Hiển thị các bài đăng có nhãn gdnb. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gdnb. Hiển thị tất cả bài đăng

Truyện thánh _ khía cạnh nhân loại nơi thánh Teresa Avila

KHÍA CẠNH NHÂN LOẠI  
NƠI THÁNH TÊRÊXA AVILA
Điều đánh động tôi hơn cả là khía cạnh con người nơi thánh nhân, chắc hẳn vì thấy “vừa tầm” với mình hơn.   
Lm Nguyễn Hồng Giáo (Đạo trong Đời)

Học làm người _ dân trí Việt Nam?!

DÂN TRÍ Việt Nam?!
(people mentality / the level of people) 
Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?”...
Joseph  

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ
II. THỰC HÀNH
1.  Tư cách và cử chỉ của người lịch sự trong đời tư:
   * VỀ NHÀ Ở:
1/ Nhà tư: Ba nguyên tắc lịch sự dành cho nhà tư là:
-  Đơn sơ, không quá sang trọng, cầu kỳ không cần thiết.
Trật tự: sắp xếp có chỗ riêng biệt để làm việc, ngủ nghỉ, tiếp khách, ăn uống.
Sạch sẽ, quét tướt, lau chùi thường xuyên.
2/ Chung cư: Để đời sống trong các chung cư giữ được bầu khí an hòa, mỗi người biết quí trọng sự an lành và tự do cá nhân của người khác trong những điều tế nhị, như:
-  Tránh những tuy nhỏ bé nhưng có thể gây mất lòng.
-  Có việc xích mích, phải đoán xét cẩn thận rồi mới nói, và nói cách nhẹ nhàng, tuyệt đối không nói bóng, nói gió, buôn chuyện.
-  Về vệ sinh chung, nên có sự phân công đồng đều.
-  Người ở nhà trên cần giữ yên lặng cho nhà dưới, nhất là lúc nghỉ trưa và tối.
-  Không nên thân với nhau quá , nhưng hãy quý nhau như khách để giữ được tình nghĩa lâu bền.
-  Không nên xem người khác ăn gì, uống gì, cũng không nên tò mò vào chuyện riêng, khách khứa riêng tư của người khác.
-  Đặc biệt giữ thinh lặng, không nói to mở máy hát to trong những giờ ngủ nghỉ.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ tư cách lịch sự

BÀI 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
TƯ CÁCH LỊCH SỰ 
I. NGUYÊN TẮC
1.  Phép lịch sự là gì?
     Lịch sự là những nghi thức, ước lệ cho mọi người cùng chung sống trong xã hội lập ra và cùng thừa nhận để diễn tả sự tôn kính, yêu thương và làm cho cuộc sống chung được êm đẹp.
     Phép lịch sự đặt nền tảng trên hai đức tính: công bình và bác ái.
   -  Công bình dậy ta qúi trọng sự tự do nhân vị của người khác.
   -  Bác ái dậy ta biết tự chế, hy sinh ý riêng, để tạo bầu khí vui tươi thoái mái giữa anh em vơí nhau và biết chủ ý và làm cho người khác được vui lòng.
     Lịch sự là tốt đẹp như thế nên ai cũng muốn được đối đãi một cách lịch sự và nhất thiết là phải muốn sống lịch sự. Ta sẽ lần lượt phân tích một tính cách lịch sự theo các khía cạnh của nó:
   2.  Lịch sự đối với Thiên Chúa:
     Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và là chủ thể của chúng ta, nên Người phải được kính yêu tôn trọng một cách đặc biệt. Phép lịch sự dậy ta phải:
   -  Kính trọng và yêu mến Thiên Chúa một cách đặc biệt trong mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta, nhất là phải sợ phạm tội làm mất lòng Người.
   -  Kính trọng và yêu mến đạo lý của Người và các thừa tác viên của Người, và can đảm tuyên xưng niềm tin nơi Người.
   3.  Đối với cha mẹ:
   a. Bổn phận yêu mến cha mẹ:
      Yêu mến cha mẹ là một tâm tình tự nhiên ai cũng có, được thể hiện qua:
   -  Đức phục tùng: vui vẻ tuân theo tất cả những gì cha mẹ dậy bảo trong quyền hạn của các ngài mà không phiền trách, oán hận...
   -  hỏi ý kiến cha mẹ bằng những lời tao nhã.
   -  không được làm ô danh, xấu tiếng cha mẹ.
   -  Không có những cử chỉ, lời nói khinh bỉ hay sỉ nhục các ngài, dù khi già yếu  ốm đâu, lẩm cẩm v.v..
  b. Bổn phận kính trọng cha mẹ:
   -  Cầu nguyện cho cha mẹ hằng ngày.
   -  Có những hành vi, cử chỉ tôn kính các ngài cách xứng hợp trong mọi nơi mọi lúc.
   -  Luôn giữ một tâm hồn ngay thẳng với các ngài.
   -  Luôn tỏ ra tình yêu với các ngài qua lòng ân cần và vui tươi.
  4.  Đối với người phụ trách:
     Danh từ người phụ trách là một danh từ có ý nghĩa rất rộng về mặt đạo đức cũng như đời, bao gồm tất cả những ai thay mặt cha mẹ mà hướng dẫn chúng ta nên người trong từng lãnh vực chuyên môn: xét về mặt đạo đức thì đó có thể là một linh mục giúp chúng ta trong đường thiên liêng, hoặc một giáo lý viên, hoặc một huynh trưởng,v v...
     Người phụ trách là đại diên cha mẹ, nên nhữnh gì đã nói về cha mẹ đều có thể áp dụng cho người phụ trách, nhất là sự thành thật, cởi mở và vâng lời, vì các ngài có trách nhiệm hướng dẫn chúng ta nên người.
    5.  Đối với mọi người:
   a. Tích cực:
   -  Khi bắt buộc phải nhắc nhở những khuyết điểm của anh em, thì hãy nhắc nhở một cách thận trọng, lịch thiệp và tế nhị.
   -  kiên nhẫn chịu đựng những nết xấu của anh em, và luôn sẵn lòng tha thứ cho lỗi lầm của anh em.
  b. Tiêu cực:
   -  Không bao giờ đặt tên riêng cho ai cả.
   -  không bao giờ nhạo cười về những khuyết tật thể lý hay tinh thần của người khác, vì dễ gây bầu khí bất hòa trong đời sống chung.
   -  Không nên qúa nhạy cảm với những lời đùa chơi của người khác.
   -  Trách những thái độ, ngôn ngữ, hành vi khiêu căng, vì dễ làm cho mọi người xa lánh.
   -  Không nên có những cử chỉ, điệu bộ, lời nói giả dối, nịnh hót, thiếu tự nhiên v.v...
   -  Đối với người lạ hay khách ngoại kiều, đừng hỏi han một cách tò mò tọc mạch.
   -  Không nên qúa dễ ban lời khuyên cho người không muốn xin ta.      
   -  Trách những lời nói cứng cỏi, chua chát, vì một giọt mật bắt được nhiều ruồi hơn một thùng giấm.
   -  Không nên quá thân mật với người mới gặp lần đầu.
   -  Kính trọng và yêu mến mọi người, nhưng chỉ thân với một số ít.
  6.  Đối với chính mình:
     Ai không lịch sự với chính mình, thì cũng không lịch sự với người khác. Đó là lý do tại sao chúng ta lại phải lịch sự với chính mình nữa: Người lịch sự không bao giờ làm điều gì bất nhã với chính mình; dù chỉ có một mình, người lịch sự cũng giữ nhựng điệu bộ, cử chỉ theo đúng phép lịch sự, không phải là để đẹp lòng người khác, nhưng là vì yêu vẻ đẹp của lịch sự, vì Thiên Chúa hằng thấy ta luôn.

XÃ HỘI _ thanh niên _ quan điểm về liêm chính

“Đo” quan điểm về liêm chính
trong thanh niên

Thứ Hai, 08/08/2011 23:59

(NLĐ) - Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam - đã công bố kết quả cuộc khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam năm 2010 vào ngày 8-8.

Cuộc khảo sát được tiến hành với sự tham gia của 1.022 thanh niên được lựa chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi từ 15-30 ở 11 tỉnh, TP và nhóm đối chứng 519 người trên 30 tuổi.
Khảo sát đã cho thấy phần lớn thanh niên đều nhận thức được tầm quan trọng của liêm chính. 95% thanh niên đồng ý hoàn toàn hoặc một phần rằng trung thực quan trọng hơn tăng thu nhập. Khi được  hỏi về những ví dụ cụ thể về các hành vi tham nhũng 88% thanh niên nhìn nhận đó là các hành vi sai trái, gần với con số 91% người lớn tuổi có cùng quan điểm.
Theo bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc Tổ chức Hướng tới minh bạch, mặc dù thanh niên nói về các giá trị và nguyên tắc nhưng khoảng 1/3 thanh niên sẵn sàng nới lỏng định nghĩa của họ về liêm chính khi điều đó mang lại cho họ lợi ích kinh tế, có thể giúp họ giải quyết một vấn đề nào đó… Tỉ lệ này thậm chí cao hơn trong nhóm đối tượng có trình độ học vấn thấp.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ chữ nhân _ đức ái

BÀI 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
ĐỨC ÁI NHÂN 

Tha nhân là ai, Ta phải yêu tha nhân như thế nào, Thiên Chúa đã làm gương về tình yêu thương tha nhân như thế nào, là những chủ đề của bài này.
1. Tha nhân là ai?
a. Một số cái nhìn phản diện:
Một số người có quan niệm tiêu cực về tha nhân theo cách nhìn của Plaute, một triết gia cổ La mã, nói rằng người đối với người là chó sói; hay theo tư tưởng của J.P. Sartre, một triết gia Pháp, nói rằng tha nhân chính là hỏa ngục.
     Campuchia thời Polpot
Thực tế có nhiều lúc ta phải khổ là bởi tha nhân, vì người chung quanh ta: họ như chó sói lúc nào cũng rình rập cắn xé ta, họ chỉ là địa ngục làm khổ ta. Nhưng nghĩ lại, ta thấy như nói như vậy là qúa đáng, là phản lại quy luật về tình nhân ái tự nhiên, cũng như tình nhân ái do Thiên Chúa mặc khải.
b. Tình nhân ái tự nhiên:
     Lương tri tự nhiên của con người ở mọi nơi đều đề cao và cổ võ cho tình yêu thương giữa nhân loại với nhau như là anh em trong một gia đình. Nhiều triết gia, vĩ nhân cũng nghĩ như thế: như đức Khổng tử dậy các môn đệ: “Tứ hải chi nội, giai huynh đệ giã”, nghĩa là người trong bốn bể đều là anh em.
c. Tình nhân ái xét về phương diện siêu nhiên:
      Từ Cựu ước đến Tân ước, Thiên chúa luôn luôn dậy dỗ Dân Người cũng như tất cả nhân loại phải yêu thương nhau, về phương diện tiêu cực là đừng làm thiệt hại cho ai về bất cứ điều gì, như tiền của, danh tiếng, sức khỏe, mạng sống; đồng thời, về phương diện tích cực là phải tha thứ, chia sẻ, phục vụ, trợ giúp người khác như chính mình với nguyên tắc được gọi là LUẬT VÀNG mà Chúa Giêsu đã đưa ra, là “hãy làm cho kẻ khác những gì ngươi muốn người khác làm cho chính mình” (Mt7,12).
2.  Thiên Chúa đã làm gương về tình yêu thương tha nhân
a. Thiên Chúa đã yêu ta một tình yêu muôn đời:
      Thiên Chúa là tình yêu, nên từ muôn thuở, thì Người đã yêu tôi. Ngay khi chưa có tôi, từ khi chưa có vũ trụ này thì người đã yêu tôi và yêu tôi tha thiết, bởi lẽ nếu không yêu tôi thì Người đã không dựng nên tôi, và dựng nên cả vũ trụ này là để cho tôi.
b. Thiên Chúa đã đi bước trước:
         “Đó chính là bản chất của lòng mến:
          Không phải vì ta đã yêu mến thiên chúa,
          Nhưng là Người đã yêu mến ta” (Ga 4,10)
c. Thiên Chúa đã giáng thế làm người:
         “Ngài, phận là phận của vị Thiên Chúa,
          Nhưng đã không nghĩ phải dành cho được
          Chức vị đồng hạng cùng Thiên Chúa,
          Song Ngài đã hủy mình ra không,
          Là lĩnh lấy thân phận tôi đòi,
           Trở thành giống hẳn người ta,
           Đem thân đội lốt người phàm” (Pl 2,6- 7)
d. Thiên Chúa đã thí mạng vì ta:
     Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta vô cùng khi đã thí mạng vì chúng ta, trong khi chúng ta phản nghịch cùng Người. Quả là “không có lòng mến nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì bạn hữu”. (Ga 15,13).
e. Thiên Chúa đã nuôi chúng ta bằng thịt máu Người:
    “Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống” (Ga 6,55)
3.  Nghĩa vụ của ta đối với tha nhân:
a. Yêu tha nhân cả hồn và xác:
Có những nhà làm việc từ thiện xã hội duy vật chủ nghĩa chỉ quan tâm giúp đỡ con người về phương diện vật chất mà thôi, và không chú tâm đến đời sống tâm linh của họ; lại cũng có những người thuộc hạng duy linh qúa đà, chỉ nghĩ đến lợi ích của linh hồn mà coi thường những nhu cầu của thân xác.
Bản tính con người có hồn có xác, nên tình yêu đối với tha nhân cũng phải hướng về cả xác lẫn hồn, tuy nhiên linh hồn bao giờ cũng phải có địa vị ưu tiên.
b. Yêu tha nhân với mối tình phổ quát:
      Nghĩa là tình yêu của ta phải dành cho tất cả mọi người, không trừ một ai, kể cả những người thù ghét ta hoặc làm thiệt hại cho ta một cách nào đi nữa. Vì bản tính của tình yêu đòi hỏi như thế. “Nếu các ngươi yêu mến những kẻ yêu mến các ngươi thì có công gì?” (Mt 5,46)
c. Tình yêu khiêm hòa;
     Tình yêu thực sự đòi hỏi khiêm nhường và hiền lành; khiêm nhường để có thể coi trọng và phục vụ quyền lợi anh em, hiền lành để chịu đựng, nhẫn nhục các tính xấu của anh em. “Hãy học cùng Ta, vì Ta hièn lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 12,29)
d. Tình yêu tha thứ:
     Đức ái chân thực thì phải tha thứ, và tha thứ không giới hạn, như Đức Giêsu đã nói với Phêrô. “Ta không nói đến bảy lần, mà đến bảy mươi lần bảy”( Mt 18,22).
e.Yêu thương tha nhân tức là từ bỏ chính mình:
 “Tình yêu huynh đệ không thể phát sinh và lớn lên nếu anh không từ bỏ chính mình, nếu tính ích kỷ của anh không biết chột dạ, nếu anh không dứt bỏ cái thế giới của anh, quan niệm của anh, tập quán của anh”
g.Yêu thương tức là dấn thân:
Kitô giáo là đạo cứu thế qua việc dấn thân phục vụ, theo gương Đức Kitô, con Thiên Chúa đã dấn thân đến làm người sống giữa chúng ta với trọn vẹn thân phận của một con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, để cứu độ chúng ta.
Dấn thân là đi vào thế giới với thái độ cởi mở, thiện chí, khiêm tốn, hiền lành, sẵn sàng cộng tác với mọi người để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người.
    Dấn thân là đoán trước những nhu cầu của tha nhân để giúp đỡ trước khi họ mở miệng xin ta trợ giúp.
h. Yêu thương là phục vụ:
    “Con người không đến để được phục vụ, nhưng là để phục vụ”(Mt 21,28)
Phục vụ là cho đi: càng cho nhiều, càng phục vụ nhiều, càng yêu thương nhiều:
   -  Cho tiền là của cho ít nhất.
   -  Cho sự sống, sức khỏe, thời giờ là bậc thứ hai.
   -  Bậc cao nhất là cho sự kính trọng xứng với phẩm giá con người, là sống bình đẳng với người nghèo.
     Cho tất cà biểu lộ một tình yêu vô bờ bến.
i. Yêu thương là hy sinh:
    “Căn cứ vào điều này mà chúng ta biết được tình Chúa yêu thương: đó là Đức Kitô đã thí mạng sống vì ta, như vậy cả ta nữa, ta cũng thí mạng vì anh em”(1Ga 3,16)
     Bởi đó, tiêu chuẩn giúp ta biết được một cách chắc chắn là mình đã yêu tha nhân như thế nào dựa trên việc ta đã thí mạng sống mình  cho anh em ra sao. Yêu thương là hy sinh, hy sinh là yêu thương.

Charles de Foucauld
     Cha Huvelin, linh hướng của anh Charles de Foucauld đã bàn rất hay về Đức Ái như sau:”nếu tôi nói: tôi đã yêu, thực không có gì buồn bã cho bằng, vì đó là một sự lãng quên, một chết chóc, vì tôi không còn yêu nữa; nếu tôi nói; tôi sẽ yêu, thì đó là một từ rỗng tuếch vì tôi chưa hiến thân chút nào. Vậy động từ YÊU chỉ có một”thì” duy nhất là hiện tại: tôi yêu, tôi đang yêu”.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 8. HỌC TẬP CHỮ DŨNG
NHẪN NẠI
1. Ý nghĩa:
     Nhẫn là nhịn, chịu đựng, dằn lòng xuống; Nại là chịu, quen chịu.
     Nhẫn nại là tính nhịn chịu những nổi vất vả, khó khăn gian khổ mà không sờn lòng, không chán nản, miễn sao đạt được mục đích mới thôi.
2.  Lợi ích của tính nhẫn nại:
     Người nhẫn nại là người duy trì ý chí vững vàng, không để một trở lực nào có thể thay đổi quyết định của mình. Đức nhẫn nại đã tạo ra những bậc anh hùng, kỳ tài trong nhân loại.
     Ngược lại, người không kiên nhẫn là hạng người khởi đầu rất hăng hái, nhưng khi gặp trở ngại, khó khăn, hay gặp công việc vui thích hơn thì bỏ cuộc ngay lập tức. Họ giống như chiếc thuyền trôi dạt trên dòng sông mà không đi đến đâu cả.
3.  Luyệntập đức kiên nhẫn:
   a. Xét về phương diện nhân bản:
   -  Đời là bể khổ, không thể tránh được thì than thân trách phận hay ngã lòng rủn chí nào có ích chi. Chỉ còn cách là cam chịu cách nào cho hữu ích nhất mà thôi.
   -  Thời gian là yếu tố cần thiết cho mọi sự thành công. “Kiến tha lâu cũng đầy tổ; nước chảy đá mòn”
   -  Không có nhân đức nào là vững vàng khi chưa qua thử luyện.
   b. Xét về mặt siêu nhiên:
     Đối với người tín hữu, có hai phương thế hiệu nghiệm để luyện tập đức kiên nhẫn là suy niệm và cầu nguyện:
   -  Suy niệm: sự khó mau qua, thiên đàng còn mãi. Chúa không đòi thành công mà chỉ đòi cố gắng.
   -  Cầu nguyện: Để có thể bền đỗ đến cùng nhờ ơn Chúa. 

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 8. HỌC TẬP CHỮ DŨNG
CƯƠNG NGHỊ

1.  Ý nghĩa:
    Cương nghị là khi đã quyết định thi hành một công tác nào, thì nhất tâm làm, không do dự, không trì nghi, hay nói cách khác là nỗ lực làm cho đến nơi đến chốn.
    Theo B. Franklin thì cương nghị là “việc gì thấy cần thì phải làm cho kỳ được”.
    Người thiếu cương nghị cũng quyết định. Nhưng đến lúc thực hiện thì rụt rè, phân vân, nửa muốn làm, nửa muốn thôi, cuối cùng là bỏ dở dang.

Beethoven
2.  Tai hại cho người thiếu cương nghị:
    “Thành ư quả quyết, bại ư do dự”: người không cương nghị nay muốn làm việc này, mai lại muốn làm việc khác. Họ luôn luôn thay đổi: thay đổi công việc, thay đổi chương trình, thay đổi giờ giấc. ... do đó, lúc nào họ cũng ở vị trí bắt đầu mà không có gì hoàn tất được.
3.  Luyện tập đức cương nghị:
     -  Rèn luyện ý chí: khi đã suy xét kỹ càng và quyết định làm một điều gì, thì ta phải nhất định làm cho đến nơi đến chốn, trừ khi bị ngăn trở vì những lý do bất khả kháng.
     -  Tập quả quyết từ việc nhỏ,đừng bao giờ khinh thường rằng việc nhỏ không quan trọng.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

BÀI 9. HỌC TẬP CHỮ DŨNG

TỰ CHỦ
1. Ý nghĩa:
Theo nghĩa chữ, tự chủ là mình tự làm chủ lấy mình, không phải lệ thuộc ai, không bị ai điều khiển... nhưng thường thì chữ tự chủ được hiểu như là một đức tính giúp con người có đủ nghị lực để chi phối, khắc phục và điều khiển dục vọng của mình. Đó là người:
- Đối với dục vọng: người tự chủ chế ngự và trấn át được dục vọng và những bản năng thấp hèn của mình.
- Đối với miệng lưỡi: nguời tự chủ là người trầm tĩnh, nghe nhiều nói ít, không nói những lời vô ích, không quá lời.
- Đối với bộ thần kinh: người tự chủ có thể giữ được tỉnh táo khi đứng trước cảnh nguy nan, nhờ đó làm cho người dưới an tâm vững dạ. Không bao giờ để lộ ra vẻ mặt lo sợ, buồn bã, lính quýnh, luống cuống..., vì chỉ làm cho công việc ra tệ hại hơn.
- Đôi với quả tim: người tự chủ nhân từ, khoan dung, hiểu biết và không bao giờ để cho sở thích hoặc đố kỵ điều khiển mình. Không hành động theo cảm tình, mà chỉ theo lý trí sáng suốt.
2. Ích lợi của đức tính tự chủ:
a. Người tự chủ là người luôn luôn điều khiển được sinh hoạt của mình. Họ cũng có những tình cảm, dục vọng và mọi thị hiếu như những người khách, nhưng không nô lệ cho chúng; họ cũng hăng say hoạt động với mọi thứ thị hiếu và khuynh hướng riêng, nhưng bao giờ cũng hành động có ý thức và đầy đủ cương quyết.
Vì hành động theo lý trí, nên họ là người có lý tưởng và làm việc theo chương trình hẳn hoi, và luôn giữ một nếp sống họ tự đề ra cho mình, bất kể sự thay đổi của hoàn cảnh chung quanh.
b. Còn người không biết tự chủ, thì tâm trí họ như mảnh vườn hoang mặc cho dục vọng, tính mê tật xấu đua nhau tung hoành, rồi: giận quá mất khôn, lo quá rối trí, mừng quá sinh ảo tưởng v.v... không thể kể hết thiệt hại.
3. Tự chủ theo quan niệm thần học:
Theo quan niệm thần học, tự chủ là tái lập sự quân bình tiên khởi nơi bản tinh loài người đã bị đánh mất bởi tội nguyên tổ.
Thuở ban đầu, trước khi phạm nguyên tội, thì các hoạt động tâm linh hạ đẳng nơi bản tính con người như cảm tình, bản năng, khuynh hướng, giác quan v .v... đều tùng phục các tài năng thượng đẳng là trí tuệ và ý trí của ta, và lý trí lệ thuộc Thiên Chúa.
Ta có sơ đồ:
               THIÊN CHÚA
                             LÝ TRÍ
                                         GIÁC QUAN
Ý nghĩa: Nơi nguyên tổ trước khi phạm tội, các giác quan lệ thuộc lý trí, còn lý trí lại lệ thuộc Thiên Chúa. Vì thế, con người làm chủ hoàn toàn mọi hoạt động của mình và qui hướng mọi hoạt động đó theo ý Thiên Chúa, khi lý trí con người không muốn tùng phục Thiên Chúa, trật tự trên đã bị đảo lộn, lý trí không còn làm chủ được mọi hoạt động của con người nữa trong suy tư, phán đoán, yêu thương, giận ghét, ăn uống, học hành, ngủ nghỉ v.v...
Do đó, tự chủ chính là tái lập lại thế quân bình của con người lúc ban đầu, là rèn luyện cho giác quan tùng phục lý trí, và lý trí tùng phục thiên Chúa.
4. Phương thế luyện tập đức tính tự chủ:
- Tập trầm tĩnh, suy nghĩ nhiều hơn và nói ít hơn.
- Năng đọc hạnh các thánh, gương danh nhân, các sách học làm người v.v...
- Tập cho mình có thói quen chịu đựng những sự khó chịu nhỏ nhặt mà không kêu ca, như kêu trời nóng, lạnh, cơm khê, nhức đầu v.v..
- Nên thường xuyên cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích để có được sức mạnh nội tâm và ân sủng Chúa.