Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.7.10. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.7.10. Hiển thị tất cả bài đăng

Sống đức tin _ trả lại tài sản đánh rơi 1,3 tỉ đồng


Cậu sinh viên trả lại tài sản
1,3 tỉ đồng  cho người đánh rơi
Sinh viên Lê Doãn Ý: “Thấy trong đó là tài sản lớn, tôi nghĩ ngay người mất sẽ rất đau khổ nên muốn nhanh chóng trả lại họ.”
vnexpress.net

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
189.          Tội tham lam là gì?
          Tham lam là tội thèm muốn của cải thái quá.
          Sự thèm muốn của cải tự chúng là điều hợp lý, vì của cải giúp ta thỏa mãn những nhu cầu có thực trong đời sống; nhưng khi sự thèm muốn này trở nên thái quá, nó làm cho chúng ta có những ham muốn bất chínhganh tị.
          Tham lam và ganh tị có thể đưa tới những việc làm tệ hại nhất. “Chính vì quỉ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian” (Kn 2,24) [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
194.          Tinh thần cốt yếu của điều răn 7 và 10 là gì?
          Chúng ta biết rằng Chúa dựng nên và ban của cải cho chúng ta làm phương tiện sinh sống cho cuộc sống tự nhiên trên trần gian này (xem câu 174). Của cải sẽ trở thành vô giá trị nếu không được sử dụng, thậm chí còn trở thành tai họa nếu bị sử dụng sai mục đích. Thiệt hại đáng nguyền rủa của lòng tham là làm đảo lộn ý nghĩa và giá trị của cải:

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN KHÓ NGHÈO
(ĐIỀU RĂN VII & X)
193.          Tại sao chúng ta phải giúp đỡ người nghèo?
          Sẵn sàng chia sẻ của cải cho người túng cực là cách thế rất hiệu nghiệm để dứt bỏ lòng ham mê của cải; hơn nữa chúng ta có bổn phận giúp đỡ người nghèo, vì Chúa dạy: “Các ngươi đã nhận cách nhưng không thì cũng hãy cho cách nhưng không” (Mt 10,8).

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
192.          Đâu là thuốc chữa cho lòng tham?
          Thuốc chữa cho tội tham lam là tinh thần nghèo khó của Phúc Âm mà Chúa Giêsu rao giảng. "Để được vào Nước Trời, con người phải dứt bỏ lòng quyến luyến của cải. "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó" (Mt 5,3) [1] Sống tinh thần nghèo khó là 
           - Xa tránh những tội phạm đến đức công bằng, thực hiện sự công bằng trong việc quyết tâm đền trả tất cả mọi vi phạm của mình.
           - Dứt bỏ lòng quyến luyến tiền của, sự tham muốn của cải vô độ, và lòng ghen tị.
           - Sẵn lòng chia sẻ của cải cho người túng cực, và cho ích chung.
           - Sống phó thác cho sự quan phòng của Chúa, khi thịnh vượng cũng như lúc khó khăn.
          Tất cả tinh thần nghèo khó đó đã được minh họa cụ thể trong thái độ của ông Giakêu: “Còn ông Giakêu thì đứng mà thưa với Chúa rằng: Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi có cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19,8), và Chúa Giêsu đã chúc phúc: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (Lc 19,9).

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
191.          Thế nào là ghen tị bởi lòng tham?
          Là buồn phiền trước của cải người khác có được, làm như đó là của cải họ ăn trộm của mình. Đây là tội của ma quỉ, nó sinh ra thù ghét, nói xấu, vu khống, vui vì thấy người khác bị hoạn nạn, buồn khổ khi thấy mọi người được thịnh vượng hơn mình.
          “Ganh tị là một trong bảy mối tội đầu. Người ganh tị buồn phiền khi thấy kẻ khác có của cải và ước ao chiếm đoạt. Nếu ai, vì ganh tị, muốn cho người khác gặp hoạn nạn nặng nề, thì mắc tội nặng”. [1]
          "Muốn thắng được tính ganh tị, người tín hữu phải sống nhân hậu, khiêm nhường và phó thác vào Chúa quan phòng". [2]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
(ĐIỀU RĂN VII & X)
190.          Thế nào là những ham muốn bất chính?
          Sự giầu sang và quyền lực chúng mang lại làm cho người ta thèm muốn của cải vì của cải, chứ không phải vì giá trị sử dụng của chúng: “Người hà tiện không bao giờ no thỏa về tiền bạc” (Hc 5,9)
          Vì thế, người ta thèm muốn những điều không thuộc về mình, hoặc muốn có được chúng bằng những phương tiện bất chính. Đó là tội của “những nhà buôn bán mong hàng hóa khan hiếm và đắt đỏ, buồn phiền vì không được độc quyền để mặc sức mua rẻ bán đắt; những kẻ muốn người khác gặp hoạn nạn để thừa cơ thu lợi… những thầy thuốc mong cho người ta bệnh tật, những luật gia mong cho có nhiều vụ kiện cáo quan trọng…” [1]

GLCG - 10 Điều Răn

Bài 25. SỐNG TINH THẦN NGHÈO KHÓ
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
189.          Tội tham lam là gì?
          Tham lam là tội thèm muốn của cải thái quá.
          Sự thèm muốn của cải tự chúng là điều hợp lý, vì của cải giúp ta thỏa mãn những nhu cầu có thực trong đời sống; nhưng khi sự thèm muốn này trở nên thái quá, nó làm cho chúng ta có những ham muốn bất chínhganh tị.
          Tham lam và ganh tị có thể đưa tới những việc làm tệ hại nhất. “Chính vì quỉ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian” (Kn 2,24) [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24.  CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
188.          Đồng lõa với tội bất công có phải đền trả không?
“Tất cả những người đã tham gia vào việc trộm cắp một cách nào đó, hoặc đã thừa hưởng mà biết rõ là của phi pháp, đều phải hoàn trả cân xứng theo trách nhiệm và lợi lộc đã hưởng, ví dụ những người đã truyền lệnh hoặc giúp đỡ, hoặc tàng trữ, che giấu”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
187.          Vậy phải đền trả như thế nào?
           - Phải đền trả hoàn toàn: Vật bị trộm cắp phải được hoàn trả lại, nếu không thể trả chính vật đó thì phải trả vật tương đương; ngoài ra, lẽ công bằng còn buộc phải bồi thường thiệt hại do việc mất mát đó gây ra. Kẻ lấy trộm một đồ vật cũng phải bồi thường sự thiệt hại gây ra do sự mất mát đó. Kẻ chủ mưu và tất cả những ai đồng lõa đều phải đền trả theo phần của mình. Nếu kẻ chủ mưu không đền trả, người đồng lõa phải đền thay và có quyền bắt kẻ chủ mưu trả lại cho mình phần của người đó.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
186.          Phạm tội bất công có phải đền trả không?
“Công bằng giao hoán đòi chúng ta phải đền bù điều bất công đã làm bằng cách hoàn lại của cải đã lấy cắp cho sở hữu chủ… Những ai đã trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm đoạt tài sản tha nhân, buộc phải hoàn lại, hoặc nếu đồ vật đó không còn nữa, phải trả lại bằng hiện vật hay số tiền tương đương, kèm theo tiền lời và các lợi lộc khác mà sở hữu chủ của nó đã có thể hưởng được cách chính đáng”. [1]
Để được tha tội, dĩ nhiên là phải xưng tội và làm việc đền tội; nhưng với tội bất công, việc xưng tội vẫn vô ích nếu không đền trả hay không có ý đền trả. Tội không được tha nếu hối nhân không có ý thực hiện việc đền trả.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
185.          Có khi nào được phép lấy của người không?
          “Nếu có thể đoán trước được sự ưng thuận của chủ, hoặc sự khước từ của họ nghịch với lẽ phải và với quyền sở hữu chung của cải trần thế thì việc chiếm hữu tài sản không còn là tội ăn cắp. Như thế, trong trường hợp khẩn cấp và rõ ràng, và không còn cách nào khác để đáp ứng cho các nhu cầu cấp thời và thiết yếu (thức ăn, chỗ ở, áo quần …) thì được quyền sử dụng tài sản tha nhân”. [1]  Do đó mà:
         

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
184.          Lỗi đức công bằng là tội nặng hay tội nhẹ?
Lương tâm tự nhiên luôn lên án sự bất công: Kẻ trộm cắp luôn bị khinh bỉ ở mọi nơi và trong mọi lúc. Ngay cả kẻ trộm cũng không nghĩ tốt về mình, vì chúng luôn tìm kiếm bóng tối để che dấu việc làm của mình và không chịu cho ai gọi mình là trộm cắp.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
183.          Có được chơi các trò chơi may rủi không?
“Các trò đỏ đen (cờ bạc …) hoặc cá cược, tự chúng không nghịch với phép công bằng, nhưng về phương diện luân lý, không thể chấp nhận được khi chúng cướp đi những cái cần thiết để nuôi sống bản thân và người khác. Cờ bạc biến kẻ ham mê thành nô lệ. Cờ gian bạc lận là một lỗi nặng, trừ khi gây thiệt hại rất nhẹ đến độ người bị thiệt thấy việc đó không đáng kể”. [1]
- Xổ số là một trò chơi hợp pháp, nhưng có thể lỗi đức công bằng khi dùng mưu gian để được giải, hay khi không phát giải cho số trúng như đã cam kết.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
182.          Làm thiệt hại tài sản có những tội nào?
           - Lãng phí của công: Khác với thâm lạm của công, người lãng phí không lấy của công làm của tư mà sử dụng của công một cách hoang phí quá sự cần thiết; hoặc không bảo quản của cải được giao cho mình coi sóc; làm hư hao, mất mát, hoặc làm việc cẩu thả, thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây nên sự thiệt hại cho công sở, hoặc phá hoại hay phung phí tài nguyên của trái đất, làm thiệt hại cho môi trường sống.
           - Làm khổ các sinh vật và phí phạm sinh mạng chúng một cách vô ích; hoặc ngược lại, chi phí quá tốn kém cho những con vật “cưng”, đều là những sự lãng phí không thể biện minh được. [1]
           - Gây ra thiệt hại cho người khác hoặc cố ý, hoặc do bất cẩn, như gây tai nạn giao thông, làm cháy nhà, đánh thuốc độc gia súc, ao cá, vu cáo làm mất danh dự, làm việc tắc trách gây thiệt hại cho chủ v. v. . .
           - Đình công “là việc chính đáng, khi đó là một phương thế không tránh được hoặc cần thiết để đạt được lợi ích tương xứng. Đình công không thể chấp nhận về mặt luân lý, khi kèm theo bạo động hoặc khi chỉ được dùng nhằm những mục tiêu không trực tiếp liên hệ đến các điều kiện làm việc hay trái nghịch với công ích”. [2]
           - Cuối cùng, tội làm thiệt hại đáng ghê sợ nhất là tội mua bán, trao đổi con người như một thứ hàng hoá. Đây là sự rối loạn đến cùng cực, khi giá trị tiền của được đặt lên trên giá trị con người. “Tội này xúc phạm đến nhân phẩm và những quyền lợi căn bản của con người vì dùng bạo lực biến họ thành một vật dụng hoặc nguồn lợi”. [3] 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
181.           Giữ của người cách bất công là những tội nào?
           Giữ của người cách bất công có những tội như:
           - Không trả nợ: không hoàn trả cho người khác tiền bạc, của cải mình đã vay mượn họ theo đúng hạn kỳ đã ước định, đúng với số lượngphẩm chất của vật được vay mượn. Chạy hụi (bỏ không đóng hụi nữa khi đã nhận tiền) cũng là một hình thức không trả nợ mình đã mượn của những người cùng chơi.
           - Không trả tiền công xứng đáng: Là tội bất công của người chủ khi không trả tiền lương, hay chậm trễ quá lâu, hoặc bắt công nhân làm thêm giờ mà không thêm lương, hoặc bắt chẹt người làm phải làm công việc quá nặng với đồng lương không tương xứng, dù có sự thỏa thuận của hai bên. “Tùy theo nhiệm vụ và năng suất của mỗi người, tình trạng của xí nghiệp và công ích, việc làm phải được trả lương sao cho con người có đủ khả năng xây dựng cho mình một đời sống xứng hợp về phương diện vật chất, văn hóa và tinh thần”. [1]
           - Trốn thuế: Thuế là phần đóng góp do nhà cầm quyền hợp pháp đặt ra cho dân chúng để chi phí vào những việc thiện ích chung, như trả lương cho các viên chức nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phát triển văn hoá, giao thông v.v...
           “Không đóng góp lệ phí cho những cơ quan an ninh xã hội do chính quyền hợp pháp quy định là điều bất công”. [2] Người trốn thuế là người lấy cắp của mọi người, hưởng dùng tài sản của mọi người.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
180.           Lấy của người cách bất công là gì?
           Lấy của người cách bất công có những hành vi sau:
           - Gian lận trong khi mua bán: là cố ý giao hàng không đúng phẩm chất, số lượng, giá cả, hay thứ loại hàng theo ý người mua; hoặc vì nhằm thủ lợi mà không báo cho người kia biết sự lầm lẫn của họ về giá trị thực của món hàng, về số tiền đếm lộn, số lượng món hàng đếm sai …
           Cũng là gian lận khi cố ý làm hàng giả để bán với giá hàng thật, hoặc làm hoá đơn giả để ghi số tiền không đúng với số tiền đã trao hay nhận.
           - Xâm lấn: là thay đổi ranh giới đất đai hay của cải có lợi cho mình cách bất công, như sửa hàng rào, bờ ruộng, lấn sang đất người khác; xây tường, sân, lấn ra đường.
           - Cho vay ăn lời quá đáng: là cho vay với mức lời vượt quá quy định của pháp luật hoặc quá thói quen của địa phương được mọi người chấp nhận.  
           - Hối lộ: là việc người có chức quyền nhận tiền bạc hay của cải của ai, để ban cho người đó những quyền lợi mà họ không đáng được, hoặc miễn giảm phần phạt mà họ đáng phải chịu. Cả người đưa hối lộ và người nhận đều phạm tội hối lộ, lỗi đức công bằng phân phối.
           - Thâm lạm của công: là hành vi chiếm dụng của công làm của riêng, hay sử dụng của công vào việc riêng tư, như dùng xe công để chạy việc riêng, bàn công việc riêng bằng điện thoại của công sở. . .
           - Đầu cơ tích trữ: là hành vi tạo sự khan hiếm giả tạo một món nhu yếu phẩm nào đó, để có thể độc quyền bán với giá cao. Tội đầu cơ chẳng những lỗi đức công bằng mà còn lỗi đức bác ái, và còn có thể vi phạm điều răn thứ năm nếu nó gây nên nạn đói kém. Cùng loại với tội đầu cơ là tội tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách loan tin đồn về sự tăng hay giảm giá của một món hàng, về sự khan hiếm của một món hàng, để trục lợi. 
HOME 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

 Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
179.           Thế nào là không tôn trọng tài sản tha nhân?
          “Mọi hình thức chiếm đoạt và cầm giữ cách bất công tài sản của tha nhân, dù không nghịch với dân luật, vẫn nghịch điều răn thứ bảy, như cố tình không trả của đã mượn, giữ lại của rơi, buôn gian bán lận, trả lương thiếu công bằng, lợi dụng sự không biết và khó khăn của tha nhân để tăng giá”. [1]
          “Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, nghĩa là cấm chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của sở hữu chủ”. [2]
          Chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của họ là lấy và giữ của người cách bất công.