Hiển thị các bài đăng có nhãn frankduff. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn frankduff. Hiển thị tất cả bài đăng

Tu đức _ Chúa trong công việc của Ngài


CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
31.      Tình yêu chúng ta dành cho Ngài
Tim chúng ta được tạo nên để yêu một tình yêu to lớn nhất, trong trắng nhất. Vì Chúa không tạo nên những gì kém hơn Ngài dự định. Thật là xấu hổ khi tim phải chứa đựng tình yêu chỉ dựa trên động cơ thúc đẩy của thưởng hay phạt cho dù điều đó củng tốt. Chúng ta hãy cố gắng dâng tình yêu mình cho Đấng Chăn Chiên nhân từ lên tận đỉnh cao, vượt khỏi nghĩ về mình và yêu Ngài…” không phải trên thiên đàng chúng ta được ngự trị… không phải để tránh đau đớn vĩnh cữu… hay hy vọng được lợi lộc” nhưng chính vì Ngài và chúng ta có thể mãn nguyện với cái trong sạch mà tình yêu cao cả của Ngài thèm muốn nơi tình yêu của chúng ta.
Và khi tình yêu trong sạch nầy mạnh dần trong tim ta, nó sẽ không còn kiên nhẫn nữa, như chim phụng hoàng, bay qua đỉnh núi, và đói khát từ đỉnh cao nầy đến đỉnh cao nhất, cho đến khi- với Đóa Hoa Nhỏ - sẽ kêu gào lên trong mong đợi: “ Lạy Chúa Jesus! Lạy Chúa Jesus!. . . con muốn yêu Ngài… yêu Ngài như chưa bao giờ Ngài được yêu như vậy. ”
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC - Chúa trong công việc của ngài

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
31.      Tình yêu chúng ta dành cho Ngài
Tim chúng ta được tạo nên để yêu một tình yêu to lớn nhất, trong trắng nhất. Vì Chúa không tạo nên những gì kém hơn Ngài dự định. Thật là xấu hổ khi tim phải chứa đựng tình yêu chỉ dựa trên động cơ thúc đẩy của thưởng hay phạt cho dù điều đó củng tốt. Chúng ta hãy cố gắng dâng tình yêu mình cho Đấng Chăn Chiên nhân từ lên tận đỉnh cao, vượt khỏi nghĩ về mình và yêu Ngài… "không phải vì trên thiên đàng chúng ta được ngự trị… không phải để tránh đau đớn vĩnh cửu… hay hy vọng được lợi lộc” nhưng chính vì Ngài và chúng ta có thể mãn nguyện với cái trong sạch mà tình yêu cao cả của Ngài thèm muốn nơi tình yêu của chúng ta.

TU ĐỨC _ đức cậy là bản chất của các thánh

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
30.      Đức cậy là bản chất của các thánh
Trong tinh thần của lòng tin cậy nầy các thánh nhận lãnh bất cứ cái gì xảy ra cho họ. Tự hiểu là họ đang nằm trong vòng tay âu yếm của Chúa Quan Phòng, đối với họ cái gì cũng là nguyên nhân để tạ ơn mặc cho họ được ôm bên phải hay bên trái.
Tinh thần thánh thiện nầy không phải không bắt chước được, vì chúng ta thấy trong đời sống rồi.
Tai họa khủng khiếp nhất đựơc giải hóa bằng sự dũng cảm chịu đựng. Dù cho nước mắt rơi nhanh - “Ý Cha được thể hiện; chào đón Thánh Ý Chúa. ”
Chúng ta phải noi gương các vị nầy hoài với niềm tin tưởng trẻ con, cái hiểu biết hoàn toàn rằng Ngài là Cha nhân từ.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC _ Chúa đối xử với loài người

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
 29.      Chúa đối xử với loài người
Lòng tốt của Chúa cũng vượt lên trên sự hiểu biết của chúng ta. Cuộc đời Chúa trên thế gian, Mình và Máu Thánh dâng lên trong Thánh Lễ, cho chúng ta khái niệm về chiều sâu của tình yêu mà Ngài dành cho từng cá nhân chúng ta, cho dù chúng ta tệ đến thế nào đi nữa.
Chúng ta được đối xử như hoàng tử vậy. Một trong những kết quả đầu tiên của sự tiến bộ trên đường thánh thiện của chúng ta là sự nhận thức dần dần Lòng tốt tuyệt vời của Chúa, mà Ngài ban cho từ sáng đến tối. Chúng ta than phiền hoài về những đau khổ hiển nhiên hay trừng phạt xảy ra cho chúng ta, dù cho mỗi cái mang một đồ trang sức trên đầu, như lời thường nói. Chúng ta đui mù trước sự thật là không có gì mang sự chúc lành lại là trừng phạt cả.
Chúa rất tốt… hãy nghĩ thế khi bóng tối bao vây. Không có gì từ nơi Ngài mà không nhân từ - dù điều đó có vẻ khó khăn. Cho dù đó là điều người ta sợ nhất, như cái chết, bệnh ung thư, phá sản hay chỉ nhức đầu, chúng ta phải hiểu chắc chắn rằng đó là điều tốt nhất. Có lòng xót thương ẩn nấp trong đó. Chúa rất tốt… Chúa tốt làm sao!...
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC_ trời đất đầy vinh quang Chúa

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
28.      Trời đất đầy vinh quang Chúa
Chúng ta không bao giờ đo lường được sự cao cả và toàn mỹ của Chúa khi chúng ta còn sống bởi vì Ngài là vô tận. Chúng ta chỉ có một khái niệm mong manh và cố nâng tâm hồn lên trên đó.
Lấy những cái quanh mình, tất cả những gì thích thú, hùng mạnh, trong trắng, tinh xảo, vinh quang. Hãy nhìn và vẻ đẹp đó làm mình ngây ngất. Nhưng vẻ đẹp đó chỉ là bóng mờ của vẻ đẹp của Ngài.
Dưới ánh sáng của chân lý nầy, vẻ đẹp đài các của một đóa hoa, hay bầu trời rực rỡ không phải nói với chúng ta bằng một ý nghĩa mới sao? Trước đây chúng ta chiêm ngưỡng chúng vì chúng. Giờ đây chúng ta tôn trọng chúng vì chúng gợi ý đến vẻ đẹp của Ngài.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
Tất cả mọi sự chỉ là những bảng chỉ đường dẫn đến Chúa
Chúng ta đã nhận xét dài dòng về các phương pháp phục vụ Chúa. Hãy nhớ rằng đó chỉ là phương pháp mà thôi. Vì khi có khuynh hướng mải mê trong công việc chúng ta quên rằng TẠI SAO và VÌ AI mà công việc bắt đầu.
Tự nhiên điều đó sẽ xảy ra. Công việc thì nhìn thấy được, còn siêu nhiên thì không; và chúng ta vô tình để cái hữu hình đẩy cái siêu nhiên vào bên lề đời chúng ta. Điều nầy tước đi mọi giá trị của hành động như của lễ dâng cho Chúa.
Thay vì thế, một ít suy nghĩ sẽ biến những gì có khuynh hướng đưa chúng ta xa Chúa trở thành những điều gợi nhớ đến sự hiện diện cụ thể của Chúa trong thế gian.
Khi chúng ta thấy một ngôi nhà thờ, mặc dù chỉ thấy đỉnh nhọn ở đàng xa, nó gợi cho chúng ta một cảm giác tôn kính khi nghĩ đến sự hiện diện của Ngài ở với chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Nhưng nhà thờ ít quá. Chúng ta muốn có cảm giác tôn kính nầy suốt cuộc sống.
Chúng ta có thể làm nó hiện hữu với chúng ta nếu chúng ta vun trồng thói quen thấy Ngài trong mọi sự.
Lúc ban đầu Ngài đã tạo nên mọi vật từ hư không. Nhưng Ngài chưa ngừng làm việc. Cần phải có quyền năng tuyệt đối của Ngài để giữ mọi sự như vậy.
Không lẽ tay Ngài đã rời bỏ cái vật mà chúng ta đang nhìn rồi sao? Nếu thế, nó sẽ lập tức biến mất trước mắt chúng ta để trở về cõi hư không nguyên thủy.
Như vậy mọi sự chúng ta trông thấy sẽ nói về bàn tay Chúa trong ấy. Cảm giác kinh sợ đong đầy khi nghĩ rằng mình có thể đụng cái mà Ngài đang đụng. Lá rung trên cành cây nói cho chúng ta biết về sự hiện diện của cơn gió nhẹ mà chúng ta không nhìn thấy. Vậy tại sao không làm cho cây cỏ, lá, và gió và tất cả mọi sự xung quanh nói cho chúng ta nghe về Quyền năng tuyệt đối đã giữ chúng hiện hữu?
Chúng ta nhặt một côn trùng, bông hoa, bánh mì hay cuốn sách. Mỗi vật đều tuyên dương Ngài trong một tâm hồn suy tư.
Thánh Bonaventure nói về thánh Francis thành Assisi rằng: Ngài đã lấy mọi vật trong thiên nhiên làm cầu thang để đi đến thiên đàng. Ngài còn yêu cả hòn đá dưới chân vì đó là tạo vật của Đấng Tạo Hóa.
Không cần cố gắng, các thánh nhìn thấy Chúa trong mọi vật thụ tạo của Ngài. Đối với họ mọi sự đều là căn cớ để cầu nguyện. Nhưng lúc mà họ chỉ là kẻ bắt đầu như chúng ta, họ đã kiên trì còn chúng ta thì sao?
Bạn là đền thờ Chúa Thánh Thần, Ngài ngự trong bạn.
Khi nhận biết Chúa trong các vật thụ của Ngài chung quanh chúng ta, chúng ta không quên sự hiện diện của Ngài trong chúng ta.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng Chúa Thánh Thần ngự trong những ai không có tội nặng. Cuộc đời sẽ tươi sáng hơn nếu chúng ta giác ngộ chân lý tuyệt vời nầy.
Làm sao chúng ta có thể thấy đau khổ, cô đơn hoặc cho là mình nghèo khó!
Nếu chúng ta cho rằng Chúa ngự trên Thiên Đàng, chúng ta có khuynh hướng nghĩ đến Ngài như ở một khoảng cách thật xa. Biết Ngài là người Cha đầy tình yêu nhưng cảm giác xa xôi nầy làm giảm đi cảm giác được Ngài bảo vệ. Tốt hơn hãy nghĩ về Ngài đang sống trong mỗi người chúng ta, đang cho tim chúng ta đập và đang lắng nghe những ý nghĩ thầm kín nhất của chúng ta.
Hãy nhìn mặt trời đang chiếu sáng trên bầu trời với đầy đủ ánh sáng và hơi ấm cho toàn thế giới. Đấng tạo ra mặt trời đang hiện diện trong ta với một vinh quang vĩnh cửu hơn nhiều.
Nghĩ đến điều nầy đã có sự thánh thiện trong đó. Và ý nghĩ coi tội lỗi là cái gì xua đuổi Đấng ngự trong nhà ta làm cho tội lỗi mang ý nghĩa rõ ràng và ghê tởm hơn nhiều.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

ĐIỀU BÍ MẬT
ĐỂ ẢNH HƯỞNG NGƯỜI KHÁC
Có một nghệ thuật để lay chuyển người khác mà ai làm việc cho tha nhân phải học hỏi.
Đừng nói “Tôi không làm được” hay “Tôi không thích hợp” hoặc “Không ai nghe tôi”. Bởi vì có một điều sẽ khoác vào người bạn một sức mạnh khi giao tiếp với người khác – MẾN HỌ. Đây là bí mật lớn nhất của sự ảnh hưởng thật sự. Để chiếm hữu điều đó, hãy theo luật đơn giản nầy – chỉ tìm đức tính tốt trong bất cứ người nào mình gặp, bạn sẽ tìm thấy. Đừng bao giờ tìm kiếm lỗi lầm bởi vì bạn cũng sẽ tìm thấy nữa.
Hành động như vậy, bạn sẽ dễ phát triển thói quen để yêu người.
Hãy thuyết phục người chung quanh bằng hành động, không bằng lời, rằng bạn thật sự thương họ và bạn có thể dẫn họ đi nơi bạn thích.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
26.      Cổ võ các cuộc cấm phòng cuối tuần
Bạn có thể làm cho các cuộc cấm phòng, các mỏ dầu của sự toàn thiện công giáo- như Đức Giáo hoàng gọi – sản xuất hàng loạt người làm việc không mệt mỏi cho Giáo Hội, thánh hóa các việc tốt, nâng cao những gì đã bị chà đạp.
Nếu bạn muốn thấy những gì tốt đẹp được thực hiện ở xa, đây là phương tiện để nhúng tay vào, nhanh chóng và chắc chắn.
Cho nên chỗ nào có cấm phòng, bạn nên tổ chức, loan truyền ý nghĩ về việc cấm phòng, và chỗ nào chưa có thì hãy thành lập một cái.
Tạo các cơ sở mới
Có thể bạn nên hợp tác với các tổ chức khác để làm việc thiện, và dành ưu tiên cho cái mà thánh Vincent gọi là sự lan rộng từ thiện.
Bắt đầu bằng những cái nhỏ. Tụ tập vài người xung quanh để làm việc tốt. Hội họp thường xuyên – hằng tuần nếu có thể - và thảo luận những cố gắng nhỏ nhắn của mình dưới sự nâng đỡ của cầu nguyện. Ngài, Người sẽ làm mọi cố gắng của chúng ta có kết quả, đã hứa sẽ ở giữa chúng ta.
Đừng nhắm cao quá, đừng lo lắng quá. Hãy nhìn vào bổn phận hằng ngày và những chi tiết nhỏ của buổi họp. Bắt đầu đúng giờ, bảng báo cáo được soạn kỹ càng, sổ hiện diện được ghi rõ, thảo luận về công việc và công việc mà thôi, tình thân giữa các hội viên, những điều nầy – quan trọng hơn cả khả năng tổ chức hay người làm việc giỏi – sẽ ăn chắc một thành công lâu dài.
Không thể gọi là nhấn mạnh quá là sự tiến triển và tồn tại dài lâu của tổ chức là do hội họp. Ngược lại hội họp tùy thuộc vào hệ thống, sự chuyên tâm cầu nguyện và tình huynh đệ trong tổ chức đó. Hành động như thế nầy: bình tĩnh đối diện với những lên xuống và hoạt động có thể sinh trưởng thật nhanh. Tất cả những tổ chức to lớn đều có nguồn gốc đơn giản như thế.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC _ khí giới và hỗ trợ


KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
24.      Các sự chống đối Giáo Hội
Bất cứ đi đến chỗ nào, ở chỗ làm, trong hội đoàn..., bạn đều nghe những khó khăn được nêu lên và những câu hỏi nhằm đánh vào nền tảng của Giáo Hội hay của chính đức tin, và khi giúp đỡ người khác, đừng quên nguy hiểm cho chính mình.
Phần lớn những đối lập nầy bạn có thể giải quyết một cách thỏa mãn từ kiến thức của bạn. Có những đối lập khác tỏ ra mạnh bạo khiến bạn hoảng sợ. Cho nên bạn phải tự lý luận thế nầy: "Bất cứ một chống đối nào cũng có câu trả lời, tất cả những khó khăn nào cũng được nêu lên và trả lời rồi. Trong mọi thế hệ các vĩ nhân nầy đã cố bới lông tìm vết trong các giáo điều của Giáo Hội, họ và triết lý của họ đã biến mất trong khi Giáo Hội vẫn tồn tại”.
Hãy luôn nhớ rằng các chân lý của giáo điều Công giáo không tùy thuộc vào khả năng của bạn để chứng minh rằng đúng. Mười đời sống củng không đủ dài để thỏa mãn mọi điểm. Bằng chứng của các chân lý nầy nằm trong bảng tuyên ngôn của Giáo Hội, đó chính là cột trụ và nền tảng của chân lý. Cho nên đừng để điều người ta nói làm bận lòng bạn. Hãy coi sự đối lập đó -dù nó có gây khó khăn trong trí bạn- như một cơ hội để Tuyên Bố đức tin:
 “Lạy Chúa con không hiểu nhưng con tin bởi vì Giáo hội dạy và Giáo hội không bao giờ sai lầm”.
Hãy đọc lời hứa của Chúa Jesus: "Trên đá nầy ta sẽ xây Hội Thánh ta…và cửa địa ngục sẽ không bao giờ thắng được”.
Hãy nghe Ông Macauley nói, ông nầy không phải là bạn của Hội Thánh, và nhìn xem lời hứa đó vẫn đứng vững sau 19 thế kỷ: “Khi ngẫm nghĩ qua bao cuộc tấn công tàn bạo mà Hội Thánh Công Giáo vẫn sống còn, thật khó mà nghĩ ra làm cách nào để Hội Thánh tiêu tan được”.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC _ khí giới và hỗ trợ

KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
23.      Thử thách nói lên sự tiến triển
Có những thử thách có thể đoán trước được. Chúng ta sẽ bị nhạo báng là các thánh tương lai, yếu đuối và bị chửi là đầu óc nhỏ hẹp, không dung hòa.
Chúng ta nên vui vẻ chào đón những câu chửi nầy, nó nâng chúng ta lên khỏi tầng lớp cho rằng họ là người đầu óc rộng rãi, nhưng trong thực tế họ chỉ là người sắp xếp mà thôi. Thế mà câu chửi có một chút sự thật làm chúng ta đau đớn. Bởi vì có nguyên tắc và hành động đàng hoàng làm chúng ta có vẻ như chật hẹp đối với những người không bị ràng buộc tương tự. Đó là phần nào hình phạt của người làm đúng.
Trách nhiệm của sự thánh thiện
Nếu hoạt động cho tôn giáo, chúng ta có trách nhiệm với người khác. Có lẽ họ vô lý nhưng dù vậy người ta vẫn thường phán đoán tôn giáo qua bạn. Nếu bạn làm đúng phần làm người, bạn tạo lợi ích cho tôn giáo bằng cách làm cho nó quyến rũ người khác. Nếu bạn là một người nhân hậu, miệng lưỡi giống như thánh Alphonsô Liguori không biết thốt lên lời lẽ nặng nề hay xúc phạm, và làm điều tốt – bạn sẽ lôi kéo người khác đến với bạn, và hay hơn nữa bạn sẽ làm họ yêu Chúa, bởi vì trong lòng tốt của bạn, họ thoáng thấy Ngài.
Ngược lại nếu bạn cẩu thả trong công việc, ăn mặc bẩn thỉu, hành động đáng khinh, bạn đang làm hại cho tôn giáo. Nó sẽ chìm vào cống rãnh cùng với bạn.
Đó là chuyện to lớn khi Chúa để danh dự Ngài trong tay chúng ta. Thêm vào đó, có nghĩa là về phần đời sống thế gian của bạn, làm việc trong công xưởng hay ở nhà, trong trường dạy nghề hay đại học, công đoàn, các hoạt động thể dục, âm nhạc, hội họa..., làm tất cả mọi sự để nói về Ngài bằng cách rất thực tiễn.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
 22.      Làm việc cho người bên cạnh chúng ta
Chúa để chúng ta ở thế gian theo sự quan phòng của Ngài hơn là cho chúng ta ơn kêu gọi (tu trì). Điều đó chỉ định rằng thế gian là đời sống Chúa chọn cho chúng ta, mọi người và mọi việc chung quanh đều là phương tiện để thánh hóa chúng ta. Có thể coi việc phục vụ thực sự là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng phục vụ người bên cạnh chúng ta bởi vì tình yêu của Chúa có nghĩa là những gì mình làm cho họ là mình làm cho Chúa.
Ảnh hưởng mà chúng ta có
Quyền lực mà mỗi người chúng có để gây ảnh hưởng tốt hay xấu cho người khác thì to lắm, gần như không có giới hạn. Điều nầy có thể giải thích là khi Chúa tìm được một người muốn làm việc, khiêm nhường và tín nhiệm, Chúa dùng người đó như ống dẫn ân sủng của Ngài đến người khác. Và nói ra cũng ghê tởm, có nhiều người buông mình giống như vậy để làm dụng cụ cho loài quỷ dữ, và chấp nhận số phận đáng sợ khi giúp chúng trong công việc của chúng.
Nghĩ về các tên như Thánh Phaolô, Thánh Đaminh, Thánh Phanxicô Khó Khăn, và ngược lại như Luther hay Voltaire sẽ cho thấy một người có thể làm đựơc những gì - ảnh hưởng toàn thế giới, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Con người thì nhỏ bé nhưng một người theo đuổi một lý tưởng thì không nhỏ bé chút nào. Người đó sẽ gây ảnh hưởng đến người khác, và không ai biết được sẽ đến bao giờ. Hãy để vinh quang của Chúa và sự cứu rỗi linh hồn là lý tưởng của bạn.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
1.      Sự suy gẫm sao mà khó quá
Có nhiều người thật sự không thể nào suy gẫm một cách thường xuyên được. Những người nầy không nên chán nản rồi không suy gẫm luôn. Sự suy gẫm rất cần thiết và những phương pháp đơn giản sau đây.
Cố tưởng tượng ra Chúa thật sống động trong óc chúng ta, chúng ta phải tỉ mỉ chiêm ngưỡng khuôn mẫu thần thánh đó. Hình dáng dong dỏng và khuôn mặt dễ thương và tinh khiết, lời lẽ, hành động của Ngài. Chiêm ngưỡng từng thứ một và phản ảnh với sự thân thiết của chúng ta. Ôi một cái đẹp không gì so sánh được chiếu sáng trong tất cả!
Sự nhân hậu, khôn ngoan, trinh trắng, kiên nhẫn, hiền hòa và một tình yêu dành cho chúng ta dù chúng ta ích kỷ và không trung thành. Hãy nhìn và chiêm ngưỡng và cố gắng thu thập vào người cái toàn mỹ sống động ấy.
Chúng ta có thể tự an ủi là mình đã không tìm kiếm một cách vô ích. Kho tàng toàn thiện toàn mỹ nơi Ngài không giống kho tàng của thế gian, chỉ để ngắm mà không được chiếm hữu. Cái toàn thiện toàn mỹ sáng ngời nơi Chúa Jesus hiện hữu là để truyền cho chúng ta. Hãy ngắm và thèm muốn thì cái toàn thiện toàn mỹ ấy sẽ thuộc về bạn. Sự suy gẫm có thể đơn giản như thế, không cần hệ thống thường xuyên nào nhưng lại thực dụng. Không cần cố gắng hay quyết tâm gì cả - chỉ cần muốn yêu Ngài và giống Ngài thôi. Vậy mà chúng ta sẽ tiến bộ nhanh không tưởng được. Và tại sao? Bởi vì Chúa Jesus và thiện tính của Ngài không những thánh thiện mà còn thánh hóa nữa: đó là chỉ nhìn thôi với thiện chí thì các thiện tính sẽ in vào tim và trở nên phần của chính mình.
Hãy nhìn như Đức Mẹ đã nhìn vậy. Hãy xin Mẹ giúp trong sự chiêm ngưỡng nầy, đó là việc Mẹ làm trong đêm đầu tiên khi Mẹ nhìn vào khuôn mặt Con sơ sinh của Mẹ.
Tôi không thể suy gẩm chút nào cả
Những người mà ngay cả hình thức suy ngẩm đơn giản nhất củng khó quá thì lợi nhất là mang theo sách tinh thần đọc chậm rãi trước Mình Thánh Chúa – đọc như cầu nguyện hơn là đọc sách thường. Ngừng lại thường và nói chuyện với Mình Thánh Chúa. Đọc mỗi câu càng chậm càng tốt. Khả năng suy nghĩ về điều đọc trong một khoảng thời gian có nghĩa là một hình thức suy gẫm rất hiệu quả.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC


KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
20.      Suy tưởng, nhận thấy, và hành động
Đọc là chuẩn bị trực tiếp cho việc cầu nguyện và thân mật với Chúa. Để suy tưởng về các vấn đề tôn giáo, chúng ta phải đọc, bằng không chẳng có gì để suy tưởng cả. Như đèn không có dầu. Nhưng đọc chậm rãi và suy nghĩ về điều vừa đọc. Sách đọc qua nhanh và không nghĩ ngợi thì không có giá trị, như đồ ăn không tiêu.
Cho nên nếu đọc mà không muốn có lợi ích khi đọc thì chỉ là mất thì giờ thôi. Nhưng đó lại là thói quen thông thường của chúng ta. Chúng ta không suy tưởng cho nên chúng ta không nhận thấy. Chúng ta chưa khám phá được những chân lý có thể điều khiển trí thông minh và dẩn đưa đến những hoạt động to tát tận trong đáy thẳm linh hồn.
Có sự khác biệt lớn giữa chỉ tin mà thôi và nhận thấy qua đức tin. Đây là vài chân lý mà chúng ta đều tin vào là:
    Cái chết không thể tránh được – rồi đến giờ phán xét.
    Ân sủng là một sở hữu to tát nhất trên thế gian.
    Tội lỗi mặc dù nhỏ thế nào vẫn là điều bất hạnh nhất trên thế gian.
Bây giờ hãy xem đến mức độ nào chúng ta đã chấp nhận các chân lý nầy và hành động theo đó?
Và đây chúng ta biết rằng Chúa vĩnh cữu trở thành người vì chúng ta: không phải là vua - Ngài muốn tình yêu, chứ không phải sợ hãi – mà là một trẻ sơ sinh run rẩy nghèo nàn; một người tay chai vì làm việc; một kẻ không nhà – người ta có thể gọi là kẻ bị ruồng bỏ… và rồi bị bắt và chịu khổ hình và chịu đóng đinh trên thập giá cho đến chết, một đề tài đáng khinh bỉ; chịu đựng tất cả để được tình yêu của chúng ta hay là lòng thương hại, gần giống như tình yêu.
Ôi ! sự khủng khiếp của nó ! Các thánh đã khóc trong phiền muộn khi nghĩ rằng một tình yêu to tát như thế mà bị thế gian ruồng bỏ. Thật vậy thánh giá chỉ là một miếng gỗ hoặc kim loại đối với chúng ta. Chúng ta khóc cho bạn bè chứ không khóc cho Ngài ! Trung thành với bất cứ nguyên nhân nào nhưng không phải vì Ngài! …và tại sao lại như vậy?
Bởi vì  chúng ta bỏ quên phương tiện thông dụng. Cầu nguyện và suy ngẩm sẽ làm Ngài trở nên thật và sống động đối với chúng ta; nhưng bởi vì sự lảnh đạm của chúng ta Ngài trở thành một chiếc bóng – và ai có thể yêu một chiếc bóng? Và như thế chúng ta mất đi sức mạnh to tát nhất trên thế giới – đó là tình yêu cho Chúa, một tình yêu không cần phần thưởng, cười vào mặt cái chết, làm cho sự hy sinh trở nên đáng ham muốn, và sự thánh thiện dễ dàng.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

Chúng ta có thể nên thánh được không?



DẪN NHẬP

CHI TIẾT TRONG MỘT NGÀY
KHÍ GIỚI VÀ HỖ TRỢ
CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI

1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  27bis 28  29  30  31

tu đức _ ta nên thánh được không? 2

DẪN NHẬP
2.      Ai được mời gọi nên thánh?
Tất cả mọi người khi sinh ra đều được mời gọi nên thánh.