Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.8. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.8. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
203.          Không tôn trọng thanh danh người khác là gì?
           - Đó là tội võng đoán, còn gọi là phán đoán hồ đồ, là "khi không có đủ cơ sở mà minh nhiên hay mặc nhiên cho rằng một người có lỗi về mặt luân lý" [1] như thấy người hàng xóm mua nhiều đồ đạc mà đoán họ là thủ phạm vụ mất trộm mới xảy ra v.v...
           Để tránh những phán đoán liều lĩnh này, chúng ta phải hết sức giải thích theo ý ngay lành tất cả mọi lời nói, hành động của tha nhân.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
201.          Xu nịnh là gì ?
          Xu nịnh còn gọi là nịnh hót, a dua, tâng bốc hay lấy lòng là những lời nói hay thái độ a dua, tán dương những việc làm xấu. Tội xu nịnh khuyến khích và ủng hộ người khác phạm tội. Nếu a dua chỉ để làm vui lòng, để tránh sự tai hại, để thoát khỏi tình thế bó buộc, hoặc để có được những lợi ích chính đáng thường là tội nhẹ. Còn a dua cho những nết xấu lớn hay cho những tội nặng là tội nặng. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
200.          Làm chứng dối và thề gian là tội nặng hay nhẹ?
Làm chứng dối là tội đáng ghê tởm, vì nó phạm đến tính công bằng của bản án, và gây thiệt hại về danh giá cũng như tài sản cho người vô tội.
Tội làm chứng dối chẳng những xúc phạm đến sự thật, đến sự công bằng và đức ái, mà còn có thể phạm cả đến đức thờ phượng khi có kèm theo lời thề.

Êlia lên án vua A-kháp và hoàng hậu Giêsaben
Vì thế, Chúa đã lên án gắt gao tội làm chứng dối với những hình phạt nghiêm khắc nhất: Sách Thánh thuật lại việc vua Akhab đã mua chuộc hai kẻ làm chứng gian, cáo tội Nabod, và làm cho ông phải chết, để chiếm lấy vườn nho của ông. Bản án vừa xử xong, thì tiên tri Êlia được Chúa sai đến báo cho Akhab biết rằng: Những con chó liếm máu vô tội của Nabod sẽ liếm máu nhà vua ngay tại đó; và lời nguyền rủa của Chúa đã được thực hiện đúng từng chữ theo nghĩa đen.
          “Người chứng gian sẽ diệt vong” (Cn 21,28)

GLCG _ tôn trọng sự thật

 Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
199.          Thế nào là làm chứng dối và thề gian ?
          "Công khai nói nghịch với sự thật là một lỗi nặng. Trước tòa án, lời nói như thế là chứng dối. Khi nói dối mà còn thề, thì đó là thề gian. "  [1]
          Khi nói nghịch với sự thật một cách công khai trước mặt những người có thẩm quyền, thường là trong các tòa án, người ta đều có ý làm sai lệch công lý: buộc tội cho người vô tội hoặc chối tội cho phạm nhân. Có nhiều hình thức làm chứng dối:
           -  Làm chứng là thật điều mình biết là không thật.
           - Tuyên bố là chắc chắn điều mình còn nghi ngờ.
           - Dùng áp lực, tiền bạc, sai khiến người khác làm chứng dối.
           - Không nói toàn bộ sự thật: Không nói hết những gì mình biết có liên quan đến vấn đề được hỏi.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
198.          Nói dối là gì ?
          Nói dối là "nói sai sự thật, với ý định đánh lừa kẻ khác", [1] là nói những điều ngược với sự tin tưởng của mình và có ý xâm phạm đến quyền được biết sự thật của người nghe. Người nói sai sự thật vì sự tưởng lầm ngay ý, hay nói“tôi không biết” để tránh không nói sự thật cho người không có quyền biết sự thật đó, thì không phải là nói dối.
          Nói dối là xúc phạm trực tiếp đến sự thật, làm cho người có quyền biết sự thật phải sai lầm. Vì thế, nói dối xúc phạm đến những mối liên hệ căn bản nhất giữa nhân loại, và làm phát sinh sự chia rẽ giữa các tâm trí. Nói dối là một tai họa nguy hiểm cho xã hội, nó phá hủy sự tin tưởng lẫn nhau và cắt đứt mọi liên lạc hình thành nên xã hội con người. [2]
          "Tội nói dối nặng hay nhẹ tùy theo mức độ làm sai lạc chân lý, tùy theo các hoàn cảnhý định của kẻ nói dối, tùy theo những thiêt hại mà nạn nhân của nó phải hứng chịu. Ngay cả khi nói dối là một tội nhẹ, cũng trở thành tội nặng nếu vi phạm nặng nề đến đức công bình và bác ái". [3]  

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
197.          Những tội nào xúc phạm đến sự thật?
          Có nhiều tội xúc phạm đến sự thật, mà đáng kể ra đây các tội sau: nói dối, làm chứng dối và thề gian, khoe khoang khoác lác và mỉa mai, xu nịnh, không tôn trọng thanh danh của người khác như võng đoán, nói xấu và vu khống, xâm phạm bí mật, và không làm chứng cho đức tin. 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 26. TÔN TRỌNG SỰ THẬT
(ĐIỀU RĂN THỨ VIII)
196.          Tai sao ta phải tôn trọng sự thật?
          Sự thật là yếu tố cần thiết làm nền tảng cho đời sống con người và xã hội. Mọi người, nhất là các Kitô hữu, đều phải tôn trọng sự thật, vì:
           - Sự thật làm tăng triển con người: Là sinh vật có lý trí, bản tính tự nhiên của con người luôn hướng về chân lý: "Họ thấy mình phải tha thiết với sự thật ngay khi nhận biết sự thật và điều chỉnh toàn bộ đời sống theo các đòi hỏi của sự thật"  [1]