Hiển thị các bài đăng có nhãn lacquan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lacquan. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cntn 22b _ để sống hạnh phúc

ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC
Chinh phục được tinh thần mình, còn quan trọng hơn là chinh phục được một châu thành.
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm

Suy tư hôn nhân _ chống tay đứng dậy

"Chống Tay Đứng Dậy"  
“Đừng, đứng khóc lóc bên mồ em... Thôi đừng khóc bên mồ em, chúng ta sẽ gặp lại nhau sau…” (Mary Elizabeth Frye)
Tràm Cà Mau

Lời Chúa cnps 3b _ emmaus


EMMAUS
Nếu biết đặt niềm tin tưởng vào Chúa và làm hết sức mình, thì bao giờ chúng ta cũng có đủ lý do để lạc quan…
Tổng hợp từ R. Veritas

Một chút suy tư _ cuộc sống là một quà tặng

CUỘC SỐNG LÀ MỘT QUÀ TẶNG
Con người ngày nay dường như rất giỏi kiến tạo cuộc sống nhưng lại không biết cách tận hưởng cuộc sống.  

Sống hạnh phúc _ không đáng kinh ngạc sao?

KHÔNG ĐÁNG KINH NGẠC SAO?
Vào lúc 23g30 Fred đáp một chuyến bay phản lực ở Bangkok – Thái Lan. Chiếc máy bay chứa tới 420 chỗ ngồi và nặng gần bằng một chung cư nhỏ.

Sống hạnh phúc _ tiếng cười


TIẾNG CƯỜI
Bạn có bao giờ đụng đầu vô tường hay bị dập tay khi đùa giỡn với bè bạn? Bạn có để ý điều gì không?

Sống hạnh phúc _ sức mạnh tinh thần

SỨC MẠNH TINH THẦN
Bạn có thể nhận ra điều đáng kể ở những con người hạnh phúc nhất… Họ đã từng vượt qua được những thất bại nặng nề.
Những người hạnh phúc có khi cũng bị vỡ nợ, ốm đau bịnh hoạn, bị đuổi việc – hoặc bị lường gạt!
Họ cũng có những vấn đề như bao con người khác. Nhưng họ có tinh thần vững vàng tập trung vào việc tìm giải pháp. Họ đã phát triển được “sức mạnh tinh thần”.
Sức mạnh tinh thần cũng tựa như sức mạnh thể chất vậy.
Bạn có CƠ BẮP cứng cáp khỏe mạnh bởi bạn được tập luyện. Bạn tập chạy lên đồi dốc. Sức mạnh của bạn tăng dần lên.

Một chút suy tư _ sống ngày hôm nay

Sống ngày hôm nay
Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng.
Một ngày là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm qua đã đi qua. Mọi tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta không thể nào hủy bỏ một hành động mà chúng ta đã làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua đã đi xa rồi!
Còn một ngày nữa mà chúng ta không nên lo lắng, đó là ngày mai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hi vọng và việc thực hiện thì tồi tệ. Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọc lên. Và trước khi nó mọc lên vào ngày mai chúng ta chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra mà.

MỘT CHÚT SUY TƯ _ những cái cần gạt nước

NHỮNG CÁI CẦN GẠT NƯỚC
Bạn đã từng lái xe trong mưa, bạn có để ý đến cái cần gạt nước không? Trời mưa như trút nước, nước phủ mờ mặt kính, che khuất cả đường đi. May mắn thay chúng ta có những cái cần gạt nước: kiên trì và đều đặn, chúng xoá nhoà nước mưa trên kính, giúp ta nhìn thấy đường để lái xe. Thật tiện dụng tuyệt vời!

Học làm người _ Steve Jobs, một huyền thoại

STEVE JOBS, MỘT HUYỀN THOẠI…
----- Ngày 5/10/2011, thế giới công nghệ ngỡ ngàng trước sự ra đi của Steve Jobs, nguyên Giám đốc điều hành hãng điện tử nổi tiếng - Trái táo cắn dở - Apple.
Những giọt nước mắt tiếc thương, những nghẹn ngào đầy thán phục, những sự ngưỡng mộ sâu xa… tất cả, chỉ để dành cho Steve Jobs.
Một đứa con được sinh ra ngoài ý muốn và bị cho đi để làm con nuôi.
Một sinh viên bỏ ngang việc học khi mới 17 tuổi.
Một giám đốc bị sa thải ngay tại chính công ty do mình lập ra.
Steve đã đi vào cuộc đời và đã khởi đầu sự nghiệp của mình, như người tham gia một cuộc chơi quyết liệt, với một phong thái lãng mạn và đầy sức thuyết phục.
Vâng, Steve đã từng:
Dám lao vào cuộc chơi khi đi theo trái tim và trực giác của mình với chân nhận rằng: Thời gian có hạn vì thế đừng lãng phí khi sống cuộc sống của người khác. Đừng vì quan điểm của người khác mà bỏ qua chính kiến của mình.
Dám tin vào con người, tin vào cuộc sống, ngay giữa những thất bại, ê chề, tủi nhục nhất: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã chúng ta, nhưng xin đừng mất lòng tin. Tôi đoan chắc rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm.
Dám bước tiếp, ngay trên những hào quang: Tôi cho rằng khi bạn làm một điều gì đó tốt thì bạn nên cố gắng tạo ra những điều tốt hơn nữa. Đừng chìm đắm trong thành công quá lâu mà phải tạo ra những thành công mới.
Dám chọn lựa đâu là điểm ưu tiên trong bậc thang giá trị của mình: Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng.
Dám sống từng ngày như là ngày cuối cùng: Tôi nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi: Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, tôi có muốn làm trong hôm nay những gì mà tôi dự định không ? Và bất cứ khi nào câu trả lời “Không” xuất hiện liên tục trong quá nhiều ngày, tôi biết tôi cần phải thay đổi thứ gì đó.
Để rồi, ngay khi đạt tới cao trào của cuộc chơi, Steve đã buông tay, ngay tại cột mốc của con số 56…
Giã từ thế giới công nghệ, thành tựu Steve để lại, không phải là những sản phẩm tuyệt vời, Macintosh, là iPod, Ipad… nhưng là những cảm hứng của đam mê, sáng tạo và thay đổi.
Rút lui khỏi sự cạnh tranh kinh doanh khốc liệt, chiến thắng Steve giành được không phải là khối tài sản khổng lồ nhưng là một khả năng biết biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu.
Đi ra khỏi cuộc đời, dấu ấn Steve để lại, không phải là những đỉnh cao ông đạt được nhưng là một triết lý sống, một nhân cách sống.
Quả thực, như một định mệnh, ngày 5-10-2011, đánh dấu điểm kết của những hoài bảo, những thất bại, những vinh quang… của một cuộc đời, một con người, một thiên tài - Steve Jobs.
Nhưng chắn chắn, triết lý sống, nhân cách sống của Steve, vẫn còn đó…
Như một gợi hứng cho những ước mơ, những chọn lựa, những quyết định để dám “Sống khát khao. Sống dại khờ” cho đến cùng.
Xin được một lần, cám ơn và vĩnh biệt Steve Jobs - một mẫu gương, đúng hơn, một huyền thoại !
Ngọc Diệp

Học làm người _ quên những cái nên quên

QUÊN NHỮNG CÁI NÊN QUÊN
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.
Giang Nhất Yến

SỐNG LẠC QUAN _ tôi đã đứng trên ngưỡng cửa của cái chết

Tôi đã đứng trên ngưỡng cửa của cái chết
Đây là tự sự cuả một người mắc bệnh nan y, nói về những kinh nghiệm sống của mình. Có thể tác giả là một người chưa tin Chúa, vậy nếu một người tin Chúa mà biết áp dụng những lời khuyên này thì bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra rồi.
Số là cách nay trên 10 năm, tôi đã đứng trên ngưỡng của của cái chết.
Bác sĩ Monsour rất có uy tín ở Houston, Texas, đã đích thân điều trị cho tôi, cuối cùng cũng phải tuyên bố bó tay trước căn bệnh Viêm Gan siêu vi C mãn tính của tôi, ông còn lưu ý tôi là đừng mất công chạy chữa nữa, vì ông mà phải đầu hàng và cũng không còn thuốc nào trị nổi, thì không còn bác sỹ nào có thể giúp cứu mạng tôi được. Dĩ nhiên tôi tin lời ông, vì tôi biết rõ khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của ông, nhưng có lẽ vì cái máu tếu trong người tôi quá nhiều, nên tôi vẫn tủm tỉm cười. Ông rất ngạc nhiên và hỏi tôi là không sợ chết sao mà còn cười được. Tội bật cười thành tiếng, và trả lời ông rằng, nếu bác sỹ bảo tôi sợ mà thoát chết, thì tôi xin sợ ngay, còn nếu đàng nào cũng chết thì tại sao lại sợ.
Thực tế cho thấy là có những vua chúa giầu sang, quyền uy tột bực, với cả đàn ngự y tài giỏi, mà cũng vẫn chết, thì tôi là cái thá gì mà không chết, và khi đã biết là sớm muộn gì cũng phải chết, thì sợ cũng chết, vậy ngu gì mà sợ, cứ tận hưởng những ngày còn lại, và sẵn sàng để đáp chuyến tầu định mệnh đi đoàn tụ với vợ con tôi đã ra đi trước tôi.
Cũng xin nói thêm là trước khi phát giác ra bị lây nhiễm viêm gan siêu vi C, vì vô máu quá nhiều trong một ca đại phẫu thuật trước đó khoảng mười năm, chết lên chết xuống, phải nằm bệnh viện tới cả hai tháng rưỡi. Vào thời điểm đó y khoa chưa tiến bộ tới mức có thể “quét” để khám phá ra trong máu người hiến có vi-rút gì hay không, nên tôi mới bị lãnh đủ.
Ông bác sĩ cũng cười theo, đồng ý với tôi, nhưng còn vớt vát rằng, đúng vậy, nhưng lần đầu tiên ông nghe một bệnh nhân chết đến nơi, mà vẫn dám lý luận ngang tàng như thế. Ông hỏi tôi là tuy không bác sỹ nào có thể cứu mạng tôi được nữa, nhưng chính bản thân tôi có thể tự cứu mình được, có muốn ông chỉ cho không. Tôi đáp là tuy không sợ chết, nhưng nếu có cách gì kéo dài mạng sống để hưởng thụ cuộc đời, thì dĩ nhiên là muốn chứ.
Ông tâm tình với tôi rằng, ông cũng đã chỉ cho nhiều người, nhưng chưa thấy ai có đủ ý chí mạnh mẽ và kiên nhẫn mà áp dụng được , vì nói ra thì tưởng dễ, nhưng làm được không dễ, nhưng ông cho là tôi có đủ ý chí qua sự đối đáp với ông, nên ông nghĩ là chắc tôi làm được, và nếu làm được, thì có thể sống khỏe mạnh thêm hai ba chục năm nữa , còn không thì chỉ trong thời gian ngắn, bệnh sẽ phát triển sang ung thư và hậu quả ra sao thì ai cũng biết rồi khỏi cần nói nữa. Ông còn lưu ý tôi là nếu làm được và thấy có hiệu quả tốt thì nên phổ biến rộng rãi tới mọi người, coi như làm chuyện phúc đức vậy.
Bí quyết của ông là :

1/ Phải làm trống rỗng hoàn toàn cái đầu, không được để cái gì lảng vảng trong đầu. Khi có chuyện cần giải quyết, thì ngồi xuống lấy giấy bút ra mà động não, rồi ghi ngay xuống giấy, sau đó phải giải tỏa tâm trí ngay, chỉ khi nào tới lúc phải giải quyết thì lấy cái tờ giấy đã ghi chép ra mà áp dụng như cái máy thôi. Nói thì tưởng là dễ, nhưng ai mà không có khoản này khoản kia phải thanh toán,  lại còn bị những người chung quanh làm phiền tới mình, nhưng cần quyết tâm mà làm cho bằng được, vì đó là sự lựa chọn giữa lằn ranh sống và chết.
 2/ Phải ráng cười thật nhiều, cười từ khi mở mắt buổi sáng tới khi lên giường ngủ buổi tối. Nếu tự mình không cười được, thì phải nghĩ cách chọc sao cho thiên hạ cười để có thể cười theo.
3/ Nếu có hoàn cảnh, có điều kiện thì nên đi du lịch thật nhiều, ngoại cảnh sẽ giúp cho hào hứng, quên đi căn bệnh chết người của mình.  
Cà Cuống tui đã cân nhắc giữa tiền bạc và mạng sống, cuối cùng chọn lựa về hưu non vào tuổi 62, để có thể hoàn toàn nghỉ ngơi, và đi du lịch, du khảo khắp nơi khắp chốn, đồng thời kiên trì luyện tập, vậy mà cũng phải mất trên 6 tháng mới có thể giữ cho cái đầu rỗng bông được.
Bây giờ thì không còn tham, sân, si, không còn thù hận, ghen ghét, đố kỵ ai, cho nên khi nhìn ngược vào cái đầu mình, thì chỉ còn thấy trống rỗng mà thôi. Trong quá trình luyện tập, một hình thức như thiền vậy, đôi khi bị phân tâm, là thấy phía dưới xương sườn bên tay mặt như bị kiến cắn, hiểu ngay là vi-rut C thừa cơ ra ăn lá gan, lại phải lập tức buông xả liền mọi sự cho cái đầu trống rỗng ra ngay. 
Ai ghét bỏ, hay kiếm chuyện mắng chửi, cũng chỉ đáp lại bằng nụ cười tha thứ, và còn cầu xin Ơn Trên ban phúc lành xuống cho họ nữa, không còn như hồi xưa, ăn miếng trả miếng theo kiểu "răng đền răng, mắt đền mắt" ngay. Để có thể chọc cười mọi người, Cà Cuống tôi sưu tầm đầy một bụng tiếu lâm, để hoạt náo trên xe cho bà con vui cười trong những chặng đường dài, hầu quên đi mệt mỏi. Và kể như đã thành công, cả hai căn bệnh chết người là viêm gan siêu vi C mãn tính, gan đã bị xơ cứng tới 3/4, và tiểu đường nữa, nhưng nhờ bí quyết của ông bác sỹ tài ba chỉ dạy, mà cả hai căn bệnh hiểm nghèo đều vẫn còn trong vòng kiểm soát.
Làm rỗng cái đầu là chính yếu, còn cười và du lịch là hai cái phụ, nhằm hỗ trợ cho cái đầu mà thôi.
Kinh nghiệm bản thân là trên mười năm trước, ai biết tôi, kể cả bà vợ tôi, cũng không tin là tôi có thể sống sót được lâu đến thế này, vì qua hai thời kỳ hóa trị, mỗi kỳ sáu tháng, cộng chung là đúng một năm, tôi chỉ còn như cái xác chết biết đi. Trước đó, tôi cân nặng khoảng gần 85 kg, nhưng sau thời gian điều trị, bệnh đã không thuyên giảm, mà còn sụt xuống chỉ còn lối gần 55 kg, không thể tự ngồi lên được, mà bà nhà tôi phải vực dậy, tóc rụng đầy gối, ăn không được, ngủ không được. Nhất là bộ mặt của tôi mới thực thảm thê, nó bị choắt lại, nhăn dúm như trái ô mai khô, nhưng mầu sắc thì xám xịt lại như da người chết. Ai quen biết, và ngay cả bà nhà tôi, cũng tin chắc là tôi không thể nào qua khỏi.
Tôi rất biết ơn bác sĩ Monsour đã động viên tinh thần tôi, ổng nói là tin tưởng tôi có ý chí mạnh, nhất định sẽ làm được. Và quả thật tôi đã làm được, trước sự ngạc nhiên của mọi người quen biết, trọng lượng đã leo dần từ 55 kg  lên 71 kg, ăn ngon ngủ khỏe; năm ngoái khi trở lại Sapa, tôi vẫn còn có thể leo lên tận Cổng Trời với sự trợ giúp của cây gậy kỷ niệm, vật bất ly thân. Tôi vẫn tiếp tục đi du lịch đều đều khắp nơi. Riêng tại quê hương tôi, thì không còn xó xỉnh nào là không có dấu chân tôi, có nơi đi đi lại lại cả năm sáu lần, mà vẫn cảm thấy thích thú như thường. Theo bác sĩ Monsour, thì nếu áp dụng được bí quyết của ông, thì ngay cả ung thư cũng có cơ may thoát hiểm.
     Tôi kể lại kinh nghiệm sống thực tế của tôi, theo lời dặn dò của ông bác sỹ tài ba và giầu tình người, để nếu ai chẳng may rơi vào hoàn cảnh như tôi, thì có thể vững niềm tin mà tự cứu lấy mình. Đặc biệt là đừng bận tâm tới chuyện chết chóc, vì đó là quy luật tự nhiên của Trời Đất, có sinh là phải có tử, không ai có thể tránh né được, thì cứ hoan hỉ mà chấp nhận thôi. Do đó, tôi rất tin vào thuyết định mệnh, và luật Nhân Quả.
      Mến chúc tất cả mọi người thật nhiều may mắn và luôn vui cười, như bản thân tôi đã từ cõi chết trở về, chỉ nhờ vào bí quyết trong đó có cười, đó cũng là lý do thúc đẩy Cà Cuống tôi khai sinh ra Câu Lạc Bộ Cười, hầu mang lại cho bà con bằng hữu những tiếng  cười thật sảng khoái, cho cuộc đời lên hương, và trẻ mãi không già.
                                                     Antôn Uông sưu tầm trên mạng

SỐNG LẠC QUAN _ 250 điều cần làm trước khi chết của cô bé 16 tuổi

250 điều cần làm trước khi chết của cô bé 16 tuổi
 TTO - Biết mình không còn sống được bao lâu, cô bé 16 tuổi Claire Davies ở Llansamlet, Swansea, Xứ Wales đã lên danh sách 250 điều cần làm trước khi chết để không lãng phí khoảng thời gian còn lại của mình.
Claire Davies và danh sách 250 điều cần làm  trước khi chết - Ảnh: The Sun
Claire Davies bị một chứng bệnh liên quan đến hệ miễn dịch không thể chữa trị được. Mỗi ngày trôi qua thật sự là một thử thách, đặc biệt là phải nghe những lời chẩn đoán của bác sĩ về thời gian còn lại, nhưng Claire Davies vẫn dũng cảm đối mặt.
Lấy cảm hứng từ bộ phim The bucket list (Thỏa chí tang bồng - 2007) do Jack Nicholson và Morgan Freeman đóng, kể về hai người đàn ông trốn khỏi bệnh viện để thực hiện danh sách các việc cần làm trước khi chết, Claire Davies cũng tạo cho mình danh sách 250 việc cần làm và quyết tâm sống cho tới khi nào hoàn tất những công việc mà mình mong muốn.
 “Danh sách đó được gọi là “Danh sách những việc cần phải làm trước khi tôi chào tử thần”. Danh sách này sẽ luôn luôn thay đổi. Nó bao gồm tất cả những việc mà tôi muốn đạt được, muốn làm và trải nghiệm trong cuộc đời. Dù có thể tôi sẽ không làm hết được tất cả nhưng tôi vẫn thích thử” - Claire Davies chia sẻ.
Trong số 250 việc cần làm này có một số việc rất bình thường như việc số 12 là thi đậu tốt nghiệp, số 127 là ngắm mặt trời lặn hoặc số 23 là đi bơi ở ngoài biển. Những việc này vừa được Claire Davies hoàn thành.
Claire Davies tươi cười rạng rỡ bên mẹ - Ảnh: Thisissouthwales
 “Tôi cũng muốn lái thử một chiếc Aston Martin Vantage hoặc một chiếc Ferrari hay Porsche. Tôi rất thích những chiếc xe đua tốc độ” - Claire Davies hào hứng chia sẻ niềm yêu thích của mình.
Mẹ của Claire Davies cho biết: “Con bé đã sáng tác nhạc, đọc hết các tác phẩm của Shakespeare và đến dự lễ hội trường. Tuy nhiên cháu nó vẫn muốn thử cưỡi ngựa, đi xe đạp địa hình, viết tiểu thuyết… và có những việc như hẹn hò và được hôn”.
Hiện tại, Claire Davies được cha mẹ thuê một gia sư dạy tại nhà nhưng cô bé vẫn muốn đến trường học bán thời gian ở những khóa học cơ bản vào tháng 9 và thật sự cảm thấy hạnh phúc vì được sự ủng hộ của mọi người.
Claire Davies đã được mời đến trường quay Beautiful Lives (Cuộc sống tươi đẹp) - chương trình chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống của các em nhỏ trên kênh BBC One Wales. Câu chuyện của Claire Davies thật sự đã khiến mọi người xúc động và cảm phục.
THIÊN HƯƠNG (Theo The Sun, Thisissouthwales)


 

SỐNG LẠC QUAN _ chấp nhận việc đã rồi

CHẤP NHẬN VIỆC ĐÃ RỒI
Jack Dempsey, võ sĩ vô địch thế giới trong những năm 1928-1929 đã kể lại cuộc thất bại của anh khi bị võ sĩ Tunney đoạt chức vô địch, đánh bại anh như sau: "Giữa trận đấu, tôi đột nhiên cảm thấy hết thời... tới hiệp thứ 10 tuy chưa xiêu, nhưng đứng đã không vững, mặt tôi vừa toạc vừa sưng, mắt tôi gần nhắm nghiền lại. Bỗng tôi thấy trọng tài giơ tay Tunney lên nhận rằng y đã thắng, tôi không còn vô địch nữa rồi!

Jack Dempsey
Tôi xuống võ đài, về phòng thay đồ dưới mưa lạnh, rẽ đám khán giả mà đi. Có nhiều người cố nắm tay tôi để chia buồn. Có người mắt long lanh vết lệ. Một năm sau tôi tái đấu với Tunney. Nhưng vô ích. Thời oanh liệt của tôi quả đã qua hẳn. Rất khó mà nén sầu tủi, nhưng tôi tự nhủ rằng: "Sự đã xảy ra như vậy còn than tiếc làm gì nữa".
Có phải Dempsey tự nhủ như vậy hoài, mà hết được nỗi buồn chăng? Không, nghĩ suông như vậy thật chưa đủ, chàng đã thành công là vì đã thẳng thắn nhận sự thất bại, quẳng vất nó ra khỏi trí nhớ và chú hết thông minh vào tương lai. Chàng diệt ưu tư bằng cách mở nhà Hotel Great Northen tại đường số 57, hoặc treo giải thưởng lớn cho đám võ sĩ hậu sinh, hay là một đôi khi cũng lên võ đài biểu diễn. Chàng diệt ưu tư bằng cách cặm cụi trong những công việc thiết thực để kiến thiết tương lai, tới nỗi không còn thời giờ mà nghĩ tới dĩ vãng nữa. Chính Jack Dempsey đã nói thêm rằng: "Mười năm vừa qua tôi sung sướng hơn hồi giữ chức vô địch rất nhiều".
Ông Levis E. Laurs, giám đốc khám đường Sing Sing có cho biết rằng: Những tội nhân trọng phạm lúc mới vô khám, thường bao giờ cũng đầy oán hận và sầu thảm. Nhưng sau vài tháng, một phần lớn những tội nhân thông minh hơn hết, đã biết xóa bỏ hẳn những bi vận đó, bằng lòng với định mạng, tự ép mình vào khuôn khổ của nhà giam và lợi dụng những phương tiện nhỏ nhặt nhất, để được thư thái.
Ông Warden Laives đã kể câu chuyện một tội nhân vốn có nghề làm vườn, bị giam trong khám Sing Sing vừa hát vừa trồng rau, và xén bông, trong bốn bức tường giam cao ngất, đang khi chúng ta sống tự do mà vẫn buồn khổ và suốt ngày kêu ca.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công