§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen
Nỗi lo lắng tân thời khác với những khắc khoải của thời trước trong hai điểm. Trong các ngày xa xưa người ta âu lo về phần linh hồn mình. Ngày nay quan tâm chính yếu của con người là về phần xác. Mối nhọc lòng lớn nhất của ngày hôm nay là kinh tế, an ninh, sức khỏe, sắc đẹp, giàu có, tiếng tăm và tính dục.
Đọc quảng cáo thời nay cho người ta ấn tượng là cái tai ương lớn nhất có thể ập xuống thân phận một người là bàn tay nhơ bẩn vì nhọ nồi, nước rửa chén hay ho khan ở ngực. Lo lắng quá đáng về an toàn thân xác là một chứng bệnh hoạn. Nó đã sản sinh ra một thế hệ ẻo lả õng ẹo, chú ý nhiều về chiếc phao cấp cứu trên một chuyến du lịch đại dương, hơn là chiếc phòng nhỏ mình ở và ngắm biển.
Đọc quảng cáo thời nay cho người ta ấn tượng là cái tai ương lớn nhất có thể ập xuống thân phận một người là bàn tay nhơ bẩn vì nhọ nồi, nước rửa chén hay ho khan ở ngực. Lo lắng quá đáng về an toàn thân xác là một chứng bệnh hoạn. Nó đã sản sinh ra một thế hệ ẻo lả õng ẹo, chú ý nhiều về chiếc phao cấp cứu trên một chuyến du lịch đại dương, hơn là chiếc phòng nhỏ mình ở và ngắm biển.
Đặc tính thứ hai của âu lo tân thời là chủ quan hơn khách quan. Không phải những tai họa thiên nhiên như đói khát, thú dữ hay sấm sét mà là những nỗi sợ hãi vô định hình mà người ta lo lắng xẩy ra cho bản thân, gia đình, bạn bè. Các nhà tâm lý học than phiền ngày nay rất khó đối phó với những người mắc bệnh thần kinh, tâm lý. Họ âu lo về những nỗi sợ hãi không tên. Nói với họ rằng bên ngoài chẳng có chi nguy hiểm là điều vô ích, họ không bao giờ tin như vậy. Bởi lẽ sự sợ hãi là ở bên trong con người họ, và vì thế nó có thật một cách dị thường đối với họ.
Chúng ta có thể so sánh với một chàng leo núi. Anh ta ước ao được ở trên đỉnh núi cao, nhưng khi nhìn xuống địa điểm của mình, hắn lại sợ rơi vào vực thẳm bên dưới. Trạng thái lơ lửng chưa xác định, sự căng thẳng giữa lý tưởng và thực tế, sự lôi kéo giữa khả năng hưởng thụ và sự thể hiện tầm thường của nó, ý thức khoảng cách giữa khao khát tình yêu bền vững và sự thất bại, giữa chán chường và đam mê, giữa lưỡng lự từ bỏ các giá trị thấp để đạt tới lý tưởng cao hơn, hoặc khước từ hẳn lý tưởng. Sự lôi kéo giữa dục vọng Ađam cũ và lực hấp dẫn đẹp đẽ của Ađam mới, sự lựa chọn cần thiết giữa hai con đường, một dẫn lên thiên đàng, một rơi xuống địa ngục. Tất cả những điều giằng co đó làm cho con người lo lắng về định mệnh của mình bên kia các vì sao và sợ hãi mình sẽ rơi xuống vực thẳm trầm luân.
Cho nên trong mỗi con người, có hai lực hấp dẫn, một kéo hắn xuống đất ở đó hắn phải chịu thử thách, và hai kéo hắn về cùng Thiên Chúa, ở đấy hắn được hạnh phúc thật. Cái lo âu chủ yếu, nằm dưới mọi lo âu của con người tân thời, nẩy sinh từ kiêu căng là chính mình mà không cần Thiên Chúa hoặc từ tự lực vượt qua chính mình bất cần đến Thượng đế. Thực ra, ví dụ người leo núi không chính xác về phần thiêng liêng. Anh chàng leo núi tuyệt nhiên không có ai từ trên đỉnh núi giúp đỡ, ngõ hầu anh ta có thể đạt tới đỉnh cao. Ngược lại con đường siêu nhiên luôn nhận được trợ giúp. Thiên Chúa từ trời cao, từ ngọn núi vĩnh cửu luôn giơ tay giúp đỡ. Bàn tay toàn năng của Ngài với ra nâng hắn lên thiên cung, ngay cả trước khi hắn mở miệng kêu cứu. Có một điều rõ ràng rằng, tuy chúng ta có thể thoát khỏi mọi lo âu của đời sống kinh tế, xã hội thời nay, ngay cả khi chúng ta tránh được những căng thẳng mà khoa tâm lý học gọi là ý thức hay vô thức, chúng ta vẫn phải chịu đựng một lo lắng căn bản, nẩy sinh từ tính thụ tạo của mình. Lo lắng phát xuất một cách cốt yếu từ các khát vọng không điều hòa được, từ loài thụ tạo lại ước muốn cái gì đó không cần thiết, hoặc ngược với thiên nhiên, hoặc có hại tích cực cho linh hồn mình. Các lo âu gia tăng tỷ lệ thuận và tương xứng với việc con người lìa xa Thiên Chúa. Bất cứ người nào sinh ra trên thế gian cũng có mặc cảm lo âu, bởi vì khả năng nên thánh hoặc trở thành kẻ tội lỗi.
Khi chúng ta trông thấy một con khỉ hành động ngu xuẩn, chúng ta không nói với nó "đừng làm như đứa điên khùng". Nhưng khi gặp một người ăn ở thiếu khôn ngoan, chúng ta nói: "Đừng hành xử như con khỉ". Bởi lẽ người ta có trí khôn và thân xác. Hắn có thể rớt xuống hàng thú vật (mặc dầu hình ảnh của Thiên Chúa trong linh hồn hắn không bị phá hủy hòan toàn). Đây là khả năng làm nên những bi kịch đặc thù nơi con người. Con bò không có bệnh tâm thần. Heo không trở thành điên và gà qué không khi nào chán nản (trừ khi con người tập luyện cho chúng để làm trò). Và nếu như Thiên Chúa dựng nên con người như các thú vật để hưởng thế gian này mà thôi, thì chúng ta cũng không bao giờ cảm nghiệm buồn lòng thất vọng.
Lm. Thomas Túy, O.P. dịch