Hiển thị các bài đăng có nhãn >200. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn >200. Hiển thị tất cả bài đăng

Học làm người _ quên những cái nên quên

QUÊN NHỮNG CÁI NÊN QUÊN
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.
Giang Nhất Yến

Một chút suy tư _ mau nghe, đừng vội nói và khoan giận

HÃY MAU NGHE,  
ĐỪNG VỘI NÓI, VÀ KHOAN GIẬN
Xung đột là dấu tay của ma quỷ: “Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!” (Ep 4,26-27).

Lời Chúa cntn 16a _ cứ để cho đến mùa gặt

CỨ ĐỂ CHO ĐẾN MÙA GẶT
Fiorello LaGuadia là một trong những thị trưởng nổi tiếng của New York, ông được dân New York yêu mến vì lòng nhân hậu của ông. Họ gọi ông là “Bông Hoa Nhỏ” vì ông có vóc dáng thấp bé và lúc nào cũng có một đóa hoa cẩm chướng đính trên ve  áo.

GLCG - các nhân đức nhân bản

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN

33.      Đức tiết độ là gì?
Tiết độ là nhân đức “giúp ta điều tiết sức lôi cuốn của các thú vui và giữ sự chừng mực trong việc sử dụng của cải trần thế. Nó giúp ý chí làm chủ bản năng và kiềm chế các ham muốn trong những giới hạn của sự lương thiện.” [1]
Có nhiều điều chúng ta phải tiết độ, thường được qui về bốn nhân đức sau:
- Đức khiết tịnh: Tiết chế những thú vui tính dục.
- Đức hiền lành: Tiết chế sự giận dữ. 
- Đức khiêm nhường: Tiết chế lòng ham danh vọng. 
- Đức khó nghèo: Tiết chế lòng ham của cải.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
3. Các phần trong thánh lễ như thế nào ?
Thánh lễ gồm hai phần:
° Phụng vụ Lời Chúa.
° Phụng vụ Thánh Thể.
Hai phần này liên kết chặt chẽ với nhau làm thành một hành vi phụng tự duy nhất. Thật vậy, thánh lễ là bàn tiệc gồm Lời Chúa và Thánh Thể, nơi đây các tín hữu được giáo huấn và bổ dưỡng.
Các nghi thức trước phần phụng vụ Lời Chúa (gồm bài ca nhập lễ, lời chào, nghi thức sám hối, kinh Thương xót, kinh Vinh Danh và lời nguyện nhập lễ) đều có tính cách mở đầu, dẫn nhập và chuẩn bị.
Các nghi thức vừa kể trên nhằm giúp các tín hữu hiệp thông với nhau, chuẩn bị tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa và cử hành thánh lễ cho xứng đáng.
A. Phụng vụ Lời Chúa
Phần chính yếu của phụng vụ Lời Chúa là các bài đọc trích từ Kinh Thánh, với những bài thánh ca kèm theo. Còn bài giảng, lời tuyên xưng đức tin (kinh Tin Kính) và lời nguyện giáo dân, cũng gọi là lời nguyện tín hữu, có mục đích khai triển và kết thúc phần phụng vụ Lời Chúa.
B. Phụng vụ Thánh Thể
- Dâng lễ: chuẩn bị lễ vật mà trong giây lát nữa sẽ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
- Kinh Tạ Ơn: là trung tâm và là đỉnh điểm của thánh lễ (chúng ta sẽ khai triển ở phần sau).
- Những nghi thức hiệp lễ: kinh Lạy Cha, chúc bình an, bẻ bánh, kinh Lạy Chiên Thiên Chúa, rước lễ và lời nguyện hiệp lễ.
Sau phần Phụng vụ Thánh Thể là nghi thức kết lễ: chào và ban phép lành, và giải tán cộng đoàn giáo dân.
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Ơn thiên triệu _ 22 tân chức xuân lộc

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

TÂN LINH MỤC - Năm 2011

Giáo phận Xuân Lộc sắp có 22 tân linh mục


TGMXL - Vào Ngày 28-06-2011 tới đây, Đức Giám Mục Sẽ Phong Chức Linh Mục cho 22 Thầy Phó Tế sau :
1 -Thầy Gioan B. Trần Ngọc Bảo - Phục vụ tại TGM Xuân Lộc - Hạt Xuân Lộc
2 -Thầy Đaminh Đỗ Thanh Chương - PV tại Giáo Xứ Hà Nội - Hạt Hố Nai
3 -Thầy Gioan Trần Hoàng Giang - PV tại Giáo Xứ Thái Lạc - Hạt Long Thành
4 -Thầy Giuse Nguyễn Văn Hảo - PV tại Giáo Xứ Liên Kim Sơn - Hạt Long Thành
5 -Thầy Bênađô Tô Ngọc Hân - PV tại Giáo Xứ Thiên Ân - Hạt Long Thành
6 -Thầy Martinô Trần Quốc Hậu - PV tại Giáo Xứ Thiết Nham - Hạt Phước Lý
7 -Thầy Giêrônimô Ngyễn Quang Hòa - Pv tại Giáo Xứ Xuân Sơn - Hạt Túc Trưng
8 -Thầy Đaminh Vũ Văn Hoài - PV tại Giáo Xứ Chính Tòa - Hạt Xuân Lộc
9 -Thầy Gioan B. Hoàng Thanh Hoàn - PV tại Giáo Xứ Suối Cả - Hạt Xuân Lộc
10-Thầy Philipphê Phạm Anh Hoàng - PV tại Giáo Xứ Túc Trưng - Hạt Túc Trưng
11-Thầy Phêrô Phạm Anh Hoàng - PV tại Giáo Xứ Tân Bắc - Hạt Phú Thịnh
12-Thầy Martinô Nguyễn Quốc Bảo Huân - PV tại Giáo Xứ Đình Quán - Hạt Túc Trưng
13-Thầy Giuse Bùi Quang Huy - PV tại TGM Xuân Lộc - Hạt Xuân Lộc
14-Thầy Gioan B. Phan Trịnh Long - PV tại Thạc Lâm - Hạt Phương Lâm
15-Thầy Giuse Ngô Quang Nghĩa - PV tại TGM Xuân Lộc - Hạt Xuân Lộc
16-Thầy Laurensô Trần Thế Phước - PV tại Giáo Xứ Đồng Tâm - Hạt Xuân Lộc
17-Thầy Đaminh Đỗ Đình Quát - PV tại Giáo Xứ Lang Minh - Hạt Xuân Lộc
18-Thầy Đaminh Phạm Văn Tám - PV tại TGM Xuân Lộc - Hạt Xuân Lộc
19-Thầy Anrê Phạm Linh Tiên - PV tại Giáo Xứ Phương Lâm - Hạt Phương Lâm
20-Thầy Đaminh Nguyễn Khắc Tuyên - PV tại Giáo Xứ Ngọc Lâm - Hạt Phương Lâm
21-Thầy Phaolô Nguyên Thiên Tú - PV tại Giáo Xứ HIền Hòa - Hạt Long Thành
22-Thầy Giuse Lê Trần Đình Vũ - PV tại Giáo Xứ Thọ Lâm - Hạt Phương Lâm

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

1. Thánh lễ bắt nguồn từ đâu?
Trong Giáo Hội Công Giáo, với phong trào canh tân phụng vụ khởi phát ít lâu trước Công Đồng Vaticanô II (1962-1965), được thảo luận rộng rãi trong Công Đồng, và dần dần được áp dụng với những thay đổi mà ta đã thấy khá quen thuộc như hiện nay, người ta càng ngày càng ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa đích thật của thánh lễ như là hành vi cảm tạ, ngợi khen và hân hoan. Thật vậy, thánh lễ là hiến tế tạ ơn. Cách gọi này đã xuất hiện từ lâu và gợi lên lịch sử của thánh lễ. Thánh lễ bắt nguồn từ một nghi thức của Do-thái, nghi thức vọng lễ Vượt Qua, trong đó mỗi gia đình người Do-thái dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã thương giải phóng dân tộc của họ thoát khỏi ách nô lệ của Ai-cập, cảm tạ Người vì những cuộc giải cứu khác về mặt thiêng liêng mà cuộc giải phóng đầu tiên này là dấu chỉ. Nghi thức Vượt Qua cũng loan báo Đấng Cứu Tinh sẽ đến, là Đấng Thiên sai sẽ chiến thắng sự chết và tội lỗi, và sẽ đưa Lịch Sử thánh đến sự hoàn tất.
Diễn tiến của nghi thức này cũng chính là diễn tiến mà chúng ta gặp trong thánh lễ hôm nay : nhắc lại những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện cho dân Người, tiếng hát và lời tạ ơn, chúc tụng và chia sẻ bánh, rượu.
Bạn đừng ngạc nhiên về những điểm giống nhau của thánh lễ với nghi thức Vượt Qua của người Do-thái : bởi trong chính một buổi cử hành lễ Vượt Qua, Chúa Kitô đã lập bí tích Thánh Thể. Thay vì chỉ chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho bánh, rượu và mọi điều hạnh phúc, Chúa Giêsu "cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra và nói : "Này là Mình Thầy, chịu phó nộp vì các con : các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy". Cũng vậy sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu và nói : "Chén này là Giao Ước mới trong máu Thầy ; mỗi lần các con uống, các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy" (1 Cor 11, 23-25).
Như vậy, chúng ta thấy rõ bữa Tiệc Ly bắt nguồn từ một nghi thức tạ ơn của người Do-thái được cử hành để tưởng nhớ cuộc giải phóng của dân riêng Thiên Chúa. Nhưng dù vẫn giữ lại ý nghĩa của nghi thức này, Chúa Kitô lại làm phong phú thêm bằng một ý nghĩa mới mang tầm vóc hoàn vũ. Chính Người, là Đấng Cứu Tinh mà mọi người mong đợi, đang thực hiện cuộc giải phóng dân mới của Chúa, tức là Giáo Hội, được cứu độ bởi Thánh Giá và sự phục sinh của Người. Từ bữa Tiệc Ly đó, các Kitô hữu dâng lên Chúa Cha, mỗi ngày và mọi nơi, của lễ hy sinh và tạ ơn của chính Chúa Kitô.

Thư giãn _ câu chuyện hai bàn tay

CÂU CHUYỆN HAI BÀN TAY
“Đó là một người biết sống”, triết gia voi ngẫm nghĩ.
Lm. HK

Thời sự GH _ thánh lễ tấn phong

Thánh lễ tấn phong
Giám mục phó giáo phận Phú Cường
Giuse NGUYỄN TẤN TƯỚC
WHĐ (30.04.2011) – Ngày 29-04-2011, tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường đã diễn ra lễ tấn phong Đức Giám mục phó Giuse Nguyễn Tấn Tước, được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngày 14-03 vừa qua.  
Tham dự thánh lễ này có 32 giám mục, gồm hầu hết các giám mục của 26 giáo phận trong nước. Các ngài vừa kết thúc Hội nghị thường niên lần I năm 2011 của Hội đồng Giám mục tại Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM. Đặc biệt trong số này có Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, hiện đang thực hiện chuyến viếng thăm Giáo Hội Việt Nam lần đầu tiên từ khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm vào sứ mạng này ngày 13-1-2011. Ngoài ra còn có hơn 200 linh mục trong và ngoài giáo phận, rất đông tu sĩ nam nữ, hội viên Hội Ân nhân Phêrô Đoàn Công Quý, giáo dân và khách mời đã đến tham dự.
Đúng 8 giờ, đoàn đồng tế gồm các Đức cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng với Đức Tổng giám mục Girelli và các linh mục tiến lên lễ đài.
Vị chủ phong là Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường – hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 46 năm linh mục của ngài; hai vị phụ phong là  Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục Ban Mê Thuột và Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, giám mục phụ tá Xuân Lộc.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức truyền chức Giám mục.
Bắt đầu nghi thức là phần giới thiệu Tiến chức và công bố Tông sắc bổ nhiệm. Cha Tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm tuyên đọc Tông sắc của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, hiện đang là Giám đốc Trung tâm đào tạo ứng sinh linh mục giáo phận, làm Giám mục Phó giáo phận Phú Cường.
Tiếp theo, Đức cha Phêrô chủ phong trình bày về chức vụ giám mục trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa cũng như đời sống của Giáo Hội, đồng thời nhắn nhủ Tiến chức về những nhiệm vụ phải chu tất để đáp lại tiếng Chúa mời gọi và hồng ân Chúa thương ban.
Đức cha chủ tế nói: “Để sứ vụ cứu độ Chúa Giêsu trao cho các Tông đồ được tiếp tục cho tới khi Người lại đến trong vinh quang, các Tông đồ đã chọn cho mình những phụ tá, đặt tay khấn nguyện Chúa Thánh Thần xuống trên họ, truyền lại cho họ những gì các ngài đã nhận được từ chính Chúa Giêsu là Thầy mình. Đó chính là bí tích Truyền chức thánh mà tất cả các giám mục, những người kế vị các Tông đồ, đang đồng tế hôm nay, cùng nhau truyền lại cho Tiến chức là Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước của chúng ta đây.”
Và ngài nhắn nhủ vị Tiến chức: “Xin hiền đệ hãy nhớ, Giám mục là chức danh chỉ việc làm chứ không phải để đòi vinh dự, vì thế làm Giám mục để mưu ích chứ  không phải để thống trị… Hiền đệ hãy rao giảng Lời Chúa, bất chấp thuận lợi hay không, hãy đem lòng kiên nhẫn và sự hiểu biết mà thuyết phục, sửa trị và khẩn nài (2Tm 4,2)”
Đức cha Phêrô cũng ngỏ lời với cộng đoàn: “Anh chị em hãy tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh các giám mục, linh mục và phó tế, là những thừa tác viên thánh chức để phục vụ anh chị em trên con đường cứu độ. Anh chị em hãy tín nhiệm và tin tưởng vào các ngài. Hãy chấp nhận, thông cảm và cầu nguyện cho các ngài, mặc dầu lắm khi thấy các ngài còn vương những lỗi lầm, vì các ngài vẫn còn là con người.”
Tiếp theo, Tiến chức bày tỏ quyết tâm thi hành những nghĩa vụ đối với Thiên Chúa, với Giáo Hội và với đoàn chiên Chúa trao phó qua phần thẩm vấn của Đức giám mục chủ phong.
Sau Kinh cầu các thánh là phần chính yếu của bí tích Truyền chức gồm có nghi thức đặt tay và lời nguyện truyền chức, cùng với các nghi thức diễn nghĩa: xức dầu trên đầu, trao sách Phúc Âm, xỏ nhẫn, trao mũ mitra và gậy mục tử.
Kết thúc nghi thức truyền chức, các Đức giám mục đến trao hôn bình an cho vị Tân giám mục để nhận vào Giám mục đoàn của mình.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể. Cung giọng trầm ấm của Đức cha chủ tế khiến thánh lễ càng thêm phần trang trọng linh thiêng.
Bài hát hiệp lễ “Chúa phải lớn lên” (Ga 3,30) – khẩu hiệu của Tân giám mục, được linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy viết mừng ngài – diễn tả ước nguyện và tâm niệm của người môn đệ biết xóa mình đi để Chúa được lớn lên trong mình, trong Giáo Hội và trong mọi người:
Con ước mong rằng, lạy Chúa, con ước mong rằng Chúa phải lớn lên trong con, Chúa phải lớn lên trong con. Chúa lớn lên trong lòng trí con, Chúa lớn lên trong ngôn từ của con, Chúa lớn lên trong từng việc con làm. Chúa phải lớn lên! Chúa ơi, Chúa phải lớn lên! Chúa phải lớn lên! Lạy Chúa, Chúa phải lớn lên như Mặt Trời Rạng Đông ngày mới. Ngài phải lớn lên trong Hội Thánh và trong con từng ngày.
Kết thúc thánh lễ, trong khi ca đoàn hát bài “Te Deum”, Đức Tân giám mục đi đến cộng đoàn để ban phép lành giám mục đầu tay cho tất cả mọi người.
Thánh lễ kết thúc lúc 11giờ. Mọi người ra về trong tâm tình hân hoan, tạ ơn và đầy cảm xúc.  

 (Ảnh: WGPSG & Phạm Đức Hạnh)

Suy tư tuần thánh _ thằng súc sinh

THẰNG-SÚC-SINH
“Ngày tôi được Rước Lễ Lần Đầu, tôi đã hứa với Chúa Giê-su rằng: tôi sẽ lần lượt rút hết những cái gai đâm vào trái tim của Người, để ghim thay vào trái tim tôi!”
Phỏng theo một truyện ngắn của Ba-lan (mehangcuugiup.org)

Lời Chúa cntn 17c _ lời kinh tuyệt vời

LỜI KINH TUYỆT VỜI


Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thuật lại việc Ðức Giêsu dạy ta cầu nguyện bằng lời Kinh Lạy Cha. Người muốn ta gọi Thiên Chúa là Cha, sống tâm tình của người con thảo và tin tưởng phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa.  Người muốn ta cầu nguyện cho vinh danh Thiên Chúa và cho những nhu cầu cơ bản trong đời sống của ta.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ chữ cần

BÀI 2. HỌC TẬP CHỮ CẦN
cần mẫn - cần lao -  chú ý
I. CẦN MẪN
1. Thế nào là cần mẫn?
      Người cần mẫn, hay chuyên cần, là người siêng năng, ham làm việc và làm kỹ lưỡng đến nơi đến chốn.

Tu đức _ lương thực hằng ngày - cuốn I


LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Bản toát lược đời sống tâm linh
được sắp xếp và đơn giản hóa bởi
Anthony J. Paone, S.J.
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
 A. một chút suy tư về đời người
B. bốn sự sau hết
26.    bắt đầu một cuộc sống mới
27.    sự thánh thiện trong đời sống hằng ngày
28.    tình nghĩa sâu xa hơn với Chúa
29.    xung đột bên trong tâm hồn
30.    bản tính thấp hèn của con người
31.    thành thực thừa nhận về những khiếm khuyết của một người
32.    khiếm khuyết trổi vượt
33.    sự chăm sóc thiết yếu cho mình
34.    những điều trợ giúp và cản trở sự thánh thiện
35.    sự phong phú của đời sống tâm linh
36.    rước lễ thường xuyên
37.    lời mời gọi hiệp lễ
38.    con người của đức tin
39.    sự lành đúng thực cho người ta
40.    những ao ước của thượng giới
41.    lòng mong mỏi phần thưởng
42.    không vị kỷ đối với Chúa
Phần ba: cám dỗ
A. bản chất, giá trị, và việc kiểm soát các cơn cám dỗ
43.    những thử thách hằng ngày
44.    cám dỗ ở khắp nơi
45.    không có lúc nào, chỗ nào mà không có cám dỗ
46.    hai nguyên cớ bên trong của cám dỗ
47.    sự tăng trưởng của cám dỗ
48.    đối mặt với cám dỗ
49.    cám dỗ như là một thầy giáo
50.    các cám dỗ chứng thực giá trị của con người
51.    sự đa dạng của cám dỗ
52.    cầu nguyện, phương thuốc đầu tiên
53.    tìm kiếm lời khuyên
B. nói riêng một vài cám dỗ
54.    những cám dỗ nghịch đức tin
55.    niềm tin vào Thánh Thể
56.    sự lảng tránh hiệp lễ
57.    sự quên sót hiệp lễ
58.    sự hờ hững tâm linh
59.    phương thuốc cho sự hững hờ
60.    những ý tưởng xấu
61.    sợ hãi
62.    thất vọng
63.    những hy vọng hão huyền
64.    sự thịnh vượng trần tục
65.    mong ước sự hiểu rõ giá trị con người
66.    sự kiêu căng ngu xuẩn
67.    sự tự dối lòng
68.    nhân đức tự nghi ngờ
69.    tính trung thực nội tâm
70.    cám dỗ ngạo mạn
71.    lòng tự tin điên rồ
72.    nguy hiểm của lòng tự tin điên rồ
73.    những nguy hiểm của hiểu biết
74.    hiểu biết mà không nhân đức
75.    những tâm trạng và cảm xúc nước đôi
76.    sự an ủi và cô đơn nội tâm
77.    tiến triển trong sự an ủi
78.    lời Chúa cho sự cô đơn
Phần bốn: chế ngự những thói quen xấu
79.    rộng lượng với Chúa
80.    giận dữ
81.    thiếu kiên nhẫn
82.    tìm kiếm sai lỗi
83.    đoán xét vội vàng
84.    phê phán thiếu bác ái
85.    sự ngu xuẩn của chủ nghĩa thế tục
86.    sự tò mò không cần thiết
87.    sự tò mò của con mắt
88.    sự tò mò về con người
89.    sự tò mò về ơn cứu độ của người khác
90.    yêu thích điều mới lạ và đa dạng
91.    trông cậy hão huyền vào sự giúp đỡ của con người
92.    những kẻ gièm pha và ý kiến con người
93.    tình bạn
94.    tình bạn của các thánh
95.    sự hiến thân cho Đức Mẹ
Phần năm: chinh phục chính mình bằng khổ chế
96.    tình yêu có hiểu biết
97.    những kẻ thù bên trong của con người
98.    những quyến luyến
99.    những cảm xúc xung đột
100. chiến thắng bản thân
101. gương chiến thắng bản thân
102. lòng tự ái sai lầm
103. sợ đau khổ
104. quà tặng ân sủng
105. ơn chiến đấu tự nhiên
106. bản tính của ơn chiến đấu
107. tự nhiên đối kháng với ân sủng
108. sự điều khiển của những dục vọng
109. điều khiển ý riêng
110. yêu sự thanh tịnh
111. đức thinh lặng