Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dr. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dr. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
201.          Xu nịnh là gì ?
          Xu nịnh còn gọi là nịnh hót, a dua, tâng bốc hay lấy lòng là những lời nói hay thái độ a dua, tán dương những việc làm xấu. Tội xu nịnh khuyến khích và ủng hộ người khác phạm tội. Nếu a dua chỉ để làm vui lòng, để tránh sự tai hại, để thoát khỏi tình thế bó buộc, hoặc để có được những lợi ích chính đáng thường là tội nhẹ. Còn a dua cho những nết xấu lớn hay cho những tội nặng là tội nặng. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
200.          Làm chứng dối và thề gian là tội nặng hay nhẹ?
Làm chứng dối là tội đáng ghê tởm, vì nó phạm đến tính công bằng của bản án, và gây thiệt hại về danh giá cũng như tài sản cho người vô tội.
Tội làm chứng dối chẳng những xúc phạm đến sự thật, đến sự công bằng và đức ái, mà còn có thể phạm cả đến đức thờ phượng khi có kèm theo lời thề.

Êlia lên án vua A-kháp và hoàng hậu Giêsaben
Vì thế, Chúa đã lên án gắt gao tội làm chứng dối với những hình phạt nghiêm khắc nhất: Sách Thánh thuật lại việc vua Akhab đã mua chuộc hai kẻ làm chứng gian, cáo tội Nabod, và làm cho ông phải chết, để chiếm lấy vườn nho của ông. Bản án vừa xử xong, thì tiên tri Êlia được Chúa sai đến báo cho Akhab biết rằng: Những con chó liếm máu vô tội của Nabod sẽ liếm máu nhà vua ngay tại đó; và lời nguyền rủa của Chúa đã được thực hiện đúng từng chữ theo nghĩa đen.
          “Người chứng gian sẽ diệt vong” (Cn 21,28)

GLCG _ tôn trọng sự thật

 Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
199.          Thế nào là làm chứng dối và thề gian ?
          "Công khai nói nghịch với sự thật là một lỗi nặng. Trước tòa án, lời nói như thế là chứng dối. Khi nói dối mà còn thề, thì đó là thề gian. "  [1]
          Khi nói nghịch với sự thật một cách công khai trước mặt những người có thẩm quyền, thường là trong các tòa án, người ta đều có ý làm sai lệch công lý: buộc tội cho người vô tội hoặc chối tội cho phạm nhân. Có nhiều hình thức làm chứng dối:
           -  Làm chứng là thật điều mình biết là không thật.
           - Tuyên bố là chắc chắn điều mình còn nghi ngờ.
           - Dùng áp lực, tiền bạc, sai khiến người khác làm chứng dối.
           - Không nói toàn bộ sự thật: Không nói hết những gì mình biết có liên quan đến vấn đề được hỏi.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
198.          Nói dối là gì ?
          Nói dối là "nói sai sự thật, với ý định đánh lừa kẻ khác", [1] là nói những điều ngược với sự tin tưởng của mình và có ý xâm phạm đến quyền được biết sự thật của người nghe. Người nói sai sự thật vì sự tưởng lầm ngay ý, hay nói“tôi không biết” để tránh không nói sự thật cho người không có quyền biết sự thật đó, thì không phải là nói dối.
          Nói dối là xúc phạm trực tiếp đến sự thật, làm cho người có quyền biết sự thật phải sai lầm. Vì thế, nói dối xúc phạm đến những mối liên hệ căn bản nhất giữa nhân loại, và làm phát sinh sự chia rẽ giữa các tâm trí. Nói dối là một tai họa nguy hiểm cho xã hội, nó phá hủy sự tin tưởng lẫn nhau và cắt đứt mọi liên lạc hình thành nên xã hội con người. [2]
          "Tội nói dối nặng hay nhẹ tùy theo mức độ làm sai lạc chân lý, tùy theo các hoàn cảnhý định của kẻ nói dối, tùy theo những thiêt hại mà nạn nhân của nó phải hứng chịu. Ngay cả khi nói dối là một tội nhẹ, cũng trở thành tội nặng nếu vi phạm nặng nề đến đức công bình và bác ái". [3]  

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
197.          Những tội nào xúc phạm đến sự thật?
          Có nhiều tội xúc phạm đến sự thật, mà đáng kể ra đây các tội sau: nói dối, làm chứng dối và thề gian, khoe khoang khoác lác và mỉa mai, xu nịnh, không tôn trọng thanh danh của người khác như võng đoán, nói xấu và vu khống, xâm phạm bí mật, và không làm chứng cho đức tin. 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
196.          Tai sao ta phải tôn trọng sự thật?
          Sự thật là yếu tố cần thiết làm nền tảng cho đời sống con người và xã hội. Mọi người, nhất là các Kitô hữu, đều phải tôn trọng sự thật, vì:
           - Sự thật làm tăng triển con người: Là sinh vật có lý trí, bản tính tự nhiên của con người luôn hướng về chân lý: "Họ thấy mình phải tha thiết với sự thật ngay khi nhận biết sự thật và điều chỉnh toàn bộ đời sống theo các đòi hỏi của sự thật"  [1] 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
189.          Tội tham lam là gì?
          Tham lam là tội thèm muốn của cải thái quá.
          Sự thèm muốn của cải tự chúng là điều hợp lý, vì của cải giúp ta thỏa mãn những nhu cầu có thực trong đời sống; nhưng khi sự thèm muốn này trở nên thái quá, nó làm cho chúng ta có những ham muốn bất chínhganh tị.
          Tham lam và ganh tị có thể đưa tới những việc làm tệ hại nhất. “Chính vì quỉ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian” (Kn 2,24) [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
194.          Tinh thần cốt yếu của điều răn 7 và 10 là gì?
          Chúng ta biết rằng Chúa dựng nên và ban của cải cho chúng ta làm phương tiện sinh sống cho cuộc sống tự nhiên trên trần gian này (xem câu 174). Của cải sẽ trở thành vô giá trị nếu không được sử dụng, thậm chí còn trở thành tai họa nếu bị sử dụng sai mục đích. Thiệt hại đáng nguyền rủa của lòng tham là làm đảo lộn ý nghĩa và giá trị của cải:

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
192.          Đâu là thuốc chữa cho lòng tham?
          Thuốc chữa cho tội tham lam là tinh thần nghèo khó của Phúc Âm mà Chúa Giêsu rao giảng. "Để được vào Nước Trời, con người phải dứt bỏ lòng quyến luyến của cải. "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó" (Mt 5,3) [1] Sống tinh thần nghèo khó là 
           - Xa tránh những tội phạm đến đức công bằng, thực hiện sự công bằng trong việc quyết tâm đền trả tất cả mọi vi phạm của mình.
           - Dứt bỏ lòng quyến luyến tiền của, sự tham muốn của cải vô độ, và lòng ghen tị.
           - Sẵn lòng chia sẻ của cải cho người túng cực, và cho ích chung.
           - Sống phó thác cho sự quan phòng của Chúa, khi thịnh vượng cũng như lúc khó khăn.
          Tất cả tinh thần nghèo khó đó đã được minh họa cụ thể trong thái độ của ông Giakêu: “Còn ông Giakêu thì đứng mà thưa với Chúa rằng: Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi có cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19,8), và Chúa Giêsu đã chúc phúc: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (Lc 19,9).

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
191.          Thế nào là ghen tị bởi lòng tham?
          Là buồn phiền trước của cải người khác có được, làm như đó là của cải họ ăn trộm của mình. Đây là tội của ma quỉ, nó sinh ra thù ghét, nói xấu, vu khống, vui vì thấy người khác bị hoạn nạn, buồn khổ khi thấy mọi người được thịnh vượng hơn mình.
          “Ganh tị là một trong bảy mối tội đầu. Người ganh tị buồn phiền khi thấy kẻ khác có của cải và ước ao chiếm đoạt. Nếu ai, vì ganh tị, muốn cho người khác gặp hoạn nạn nặng nề, thì mắc tội nặng”. [1]
          "Muốn thắng được tính ganh tị, người tín hữu phải sống nhân hậu, khiêm nhường và phó thác vào Chúa quan phòng". [2]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
190.          Thế nào là những ham muốn bất chính?
          Sự giầu sang và quyền lực chúng mang lại làm cho người ta thèm muốn của cải vì của cải, chứ không phải vì giá trị sử dụng của chúng: “Người hà tiện không bao giờ no thỏa về tiền bạc” (Hc 5,9)
          Vì thế, người ta thèm muốn những điều không thuộc về mình, hoặc muốn có được chúng bằng những phương tiện bất chính. Đó là tội của “những nhà buôn bán mong hàng hóa khan hiếm và đắt đỏ, buồn phiền vì không được độc quyền để mặc sức mua rẻ bán đắt; những kẻ muốn người khác gặp hoạn nạn để thừa cơ thu lợi… những thầy thuốc mong cho người ta bệnh tật, những luật gia mong cho có nhiều vụ kiện cáo quan trọng…” [1]

GLCG - 10 Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
189.          Tội tham lam là gì?
          Tham lam là tội thèm muốn của cải thái quá.
          Sự thèm muốn của cải tự chúng là điều hợp lý, vì của cải giúp ta thỏa mãn những nhu cầu có thực trong đời sống; nhưng khi sự thèm muốn này trở nên thái quá, nó làm cho chúng ta có những ham muốn bất chínhganh tị.
          Tham lam và ganh tị có thể đưa tới những việc làm tệ hại nhất. “Chính vì quỉ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian” (Kn 2,24) [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24.  CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
188.          Đồng lõa với tội bất công có phải đền trả không?
“Tất cả những người đã tham gia vào việc trộm cắp một cách nào đó, hoặc đã thừa hưởng mà biết rõ là của phi pháp, đều phải hoàn trả cân xứng theo trách nhiệm và lợi lộc đã hưởng, ví dụ những người đã truyền lệnh hoặc giúp đỡ, hoặc tàng trữ, che giấu”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
187.          Vậy phải đền trả như thế nào?
           - Phải đền trả hoàn toàn: Vật bị trộm cắp phải được hoàn trả lại, nếu không thể trả chính vật đó thì phải trả vật tương đương; ngoài ra, lẽ công bằng còn buộc phải bồi thường thiệt hại do việc mất mát đó gây ra. Kẻ lấy trộm một đồ vật cũng phải bồi thường sự thiệt hại gây ra do sự mất mát đó. Kẻ chủ mưu và tất cả những ai đồng lõa đều phải đền trả theo phần của mình. Nếu kẻ chủ mưu không đền trả, người đồng lõa phải đền thay và có quyền bắt kẻ chủ mưu trả lại cho mình phần của người đó.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
186.          Phạm tội bất công có phải đền trả không?
“Công bằng giao hoán đòi chúng ta phải đền bù điều bất công đã làm bằng cách hoàn lại của cải đã lấy cắp cho sở hữu chủ… Những ai đã trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm đoạt tài sản tha nhân, buộc phải hoàn lại, hoặc nếu đồ vật đó không còn nữa, phải trả lại bằng hiện vật hay số tiền tương đương, kèm theo tiền lời và các lợi lộc khác mà sở hữu chủ của nó đã có thể hưởng được cách chính đáng”. [1]
Để được tha tội, dĩ nhiên là phải xưng tội và làm việc đền tội; nhưng với tội bất công, việc xưng tội vẫn vô ích nếu không đền trả hay không có ý đền trả. Tội không được tha nếu hối nhân không có ý thực hiện việc đền trả.