Hiển thị các bài đăng có nhãn congbang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn congbang. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cnmc 2c _ các bài suy niệm

SUY NIỆM LỜI CHÚA CN 2 MÙA CHAY C
St 15,5-12.17-18; Pl 3,17–4,1; Lc 9,28b-36

5 phút cho Chúa _ nếu chủ nhà biết


30/08/12 THỨ NĂM TUẦN 21 TN
Mt 24,42-51
“NẾU CHỦ NHÀ BIẾT…”
“Anh em hãy biết  điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu.” (Mt 24,43)
Suy niệm: Trong cuộc sống, biết bao lần người ta phải thốt lên: “Nếu biết thế, thì…”, “nếu biết trước, thì …”. Vâng, nào có ai hiểu được hết chữ “ngờ” và “bất ngờ”? Thế nhưng có những điều hoàn toàn có thể “ngờ” được, thế mà chúng ta vẫn để mình bị bất ngờ vì chúng. Quả thật, ai trong chúng ta lại không biết mình sẽ chết, thế mà mấy người có thể chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết của mình?! Những cái “bất ngờ” như thế, sẽ trở nên có thể “ngờ” nếu cuộc sống ta luôn biết chuẩn bị và sẫn sàng cho tất cả.

5 phút cho Chúa _ sống công bình và thành tín


28/08/12 THỨ BA TUẦN 21 TN
Th. Âutinh, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh                              Mt 23,23-26
SỐNG CÔNG BÌNH VÀ THÀNH TÍN
“Hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình, các ngươi nộp thuế thập phân ... mà bỏ những điều quan trọng nhất trong lề luật là công bình, lòng nhân và thành tín.” (Mt  23,23)
Suy niệm: Tại cửa hàng một thị trấn nhỏ, một thanh niên cao lớn, nhanh nhẹn đứng bán hàng. Ngày nọ, có bà già vào mua hàng. Cậu trao cho bà món hàng và lấy tiền. Tối hôm đó, khi kiểm tiền, cậu thấy dư ra vài xu. Cậu cố nhớ lại những người mua ngày hôm đó, và thấy số tiền dư đúng là của bà già nọ. Cậu đặt mấy xu đó vào túi, lấy mũ, đóng cửa và đi bộ tới nhà bà già cách đó 3 dặm. Cậu thiếu niên đó chính là Abraham Lincoln, sau làm Tổng thống Hoa kỳ (Góp nhặt). Chúa Giêsu dạy điều quan trọng nhất trong lề luật, đó là đức công bình, lòng nhân ái và thành tín. Những điều đó làm người ta nên cao quý dù được thể hiện trong những việc nhỏ nhặt kín đáo. Nếu không có những phẩm chất đó, thì dẫu có làm đủ thứ việc chi li của lề luật cũng là vô ích và giả hình mà thôi.

Học làm người _ hòa bình là gì?


Một cậu bé hỏi Giáo hoàng Phanxicô:  
HÒA BÌNH LÀ GÌ?  
”Tất cả mọi người đều bình đẳng!... một xã hội không nhìn ra điều này, thì đó là một xã hội bất công… và nơi nào không có công bằng, thì không có hòa bình.” (ĐTC Phanxicô)
J.B. Thái Hòa (chuyển dịch)

5 phút cho Chúa _ thuê và thương

21/09/14 CHÚA NHẬT TUẦN 25 TN – A
Mt 20,1-16a
THUÊ VÀ THƯƠNG
“Cầm lấy phần của bạn mà đi đi… Phải chăng vì tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20,14-15)
Chúa Giê-su dạy ta bài học của đạo trời: bài học của việc xử sự công bình và của tình thương không so đo tính toán.

5 phút cho Chúa _ qui luật cho và nhận


30/01/14 THỨ NĂM TUẦN 3 TN
Ngày tất niên Quý Tỵ
Mc 4,21-25
QUI LUẬT CHO VÀ NHẬN
“Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.” (Mc 4,24)
Thiên Chúa đã không tạo dựng những con người cô độc, Ngài cũng không cứu rỗi con người cách riêng rẽ... Chân lý đó của cuộc sống kéo theo qui luật cho và nhận: cái gì đã được ban không thì cũng phải cho không.  

Bài giảng của thánh Vianney _ trộm cắp


TRỘM CẮP
“Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da;
và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc Thiên Chúa”
(Mt 22, 21)
Con người trong thế giới hôm nay quá tham lam, họ bám chặt vào những của cải thế gian, đến nỗi không bao giờ họ nghĩ mình đã đầy đủ, họ cố tìm kiếm mọi thủ đoạn để lừa gạt người khác... chúng ta thật ngu xuẩn khi nghĩ về việc tích góp của cải vật chất, cái chỉ khiến cho chúng ta đau khổ khi tìm kiếm nó hay khi đang có nó, nhưng trong nơi vĩnh cửu, chúng ta phải bỏ lại tất cả những gì mình có.  

Một chút suy tư _ hôi của, chuyện không của riêng ai


HÔI CỦA
chuyện không của riêng ai
trong đời thường, có những anh chị em đồng loại của ta vì lỡ lầm, vì yếu đuối để rồi làm nên tội. Đứng trước những mảnh đời như thế, ta có tha thứ, ta có yêu thương và ta có nâng đỡ họ hay không hay là…  
Anmai, CSsR

5 phút cho Chúa _ vì công bằng và sự thật

THỨ NĂM TUẦN 3 MC                                            Lc 11,14-23
28/02/08
VÌ CÔNG BẰNG VÀ SỰ THẬT
“Nếu tôi dựa thế Bêendêbun mà trừ quỷ, thì con cái các ông dựa thế ai mà trừ? Còn nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.” (Lc 11,19-20)
Suy niệm: Trong khi Chúa Giêsu cho thấy những phép lạ Ngài  đã thực hiện là ứng nghiệm lời các ngôn sứ tiên báo về Đấng Mêsia thì người Pharisêu lại bày điều đặt chuyện là Ngài dựa vào thế lực của quỷ vương!!! Một sự dối trá trắng trợn và lời vu khống tồi tệ nhất mà họ dành cho Chúa Giêsu. Chối bỏ chân lý sẽ dẫn đến hành xử bất công. Và như một phản ứng dây chuyền, bất công lại dẫn đến bạo lực để trấn áp, phủ nhận chân lý. Đó là căn bệnh trầm kha, hết thuốc chữa, đến Thiên Chúa cũng phải ‘bó tay’: “Ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12,22-30).
Mời Bạn chiêm ngắm cách Chúa Giêsu dùng sự hiền lành và bao dung để bảo vệ công bằng và chân lý khi Ngài bị vu khống. Hiền lành không có nghĩa là khiếp nhược. Ngài làm sáng tỏ chân lý bằng những lời lẽ ôn tồn nhưng lý luận đanh thép. Bao dung không có nghĩa là dung túng cho tội ác. Ngài vạch mặt tội lỗi nhưng lại hiến thân chịu chết để đền bù bất công, tha thứ tội lỗi. Trên thập giá, Nước Trời mở cửa cho mọi người kể cả những ai đã đóng đinh Ngài: Ai tin Ngài sẽ được cứu. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi (Ga 3,18). Và sự luận phạt này là không thể rút lại được.
Chia sẻ: Nêu ra một trường hợp chà đạp lên công bằng và chân lý đang xảy ra quanh bạn. Bạn dùng sự hiền lành và bao dung để đáp trả như thế nào?
Sống Lời Chúa: Dành lâu giờ hơn mọi khi để chiêm ngắm Chúa Giêsu hiền lành và bao dung. Xin ơn bắt chước Ngài.
Cầu nguyện: Hát kinh Hoà Bình.

5 phút cho Chúa _ công bằng và lòng thương xót


21/08/13 THỨ TƯ TUẦN 20 TN
Th. Piô X, giáo hoàng          Mt 20,1-16a
CÔNG BẰNG VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT
“Phải chăng vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20,15)
Lòng thương xót giúp duy trì sự công bình, và sự công bình là bước đầu để chứng tỏ lòng thương xót.  

Nghệ thuật làm trưởng _ công bằng

CÔNG BẰNG
“Nhà lãnh đạo công tâm và khiêm tốn làm việc cho người kế vị, bất kể người đó là ai. Con hãy nhằm sự trường cửu của công việc lên trên danh tiếng và lợi ích cá nhân con” (ĐHV 868).  

5 phút cho Chúa _ sống công bình và thành tín


28/08/12 THỨ BA TUẦN 21 TN
Th. Âutinh, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
Mt 23,23-26
SỐNG CÔNG BÌNH VÀ THÀNH TÍN
“Hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình, các ngươi nộp thuế thập phân ... mà bỏ những điều quan trọng nhất trong lề luật là công bình, lòng nhân và thành tín.” (Mt  23,23)

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
191.          Thế nào là ghen tị bởi lòng tham?
          Là buồn phiền trước của cải người khác có được, làm như đó là của cải họ ăn trộm của mình. Đây là tội của ma quỉ, nó sinh ra thù ghét, nói xấu, vu khống, vui vì thấy người khác bị hoạn nạn, buồn khổ khi thấy mọi người được thịnh vượng hơn mình.
          “Ganh tị là một trong bảy mối tội đầu. Người ganh tị buồn phiền khi thấy kẻ khác có của cải và ước ao chiếm đoạt. Nếu ai, vì ganh tị, muốn cho người khác gặp hoạn nạn nặng nề, thì mắc tội nặng”. [1]
          "Muốn thắng được tính ganh tị, người tín hữu phải sống nhân hậu, khiêm nhường và phó thác vào Chúa quan phòng". [2]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24.  CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
188.          Đồng lõa với tội bất công có phải đền trả không?
“Tất cả những người đã tham gia vào việc trộm cắp một cách nào đó, hoặc đã thừa hưởng mà biết rõ là của phi pháp, đều phải hoàn trả cân xứng theo trách nhiệm và lợi lộc đã hưởng, ví dụ những người đã truyền lệnh hoặc giúp đỡ, hoặc tàng trữ, che giấu”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
187.          Vậy phải đền trả như thế nào?
           - Phải đền trả hoàn toàn: Vật bị trộm cắp phải được hoàn trả lại, nếu không thể trả chính vật đó thì phải trả vật tương đương; ngoài ra, lẽ công bằng còn buộc phải bồi thường thiệt hại do việc mất mát đó gây ra. Kẻ lấy trộm một đồ vật cũng phải bồi thường sự thiệt hại gây ra do sự mất mát đó. Kẻ chủ mưu và tất cả những ai đồng lõa đều phải đền trả theo phần của mình. Nếu kẻ chủ mưu không đền trả, người đồng lõa phải đền thay và có quyền bắt kẻ chủ mưu trả lại cho mình phần của người đó.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
186.          Phạm tội bất công có phải đền trả không?
“Công bằng giao hoán đòi chúng ta phải đền bù điều bất công đã làm bằng cách hoàn lại của cải đã lấy cắp cho sở hữu chủ… Những ai đã trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm đoạt tài sản tha nhân, buộc phải hoàn lại, hoặc nếu đồ vật đó không còn nữa, phải trả lại bằng hiện vật hay số tiền tương đương, kèm theo tiền lời và các lợi lộc khác mà sở hữu chủ của nó đã có thể hưởng được cách chính đáng”. [1]
Để được tha tội, dĩ nhiên là phải xưng tội và làm việc đền tội; nhưng với tội bất công, việc xưng tội vẫn vô ích nếu không đền trả hay không có ý đền trả. Tội không được tha nếu hối nhân không có ý thực hiện việc đền trả.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
185.          Có khi nào được phép lấy của người không?
          “Nếu có thể đoán trước được sự ưng thuận của chủ, hoặc sự khước từ của họ nghịch với lẽ phải và với quyền sở hữu chung của cải trần thế thì việc chiếm hữu tài sản không còn là tội ăn cắp. Như thế, trong trường hợp khẩn cấp và rõ ràng, và không còn cách nào khác để đáp ứng cho các nhu cầu cấp thời và thiết yếu (thức ăn, chỗ ở, áo quần …) thì được quyền sử dụng tài sản tha nhân”. [1]  Do đó mà:
         

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
184.          Lỗi đức công bằng là tội nặng hay tội nhẹ?
Lương tâm tự nhiên luôn lên án sự bất công: Kẻ trộm cắp luôn bị khinh bỉ ở mọi nơi và trong mọi lúc. Ngay cả kẻ trộm cũng không nghĩ tốt về mình, vì chúng luôn tìm kiếm bóng tối để che dấu việc làm của mình và không chịu cho ai gọi mình là trộm cắp.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
183.          Có được chơi các trò chơi may rủi không?
“Các trò đỏ đen (cờ bạc …) hoặc cá cược, tự chúng không nghịch với phép công bằng, nhưng về phương diện luân lý, không thể chấp nhận được khi chúng cướp đi những cái cần thiết để nuôi sống bản thân và người khác. Cờ bạc biến kẻ ham mê thành nô lệ. Cờ gian bạc lận là một lỗi nặng, trừ khi gây thiệt hại rất nhẹ đến độ người bị thiệt thấy việc đó không đáng kể”. [1]
- Xổ số là một trò chơi hợp pháp, nhưng có thể lỗi đức công bằng khi dùng mưu gian để được giải, hay khi không phát giải cho số trúng như đã cam kết.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
182.          Làm thiệt hại tài sản có những tội nào?
           - Lãng phí của công: Khác với thâm lạm của công, người lãng phí không lấy của công làm của tư mà sử dụng của công một cách hoang phí quá sự cần thiết; hoặc không bảo quản của cải được giao cho mình coi sóc; làm hư hao, mất mát, hoặc làm việc cẩu thả, thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây nên sự thiệt hại cho công sở, hoặc phá hoại hay phung phí tài nguyên của trái đất, làm thiệt hại cho môi trường sống.
           - Làm khổ các sinh vật và phí phạm sinh mạng chúng một cách vô ích; hoặc ngược lại, chi phí quá tốn kém cho những con vật “cưng”, đều là những sự lãng phí không thể biện minh được. [1]
           - Gây ra thiệt hại cho người khác hoặc cố ý, hoặc do bất cẩn, như gây tai nạn giao thông, làm cháy nhà, đánh thuốc độc gia súc, ao cá, vu cáo làm mất danh dự, làm việc tắc trách gây thiệt hại cho chủ v. v. . .
           - Đình công “là việc chính đáng, khi đó là một phương thế không tránh được hoặc cần thiết để đạt được lợi ích tương xứng. Đình công không thể chấp nhận về mặt luân lý, khi kèm theo bạo động hoặc khi chỉ được dùng nhằm những mục tiêu không trực tiếp liên hệ đến các điều kiện làm việc hay trái nghịch với công ích”. [2]
           - Cuối cùng, tội làm thiệt hại đáng ghê sợ nhất là tội mua bán, trao đổi con người như một thứ hàng hoá. Đây là sự rối loạn đến cùng cực, khi giá trị tiền của được đặt lên trên giá trị con người. “Tội này xúc phạm đến nhân phẩm và những quyền lợi căn bản của con người vì dùng bạo lực biến họ thành một vật dụng hoặc nguồn lợi”. [3]