§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Theo đúng lý luận, thì mỗi sự tìm kiếm khoái lạc, căn bản là cố gắng đạt đến hạnh phúc đời đời.
Các vui thỏa hấp dẫn chúng ta là vì chúng ta hy vọng, nhờ nếm trước, đạt tới hưởng thụ điều chi đó vượt xa nó về cường độ và thích thú. Nếu có thể thỏa mãn cơn khát của một người, thì một cuốn sách, một bông hoa, một con chim, một ngôi sao cũng đủ. Nhưng thực tế không phải vậy. Chẳng có chi trên đời này làm no thỏa được khát vọng của linh hồn cả. Bởi vì ước muốn của chúng là trong hết mọi sự. Nó giống như con tàu lớn làm ra để chạy biển khơi. Nếu người ta bắt nó chạy trong chỗ nước cạn, hẳn nó cảm thấy không an toàn. Đòi hỏi một người bằng lòng với những vật hữu hạn là phá hủy bản tính của họ. Thiên Chúa dựng nên họ cho những điều vô hạn. Lòng ham muốn sự thiện của chúng ta lớn hơn khả năng trái đất có thể thỏa mãn. Lòng yêu mến thơ phú chẳng qua chỉ là như tiếng kêu la, than khóc, nỉ non. Càng thanh cao, càng chân thật lại càng đau xót. Nếu như đạt được điều mình khao khát thì niềm vui cũng chỉ tràn ngập trí tuệ được một khoảnh khắc. Buổi chiều nó sẽ chảy về chốn bao la của ước mong chưa trọn.
Các vui thỏa hấp dẫn chúng ta là vì chúng ta hy vọng, nhờ nếm trước, đạt tới hưởng thụ điều chi đó vượt xa nó về cường độ và thích thú. Nếu có thể thỏa mãn cơn khát của một người, thì một cuốn sách, một bông hoa, một con chim, một ngôi sao cũng đủ. Nhưng thực tế không phải vậy. Chẳng có chi trên đời này làm no thỏa được khát vọng của linh hồn cả. Bởi vì ước muốn của chúng là trong hết mọi sự. Nó giống như con tàu lớn làm ra để chạy biển khơi. Nếu người ta bắt nó chạy trong chỗ nước cạn, hẳn nó cảm thấy không an toàn. Đòi hỏi một người bằng lòng với những vật hữu hạn là phá hủy bản tính của họ. Thiên Chúa dựng nên họ cho những điều vô hạn. Lòng ham muốn sự thiện của chúng ta lớn hơn khả năng trái đất có thể thỏa mãn. Lòng yêu mến thơ phú chẳng qua chỉ là như tiếng kêu la, than khóc, nỉ non. Càng thanh cao, càng chân thật lại càng đau xót. Nếu như đạt được điều mình khao khát thì niềm vui cũng chỉ tràn ngập trí tuệ được một khoảnh khắc. Buổi chiều nó sẽ chảy về chốn bao la của ước mong chưa trọn.
Cho nên cơn khát vĩnh cửu của nhân loại không bao giờ lặng yên. Ngay cả những kẻ vỡ mộng vì khoái lạc quá độ, cũng luôn luôn nuôi trong trí khôn hy vọng tìm được ở đâu đó nguồn sung sướng thật hơn là những điều họ đã nếm thử. Sự kiếm tìm nguồn tình yêu vô hạn chẳng bao giờ có cùng, chẳng ai thực sự yêu mến cái chi trừ phi hắn nghĩ nó là vĩnh viễn. Không phải mọi người đều gọi tên được điều vĩnh hằng này, mặc dù họ luôn khao khát, luôn hướng tới. Nhưng người có tín ngưỡng như chúng ta gọi là Thiên Chúa.
Như vậy lòng theo đuổi khoái lạc là dấu chứng bản chất cao hơn của con người, là triệu chứng của tính cô đơn người ta phải chịu đựng trên thế gian. Bị giằng co giữa vật chất ở đời này (thường khi là lừa dối) và sự siêu việt xa xôi lôi kéo lòng trí hướng về, con người luôn ở vào vị trí nguy hiểm tự ghét mình và thất vọng cho đến khi tìm được Thiên Chúa, đấng thỏa mãn khát vọng vô biên của mình. Như triết gia Pascal viết: "Kiến thức về thân phận cùng khổ mà không nhận biết Thiên Chúa, gây nên tuyệt vọng. Kiến thức về Chúa Giêsu, chúng ta tìm thấy Thiên Chúa và sự khốn cùng của mình."

Cánh cửa bí mật thứ nhất là lòng yêu mến sự thiện. Khi chúng ta đuổi theo mỗi mẫu vật chất tốt lành quyến rũ mình, thì thực ra linh hồn theo đuổi toàn thể sự lành vô biên của Thiên Chúa. Mỗi sự kiếm tìm vui thú, tình yêu bạn bè, vỗ tay tán thưởng đứa bé ngoan, so sánh điều hay lẽ phải là ám chỉ chúng ta vươn tới điều thiện vượt xa những sự vật đó. Bởi lẽ không sự kiện nào hoàn toàn làm thỏa lòng mình. Mỗi sự thiện hạ cấp mà chúng ta tán dương nói lên lòng chúng ta khát khao sự thiện tuyệt đối tức Thiên Chúa. Nói rằng mình ước muốn vật tốt lành, chứ không phải điều tốt lành là Thiên Chúa, thì cũng giống như tuyên bố chúng tôi yêu mến tia nắng mặt trời chứ không phải chính mặt trời, chúng tôi yêu thích ánh trăng và chê ghét mặt trăng. Bản chất của mặt trời không vào tới phòng chúng ta cùng với tia nắng, nhưng là dự phần của nó. Giống như vậy. Không có nguyên tố nào của Thiên Chúa trong qủa táo ngon, trong người bạn tốt. Nhưng dự phần của sự thiện luôn có mặt. Chẳng ai có thể yêu mến vẻ tốt lành mà không ám chỉ yêu mến sự tốt lành. Trong ý nghĩa ấy Thiên Chúa lẩn vào linh hồn người ta ở mỗi khát khao, mỗi niềm vui sướng của nó.

Chiếc cửa bí mật thứ hai để Thiên Chúa đột nhập một linh hồn là tính chán chường khoái lạc, chán ngán cuộc đời, no thỏa khát vọng chóng qua, cô đơn hiện tại, âu sầu vô cớ và tuyệt vọng tương lai. Dầu ngụp lặn trong sung sướng xác thịt đến mấy đi nữa, người ta cũng không thể đi hết điều ác. Loài người vẫn còn tự do và lựa chọn mênh mông, không cạn kiệt được. Mỗi khoái lạc, mỗi đam mê, mỗi khao khát xác thịt xét cho cùng đều có hạn. Nhục dục dầu đòi hỏi thế nào đi nữa thì khi thỏa mãn vẫn không làm chúng ta hài lòng. Trong cuộc sống rã rời của các kẻ vui chơi thâu đêm suốt sáng vẫn còn một lựa chọn, vẫn còn một dây đàn hờ hững chưa ai gẩy tới. Đó là khoái lạc đời đời mà người ta chưa từng được hưởng. Những câu tuyên bố như: "Tôi đã từng đi qua cuộc đời, đã được xem mọi sự, được nếm mọi vui thú" không bao giờ hoàn toàn đúng. Những người nói như vậy chứng tỏ trí óc còn non dại, bởi họ chưa khám phá ra một cuộc mạo hiểm lớn lao nhất trên thế gian. Xin nhớ người giàu có trong phúc âm còn phải hỏi: "Tôi còn thiếu chi nữa để mình được hạnh phúc?" Ông ta biết và mọi người yêu thích nhục dục đều biết dù thỏa mãn đến đâu đi nữa thì vẫn còn chỗ cho các khao khát khác. Người ta luôn còn cái chi đó để ao ước, còn nhu cầu nào đó phải chăm lo. Chúng ta biết nhưng không biết hết mọi sự. Chúng ta yêu nhưng chưa yêu cùng tận. Chúng ta ăn nhưng vẫn còn đói. Chúng ta uống nhưng vẫn còn khát: "Con mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng no thỏa, tai có nghe đến mấy cũng chưa đầy" (Cv 1,8).

Lm. Thomas Túy, O.P. dịch