Hiển thị các bài đăng có nhãn tn25a. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tn25a. Hiển thị tất cả bài đăng

Lời Chúa cntn 25a _ các bài suy niệm

CÁC BÀI SUY NIỆM
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN - A
Lời Chúa: Is. 55, 6-9; Pl. 1, 20c-24.27a; Mt. 20, 1-16a

5 phút cho Chúa _ không biết dùng đồng hồ


21/09/08 CHÚA NHẬT TUẦN 25 TN - A
                                                                                                   Mt 20,1-16ª
KHÔNG BIẾT DÙNG ĐỒNG HỒ
“Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho.” (Mt 20,7)
Suy niệm: Vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày là cái đồng hồ. Ba cây kim, một dài hai ngắn, cho ta biết được thời giờ để có những sinh hoạt thích hợp. Bài dụ ngôn hôm nay phác họa hình ảnh Thiên Chúa nhân lành qua một chi tiết dí dỏm: có vẻ như Ngài không biết dùng đồng hồ như con người! Các giờ được kể ra (giờ một, ba, sáu, chín, mười một) cho thấy một ông chủ tất bật ra vào để chiêu mộ thợ, bất kể sáng hay chiều, sớm hay muộn. Ưu tư chính của ông chủ không phải là giờ giấc, nhưng là sợ các người thợ không có công ăn việc làm. Chuyện ông chủ không biết dùng đồng hồ ấy còn rõ ràng hơn nữa khi tính tiền công cho thợ. Người thợ làm từ sáng sớm cũng như người lao động từ năm giờ chiều, đều lãnh lương như nhau: một quan tiền, lương công nhật người Do Thái thời đó. Trả lương như ông chủ này chắc chắn sẽ thua lỗ te tua!

Lời Chúa cntn 25a _ giảng lễ thiếu nhi

CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN - NĂM A
 CHỦ ĐỀ: “Hay mắt bạn ganh tị vì tôi nhân lành chăng?”
Lm. Giuse Vũ Đức Hiệp

Daily reflection _ open your hearts

OPEN YOUR HEARTS
"Give and it shall be given to you: good measure, pressed down, shaken together running over, shall they pour into your lap. For with what measure you measure, it shall be measured to you" (Lk 6:38).  
Deacon John Ruscheinsky

Lời Chúa cntn 25a _ Ta sẽ trả công xứng đáng

TA SẼ TRẢ CÔNG XỨNG ĐÁNG
Thấy đám đông hiếu kỳ đi theo, thầy Mậu ngửa mặt nhìn lên trời, nói với họ rằng: “Anh em chúng tôi đang tiến về Thiên Đàng đây.”  
Lm. Giuse Đỗ Đình Tiệm

Lời Chúa cntn 25a _ lòng quảng đại của Thiên Chúa


LÒNG QUẢNG ĐẠI CỦA THIÊN CHÚA
“Hãy cho, người ta sẽ cho lại, và họ sẽ đong cho anh em những đấu lớn, lắc chặt và đầy tràn, vì anh em đong đấu nào thì sẽ được đong lại bằng đấu ấy” (Lc 6,38)

5 phút cho Chúa _ thuê và thương

21/09/14 CHÚA NHẬT TUẦN 25 TN – A
Mt 20,1-16a
THUÊ VÀ THƯƠNG
“Cầm lấy phần của bạn mà đi đi… Phải chăng vì tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20,14-15)
Chúa Giê-su dạy ta bài học của đạo trời: bài học của việc xử sự công bình và của tình thương không so đo tính toán.

Tìm hiểu Lời Chúa _ cntn 25a

CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN
NĂM A
Is 55, 6-9; Pl 1, 20c-24. 27a; Mt 20, 1-16a

Lời Chúa cntn 25a _ tính ganh tị và lòng nhân từ


TÍNH GANH TỊ VÀ LÒNG NHÂN TỪ
Người có lòng nhân từ sẽ nên giống Thiên Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, đang khi người có tính ganh tị lại mở cửa tâm hồn đón sự dữ vào và tự hiến mình làm nô lệ cho ma quỷ.
Lm. Mt

Lời Chúa cntn 25a _ giáo huấn Phúc Âm

CHÚA NHẬT XXV QUANH NĂM A
Is. 55, 6-9; Pl. 1, 20c-24.27a; Mt. 20, 1-16a

Lời Chúa cntn 25a _ các bài suy niệm

CÁC BÀI SUY NIỆM
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN - A
Is. 55, 6-9; Pl. 1, 20c-24.27a; Mt. 20, 1-16a

Lời Chúa cntn 25a _ hãy tìm Chúa khi còn tìm được

HÃY TÌM CHÚA KHI CÒN TÌM ĐƯỢC
Trước tình yêu bao la của Chúa, tôi đừng chần chừ hay trả giá: “Hãy tìm Chúa khi còn tìm được, hãy kêu cầu Người khi Người còn ở gần.” (Is 55,6)
Lm. HK

Lời Chúa cntn 25a _ giờ của lòng nhân hậu

GIỜ CỦA LÒNG NHÂN HẬU
Đi tìm người làm vào giờ thứ mười một, Chúa không muốn bỏ một ai.  
Lm. HK

Lời Chúa cntn 25a _ Phải chăng Thiên Chúa quá bất công công?

PHẢI CHĂNG
THIÊN CHÚA QUÁ BẤT CÔNG?
Thiên Chúa rất công bằng do lòng nhân từ của Người chứ không bất công như chúng ta đã lầm tưởng!  
Jos. Vinc. Ngọc Biển

Mark Link _ Lời Chúa cntn tuần 25

CHÚA NHẬT - TUẦN 25
Tin Mừng Năm A
[Chúa Giêsu kể dụ ngôn về một ông chủ đã ra ngoài nhiều lần khác nhau trong ngày để mướn thợ. Cuối ngày, ông trả cho mọi người cùng một số lương như nhau. Khi một số thợ cằn nhằn, ông chỉ nói:] “Chẳng lẽ tôi không có quyền tự ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20, 15)
Mục đích của Chúa Giêsu khi đưa ra câu truyện trên không phải để minh họa cho hành động thiếu công bằng của ông chủ, mà trái lại mới đúng, tức là để minh họa cho lòng quảng đại của Thiên Chúa. Lời hay nhất trong câu truyện là câu hỏi của ông chủ: “Hay bạn đâm ra ghen tức vì thấy tôi tốt bụng?” Ông chủ biết rằng nếu ông chỉ trả cho những người đến sau theo đúng thời giờ họ làm việc, thì chắc họ sẽ không có đủ tiền để mua thực phẩm cho gia đình đang đói khổ của họ. Vì vậy, ông trả cho họ lương của cả một ngày.

Lời Chúa cntn 25a _ ganh tị

GANH TỊ

Trong cuốn tiểu thuyết được soạn thành nhạc kịch “Những Kẻ Khốn Cùng” (Les Miserables), của Victor Hugo, nhân vật chính là Jean Valjean, đã được thả ra sau 19 năm chịu khổ sai trong tù. Anh bị tù vì tội ăn cắp một ổ bánh mì cho những người con của bà chị ăn qua cơn đói. Sau khi được tự do, anh bước đi lang thang cả ngày để tìm thức ăn và chỗ ngủ qua đêm, không một ai trong làng dám chứa chấp một người đã có án tù ở trong nhà. Sau cùng, một vị giám mục tốt lành đã mở cửa đón tiếp Valjean với một bữa ăn tối và chỗ ngủ qua đêm. Tại bữa ăn tối, bà giúp việc cực lực phản đối giám mục đã ra lệnh cho bà phải dọn bàn ăn với bộ muỗng dĩa bằng bạc mà toà giám mục thường dùng để tiếp khách. Đêm hôm đó, valjean đã ăn cắp toàn bộ muỗng dĩa bằng bạc, rồi trốn ra khỏi nhà.
Ngày hôm sau trên đường tẩu thoát, anh nói dối với cảnh sát rằng Đức giám mục đã ban cho anh những món đồ quý giá làm kỷ niệm. Nghi ngờ, cảnh sát đem anh trở lại toà giám mục với những món đồ đã bị ăn cắp. Khi họ vừa đến toà giám mục, Đức giám mục đã nói ngay rằng ngài rất vui mừng gặp lại Valjean, vì ngài muốn tặng thêm cho anh những cái chân đèn bằng bạc nữa. Hành động tha thứ và nhân từ đáng kính phục này đã gây ảnh hưởng lớn lao trên cuộc đời của Valjean tới nỗi anh đã thay đổi hoàn toàn, và trở thành một con người mới. Sau cùng anh đã dâng hiến cuộc đời còn lại để phục vụ tha nhân với lòng nhân từ hơn là lẽ công bằng.
Người chủ vườn nho đã cư xử với các công nhân theo định luật của tình yêu và lòng nhân từ, không phải luật lệ của kinh tế hay toán học nhắm vào tư lợi.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo ZENIT ngày 3/12/2000, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận đã diễn tả những kinh nghiệm của ngài về 13 năm tù tội. Với những bạn tù không Công giáo, tọc mạch muốn biết làm cách nào ngài có thể giữ vững niềm hy vọng của ngài, ngài trả lời: “Tôi đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu, bởi vì tôi yêu những khuyết điểm của Chúa Giêsu”. Tồng giám mục, lúc đó nói: “Trong lúc hấp hối trên thánh giá, người trộm cướp xin Chúa nhớ đến hắn khi Chúa vào Vương Quốc của Người. Nếu là tôi, tôi sẽ trả lời: “Tôi sẽ không quên anh, nhưng anh phải đền các tội ác của anh trong luyện ngục”. Nhưng Chúa Giêsu trả lời: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”. Chúa đã quên tội lỗi của người này. Cũng một sự việc đã xảy ra với bà Mary Magdalene, và với người con trai phung phí. Chúa Giêsu không nhớ tí nào, Người tha thứ cho toàn thế giới”.
“Chúa Giêsu không biết toán học”, ngài nói thêm: “Điều này được thấy rõ trong dụ ngôn người mục tử tốt lành. Người có 100 con chiên, một con bị thất lạc và không ngần ngại Người đi kiếm nó, để 99 con khác trong chuồng, đối với Chúa Giêsu, một con giá trị bằng 99 con, hay là có khi hơn nữa.
Dụ ngôn người thợ làm vườn nho được bắt đầu bằng chữ “Nước Trời”. Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa và luật lệ của Nước Trời. Trong cuốn “The Divine Trap”, Richard Hoefler nói rằng: “Trước hết Thiên Chúa là người chủ tuyệt đối. Theo như dụ ngôn nói với chúng ta, Người làm điều mà Người muốn làm với cái gì thuộc về Người. Vương Quốc Thiên Chúa không phải là một nền dân chủ nơi mà chúng ta quyết định cái cách thức những sự việc sẽ được làm bởi một đa số phiếu bầu cử”.
Chúa Giêsu đã nói dụ ngôn này không những với các môn đệ của Ngài, mà còn cho các người Biệt phái, là những người đã có quan niệm rằng Vương Quốc Thiên Chúa thuộc quyền sở hữu chủ của họ. Richard Hoeffer đã nhận xét:
“Những người Biệt phái đã quên điều này. Vương Quốc Thiên Chúa thuộc về Thiên Chúa. Chúa Giêsu đối chất với họ rằng các ông đã khoe mình là những người đạo đức, có phải vậy không? Mọi người đều biết và kính trọng các ông vì điều này. Đó là tiền công các ông đã được trả. Đó là điều Thiên Chúa thưởng cho các ông. Còn đối với những người khác, những người tội lỗi và nghèo khó, họ có sự liên hệ độc đáo của họ với Thiên Chúa. Ngài sẽ cư xử với họ theo như Ngài muốn, vì tất cả đều chỉ là những công nhân trong vườn nho của Ngài. Trong vườn nho này, Thiên Chúa là chủ. Ngài có quyền tuyệt đối phân phát tiền lương và phần thưởng tuỳ theo ý của Ngài và chỉ có thánh ý Ngài mà thôi”.
Trong bài đọc thứ nhất, tiên tri Isaia đã viết: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các người, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy”.
Hãy cảm tạ Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta đến làm việc trong vườn nho của Ngài. Hãy bằng lòng với những ơn lành của Ngài thay vì đòi hỏi và ganh tị. Hãy dâng lên Thiên Chúa tâm tình phó thác như lời cầu nguyện của Đức Hồng Y John Henry Newmann:
“Chúa đã ủy thác cho tôi vài công việc mà Ngài không ủy thác cho kẻ khác. Tôi có sứ mệnh của tôi. Có thể tôi không bao giờ biết được nó trong cuộc sống này nhưng trong cuộc sống mai hậu ắt tôi sẽ rõ. Vì thế, tôi tin vào Ngài. Ngài không làm điều gì vô ích. Ngài có thể kéo dài hay rút ngắn cuộc sống của tôi; Ngài biết rõ điều Ngài định làm. Ôi lạy Chúa, con xin hiến dâng trọn vẹn toàn xác hồn con trong tay Ngài”.
TÌM BÀI SUY NIỆM

5 phút cho Chúa _ kỳ lạ và khác thường

18/09/11                           Chúa nhật tuần 25 tn – A
                                                               Mt 20,1-16
KỲ LẠ VÀ KHÁC THƯỜNG
Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ. Bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước hết.” (Mt 22,4)

Lời Chúa cntn 25a _ lòng quảng đại của Thiên Chúa


LÒNG QUẢNG ĐẠI CỦA THIÊN CHÚA
“Hãy cho, người ta sẽ cho lại, và họ sẽ đong cho anh em những đấu lớn, lắc chặt và đầy tràn, vì anh em đong đấu nào thì sẽ được đong lại bằng đấu ấy” (Lc 6,38)

Lời Chúa cntn 25a _ tôi đâu có bất công

TÔI ĐÂU CÓ BẤT CÔNG

(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Trong dụ ngôn người cha nhân hậu (Lc 15), chúng ta đã từng thấy thái độ của người con cả nổi giận không chịu vào nhà, vì anh thấy cha tỏ ra quá bao dung đối với đứa em hư đốn, chẳng những cha tha thứ mà còn mở đại tiệc ăn mừng.
“Đã bao năm con hầu hạ cha? thế mà chưa bao giờ? còn thằng con của cha đó... Vậy mà...”
Anh thấy mình bị cha đối xử bất công!
Trong dụ ngôn trên đây, người làm sớm cũng cằn nhằn vì ông chủ trả hậu hĩ cho người mới làm một tiếng.
Cả hai dụ ngôn đều phản ánh một căng thẳng có thực do việc Đức Giêsu thường giao du với tội nhân. Ngài quý trọng từng con chiên lạc, đem đến cho họ niềm vui sống và sự tự tin. Ngài mời họ hoán cải và hứa ban cho họ Nước Trời.
Như thế, rốt cuộc những người Do Thái tội lỗi cũng được hưởng hạnh phúc như các ông Pharisêu suốt đời tuân giữ chi li Lề Luật.
Người Pharisêu bị sốc vì thái độ của Đức Giêsu. Họ cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Khi nhìn thái độ bực bội của người làm từ sớm, chúng ta hiểu được thế nào là ghen tỵ.
Người làm sớm cằn nhằn ông chủ vườn nho không phải vì ông đã đối xử bất công đối với họ (họ vẫn được trả đủ tiền lương mà), nhưng vì ông đã trả cho người làm sau ngang hàng với họ, là những kẻ vất vả suốt ngày. Nếu ông trả cho người làm sau ít hơn, chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu.
Người ghen tỵ không vui được với người vui vì họ không biết yêu thương. Họ coi người kia là kẻ thù, chứ không phải là bạn, nên sự thành công của ai đó trở thành nỗi đe dọa.
Đức Giêsu mời chúng ta đổi cái nhìn về Thiên Chúa.
Ngài công bình, nhưng không cứng nhắc trong luật lệ.
Ngài có trái tim để tự do yêu, có lòng tốt để bất ngờ trao tặng, Thiên Chúa là Thiên Chúa của người trộm lành, là chủ của người thợ chỉ làm có một tiếng.
Thiên Chúa công bình lại là người cha đầy yêu thương.
Đức Giêsu cũng mời ta đổi cái nhìn về tha nhân, bớt tự hào về mình, thêm trân trọng người khác, phá bỏ những hàng rào của nhỏ mọn, ghen tương.
Đến khi nào người con cả mới chịu vào nhà để niềm vui của cha, của em là của anh?
Đến khi nào người làm từ sáng sớm biết chia vui cùng người mới làm buổi chiều?
Đến khi nào tôi mới thật sự vui với người kế bên chỉ vì người ấy là bạn tôi?
Gợi Ý Chia Sẻ
Cain vì ganh tỵ đã giết em là Aben. Người ganh tỵ vừa hủy diệt người khác, vừa huỷ diệt chính mình. Có khi nào bạn nuôi lòng ganh tỵ, ghét ghen không? Làm sao để ra khỏi thái độ đó?
Bạn thấy “vui với người vui” dễ hay khó? Có khi nào bạn vui trước thành công của một người bạn hay của một người mà bạn không ưa?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa, xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình, nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi oán hờn nhỏ nhen, mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng, không một biến cố nào làm xáo trộn, không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công, cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở để có thể ôm cả những người thù ghét con.
TÌM BÀI SUY NIỆM

Lời Chúa cntn 25a - giờ của lòng nhân hậu

GIỜ CỦA LÒNG NHÂN HẬU
Từ khi còn nhỏ, thánh Martin de Porres đã có tinh thần bác ái vị tha, sẵn lòng phục vụ người nghèo khổ bệnh tật trong mọi hoàn cảnh. Một hôm trên đường đưa thức ăn mua được ngoài chợ về cho gia đình thì Martin nghe tiếng rên rỉ của một ông già người da đỏ. Ông lão bị lính Tây Ban Nha hành hạ rồi vứt nằm giữa đường. Thấy ông lão mình đầy thương tích, cậu lại gần tìm cách giúp đỡ, nhưng lại bị ông cự nự: “Thằng nô lệ… thằng quỉ đen. Bọn da đen tụi mày là kẻ thù của dân da đỏ”.
Martin không bỏ đi mà còn dừng lại nói chuyện với ông lão, dịu dàng đến nỗi chỉ một lát sau ông đã cho cậu biết là ba ngày rồi ông chưa có chút gì vào bụng, lại chẳng có con cháu gì cả. Nghe thế, Martin đã khóc và đưa cho ông tất cả số thực phẩm vừa mua được.
Thánh Martin có thể nói được là một phép lạ Chúa làm giữa trần gian để tôn vinh những giá trị “không thể hiểu nổi” của Nước Trời: Bị khinh rẻ vì da đen, lại là con của một bà mẹ gốc nô lệ, con ngoại hôn… nhưng sự hèn hạ của thánh nhân lại làm toả sáng công việc của Chúa, là tìm kiếm hạnh phúc cho mọi người, là tái tạo một thế giới mới với những kiệt tác trên những điều người ta bỏ đi. Chính Chúa đã nói: “tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta”(Is 55,8).
Đức Kitô đã ví Nước Trời giống như chủ nhà kia vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc. Điểm khác lạ đầu tiên của câu chuyện là ông tìm người làm cả vào giờ thứ mười một, điểm khác lạ thứ hai là việc phát lương cho thợ bắt đầu từ những người đến sau, khác hẳn thói quen thường thấy. Cả hai đều làm nổi bật điểm khác lạ mà Đức Kitô muốn nhấn mạnh: Đó là “những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan”.
Điểm gây chú ý của câu truyện nằm ở lời cằn nhằn của mấy người đến đầu khi thấy công mình vất vả suốt ngày cũng bằng người chỉ làm có một giờ. Vâng, Tại sao Chúa làm thế? Công lý của Chúa ở đâu?
Lòng nhân lành là câu trả lời của Chúa: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao?... Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao?” (Mt 20,13.15).
Nghe thế, ai cũng muốn làm người vào sau chót để hưởng lòng tốt của ông chủ. Nhàn quá, lợi quá! Nhưng xét lại mới thấy là để làm người sau chót không dễ chút nào:
Họ đã phải hy vọng một điều chẳng ai dám hy vọng: “Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? " Họ đáp: "Vì không ai mướn chúng tôi." Ông bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!” (Mt 20,6-7); Thêm nữa, vì biết thân phận mình, họ chẳng dám đòi hỏi gì mà hoàn toàn cậy dựa vào lòng tốt của ông chủ: vẫn đi làm dù không biết lương bổng ra sao!
Chúa không nợ ai điều gì, nhưng lại nợ mọi người lòng nhân lành vì Chúa là tình yêu. Ai nghĩ mình đáng được điều này, điều nọ, sẽ cằn nhằn về lòng nhân lành của Chúa; trái lại, ai nghĩ mình bất xứng sẽ thấy mình được bơi lội giữa tình yêu, như thánh Phaolô tâm sự: “tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần: nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em” (Pl 1,23-24).
Cũng là giằng co, nhưng mấy người đi làm sớm bị giằng co giữa hai nỗi sợ: đi sớm thì sợ vất vả, đi muộn thì lại sợ lỡ việc, sợ không được gọi làm? Trái lại, thánh Phaolô hạnh phúc thấy mình bị giằng co giữa hai mối lợi, biết rằng mình chỉ là hư không mà Chúa lại rất nhân hậu: “đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”. Đó cũng là tâm tình của ông Gióp trong mọi tình huống: “Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng danh Đức Chúa” (G 1,21).
Đi tìm người làm vào giờ thứ mười một, Chúa không muốn bỏ một ai. Càng biết mình bất xứng tôi sẽ càng hạnh phúc khi được Chúa gọi làm việc cho Ngài, sẽ thoát khỏi những so bì vị kỷ!
Và sẽ không dám chậm trễ, không dám so đo với lòng nhân hậu của Chúa: “Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp” (Is 55,6).   
Lm. HK