Hiển thị các bài đăng có nhãn phucsinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phucsinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Tại sao chúng tôi TIN VÀO SỰ PHỤC SINH

7

Tại sao chúng tôi 

TIN VÀO SỰ PHỤC SINH


Năm Lòng Thương Xót _ sứ điệp về thời gian

Năm Lòng Thương Xót và  
SỨ ĐIỆP VỀ THỜI GIAN
Đang tới gần thời gian bất ổn… Đang tới gần thời gian của sức mạnh Đức Giêsu làm nơi những kẻ hèn mọn yếu đuối.
ĐGM. GB Bùi Tuần

Daily reflection _ follow in the footsteps of Christ

MAY WE FOLLOW IN
THE FOOTSTEPS OF CHRIST
As people of faith we are asked to see God's loving hand and His own purposes in all the forms of suffering we must endure… for Him glory came from suffering, joy came from sorrow, and life came from death. 
Deacon John Ruscheinsky

Chuyện vui nhà đạo _ sổ điểm của cậu Giêsu

Sổ Điểm của Cậu Giê-su
Cậu Giê-su vừa xong kỳ lục cá nguyệt ở trường Thánh Phi-líp-phê, và trở về làng Na-gia-rét với sổ học bạ không lấy gì là tốt đẹp. Mẹ Maria xem học bạ của Con xong, tỏ vẻ lo âu không biết phải ăn nói thế nào với Bõ Giu-se.  

Daily reflection _ victory over death in bodily resurrection


VICTORY OVER DEATH
IN BODILY RESURRECTION
Jesus asks us the same question. Do you and I believe in the Resurrection and in the promise of eternal life?
Deacon John Ruscheinsky

Daily reflection _ the vitality of youth


THE VITALITY OF YOUTH
We know we are in direct contact with the loving power that can transform suffering into joy and death into everlasting life.  
Deacon John Ruscheinsky

5 phút cho Chúa _ tin vào Đấng là sự sống


06/04/14 CHÚA NHẬT TUẦN 5 MC – A
Ga 11,1-45
TIN VÀO ĐẤNG LÀ SỰ SỐNG
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” (Ga 11,25-26)
Nếu không có niềm tin vào sự sống lại và sự sống muôn đời sau cái chết, thì cái gì sẽ nâng đỡ, an ủi tang gia trước sự phi lý của cái chết?  

Daily reflection _ He raises the dead and gives them life

HE RAISES THE DEAD
AND GIVES THEM LIFE
It is only by our faith in Christ that we can pass from death to eternal life. It is in Christ that we find God, and in Him alone.  
Deacon John Ruscheinsky

Lời Chúa cnps _ cứu rỗi

 CỨU RỖI
Chúa Giêsu Phục sinh luôn hiện diện giữa những kẻ tin Người sống lại để mang lại cho họ niềm vui và an bình trong cuộc sống mới.

Lời Chúa cnps _ thăm mộ

THĂM MỘ
Đối với Kitô hữu thì sự chết không phải là tiếng nói cuối cùng. Người thân quá cố của chúng ta không chết, mà vẫn còn sống. Cuộc sống của họ còn thực và đẹp hơn cả cuộc sống hiện tại của chúng ta nữa. Hơn nữa họ không hề xa cách chúng ta.  

5 phút cho Chúa _ Alleluia! Chúa đã phục sinh

31/03/13 CHÚA NHẬT PHỤC SINH _ lễ ban ngày
GA 20,1-9
ALLÊLUIA! CHÚA ĐÃ PHỤC SINH
Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết. (Ga 20,9)
Suy niệm: “Những gì thiết yếu quan trọng trong cuộc sống, chúng ta không thể nhìn thấy bằng đôi mắt thường, nhưng nhìn thấy bằng con tim” (Nhà văn St. Exupéry). 

Lời Chúa cnps C _ Chúa đã sống lại thật

Chúa Kitô đã sống lại thật
“Chúng tôi đã rao giảng Đấng Kitô chịu đóng đanh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận được, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1Cr 1,23)
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm

Lời Chúa Lễ Phục sinh _ tin mừng Đức Kitô loan báo

TIN MỪNG ĐỨC KITÔ LOAN BÁO
Không ai mà không được Thiên Chúa yêu mến và săn sóc. Đó là Tin Mừng Đức Kitô tử nạn và phục sinh loan báo.
Lm. HK

Suy tư lễ các linh hồn _ bản hòa âm sinh tử

BẢN HOÀ ÂM SINH TỬ
Lời cầu nguyện của Chúa Kitô trước cuộc khổ nạn chiếu một luồng sáng hy vọng vào mọi hoàn cảnh sống của tôi, và làm cho ngày mai thuộc về hôm nay.

Lễ suy tôn Thánh Giá _ từ thập giá đến vinh quang

TỪ KHỔ GIÁ ĐẾN ÁNH SÁNG VINH QUANG
Suy tôn Thánh Giá Chúa không phải là hành động tôn vinh một xác chết rũ rượi, nhưng là tôn vinh chính thân xác bị treo tòng teng ấy đã phục sinh và đang hiện diện trong nhịp thở của chúng ta. “Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,19b-20a).  

Tìm hiểu lễ phục sinh

 Tìm hiểu các ngày tháng mừng lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh (theo tiếng Do Thái, Passah “vượt qua”; theo tiếng Hy Lạp và La Tinh, Pascha) nguồn gốc từ chính lễ Vượt Qua của người Do Thái tướng nhớ ngày giải phóng dân Do Thái khỏi ách nộ lệ Ai Cập. Ngày lễ nhắc lại “sự vượt qua” của Thiên Chúa đập cửa nhà Ai Cập và đưa dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ.

PHỤC SINH

SỰ NHẦM LẪN

Người ta kể rằng: ở một cửa hàng bán hoa vừa xảy ra một sự nhầm lẫn thật ngộ nghĩnh.  Ngày hôm đó, người bán hoa làm hai lẵng hoa cho hai khách hàng khác nhau.  Một là để chúc mừng ngân hàng mới mở thêm một chi nhánh mới, và một là để chia buồn cho một đám tang.  Thế nhưng, hai tấm thiệp đính kèm hai bó hoa bị đặt lộn, thành ra lẵng hoa gửi cho đám tang lại nhận được lời chúc: “chúc mừng khai trương cơ sở mới”.  Ngược lại, thiệp trao cho ngân hàng lại ghi hàng chữ: “Thành thật chia buồn”.
Xem ra sự nhầm lẫn này tuy không hợp tình nhưng lại hợp lý.  Vì đời là bể khổ.  Ra khỏi cuộc đời là thoát khỏi khổ luỵ trần gian.  Chết là lìa bỏ chỗ ở dưới đất mà lên trời.  Chết là bỏ trần gian với bao bon chen vật lộn để về quê trời vĩnh cữu không còn khổ luỵ của tham sân si phàm trần.  Chết là về nhà cha trong niềm vui của đứa con xa nhà nay được hồi hương trở về.  Như vậy, chết là vui mừng chứ không còn là thương tiếc.  Ai lại thương tiếc khi một đứa con xa nhà nay trở về?  Ai lại buồn khi được đoàn tụ bên Cha trên trời?
Truyền thống văn hoá Việt Nam vẫn tin rằng: chết là sự trở về, là quy tiên, là trờ về nơi mình đã xuất phát ra đi.  Ngày xưa tại các nghĩa trang miền quê, người ta thường chôn người chết dưới lòng đất và vun phần trên thành hình một người phụ nữ mang thai.  Điều này ngụ ý về một cuộc trở về với lòng đất mẹ.  Chính nơi lòng mẹ, ta đã sinh ra.  Đó là nơi kín đáo nhất, ấm cúng nhất.  Khi chết là trở về nơi lòng đất mẹ cũng là nơi kín đáo và ấm cúng.  Như thế, nấm mồ không phải là dấu chỉ về một con người đã chết dưới lòng đất lạnh mà là dấu chỉ cho cuộc trở về nguồn cội đích thực của mình, về nơi mà mình đã xuất phát ra đi.
Hôm nay, các người phụ nữ đến bên nấm mồ của Chúa.  Họ đã kinh ngạc và hãi hùng.  Vì tảng đá che cửa mộ đã bị bật tung ra ngoài.  Họ vào trong nhưng không thấy gì.  Họ tưởng rằng xác Chúa đã bị ai đó lấy đi.  Họ tìm kiếm nhưng vô vọng.  Họ thấy một người mặc áo trắng, tưởng là người làm công nên mới hỏi: “ai đã lấy xác Chúa tôi rồi?”.  Nhưng các bà lại nghe một lời mà chưa bao giờ được nghe: “Tại sao các bà lại tìm người sống ở giữa kẻ chết?  Người đã trỗi dạy và ra khỏi mồ”.  Nấm mồ này và khăn liệm này đã không còn dùng để phủ kín một đời người nữa!  Nó không có ích cho người còn sống, có chăng là dấu chỉ cho sự thật hiển nhiên là Chúa đã sống lại từ trong cõi chết.  Người không còn ở đây.  Người đã ra khỏi mồ.  Hãy đi báo tin cho các môn đệ và Người sẽ gặp các ông tại Ga-li-lê-a.
Vâng, Chúa đã phục sinh.  Nấm mồ của sự chết đã bị bật tung.  Sự lặng vắng cô quạnh của đêm tối sự chết đã bị đẩy lùi bằng ánh sáng phục sinh huy hoàng.  Con người sinh ra không phải để chờ chết như bao người lầm tưởng. Sinh ra – lớn lên – gia nua – rồi chết.  Thế là hết một cuộc đời.  Sứ điệp phục sinh cho chúng ta hiểu rằng: con người sinh ra là bước vào một cuộc hành trình tiền về nhà cha.  Nơi mà ngày xưa Adam – Eva đã từ đó ra đi, nay nhờ cuộc Tử Nạn và Phục sinh của Chúa khai mở cho chúng ta con đường trờ về Nhà Cha. Chúa Phục sinh.  Cửa trời rộng mở.  Con người có thể hành hương về trời.  Về với hạnh phúc bất diệt, là nơi “không còn sự chết, không còn than khóc đau thương nữa”.  Nơi đó, không còn đêm tối, không còn những cuộc chia ly từ biệt, cũng không còn nước mắt nhớ thương.
Hôm nay Chúa đã phục sinh.  Lòng chúng ta hãy trào dâng niềm hân hoan vì Chúa đã về nhà Cha. Ngài đã hứa thiên đàng cho người trộm lành.  Ngài cũng hứa thiên đàng cho những ai tin theo Ngài: “Ta đi để dọn chỗ cho các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy”.  Đó chính là nền tảng niềm tin của chúng ta. Chúng ta tin vào Đấng hằng sống để chúng ta được sống muôn đời.
Ước gì niềm vui Phục sinh sẽ biến đổi chúng ta thành con người mới.  Con người của ân sủng.  Con người của tự do không bị những đam mê thấp hèn thống trị, không bị những thói đời gian dối làm mất đi vẻ đẹp của phẩm giá cao quý của con người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa.  Ước gì niềm tin Chúa đã phục sinh giúp chúng ta biết chiến đấu mỗi ngày để chiến thắng cái ác, chiến thắng tật xấu bằng những hy sinh khổ chế, bằng cuộc sống bác ái yêu thương để mai này chúng ta cũng được phục sinh vinh hiển với Chúa.  Nguyện xin Chúa là Đấng đã phục sinh từ cõi chết nâng đỡ chúng ta trên đường thánh giá hôm nay, để ngày sau chúng ta cùng được chung hưởng hạnh phúc quê trời.  Amen!
Lm.Jos Tạ duy Tuyền

Lễ Phục Sinh _ Chúa đã sống lại! Alleluia

Chúa đã sống lại! Alleluia

Một cuốn phim mang tựa đề “Thế Giới Trong Tăm Tối” diễn tả câu truyện về một nhà khảo cổ danh tiếng tổ chức một cuộc khai quật khoa học ở Giêrusalem.
Ngọn đồi Golgotha được cẩn thận đào bới, kể cả những phiến đá và các hang động của một nghĩa trang bên cạnh cũng được thăm dò khám xét kỹ lưỡng. Vì theo Tin Mừng Thánh Gioan, xác của Chúa Giêsu được chôn cất trong một phần mộ gần nơi Ngài bị án tử hình Thập giá. Sau bao công khó đào bới khám xét, một ngày kia nhà khảo cổ tuyên bố: “Tôi đã tìm được xác ông Giêsu”.
Rồi ông tổ chức một cuộc họp báo rầm rộ, quy tụ hàng trăm ký giả và nhiếp ảnh viên để trình bày kết quả mỹ mãn của bao ngày tháng đào bới khảo cứu vất vả. Ông đã trưng dẫn trước mặt mọi người một xác người đã khô đét, nhưng còn có thể nhận ra là tay chân của xác người này bị đâm thủng, cạnh sườn bị đâm thâu và cả những dấu chứng tỏ thân xác ấy bị nhuốm máu qua những vết in trên tấm khăn liệm xác.
Cuốn phim quay lại cảnh mọi người im lặng theo dõi bài thuyết trình của nhà khảo cố. Tình cờ có một phụ nữ phát biểu lớn tiếng: “Đây là sự thật hiển nhiên. Ông ta bị đóng đinh, đã chết và đã được táng xác” và nhà khảo cổ tiếp lời: “Vâng, đúng thế, bị đóng đinh, chết và được an táng. Nhưng làm gì có chuyện Phục Sinh, bởi vì xác ông ta vẫn còn nằm đây”.
Tiếp đến, cuốn phim diễn tả hậu quả của cuộc tìm được xác ông Giêsu:
- Không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa.
- Một linh mục tắt đèn Nhà Chầu, cất Mình Thánh Chúa và đóng cửa nhà thờ.
- Chuông các thánh đường im tiếng.
- Các nữ tu cởi khăn trùm đầu.
- Thánh giá tại nhiều nơi bị hạ xuống.
- Đèn bên những ngôi mộ bị dập tắt.
 - Thế giới chìm đắm trong màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc với cảnh nhà khảo cổ đang hấp hối. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã thú nhận: “Tôi đã đánh lừa thế giới. Chính tôi đã làm giả xác của ông Giêsu và bí mật đặt vào trong mộ mấy năm trước khi khởi sự cuộc đào bới tìm kiếm này”.
Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người tuôn đến ngôi mộ thánh ở Giêrusalem như chúng ta chứng kiến hàng năm trong Tuần Thánh. Những ngọn nến được thắp lên và các tín hữu mang những ngọn nến được thắp sáng, ngọn nến của niềm hy vọng đi khắp nơi soi sáng con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ ngân vang như báo tin Chúa Giêsu đã Phục Sinh: Tình yêu mạnh hơn tội lỗi. Sự sống mạnh hơn cái chết.
Anh chị em thân mến, câu truyện phim giả tưởng trên đây mang sứ điệp của lễ Phục Sinh mà những người Kitô hữu chúng ta tưởng niệm và mừng kính hôm nay. Đó là cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu không chỉ liên hệ đến cuộc đời của Ngài mà còn trực tiếp liên quan đến vận mạng của toàn thể nhân loại cũng như ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống, niềm tin và hy vọng của tôi cũng như của anh chị em. Vì, nếu Chúa Kitô không sống lại thì chúng ta vẫn còn mang tội lỗi trong mình và không ai giải cứu được chúng ta, không ai đem chúng ta đến gặp Thiên Chúa được. Nếu Chúa Kitô không sống lại, chúng ta sẽ là kẻ vô phúc nhất, ngu đần nhất, vì chúng ta đặt tin tưởng vào một chuyện hão huyền. Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì thập giá chỉ là dấu hiệu của ô nhục, những đau khổ của con người không có lối thoát và cái chết của con người là ngõ cụt, là đường cùng.
Nhưng Chúa Kitô đã sống lại. Ngài đã cho chúng ta niềm hy vọng. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người qua bên kia bờ tuyệt vọng, làm cho những quằn quại của kẻ sắp bị cái chết tiêu diệt, nhưng là nỗi đau của người mẹ đang sinh con, nỗi đau làm phát sinh sự sống mới. Chúa Giêsu sống lại, Thập giá không còn là dấu hiệu của ô nhục, nhưng là dấu hiệu của vinh quang.
Mừng Chúa sống lại, người Kitô hữu cũng mừng sự sống lại của chính mình bằng cách đổi mới cách sống của mình, như Thánh Phaolô đã kêu gọi: “Nếu anh em sống lại với Đức Kitô, anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất”. Đây không phải là lời khuyên xa lánh các thực tại trần thế. Trái lại, đây là lời mời gọi mỗi người Kitô hữu hãy tìm và thể hiện những giá trị mới của cuộc sống mà Chúa Giêsu đã mạc khải qua các giáo huấn, qua cuộc sống cũng như cái chết của Ngài.
Một em bé nọ thường nghe mẹ em buột miệng thốt lên: “Chúa đã sống lại, ta hãy vui lên!”. Mỗi khi gặp điều gì khó khăn trong cuộc sống, bà tự nhủ: “Chúa đã sống lại, hãy vui lên!”. Bà thường tự nhủ trong lòng, nhưng khi bà thốt lên thành tiếng, con bà cũng nghe được.
Em bắt chước mẹ, em thốt lên câu đó mỗi khi em gặp điều bất bình, khi bạn bè chơi xỏ, khi gặp điều không được như ý… Và thú thật, khi thốt lên câu: “Chúa đã sống lại, ta hãy vui lên!” thì em bình thản trở lại. Hành động của bà mẹ và em bé kia nói lên cố gắng sống niềm vui Phục Sinh một cách cụ thể, chuyển tải một chân lý nền tảng nhất của đạo Kitô vào trong cuộc sống hằng ngày, qua đó, biểu lộ niềm tin và hy vọng. Tình yêu mạnh hơn tội lỗi. Sự sống mạnh hơn cái chết.
Thưa anh chị em.
Người Kitô hữu mừng Chúa sống lại cũng được mời gọi làm chứng cho niềm tin về sự sống mới này. Chúa Kitô đã chết và đã sống lại vì chúng ta, chính là để chúng ta không còn sống cho mình nữa, không còn khư khư giữ lấy mạng sống, giữ lấy sự an toàn ích kỷ cho mình, nhưng là sống cho Chúa và như Chúa, hoàn toàn vì Thiên Chúa và cho mọi người.
Ước chi Thánh lễ Phục Sinh hôm nay cũng như Thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật giúp chúng ta thực thi cụ thể trong cuộc sống lời chúng ta tuyên xưng: “Chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết. Chúng con tuyên xưng Chúa đã sống lại. Chúng con đợi chờ ngày Chúa quang lâm”.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
 R. Veritas

PHỤC SINH _ exultet

Cơ Cấu và Ý Nghĩa
Bài Thánh Thi Exsultet

Trong Canh thức Vọng Phục sinh, phó tế hát bài Công Bố Tin Mừng Phục sinh, cũng gọi là Exsultet. Vì thế hôm nay chúng ta tìm hiểu qua về bài thánh thi này. Vậy đâu là chỗ đứng của bài thánh thi này trong toàn thể cơ cấu của buổi cử hành Đêm Vọng phục sinh và ý nghĩa của bài thánh ca này là gì?  

5 Phút cho Chúa _ Thông ban sự sống

06/04/11                            thỨ tư đẦu tháng tuẦn 4 mc
                                                                                        Ga 5,17-30

thông ban sỰ sỐng lẠi

“Chúa Cha làm cho kẻ chết trỗi dậy và ban sự sống cho họ thế nào,
thì người Con cũng ban sự sống ấy cho ai tuỳ ý.”
(Ga 5,21)