Hiển thị các bài đăng có nhãn th.le. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn th.le. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cntn 19b _ hy lễ tạ ơn

HY LỄ TẠ ƠN
Mỗi lần đi dự thánh lễ, ta hãy nhớ đây là công việc xứng hợp nhất, để ta cảm tạ Chúa.
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm

Lời Chúa cntn 19b _ bánh bởi trời

BÁNH BỞI TRỜI  
Thánh lễ chính là bữa tiệc trong đó Thiên Chúa dọn ra hai bàn tiệc. Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể. Cả hai bàn tiệc cũng đều là chính Đức Giêsu.
Tgm. Ngô Quang Kiệt

Tìm hiểu Lời Chúa _ thứ năm tuần bát nhật phục sinh


TH NĂM
TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Cv 3,11-26 ; Lc 24,35-48

Daily reflection _ we come to know Him

WE COME TO KNOW HIM   
In the Eucharistic Liturgy, we come to know Jesus in a profound and personal way!
Deacon John Ruscheinsky

Sống đức tin _ thư ngỏ gửi người không đi nhà thờ

Thư ngỏ gửi người không đi nhà thờ
Có rất nhiều lý do khiến người ta không đi nhà thờ. Tôi chỉ có thể suy đoán về những lý do của bạn mà thôi. Những lý do bạn không đi nhà thờ không phải là điều quan trọng của lá thư này…
Ronald Rolheiser  

Daily reflection _ extraordinary signs

EXTRAORDINARY SIGNS
The signs of the Mass are simple, but their spiritual effects are extraordinary... It is Jesus Himself who lives and acts through the sacred signs of the Mass.
Deacon John Ruscheinsky

Bông hoa xứ Ars : thánh lễ - quà tặng của Thiên Chúa


THÁNH LỄ: QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA
Nếu có ai bảo chúng ta: “Vào giờ ấy, người ta sẽ làm cho một kẻ chết sống lại”, chắc hẳn chúng ta sẽ tức tốc chạy đi xem. Trong khi đó lời truyền phép biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu của một vị Thiên Chúa, đó chẳng phải là một phép lạ lớn lao hơn bội phần so với việc làm cho một kẻ chết sống lại sao?

Bài giảng của thánh Vianney _ thánh lễ

THÁNH LỄ
Thật tuyệt vời biết bao! Sau khi truyền phép Thiên Chúa ngự đó giống như đang ngự trên Thiên Đàng. Nếu người ta có thể hiểu được mầu nhiệm này, người ta sẽ chết đi vì yêu mến.

Bài giảng của thánh Vianney _ thánh lễ

THÁNH LỄ
Thật tuyệt vời biết bao! Sau khi truyền phép Thiên Chúa ngự đó giống như đang ngự trên Thiên Đàng. Nếu người ta có thể hiểu được mầu nhiệm này, người ta sẽ chết đi vì yêu mến.  

Tuần Thánh _ ý nghĩa tuần thánh


Ý NGHĨA TUẦN THÁNH
Chúng ta tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa để suốt đời ta, ta biết vui lòng đón nhận mọi thánh giá Chúa gửi đến cho ta.  
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm

Thánh Thể _ lễ Misa giá bao nhiêu?


 Một lễ Misa giá bao nhiêu?  
Xin hãy cùng đọc một chứng từ có thật, hết sức giản dị đơn sơ, nhưng lại quá độc đáo bất ngờ, để rồi cùng có được diệu cảm về Thánh Lễ...

TU ĐỨC

CHI TIẾT TRONG MỘT NGÀY
9.      Viên đá nền tảng
Điều quan trọng đầu tiên trong ngày -giống như Thánh Giá vậy- là tham dự Thánh Lể và rước lể mỗi ngày. Đây chính là những nguồn ân sủng không cần phải nói nhiều. Người nào có thể đi lễ mỗi sáng mà không đi là tự lừa dối mình nếu họ nghĩ rằng họ đang nhắm đến mục đích thánh hóa.
Tham dự Thánh Lể và rước lễ là ngày được bắt đầu một cách hoàn hảo - và đó chỉ là nửa trận chiến mà thôi. Còn hai ràng buộc nhỏ hơn là: 
a) đối với người bên cạnh. Có nhiều người không tham dự Thánh Lể mỗi ngày chỉ vì thiếu suy nghĩ: cho mượn sách hay nói lời nào nhắc nhở họ. 
b) đối với chính mình : đọc để tăng kiến thức và thành kính.
Dâng hiến buổi sáng
Ngày nên bắt đầu bằng dâng hiến buổi sáng tất cả mọi suy nghĩ, lời nói, và hành động cho Chúa Jesus nhờ vào Mẹ Maria. Dâng hiến nầy phải là ý tưởng hướng dẫn trọn ngày. Chúng ta không cần phải lập lại nhiều lần, nhưng những suy nghĩ đó phải nằm trong tim và điều khiển đời sống hằng ngày của chúng ta cho đến khi chúng ta cảm thấy mình làm việc cho Chúa chứ không phải cho thế gian.
Công việc hằng ngày
Trước hết đừng có ai coi mình có việc làm sang cả. Khi khinh bỉ các việc làm lụng tay chân nhỏ nhặt là họ tách rời đức tin công giáo và gia nhập về phía chủ nghĩa ngoại đạo, chủ nghĩa nầy cho rằng các công việc nầy là cội rễ của mọi sự dữ.
Còn người Do Thái cổ truyền thì coi thường những ai không có nghề. Thông thường những người theo Chúa là lớp làm lụng tay chân tồi tàn nhất, và toàn thể giáo lý của đạo Công Giáo tông truyền luôn đề cao việc cần lao, làm lụng cực khổ, chịu nghèo khó thiếu thốn những gì mà thế gian cho rằng đáng thèm  thuồng. Thực sự đó bắt đầu trên đường đi đến thiên đàng.
 “ Làm việc là cầu nguyện” các tu sĩ ngày xưa đã nói. Họ không bao giờ nghỉ là mình đang xa cách Chúa lúc làm việc hơn lúc quì gối nguyện cầu. Có nhiều tu viện họ vừa làm việc vừa hát thánh ca. Có nhiều tu viện khác vừa làm việc vừa nghiền ngẫm. Chúng ta đọc thánh Bernard ngừng viết đột ngột bài giảng tuyệt vời của Ngài bởi vì đã đến giờ để đi ra đồng làm việc. Có người lại mở các sách đạo trước mặt để gợi các ý nghĩ thánh thiện trong lúc tay đang làm việc và còn tuyệt hơn nữa có người đi xưng tội tẩy sạch linh hồn trước khi vẽ hay những công việc đòi hỏi sự khéo léo. Sự hỗn hợp của tinh thần cầu nguyện và làm việc như thế đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt xảo mà thế hệ hiện tại phải chiêm ngưỡng mà không làm sao bằng được. Chúa đã tán thành việc làm trong tinh thần cầu nguyện như thế đã thở cái đẹp vào đó. Nếu chúng ta muốn tạo ra các tác phẩm tương tự như vậy, chúng ta nên áp dụng đường lối đó. 
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ PHỤNG VỤ
Thánh lễ đồng tế:
Thánh lễ đồng tế do nhiều linh mục cùng cử hành, và dưới sự chủ tọa của một vị.
° Tại Tây Phương, trước thế kỷ thứ XIII, thánh lễ được đồng tế "âm thầm", nghĩa là chỉ có vị chủ tế, là người có chức vụ lớn nhất, đọc kinh Tạ Ơn (Kinh nguyện Thánh Thể) mà thôi. Vào thế kỷ thứ XIII tại Rôma, các vị đồng tế cùng đọc kinh Tạ Ơn với Đức Giáo Hoàng, và mỗi vị cầm một bánh lễ trong tay của mình. Khoảng cuối thời Trung cổ, thánh lễ đồng tế không còn phổ thông nữa.
Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) xác định giá trị cao cả của thánh lễ đồng tế, vì việc đồng tế biểu lộ cách thích đáng của chức linh mục và của hy tế, cũng như sự hợp nhất của toàn dân Chúa.
° Tại Đông Phương, thánh lễ đồng tế vẫn được duy trì từ xưa tới nay.
 "Thánh ! Thánh ! Chí Thánh !"
Bài hát này là bản tổng hợp của một số câu Kinh Thánh: (theo bản dịch mới)
° Thánh ! Thánh ! Chí Thánh ! Thiên Chúa, Chúa Tể càn khôn là Đấng Thánh (Is 6, 3; Kh 4, 8).
° Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa (Is 6, 3).
° Hoan hô Chúa trên các tầng trời (Mt 21, 9).
° Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa (Tv 117, 26; Mt 21, 9).
° Hoan hô Chúa trên các tầng trời (Mt 21, 9).
Câu trong Isaia (6, 3) gồm: "(Toàn trái) đất rạng ngời vinh quang Chúa". Phụng vụ thêm chữ "trời". Viễn ảnh trở nên bao la: cả trên trời và dưới đất, cả các thiên thần, các thánh và loài người, với muôn loài tạo vật, đồng thanh tung hô vinh danh Chúa Cha.
Theo sách Khải Huyền (4, 8), bài "Thánh ! Thánh ! Chí Thánh" là lời tung hô của các thiên thần và các thánh trên trời. Như thế, mỗi thánh lễ được cử hành làm cho chúng ta hướng về lời tán tụng muôn đời này.
Biên soạn tại Rennes (France), tháng 10 năm 1996

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ


GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ PHỤNG VỤ
Lễ Misa
Trong Sách Lễ Rôma, bản chính bằng tiếng la-tinh, để kết thúc thánh lễ, chủ tế đọc "Ite missa est". Missa (do động từ la-tinh mittere: gửi đi) có nghĩa là sự trả về. Do đó "Ite missa est" có nghĩa là "Hãy đi, đây là lúc giải tán", cũng như khi ta nói: "Thôi về đi, mọi việc đã xong rồi !" Đương nhiên, chúng ta biết công thức bằng tiếng Việt: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an" (xem câu hỏi số 34).
Từ thế kỷ thứ IV, chữ missa chỉ định toàn bộ thánh lễ. Từ đó, có tiếng Pháp Messe, tiếng Anh Mass, và tiếng Việt Lễ Misa.
Năm phụng vụ
Năm phụng vụ, bắt đầu từ Chúa nhật I Mùa Vọng (vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, tùy theo năm) cho đến thứ bảy của tuần 34 Thường Niên, nhằm kể lại toàn bộ lịch sử ơn cứu độ và cuộc đời của Chúa Kitô mà lễ Phục Sinh là đỉnh điểm.
Mỗi lễ phụng vụ làm nổi bật một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm cứu độ duy nhất.
Năm phụng vụ gồm các mùa sau đây, theo tuần tự:
° Mùa Vọng: khoảng 4 tuần trước lễ Giáng Sinh.
° Mùa Giáng Sinh: từ lễ Giáng Sinh tới cuối tuần lễ Hiển Linh.
° Mùa Thường Niên (hoặc Quanh Năm) (phần I): từ Chúa nhật sau lễ Hiển Linh đến thứ tư Lễ Tro. Vì ngày lễ Phục Sinh không cố định nên Mùa này kéo dài từ 5 đến 9 tuần, tùy theo năm.
° Mùa Chay: gồm 40 ngày (không tính các ngày Chúa nhật), từ thứ tư Lễ Tro đến Chúa nhật Phục Sinh.
° Mùa Phục Sinh: gồm 50 ngày, từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
° Mùa Thường Niên (phần II): kéo dài từ 25 đến 29 tuần (tùy theo năm), từ lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đến Chúa nhật I Mùa
Vọng. Năm phụng vụ mới lại bắt đầu. + Ngày lễ Phục Sinh được tính vào Chúa nhật đầu tiên sau trăng tròn đầu tiên của mùa xuân. Từ ngày lễ Phục Sinh này, người ta xác định được ngày của ba lễ khác: thứ tư Lễ Tro, 40 ngày trước đó (không tính các ngày Chúa nhật); lễ Thăng Thiên, 40 ngày sau (vào ngày thứ năm); lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 50 ngày sau (vào ngày Chúa nhật).

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ PHỤNG VỤ
Kinh Tin Kính
Có hai bản kinh Tin Kính: kinh Tin Kính các Tông Đồ và kinh Tin Kính Nicée. Dưới hình thức này hay hình thức khác, kinh Tin Kính được cộng đoàn đọc trong các thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng sau bài Tin Mừng và bài giảng.
° Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cũng gọi là Biểu Tín các Tông Đồ (symbole des Apôtres), là bản kinh Tin Kính xưa nhất, có từ thế kỷ thứ II. Bản này tổng hợp các công thức đã có trước đó. Từ thế kỷ thứ VI, bản này có hình thức như chúng ta thấy hiện nay. Đây là bản tuyên xưng những tín điều chính yếu nhất khi chịu phép Rửa.
° Kinh Tin Kính Nixêa do Công Đồng Nixêa (Nicée) chấp thuận vào năm 325 nhằm đối phó với lạc thuyết arianô chối bỏ thần tính của Chúa Giêsu Kitô. Sau đó bản này được Công Đồng Constantinople bổ túc vào năm 381 nhằm để xác quyết thần tính của Chúa Thánh Thần do nhiều bè rối chối bỏ, vì thế đôi khi người ta gọi bản này là kinh Tin Kính của các Công Đồng Nixêa-Constantinople. Giáo dân Việt Nam thường đọc bản này trong thánh lễ.
Kinh Vinh Danh
Bài thánh ca này đã có từ lâu đời cũng được gọi là "khúc hát thiên thần" (le cantique des anges). Giáo Hội, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng kinh Vinh Danh để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chúa Chiên Con. Kinh Vinh Danh được hát hay đọc vào phần đầu thánh lễ Chúa nhật (trừ Mùa Vọng và Mùa Chay), trong các lễ trọng, lễ kính và trong các dịp lễ khá long trọng. Người ta không biết tác giả là ai cũng như năm sáng tác, nhưng biết rằng kinh Vinh Danh đã có trong kinh sáng bên Đông Phương vào thế kỷ thứ IV.
Lễ Misa
Trong Sách Lễ Rôma, bản chính bằng tiếng la-tinh, để kết thúc thánh lễ, chủ tế đọc "Ite missa est". Missa (do động từ la-tinh mittere: gửi đi) có nghĩa là sự trả về. Do đó "Ite missa est" có nghĩa là "Hãy đi, đây là lúc giải tán", cũng như khi ta nói: "Thôi về đi, mọi việc đã xong rồi !" Đương nhiên, chúng ta biết công thức bằng tiếng Việt: "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an" (xem câu hỏi số 34).
Từ thế kỷ thứ IV, chữ missa chỉ định toàn bộ thánh lễ. Từ đó, có tiếng Pháp Messe, tiếng Anh Mass, và tiếng Việt Lễ Misa.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ
GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ DÙNG TRONG PHỤNG VỤ
Alleluia (hay Halêluia)
Tiếng do-thái, có nghĩa "hãy ngợi khen Thiên Chúa". Alleluia, được đọc hoặc hát trước khi nghe công bố Tin Mừng (Phúc Âm), diễn tả niềm hân hoan, tán dương và ngợi khen, và mời gọi chúc tụng Thiên Chúa vinh quang. Do đó, trong Mùa Chay, mùa sám hối và hoán cải, mùa tưởng niệm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô, chúng ta không đọc hoặc hát Alleluia trong các nghi thức phụng vụ.
Amen  (Xem câu hỏi số 12)
Bài giảng (hay bài diễn giảng)
Giảng ở đây có nghĩa là giảng Lời Chúa: linh mục chú giải về đoạn Tin Mừng vừa nghe, quảng diễn và áp dụng Lời Chúa trong đời sống hằng ngày.
Bài giảng là phần phụng vụ phải có trong các thánh lễ chúa nhật và lễ trọng, vì sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của Tin Mừng, của Thánh Kinh trong thánh lễ cũng như trong đời sống Kitô hữu.
Bí tích
Danh từ bí tích (bí: kín, dấu kín không biết được; tích: dấu vết để lại) dịch từ chữ hy-lạp mysterion hoặc từ chữ la-tinh sacramentum.
Bí tích cũng còn được gọi là Nhiệm tích.
Sách "Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo" (1992) định nghĩa bí tích như sau: "Các bí tích là những dấu hiệu hữu hiệu của ân sủng do Chúa Kitô thiết lập và được trao lại cho Giáo Hội để ban sự sống thần linh cho chúng ta. Các nghi thức hữu hình để cử hành các bí tích thì nói lên và thực hiện những ân sủng riêng của mỗi bí tích" (số 1131).
Bí tích là máng chuyển ơn Chúa cho chúng ta. Mọi bí tích đều là hành vi của Chúa Kitô được Giáo Hội cử hành qua nghi thức phụng vụ gồm sự vật, cử chỉ và lời nói kèm theo. Thí dụ: trong bí tích Rửa Tội, linh mục đổ nước ba lần trên đầu thụ nhân hoặc dìm thụ nhân ba lần trong giếng rửa, và đọc: "T..., cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần".
Có tất cả bảy bí tích: Rửa Tội (hoặc Thánh Tẩy), Thêm sức, Thánh Thể, Hòa Giải (hoặc Giải Tội), Xức Dầu bệnh nhân, Truyền Chức, Hôn Phối.
Hiến tế tạ ơn
Hiến tế tạ ơn là một cách gọi khác của thánh lễ và lễ Misa. Từ ngữ này (dịch từ động từ hy-lạp eucharistein: tạ ơn) diễn tả rõ ràng mục đích chính của thánh lễ: cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha nhờ Chúa Kitô, với Người và trong Người, cũng như sự kết hợp của Giáo Hội với các tác động này của Chúa Kitô (xem câu hỏi số 1).

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - THÁNH LỄ

40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ

Kết luận
Qua những câu trả lời trong tập sách nhỏ này, chúng ta đã khám phá ra hoặc khám phá lại ý nghĩa của thánh lễ. Nhưng giải thích thánh lễ vẫn chưa đủ, mà cần phải sống và cử hành thánh lễ trong đức tin, với tất cả tâm tình.
Thánh lễ không phải là một loạt nghi thức nối tiếp nhau, nhưng là cùng một hiến tế tạ ơn, cùng một mầu nhiệm phục sinh. Thánh lễ cũng không thể bị thu nhỏ lại thành một cộng đoàn lắng nghe lời Chúa và tuyên xưng đức tin của mình. Trước tiên thánh lễ là sự hiện diện tác động của hy lễ của Chúa Kitô, chính Người kết hợp và thánh hiến Giáo Hội, chính Người ban đời sống thần linh qua Mình và Máu Người trong rước lễ. Hiến chế về "Phụng Vụ thánh" nói rõ điểm đó:
"Trong Bữa Tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình Máu Người, để nhờ đó Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quí của Người là Giáo Hội việc tưởng nhớ cái Chết và Sống Lại của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc vượt qua, trong đó chúng ta ăn Chúa Kitô, được tràn đầy ân sủng, và được đảm bảo vinh quang tương lai" (số 47).
Giáo Hội không ngừng nhấn mạnh sự quan trọng của thánh lễ trong đời sống Kitô hữu. Thí dụ: theo các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II, thánh lễ là "trung tâm điểm của cộng đoàn tín hữu" (Sắc lệnh LM, số 5), là "nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô giáo" (Hiến chế GH, số 11), và là "nguồn mạch ơn thánh hóa cho con người và làm vinh danh Thiên Chúa" (Hiến chế PV, số 10).
Gốc rễ, nguồn mạch, trung tâm, chóp đỉnh: thánh lễ là tâm điểm của đức tin và đời sống của chúng ta. Theo công thức nổi tiếng của Đức Hồng Y Henri de Lubac, "nếu Giáo Hội làm nên thánh lễ" (si l'Église fait l'eucharistie), trước tiên và tiên quyết "thánh lễ làm nên Giáo Hội" (l'eucharistie fait l'Église).
Thánh lễ là bữa tiệc, trong đó Thiên Chúa bổ sức cho chúng ta tiến đến hạnh phúc vĩnh cửu. Chúa Giêsu đã phán: "Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết" (Gioan 6, 54).
Ước gì mỗi người chúng ta biết sống sâu sắc bí tích Thánh Thể để lãnh nhận những ơn thánh bổ ích cho cuộc đời của chúng ta và để sinh nhiều hoa trái.