trong ngôi vị Đức Giêsu Kitô, thì nẩy sinh một vấn đề lớn đối diện mọi linh hồn. Liệu người ta từ chối hay chấp nhận cuộc sống thần linh? Cuộc sống được ban nhưng không và do đó gọi là ân huệ?
Vì thế cuộc đời là tấn kịch dễ sợ. Người ta có thể nói có hay nói không cho định mệnh đời đời của mình. Đón nhận ánh sáng vào đôi mắt, âm nhạc vào đôi tai, lương thực vào dạ dày là làm cho những cơ quan ấy trở nên hoàn thiện. Cũng vậy đón nhận sự thật vào trí khôn, quyền lực vào lòng muốn là xây dựng chúng ta cao thượng hơn một tạo vật bình thường, tức làm cho chúng ta trở nên người tham dự vào bản tính thần linh.
Khởi đi từ điểm này, các cột mốc để về thiên đàng được ghi dấu rõ ràng trong từng chương. Một số linh hồn tuyên bố rằng ở mặt đất này đã có hỏa ngục rồi. Điều đó có thể đúng. Chúng ta khởi sự có nó ở đời này nhưng không chấm dứt tại đây. Tuy nhiên thiên đàng cũng bắt đầu từ thế gian này trong bình an chân thật của tâm hồn hợp nhất với cuộc sống siêu nhiên. Nó cũng không kết thúc ở dương gian. Cho nên chúng tôi mạnh dạn khuyến dụ bạn: "Hãy về trời".

Tác giả: Lm. Thomas Túy, O.P. dịch

SỐNG ĐẠO

SỐNG GIỮA NHỮNG MONG MANH

Thời sự hiện nay là những chuỗi sự kiện bất ngờ choáng váng.
Có những quyền lực hưởng thụ, được đủ thứ mình muốn, như chức cao quyền cả, tiền của dư đầy, tự do vô hạn, tưởng là bền vững đời đời. Nhưng đã sụp đổ mau chóng.
Có những phát minh khoa học gồm đủ mọi bảo đảm, tưởng là mãi mãi an toàn. Nhưng đã bị hư hỏng mau chóng.
Có những công trình kinh tế gồm đủ mọi phát minh tân tiến, tưởng là vô địch trước mọi thách đố. Nhưng đã trở thành hoang tàn trong giây lát.
Có những biện pháp giải cứu, gồm đủ mọi phương tiện hùng mạnh, tưởng là thành công chắc chắn. Nhưng đang đưa tới những hậu quả nặng nề, nhất là về mặt đạo đức.
Tất cả những sự kiện trên đây, tuy khác nhau về hình thức, nhưng cùng chung một kết luận, đó là tính chất mong manh.
Xem ra mọi sự trên đời đều mong manh. Niềm tin giữa những con người cũng trở thành mong manh. Chính cuộc sống con người cũng rất mong manh.
Những mong manh ấy gây nên bất an, bất ổn. Có vẻ như nguy hiểm không còn xa.
Vì thế, tình hình hiện nay đang là một báo động. Sống trong một tình hình như thế bằng cách nào đây.
Những người sống đức tin chạy đến với Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse. Hai Đấng này là những người Chúa đã chọn đặc biệt để tham gia vào chương trình cứu độ của Chúa. Hai Đấng dạy chúng ta mấy điều sau đây:
1. Con người không được cứu độ chỉ bằng những giá trị vật chất và tinh thần, nhưng chủ yếu phải bằng những giá trị đạo đức.
2. Những giá trị đạo đức giải cứu con người không phải chỉ trong lãnh vực nhân bản, mà còn phải trong lãnh vực siêu nhiên.
3. Những người cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa phải kết hợp mật thiết với Đức Giêsu Kitô  và thánh giá của Người.
1/ Những giá trị đạo đức trong lãnh vực tự nhiên
Để được gọi là đạo đức, dù trong lãnh vực tự nhiên, người ta phải giữ mấy điều kiện sau đây:
- Không được phạm tội nghịch với đạo đức, nhất là đối với người khác.
- Nếu lỡ phạm tội thì phải sám hối.
- Trường hợp đã làm hại ai thì phải đền bù.
- Hơn nữa, phải tích cực làm điều lành.
- Tất cả đều phải thực hiện trong ý hướng chân thành, với thực tâm hướng về sự hiện. Chứ không đạo đức chỉ ở cái vỏ bề ngoài.
Phải chỉnh đốn cái tâm như một điều kiện tiên quyết. Chúa Giêsu phán: "Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: Tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo,  ngông cuồng" (Mc 7,20-22).
Trong nhiều hoàn cảnh như hiện nay, cái tâm sẽ được gọi là đạo đức, khi bén nhạy trước những khổ đau của đồng bào.
Trong những bùng nổ xung đột hiện nay tại một số nơi trên thế giới, có những đạo đức thuộc về cá nhân, có những đạo đức thuộc về tập thể, và có những đạo đức thuộc về cơ chế.
Nhìn qua, người ta dễ thấy đạo đức do lời nói rất nhiều, đạo đức do việc làm cũng không ít, đạo đức do tư tưởng thì vô vàn.
Một thoáng nhìn trên đây hy vọng cho chúng ta có một nhận thức tương đối tốt về sự sống đạo đức ngay trong lãnh vực tự nhiên. Sự sống đạo đức ấy đòi một nền giáo dục tốt, một cố gắng đào tạo kiên trì.
2. Những giá trị đạo đức trong lãnh vực siêu nhiên
Đạo đức trong lãnh vực siêu nhiên luôn quy chiếu về Chúa. Quy chiếu bằng niềm tin tưởng, lòng cậy trông, tình yêu mến, thái độ lắng nghe Lời Chúa và ý chí thực thí ý Chúa. Tất cả đều trong thái độ khiêm tốn vâng phục.
Chúa thấu suốt mọi sự. Người thương xót những kẻ khổ đau. Người cứu chuộc những ai tội lỗi. Người tha thứ cho mọi kẻ sám hối trở về.
Điều Chúa muốn nhiều nhất là mọi người hãy yêu thương nhau. Người muốn đổi  mới con người, thánh hoá con người, đưa con người vào cõi phúc trường sinh. Người muốn chúng ta hãy đón nhận Người.
Về một phương diện nào đó, người sống đạo đức trong lãnh vực siêu nhiên chính là một nhân chứng của Đấng vô hình. Đấng vô hình đó là tuyệt đối. Khi Đấng vô hình ấy là tình yêu thương xót, sống động, thì niềm tin vào Người chính là một đặc ân vô cùng quý giá.
Với niềm tin đó, biết bao người sống đạo đức trong lãnh vực siêu nhiên đã có thể nói như thánh Phaolô: "Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh" (2 Cr 12,9-10).
3/ Người cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa
Riêng những người được Chúa gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa sẽ sống theo gương Đức Mẹ và Thánh Giuse. Họ đi vào cửa hẹp (x. Mt 7,13).
Họ từ bỏ mình, vác thánh giá mình, mà theo Chúa (x. Mt 16,24).
Họ sống thân phận hạt lúa gieo vào lòng đất, chịu thối đi, để sinh được nhiều hạt khác (x. Ga 12,24).
Họ đặt trọng tâm đời sống của họ vào Đức Giêsu Kitô, một Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thánh giá (x. 1 Cr 2,2).
Họ kết hợp với Chúa một cách mật thiết như cành nho với cây nho, vì họ tin: Nếu không có ơn  Chúa, họ chẳng làm được gì (x. Ga 15,5).
Họ cố gắng chu toàn bổn phận, nhưng cho dù thành công, họ vẫn kể mình như người đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10).
Họ sống một bầu khí tự do tâm hồn hết sức căn  bản, đầy sự thật. Sự thật dựa trên Lời Chúa. "Nếu anh em ở lại trong lời của Thầy, thì anh em thật là môn đệ của Thầy. Anh em sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải cứu anh em" (Ga 8, 31-32). Sự thật được ban cho những ai sống trong Thần Khí. "Chúa là Thần Khí, đâu có Thần Khí của Chúa, ở đấy có tự do" (2 Cr 3,17).
Họ tin và cảm nhận được họ được Chúa yêu thương, được Chúa cứu độ, được Chúa chọn và được Chúa sai đi. Đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của họ. Họ tạ ơn Đức Mẹ và Thánh Giuse. Họ ca ngợi tình yêu Chúa đến muôn thuở muôn đời.
Suy nghĩ đến đây, tôi nhìn thấy những gì mình nên và cần phải chọn lựa, để cuộc sống mình trở nên có ý nghĩa, giữa muôn vàn cái mong manh. Mình sẽ được cứu, và mình cũng sẽ góp phần  vào việc cứu giúp những kẻ khác.
Xã hội Việt Nam hôm nay đang rất cần những người đạo đức. Vì thế sống đạo đức thánh thiện là một bổn phận khẩn thiết, mà những người của Hội Thánh Việt Nam hôm nay cần phải thực hiện một cách rõ ràng và can đảm.
Tác giả bài viết: ĐGM. GB Bùi Tuần