Hiển thị các bài đăng có nhãn suytonthanhgia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn suytonthanhgia. Hiển thị tất cả bài đăng

Suy niệm Lễ Suy tôn Thánh Giá _ 14/9

SỰ CHIẾN THẮNG CỦA THÁNH GIÁ
Lược sử  
Vào đầu thế k th tư, Thánh Helena, mẹ ca Hoàng Đế La Mã Constantine, đến Giêrusalem đ tìm kiếm các nơi linh thiêng mà Đức Kitô đã từng đt chân đến. 

5 phút cho Chúa _ nỗi buồn và sự điên rồ của tình yêu TC


14/09/13 THỨ BẢY TUẦN 23 TN
Suy Tôn Thánh Giá
Ga 3,13-17
NỖI BUỒN VÀ SỰ ĐIÊN RỒ
CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)
lời giải đáp thoả đáng cho sự phi lý cùng cực của thập giá Chúa Kitô là tình yêu của Chúa quá lớn  

Lễ Suy tôn Thánh Giá _ qua thập giá đến vinh quang

Thư gởi người cùng khổ
Qua Thập Giá Đến Vinh Quang
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định giáo hội Công Giáo là “giáo hội nghèo” chứ không phải chỉ là “cho người nghèo” hay “vì người nghèo”...
Bạn muốn làm thánh mà ngại gian khổ thì sao làm thánh được? Bạn chỉ cho tôi có vinh quang nào mà không qua thập giá không?  
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS

Một chút suy tư _ chuyện họa - phúc

Họa Trung Hữu Phúc, Phúc Trung Hữu Họa
Ngày xưa có một ông vua có rất nhiều cận thần thân tín. Tuy nhiên ông ta tỏ ra đặc biệt yêu mến một người trong số họ bởi người này rất thông minh, giỏi giang và luôn luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Lễ suy tôn Thánh Giá _ từ thập giá đến vinh quang

TỪ KHỔ GIÁ ĐẾN ÁNH SÁNG VINH QUANG
Suy tôn Thánh Giá Chúa không phải là hành động tôn vinh một xác chết rũ rượi, nhưng là tôn vinh chính thân xác bị treo tòng teng ấy đã phục sinh và đang hiện diện trong nhịp thở của chúng ta. “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19b-20a).  

Lễ Suy tôn Thánh Giá _ nhìn đúng cách


 Nhìn Đúng Cách
Alexander Solzhenitsyn kể về thời gian đen tối của đời ông, khi mọi hy vọng như biến mất. Là một tù nhân trong trại tù Nga, ông làm việc nặng nhọc 12 giờ mỗi ngày. Ông lại thiếu dinh dưỡng nên bị bệnh trầm trọng. Thực ra, bác sĩ đã tiên đoán cái chết của ông. Một trưa nọ, đang xúc cát giữa trời nắng, ông ngã gục xuống. Ông nghĩ rằng lính gác sẽ đến đánh ông chết cho xong. Ông không thiết sống, không thể sống nữa.

Suy niệm Lễ Suy tôn Thánh Giá

Lễ SUY TÔN THÁNH GIÁ
Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ

5 phút cho Chúa _ vác thánh giá với niềm vui


14/09/12 THỨ SÁU TUẦN 23 TN
Suy Tôn Thánh Giá
Ga 3,13-17
VÁC THÁNH GIÁ VỚI NIỀM VUI
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)

Những hình thù của thập giá


NHỮNG HÌNH THÙ CỦA THẬP GIÁ
Không biết từ bao giờ thập giá được ngành tư pháp Rôma chọn làm án tử cho kẻ tội đồ và trở thành biểu tượng cho cái chết nhục nhã, nhưng lại biết rất rõ là từ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu bị treo lên, thập giá đã mang lấy ý nghĩa của ơn cứu độ Thiên Chúa đem xuống trần gian và trở nên dấu chứng của tình yêu khơi nguồn sự sống. “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”.

Truyện thánh _ Kính Thánh Giá

Ngày 14 tháng Chín
Kính Thánh Giá
Dưới thời hoàng đế Héraclius I, những người Ba Tư xâm chiếm Giêrusalem và lấy mất phần chính của Thánh Giá thật mà thánh Hélène, mẹ của hoàng đế Constantin đã để lại. Héraclius nhất định chiếm lại Thánh Giá này. Ngài cầu nguyện, xin Chúa giúp đỡ và nung nấu lòng can đảm. Quả nhiên, lời cầu xin của nhà vua đã được Chúa chấp thuận, ngài đã đánh bại được quân Ba Tư và trở về Constantinople giữa tiếng reo hò của dân chúng. Với những cành Olive, những ngọn đuốc cháy sáng, Thánh Giá thật của Chúa đã được tôn vinh trong bầu khí khải hoàn. Hoàng đế tràn trề sung sướng muốn trở về Giêrusalem với Thánh Giá này sau 14 năm lưu lạc. Nhà vua tiến vào thành thánh, nhưng trước khi lên núi Sọ, ngài đã không thể bước đi được nữa, khiến cho mọi người đều kinh ngạc sợ hãi. Giáo trưởng Zachazie hô lớn: “Tâu đức vua, chắc chắn phẩm phục của đức vua không xứng đáng với cảnh nghèo nàn và khiêm nhượng của Chúa Giêsu khi vác Thánh Giá.”

5 phút cho Chúa _ biểu chứng tình yêu

14/09/11                                        thứ tư tuần 24 tn
Suy tôn Thánh Giá                                 Ga 3,13-17
BIỂU CHỨNG TÌNH YÊU
“Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy.” (Mt 3,14)

Lời Chúa Lễ suy tôn Thánh Giá _ phải được giương cao

PHẢI ĐƯỢC GIƯƠNG CAO
Lời Chúa: Ga 3, 13-17
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Ðấng từ trời xuống. Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”

Lễ đức mẹ sầu bi

LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ liền ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, không được quên một hình ảnh sống động đứng dưới chân Thánh Giá là Mẹ Maria. Dĩ nhiên dưới chân Thánh Giá còn có những môn đệ khác, nhưng Mẹ là người hiệp thông sâu xa nhất với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, con mình. Nhưng tại sao lại gọi ngày lễ hôm nay là lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Hiểu thế nào là sự “sầu bi” nơi Đức Mẹ?
Đức Mẹ “sầu” mà không “thảm”
Sầu mà thảm là cái sầu của ngưới thất bại chua cay, cái sầu của người tuyệt vọng, thê lương; cái sầu của người bị bồ đá, bị vỡ nợ chẳng hạn. Đây là những cái sầu thường dẫn đến tự vẫn.
Cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương. Sầu vì thương Chúa Giêsu đã quá yêu nhân loại nên phải chết đớn đau trên thánh giá, phải bị lưỡi dòng đâm thâu…  Sầu vì thương nhân loại yếu đuối, bất trung bội phần và đã sa vòng tội lỗi của ma quỷ.
Đức Mẹ “bi” mà không “lụy”
Người bi lụy là người khi đối diện với đau khổ đã sụt sùi, rũ rượi và quỵ ngã.
Cái bi nơi Đức Mẹ là bi hùng. Trong đau khổ tột cùng Mẹ vẫn đứng anh dũng dưới chân thánh giá (tư thế mà Gioan mô tả). Mẹ đứng để hiệp thông đau khổ với con mình hầu cứu chuộc nhân loại. Mẹ đứng để dâng con mình làm hy lễ một lần nữa lên Chúa Cha. Mẹ đứng để lãnh nhận sứ mạng làm mẹ Gioan, Mẹ nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ trăn trối. Mẹ đứng để ôm ẵm con mình khi người ta hạ xác xuống trao cho Mẹ.
Có thứ đau khổ khiến người ta sợ, có thứ đau khổ thấy người ta tội nghiệp, cũng có thứ đau khổ khiến người ta ngưỡng mộ kính trọng…
Tôi nhìn đau khổ thế nào?… Thái độ của tôi thế nào khi đối diện với đau khổ, với thánh giá?
Xin được mượn bài thơ của nhà thơ Trầm Thiên Thu với nhan đề “MẸ SẦU BI” để gợi ý trả lời cho những câu hỏi trên :
Dưới chân Thập tự
Mẹ nhìn Con yêu
Tử nạn tiêu điều
Đau đớn lòng Mẹ
Loài người thật tệ!
Cớ sao đành tâm?
Mẹ thầm ghi nhớ
Lời Si-mê-on:
“Gươm đâm thấu lòng
Héo hon lòng Mẹ”
Nhìn Con tắt thở
Trong nỗi hàm oan
Đắng cay Mẫu Tâm
Hiệp công Cứu chuộc
Xin giúp con vượt
Mọi bước gian truân
Vì kiếp phàm nhân
Luôn đầy yếu đuối
Sớm chiều tội lỗi
Nhưng vẫn tin yêu
Con muốn noi theo
Gương Mẹ ngời sáng
Hy sinh thầm lặng
Vâng Ý Chúa Trời.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tuần thánh _ di tích thánh giá là thật hay giả?

THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊSU
Những di tích về Thánh Giá Thật của Chúa Giêsu là thật hay giả?
Trần Mạnh Trác

5 phút cho Chúa _ thập giá trong cuộc đời

14/09/10 THỨ BA TUẦN 24 TN
Suy Tôn Thánh Giá Ga 3,13-17

THẬP GIÁ TRONG CUỘC ĐỜI

“Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3,14-15)