LỜI
CHÚA TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
CÂU TRUYỆN MINH HỌA
CNTN 20B - Ăn Bánh-Giêsu, sẽ
sống đời đời
THỨ TƯ - LÒNG NHÂN LÀNH CỦA
CHÚA
THỨ BẢY - LUẬT SĨ VÀ BIỆT
PHÁI GIẢ HÌNH
LỄ ĐỨC TRINH NỮ VƯƠNG - XIN
VÂNG
LỄ THÁNH BATÔLÔMÊÔ - ÐẾN MÀ
XEM
CNTN
20A – AI TIN THÌ SẼ ĐƯỢC
Lời Chúa: Mt 15, 21-28
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu
lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu
cùng Người rằng: "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi: con gái
tôi bị quỷ ám khốn cực lắm." Nhưng Người không đáp lại một lời nào.
Các môn đệ đến gần Người mà xin
rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi."
Người trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel."
Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi." Người
đáp: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó." Bà ấy đáp lại:
"Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi
xuống."
Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng
bà ấy rằng: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy."
Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành.
TRUYỆN
KỂ
1.
Đức tin và lòng mến
Trong tác phẩm “Anh em nhà
Karamaốp”, Dostoevski, kể lại rằng: Một bà già bị khủng hoảng về đức tin, đến hỏi
ý kiến một vị linh mục. Cuối cùng vị linh mục đã đưa ra một phương cách để giúp
bà củng cố niềm tin của mình, đó là bằng tình yêu.
Vị linh mục nói: Hãy cố gắng yêu
thương láng giềng của bà thật tình. Càng yêu thương, bà chắc chắn hơn về sự hiện
hữu của Chúa và đời sống mai hậu sau khi chết. Càng yêu thương, đức tin của bà
càng lớn lên và những nỗi ngờ vực sẽ bị tiêu tan.
Từ lời khuyên này, chúng ta nhận
thấy đức tin và đức mến luôn đi đôi với nhau, không khác gì hai thanh sắt của
đường rầy xe lửa. Tìm được cái này tức là tìm được cái kia. Đức tin và đức mến
liên kết với nhau mật thiết như xác với hồn. Chúng ta có muốn thực sự tin vào
Chúa hay không? Nếu muốn, thì chúng ta phải làm một điều gì đó cho Ngài.
2.
Các thánh thông công
Để minh chứng cũng như nhấn mạnh
về giá trị Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công, ta cứ nhìn vào các vị đại Thánh
như
- Ông Phaolô được làm thánh Tông
Đồ là nhờ Đức Tin và lòng Mến của Phó tế Stêphano đã cầu nguyện cho (x Cv
7.8.9).
- Ông Augustin được làm Giám mục,
thánh Tiến sĩ Hội Thánh là nhờ Đức Tin và lòng Mến của người mẹ: Bà Monica trên
30 năm, đêm ngày thiết tha cầu nguyện cho đứa con hư hỏng sớm trở thành người
Công Giáo.
Vậy ngày nay, mỗi khi đi dự Lễ,
ta được mọi thành phần trong Hội Thánh: Những người sống Đức Ái trên dương thế,
các linh hồn nơi luyện tội, cùng với các Thánh trên Thiên Đàng, nhất là Mẹ
Maria, Mẹ Thiên Chúa, uy quyền trước tòa Chúa, là Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa
Kitô, cũng là Hiền Thê của Ngài, hằng cầu khẩn cho ta thoát khỏi mọi sự dữ, hơn
hẳn em bé được các môn đệ và người mẹ ngoại giáo thiết tha xin Đức Giêsu cứu
thoát khỏi tay quỷ thần.
3.
Tình mẹ thật bao la
Có một lời kêu cứu của người mẹ
có con mắc bệnh hiểm nghèo, được chia sẻ rất nhanh trên mạng. Riêng trên
Facebook Jack Mummy, có tới 16.000 lượt chia sẻ. Đằng sau lời kêu cứu này, là
câu chuyện số phận buồn của người phụ nữ khát khao làm mẹ đã 2 lần mất con.
Đó là chuyện đau lòng của Chị Hà
Thị Quỳnh Nga (Đông Anh, Hà Nội) hạ sinh người con thứ 3 vào lúc 14g30 ngày 3/6
tại bệnh viện Bạch Mai. Nhưng niềm hạnh phúc mong manh bỗng nhiên sụp đổ khi
sáng ngày hôm sau, bác sĩ chuẩn đoán bé trai Nguyễn Hà Hải Đăng bị nhiễm độc do
nhóm máu hiếm ORh-.
Cùng ngày hôm đó, bác sĩ huy động
người nhà truyền máu cho Hải Đăng, nhưng không ai thuộc nhóm máu này. Gượng dậy
sau nỗi đau mới mổ khi sinh, chị Nga vội vã lên mạng nhắn tin cho người em với
những dòng vội vàng, nhờ chia sẻ lên Facebook: “Mình mới sinh con được một
ngày, con thuộc nhóm Rh-, cần được truyền máu. Mình đang ở Bệnh viện Nhi Hà Nội,
cầu xin mọi người giúp mẹ con mình. Mình mới mất 2 cháu rồi, đây là cơ hội làm
mẹ còn lại duy nhất của mình. Xin mọi người giúp mẹ còn mình với, mọi người
liên hệ số điện thoại….." Chị gửi tin và hi vọng, cuộc sống luôn có phép
nhiệm màu.
Nhờ thông tin lan nhanh trên mạng,
một số người có cùng nhóm máu đã nhanh chóng đến viện hỗ trợ máu cho bé Hải
Đăng. Hiện tại, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng Facebook, cháu Hải Đăng đã thay
máu 3 lần, qua được cơn nguy kịch.
Quả là tình mẫu tử đã khiến chị
Nga đầy khôn ngoan và kiên trì để cầu cứu cho đứa con. Dù mong manh. Dù tỉ lệ rất
thấp, nhưng nếu cứu được con, chị sẵn lòng làm tất cả. Chị đã biết sử dụng
thông tin hiện đại để viết lên lời kêu cứu của mình. Chị đã được toại nguyện.
Tình mẫu tử cao sâu đã cứu con chị khỏi lưới hái tử thần.
4.
Niềm tin chịu thử thách
Elvire là con gái út trong một
gia đình nghèo. Cô ước mơ trở thành cô giáo. Cô xin học bổng và ghi danh tại một
trường Cao đẳng Sư phạm. Nhà trường chấp thuận với điều kiện: cô phải luôn giữ
điểm trên trung bình.
Nhập học. Giáo sư dạy Triết lớp
cô là một người vô thần. Mỗi lần nói về Giáo hội hay Đức Kitô, ông luôn tìm
cách che đậy hay xuyên tạc. Elvire cảm thấy bất bình. Cô biết rằng nếu phản đối
giáo sư, cô sẽ khó tránh khỏi việc lãnh về những con điểm không tốt.
Thế nhưng, lòng tin yêu Chúa
Giêsu đã thúc bách cô. Nhiều lần cô can đảm giơ tay phát biểu. Có khi cô còn
nói: “Thưa thầy, điều đó không đúng” hay “Em không đồng ý.”
Đôi lúc cô cảm thấy đuối lý trước
đầu óc thông thái và “cáo già” của ông thầy. Thế nhưng, trong các lời phát biểu
của cô luôn ánh lên tia sáng của niềm tin, thứ niềm tin ôm ấp chân lý. Điều này
khiến người ta suy nghĩ.
Elvire không thích thú gì khi đương
đầu với thầy mình. Nhưng cô không thể sống theo kiểu “nín thở qua cầu." Thấy
thế, các bạn cô cũng tìm cách khuyên ngăn, nhưng họ không thành công.
Thời gian trôi qua. Kỳ thi cuối
khoá đã đến. Giây phút nhận kết quả mới hồi hộp làm sao. Elvire và các bạn mỗi
người được phát một phiếu điểm. Tay cô run run mở phiếu. Chợt cô reo lên: “Điểm
A."
Thành quả cuối cùng trong lớp
Triết học của Elvire là điểm tối đa.
Câu chuyện người con gái có tên
Elvire khiến tôi không khỏi tự vấn: nếu rơi vào trường hợp tương tự liệu tôi có
đủ tinh tế và can đảm nói lên niềm xác tín của mình không, hay tôi sẽ làm ngơ
cho qua chuyện?
5.
Tình yêu và đức tin
Vào tháng 12 năm 1987 một cơn động
đất lớn đã xảy ra ở xứ Armênia thuộc Liên Xô cũ, đã chôn vùi hằng ngàn người.
Trong số những người bị chôn dưới đống gạch vụn có hai mẹ con bà Suzanna. Hai mẹ
con may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ. Tất cả lương thực họ có chỉ
là một hủ mứt nhỏ. Nhưng chẳng bao lâu hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó đứa con 4
tuổi kêu lên: “Mẹ ơi con khát quá." Bà Suzanna không biết tìm đâu ra nước
cho con. Nhưng tình mẫu tử đã gợi cho bà một sáng kiến táo bạo: bà dùng một miếng
kính vỡ cắt đầu ngón tay mình cho máu chảy ra và đưa vào miệng đứa con cho nó
mút. Một lúc sau nữa nó lại kêu khát, bà lại cắt một đầu ngón tay nữa. Cứ như
thế cho đến cuối cùng người ta cứu hai mẹ con ra. Sau khi ra ngoài, bà mẹ cho
biết rằng: “Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết. Nhưng tôi muốn con tôi sống."
Bà mẹ Armênia trong câu chuyện
và bà mẹ Canaan trong bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay là một hình ảnh sống động
minh họa cho tình mẫu tử thiêng liêng cao cả.
Thương đứa con gái bị quỷ ám, bà
đã lặn lội đi tìm Chúa Giêsu, nài nỉ van xin, bị xua đuổi bà vẫn kiên trì, bị
nói nặng là “đồ chó”, bà vẫn không nản. Kiên trì và khiêm tốn chứng tỏ nơi bà
có một tình yêu mãnh liệt và một lòng tin mạnh mẽ.
6.
Sống niềm tin
Mahatma Gandhi, người có công
giành độc lập cho Ấn Độ bằng con đường bất bạo động, đã có lần tuyên bố: “Tôi
yêu mến Chúa Kitô, nhưng tôi không phục những người Kitô hữu." Câu nói của
con người đã từng lấy giáo lý của Chúa Kitô làm nền tảng cho chủ trương bất bạo
động đáng làm cho chúng ta suy nghĩ.
Giáo lý của Chúa Kitô thì cao đẹp,
nhưng nhiều Kitô hữu làm cho bao nhiêu người xa lánh Giáo Hội, chỉ vì cuộc sống
của họ đi ngược lại với những gì họ tuyên xưng. Người ta thường nói: “Bà con xa
không bằng láng giềng gần." Đôi khi chúng ta cảm thấy gần gũi với những
người láng giềng hơn là với những người thân thuộc. Trong liên hệ với Chúa
Giêsu cũng thế, có biết bao người chưa từng được nghe nói đến Chúa Giêsu, có biết
bao người không mang danh hiệu Kitô, nhưng lại gần gũi với Chúa Kitô và sống
tinh thần Kitô hơn chính những người Kitô hữu.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa
Giêsu đề cao lòng tin của người đàn bà xứ Canaan, tức là một người ngoại giáo.
Một trong những điều hẳn sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng, đó là trên Thiên đàng,
chúng ta sẽ gặp gỡ những người chúng ta chưa từng quen biết, ngay cả những người
chưa một lần mang danh hiệu Kitô hay đặt chân đến nhà thờ.
7.
Các tôn giáo không có Thiên Chúa
Ngày nọ, Chúa đến một hội chợ,
không phải hội chợ thương mại, mà là Hội chợ Tôn giáo. Nhưng những người tham dự
luôn tỏ ra hung bạo và tuyên truyền ầm ĩ.
Tại quầy hàng của người Do thái,
người ta treo quảng cáo: “Chúa là Đấng thương xót và dân Do thái là dân được
Ngài tuyển chọn. Ngoài những người Do thái, không ai khác được chọn như họ."
Tại quầy hàng của người Hồi
giáo, thì rao rằng: “Chúa đầy lòng khoan dung và Mohammed là ngôn sứ duy nhất của
Ngài. Sự cứu độ đến nhờ việc nghe ngôn sứ duy nhất của Chúa."
Tại quầy hàng của người Kitô
giáo, thì trưng bày: “Chúa là tình yêu và không có sự cứu độ ở ngoài giáo hội.
Hoặc gia nhập Giáo hội hoặc là mất linh hồn đời đời."
Trên đường trở ra, có người hỏi
Chúa: “Ngài nghĩ gì về những điều nói về Chúa?”
Chúa trả lời: “Ta không tổ chức
hội chợ đó. Ta thấy xấu hổ ngay cả khi đến thăm nó”!!!
8.
Ơn cứu độ được ban cho mọi người
Trong tập sách “Những mẩu bánh vụn”
của Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận, đã kể lại một câu chuyện: Một
người bạn tù với Ngài là người ngoại giáo, nhưng ông ta rất cảm mến Đức Hồng Y.
Ông ta được ra tù trước và sau này kể lại: Nhà ông ở gần Trung tâm Lavang, vì
thế mỗi ngày, ông đều đến với Đức Mẹ Lavang để cầu nguyện cho Đức Hồng Y Thuận.
Khi được hỏi: Ông là người ngoại, ông cầu nguyện thế nào? Ông đáp: Tôi nói với
Bà Ấy (Đức Mẹ) rằng: Thưa bà, tôi chưa biết Bà là ai, song tôi đến đây để cầu xin
Bà thương đến một người bạn của tôi là ông Thuận còn ở trong tù, xin Bà thương
cứu giúp ông ấy. Thế là không bao lâu sau, Đức Hồng Y Thuận cũng được ra tù và
hai người gặp lại nhau trong sự xúc động.
Người ngoại có tin Chúa và có cầu
nguyện không? Trong thực tế, có nhiều người được gọi là ‘bên lương”, là dân ngoại,
song họ lại có một niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, mặc dù họ chưa thực sự theo
Chúa.
9.
Cần có lòng mạnh tin
Tại một làng bên Ấn Độ có một đạo
sĩ thánh thiện, ai cũng tìm đến xin đến ông cầu nguyện cho. Cứ mỗi lần có ai đến
kêu cứu, vị đạo sĩ thường vào rừng, tìm đến một nơi vắng vẻ và cầu nguyện. Lần
nào Thiên Chúa cũng nhận lời ông và độ trì cho dân chúng.
Khi nhà đạo sĩ qua đời, dân
chúng trong làng cũng muốn có người kế tục. Họ tìm được một người tuy không
thánh thiện nhưng biết rõ nơi vị đạo sĩ trước kia thường đến cầu nguyện cũng
như thuộc lòng lời kinh của ông.
Người này nói với Chúa:
– Lạy Chúa, Chúa biết con không
phải là người thánh thiện. Nhưng con tin chắc rằng Chúa không nỡ bỏ rơi dân
Chúa. Xin Chúa nhận lời con mà cứu giúp họ.
Thiên Chúa đã nhận lời ông và cả
dân làng đều được cứu giúp mỗi khi đến nhờ ông cầu nguyện.
Khi người này qua đời, thì dân
làng lại phải đi tìm một người khác để thay thế. Họ tìm được một người. Người
này thuộc lời cầu nguyện, nhưng lại không biết chỗ cầu nguyện trong rừng.
Ông bèn thưa với Chúa:
– Lạy Chúa, con biết không màng
đến nơi chốn. Nơi nào mà không có sự hiện diện của Chúa. Vậy xin Chúa nhận lời
con mà đến cứu giúp dân Chúa.
Thiên Chúa cũng đã nhận lời ông
và cứu giúp tất cả những ai xin ông cầu nguyện.
Thế nhưng đến lúc con người
trung gian này cũng qua đời, dân chúng lại phải đi tìm một người khác để thay
thế. Nhưng kẻ kế vị này không biết chỗ trong rừng lại cũng chẳng thuộc lời cầu
nguyện.
Ông đã thưa Chúa:
– Lạy Chúa, con biết Chúa không
màng đến công thức của lời kinh mà chỉ lắng nghe nỗi thống khổ của dân Chúa.
Xin Chúa nhận lời con mà cứu giúp họ.
Thế là một lần nữa Chúa cũng nhận
lời cầu xin và độ trì dân chúng trong làng. Nhưng sau khi người này qua đời thì
dân chúng không còn biết chọn ai thay thế nữa. Cuối cùng họ phải nài nỉ một người
mà họ biết là không đạo đức chút nào. Ông ta chỉ biết có tiền bạc. Ông càu nhàu
với Chúa:
– Lạy Chúa, Chúa là ai mà cứ bắt
con cầu nguyện rồi mới ra tay cứu giúp. Bao nhiêu lời cầu cứu đây tôi xin giao
cho Chúa tất cả. Tuy Chúa muốn làm gì thì làm.
Nói xong ông quay trở lại với
công việc của mình. Vậy mà Chúa cũng nghe lời cầu nguyện của ông và dân chúng
trong làng lúc nào cũng được cứu giúp.
10.
Tin là một cú nhảy
Cách đây ít lâu, báo chí tường
thuật lại một sự kiện: Vào một đêm kia, một đám cáy bùng lên tại một ngôi nhà
trong khi ngọn lửa đang phừng phừng bốc lên, người ta trông thấy người cha, người
mẹ và mấy đứa con hấp tấp chạy ra tức khắc, họ buồn rầu nhìn ngôi nhà mình bốc
cháy. Bất chợt họ nhận ra mình thiếu đứa con nhỏ nhất, một đứa bé trai năm tuổi.
Đứa bé lúc đó chạy ra, thấy khói lửa nghi ngút, nó hoảng sợ lùi lại rồi leo lên
tầng trên. Mọi người nhìn nhau: không thể liều lĩnh đi vào trong nhà bây giờ chỉ
còn là một lò lửa hừng hực. Thì kìa, một khung cửa trên kia mở toang, đứa bé
giơ tay kêu cứu.
Cha nó thấy nó, ông quát to: “Nhảy
xuống đi." Đứa bé chỉ thấy khóí lửa mịt mù, nhưng nó nghe ra tiếng cha nó,
nó liền đáp: “Ba ơi, con không thấy ba đâu cả." Cha nó lại quát: “Ba thấy
con, nhảy đi”, đứa bé đã nhảy, và đã bình an vô sự rơi vào vòng tay cha nó, vì
ông kịp đỡ lấy nó.
Đứa bé đứng trong ngôi nhà bốc
cháy ấy lại không phải là hìng ảnh diễn tả người Kitô hữu đứng trước mặt Thiên
Chúa sao? Trong cơn khốn quẫn, chúng ta nghe ra tiếng Chúa bảo mình: “Hãy tin
tưởng vào Ta, hãy nhảy vào vòng tay của Ta”, và rất nhiều phen chúng ta đã trả
lời: “Chúa ơi, con chẳng thấy Chúa đâu cả”, và đã tưởng rằng Chúa bỏ rơi mình.
Có bao giờ chúng ta nghĩ như thế không hay nghĩ tương tự như thế không? Dường
như Chúa đi đâu vắng lúc chúng ta cần đến Ngài.
11.
Niềm tin không có hàng ráo
Có một ông cụ già sống bê bối về
luân lý, say sưa cờ bạc, ăn ở lung tung… Khi chết, cha sở ra lệnh cho người nhà
phải chôn cất ông ở ngoài hàng rào của nghĩa trang trong xứ. Sau nhiều năm, cha
sở đã đổi đi nơi khác, người con gái của ông già trở về nhà thờ cũ để thăm mộ
và xin lễ cầu nguyện cho ông. Bà đi kiếm mộ cha mình ở bên ngoài hàng rào nghĩa
trang nhưng chẳng thấy. Bà đành phải đi tìm người trông coi nghĩa địa ngày xưa
để hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Người trông coi nghĩa địa đã dẫn bà ra đúng mộ
của thân phụ, nhưng đã nằm ở bên trong hàng rào nghĩa trang.
Bà ngạc nhiên hỏi, “Tại sao ông
lại dời mộ của thân phụ tôi?” Người trông coi nghĩa trang mỉm cười trả lời:
“Chúng tôi đã không dời mộ của ông cụ, nhưng vì bên trong nghĩa trang không còn
đủ chỗ chôn cất nữa, nên phải mở rộng nghĩa trang ra. Chúng tôi chỉ dời hàng
rào ra mà thôi."
Đây là điều Chúa Giêsu đã làm
trong bài Phúc Âm hôm nay, khi chữa bệnh cho con gái của người đàn bà xứ
Canaan. Người đàn bà Canaan đến với Chúa là người ở bên ngoài những hàng rào
ranh giới do sự kỳ thị phân biệt của xã hội.
12.
Bác ái là đồng phục của niềm tin
Người ta kể về một người đàn bà ở
bãi biển. Bà ấy vừa già, lại dơ bẩn và ăn mặc dị hợm. Bà đi bộ lang thang dọc
theo bờ biển, thỉnh thoảng ngừng lại cúi xuống nhặt một cái gì đó bỏ vào trong
túi sách. Khi bà đi ngang qua đám trẻ con đang đùa vui trên cát biển, cha mẹ của
những em bé này liền gọi các em lại để khỏi gần gũi với bà. Họ lo lắng và sợ
hãi vì không biết bà có thể làm điều gì gây nguy hại cho các em. Họ căn dặn con
cái: “Không có việc gì phải liên hệ với bà ta cả."
Sau này, họ khám phá thấy rằng
bà lão đi dọc theo bờ biển và nhặt những miếng kính vỡ bỏ vào trong túi xách để
trẻ em không bị đứt chân chảy máu khi chạy vui đùa trên bãi biển.
Nếu chúng ta bước theo Chúa
Giêsu, chúng ta phải sẵn sàng dẹp bỏ những hàng rào ngăn cách. Điều này được thể
hiện bằng thái độ nhìn tất cả mọi người bình đẳng như nhau, không còn phân biệt
kỳ thị nam nữ, giàu nghèo, sắc tộc, màu da, hay tôn giáo.
13.
Chứng nhân bằng cuộc sống
Sau buổi cơm chiều, vị linh mục
già với tràng chuỗi trên tay đang gõ đều những nhịp chân trên dãy hành lang của
nhà xứ. Bỗng một loạt chuông dài từ phía cổng vang lên, không chút đắn đo, vị
linh mục tiến về cổng chính. Cánh cửa bật mở, một khuôn mặt thật tiều tụy xuất
hiện, kèm theo lời kêu cứu: “Linh mục ơi! Xin cứu gia đình con với”; với giọng
ôn tồn ngài nói: “Mời chị vào phòng khách, có điều chi hãy từ từ giải bày."
Đón lấy ly nước mát lạnh từ tay
ngài, người phụ nữ chỉ nhấp đôi chút và vội vàng cất tiếng với giọng nói thật
thống thiết: “Thưa linh mục, xin ngài cứu gia đình con với, xin cứu người chồng
đáng thương của con. Anh ấy ngã bệnh đã hai năm nay, con đã cố gắng hết sức
mình, ngay cả gia tư vốn liếng con cũng chẳng tiếc chi. Nhưng cho đến nay, mọi
chuyện như muối đổ bể: bệnh tình của nhà con chẳng đỡ chút nào, còn gia đình
con thì lại rơi vào khánh kiệt."
“Vậy giờ đây chị muốn tôi giúp
gì cho chị? Chị cứ nói, trong khả năng của tôi, tôi xin sẵn sàng giúp chị”, vị
linh mục cất tiếng nói. Xúc động bởi sự chân tình của vị linh mục trong tiếng
nghẹn ngào chị ta bộc bạch: “thưa linh mục, gia đình con là gia đình cách mạng,
chúng con là những đảng viên, tuy chúng con không biết về Chúa, cũng chẳng quen
biết linh mục, nhưng nhờ những người hàng xóm Công Giáo gần nhà giới thiệu, cho
nên con mạnh dạn đến đây để nhờ linh mục cầu nguyện cho nhà con qua khỏi cơn
nguy biến này."
Vẫn với giọng nói thật chân
tình, vị linh mục hỏi: “Chị tin vào lời cầu nguyện của tôi ư?” chị đáp lời:
“Thưa linh mục, giờ con biết làm gì hơn ngoài điều này; vả lại có tin con mới đến
đây để cậy nhờ linh mục." “Thế thì chị hãy an tâm, tôi hứa ngay từ chiều hôm
nay sẽ cầu nguyện cho chồng của chị."
Cảm động bởi tấm lòng cao thượng
của vị linh mục, chị ta còn chỉ biết tạ ơn và cáo biệt ngài ra về cho kịp chuyến
xe chiều. Hai tháng sau, người phụ nữ ấy trở lại với người chồng của mình để tạ
ơn vị linh mục. Và cũng từ đó khơi mào cho hành trình niềm tin của hai vợ chồng.
14.
Tin là phó thác
Một em bé vâng lời mẹ xách giỏ
ra tiệm tạp hóa. Em cẩn thận đọc cho người bán hàng tên của từng món đồ mà mẹ
em đã ghi trên mảnh giấy. Người bán hàng nhìn em và để ý theo dõi từng cử chỉ cẩn
thận của em một cách thích thú.
Sau khi đã xếp gọn các món vào
giỏ cho em, ông dẫn em đến trước cái hộp đầy kẹo. Vừa mở nắp hộp ông vừa bảo em
thò tay vào lấy kẹo. Em bé vui mừng rút ra một viên kẹo. Người bán hàng bèn
khích lệ em và nói:
– Cháu hãy bốc cho đầy lòng bàn
tay của cháu đi.
Em bé mỉm cười đáp:
– Vậy ông hãy bốc kẹo giùm con.
Người bán hàng ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao vậy?
Em bé dí dỏm trả lời:
– Tại vì bàn tay của ông lớn hơn
bàn tay của con rất nhiều.
15.
Người ngoại ở cửa bên cạnh.
Glady bị mù từ lúc mới sinh. Vậy
mà cô đã nhập trường Đại Học. Cô có thể tìm đường đi bất cứ chỗ nào trong khu vực
nhà trường mà không cần ai giúp đỡ, trừ khi cô đi vội vàng. Thế rồi có một cô
gái cần giúp đỡ. Một đêm điện bị cúp. Phòng ngủ tối đen như mực. Các cô sờ soạn
tìm lối đi, vấp ngã và va chạm ở những dãy hành lang. Nhưng Glady ở đúng trong
môi trường của mình. cô sống trong bóng tối luôn mãi nên cô có thể dẫn các bạn
của cô an toàn chắc chắn đi mọi chỗ họ muốn tới. Glady thực sự hình thành chính
mình đêm đó.
Tin Mừng hôm nay nói về người
đàn bà khác gặp cản trở và đã hình thành chính mình khi gặp Chúa Giêsu.
16.
Chúa xem bóng đá
Chúa Giêsu nói rằng Ngài chưa
bao giờ xem bóng đá. Vì thế, bạn tôi và tôi dẫn Ngài đi xem một trận. Đó là trận
đấu gay cấn giữa những người Tin lành và những người Công giáo.
Người Công giáo ghi bàn thắng
trước. Chúa Giêsu reo hò và tung mũ lên. Rồi đến người Tin lành ghi bàn thắng,
Chúa Giêsu cũng reo hò và tung mũ. Điều này gây khó chịu cho anh thanh niên ngồi
sau chúng tôi. Anh vỗ nhẹ lên vai Chúa Giêsu và hỏi: "Này anh bạn tốt, anh
ủng hộ bên nào ?"
Lúc này Chúa Giêsu thấy hứng thú
vì trận đấu, Ngài trả lời: "Tôi hả ? Ồ, Tôi không đứng về bên nào. Tôi chỉ
thưởng thức trận đấu."
Anh quay sang người bạn bên cạnh,
nhếch mép cười: "Hừ, kẻ vô thần."
Trên đường trở về, chúng tôi cho
Chúa Giêsu biết về tình trạng các tôn giáo trên thế giới ngày nay: "Chúa ạ,
thật buồn cười về những người trong các tôn giáo. Dường như họ luôn nghĩ rằng
Chúa chỉ đứng về phía họ và chống lại những người khác."
Chúa Giêsu đồng ý: "Đó là
lý do tại sao Ta không ủng hộ các tôn giáo. Ta ủng hộ con người. Con người quan
trọng hơn tôn giáo. Con người quan trọng hơn ngày Sabát."
Một trong chúng tôi nói với vẻ
lo lắng: "Ngài phải thận trọng. Ngài biết, Ngài đã một lần bị đóng đinh vì
nói như thế."
CNTN
20B - Ăn Bánh-Giêsu, sẽ sống đời đời
Lời Chúa: Ga 6, 51-59
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân
Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ
sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống.”
Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt
mình cho chúng ta ăn được?" Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta
bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các
ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có
sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật
là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở
trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha, là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta
sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi
trời xuống. Không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết, ai ăn bánh
này thì sẽ sống đời đời.”
TRUYỆN
KỂ
1. Chạm
vào thân thể Chúa
Mẹ Têrêsa Calcutta có một quy tắc
rằng khi một người mới đến gia nhập Dòng của bà, Dòng Thừa sai Bác ái, ngay
ngày hôm sau tập sinh đó phải đến Nhà chăm sóc người hấp hối.
Một ngày nọ, một cô gái từ bên
ngoài Ấn Độ đến gia nhập Dòng. Mẹ Têrêsa nói với chị ấy: “Con đã thấy vị linh mục
chạm vào Chúa Giêsu trong Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ với tình yêu và sự
chăm sóc như thế nào. Bây giờ hãy đến Nhà chăm sóc người hấp hối và làm như vậy,
vì đó chính là Chúa Giêsu mà con sẽ tìm thấy ở đó trong những cơ thể tan nát của
những người nghèo của chúng ta.”
Ba giờ sau, người tập sinh quay
lại và với một nụ cười lớn, nói với bà: “Mẹ ơi, con đã chạm vào thân thể Chúa
Kitô trong ba giờ.” Mẹ Têrêsa hỏi chị ấy: “Làm thế nào? Con đã làm gì?” Chị ta
trả lời: “Khi con đến đó, họ mang vào một người đàn ông đã rơi xuống cống và đã
ở đó một thời gian. Người ông ta đầy đất và có nhiều vết thương. Con đã tắm rửa
và lau sạch vết thương cho ông ta. Khi làm như vậy, con biết mình đang chạm vào
thân thể Chúa Kitô.”
2. Chúa
yêu tôi
Trong một cuốn sách Chicken Soup
for the Soul có một câu chuyện do một bác sĩ kể lại. Chuyện kể về một bé gái
chín tuổi tên là Maria bị đột quỵ khiến nửa người bị liệt. Thậm chí còn bi thảm
hơn, cô bé đã phải nhập viện để điều trị khối u não, và lại còn mới mất cha và
mẹ.
Cô bé được chụp MRI. Chuỗi hình ảnh
vào thời điểm đó yêu cầu bệnh nhân phải nằm im hoàn toàn trong khoảng năm phút
– một nhiệm vụ khó khăn đối với một đứa trẻ chín tuổi. Khoảng hai phút sau loạt
đầu tiên, bác sĩ và kỹ thuật viên nhận thấy trên màn hình video rằng miệng của
Maria đang chuyển động. Họ thậm chí còn nghe thấy một giọng nói thầm qua hệ thống
liên lạc nội bộ. Họ dừng cuộc kiểm tra và nhẹ nhàng nhắc Maria không được nói.
Cô bé mỉm cười và hứa sẽ không nói.
Họ lặp lại chuỗi hình ảnh với kết
quả tương tự. Môi cô bé vẫn chuyển động. Chuyên gia công nghệ, bắt đầu khó chịu,
nói: “Maria, cháu lại nói rồi, và điều đó khiến hình ảnh bị mờ.” Nụ cười của
Maria vẫn còn khi cô bé trả lời: “Cháu không nói. Cháu đang hát. Ông đã bảo
không được nói chuyện mà.” Có người hỏi: “Cháu đã hát gì vậy?” “Jesus Loves
Me,” (Chúa Giêsu yêu tôi) câu trả lời hầu như rất nhỏ. “Cháu luôn hát ‘Jesus
Loves Me’ khi cháu vui.”
Mọi người trong phòng đều không
nói nên lời. “Vui ư? Làm sao cô bé này có thể vui được?” Chuyên gia công nghệ
và bác sĩ phải rời khỏi phòng để lấy lại bình tĩnh khi nước mắt bắt đầu rơi.
3. Trả
lời đơn giản
Một người đàn ông đến gặp một
linh mục và muốn chế giễu đức tin, nên anh ta hỏi: “Làm sao bánh và rượu có thể
biến thành Mình và Máu Chúa Kitô?”
Vị linh mục trả lời: “Không có vấn
đề gì. Chính bạn biến thức ăn thành mình và máu của mình, vậy tại sao Chúa Kitô
không thể làm như vậy?”
Nhưng người đàn ông không bỏ cuộc.
Anh ta hỏi: “Nhưng làm sao toàn bộ Thân mình Chúa Kitô có thể ở trong một bánh
thánh nhỏ như vậy?” “Thì cũng giống như cách mà một cảnh quan rộng lớn trước mắt
bạn có thể thu vào đôi mắt nhỏ bé của bạn.”
Nhưng anh ta vẫn khăng khăng:
“Làm sao cùng một Chúa Kitô có thể hiện diện cùng một lúc trong tất cả các nhà
thờ?” Sau đó, vị linh mục lấy một chiếc gương và để người đàn ông nhìn vào đó.
Sau đó, ngài để chiếc gương rơi xuống đất và vỡ và nói với người hoài nghi: “Chỉ
có một người là bạn nhưng mà bạn có thể thấy khuôn mặt của mình phản chiếu
trong từng mảnh của chiếc gương vỡ đó cùng một lúc!”
4. Ăn
tối với Chúa
Khi thánh Têrêsa Calcutta (Mẹ
Têrêsa) qua đời, Chúa đã chào đón bà tại Cổng Ngọc. Chúa nói: “Con hẳn đói lắm
phải không, Têrêsa?” Mẹ Têrêsa trả lời: “Con đang muốn ăn.”
Vì vậy, Chúa mở một hộp cá ngừ
và với lấy một miếng bánh lúa mạch đen và họ cùng nhau ăn. Trong khi ăn bữa ăn
khiêm tốn này, Mẹ liếc xuống Địa ngục và thấy những cư dân ở đó đang ngấu nghiến
những miếng bít tết khổng lồ, tôm hùm, gà lôi, bánh ngọt và rượu vang hảo hạng.
Tò mò nhưng tin tưởng sâu sắc, Mẹ Têrêsa vẫn im lặng.
Ngày hôm sau, Chúa lại mời
Têrêsa đến dùng bữa khác. Một lần nữa, đó là cá ngừ và bánh lúa mạch đen. Lại
nhìn xuống, Mẹ có thể thấy những cư dân của Địa ngục đang thưởng thức trứng cá
muối, rượu sâm banh, thịt cừu, nấm mộc và sôcôla. Tuy nhiên, bà không nói gì.
Ngày hôm sau, giờ ăn đã đến và
Chúa lại mở một hộp cá ngừ khác. Mẹ Têrêsa không thể kiềm chế được nữa. Bà nói
một cách nhu mì: “Lạy Chúa, con biết ơn vì được ở trên Thiên đàng với Người như
một phần thưởng cho cuộc sống đạo hạnh, tuân phục mà con đã sống, được thấy
Ngài trong những người nghèo nhất trong số những người nghèo và những người bị
bỏ rơi, và được phục vụ Ngài. Nhưng ở đây trên Thiên đàng, tất cả những gì con
được ăn là cá ngừ và một miếng bánh mì lúa mạch đen. Còn ở Nơi Kia, họ được ăn
như hoàng đế và vua chúa! Xin Chúa tha thứ cho con, nhưng con chỉ không hiểu được
điều đó.”
Chúa thở dài: “Thành thật mà
nói, Têrêsa à, chỉ nấu ăn cho hai người thì điều đó có đáng không?”
5. Sống
khôn ngoan
Có hai loài chim bay trên sa mạc
của đất nước chúng ta: một là chim ruồi và loài kia là kền kền. Kền kền nhìn thấy
thịt thối rữa giữa sa mạc, vì đó là thứ chúng tìm kiếm. Chúng phát triển mạnh
nhờ thức ăn đó.
Nhưng chim ruồi không quan tâm đến
thịt thối của động vật chết. Thay vào đó, chúng tìm kiếm những bông hoa đầy màu
sắc của thực vật sa mạc.
Kền kền sống bằng những gì đã
qua. Chúng sống bằng quá khứ. Chúng nhét đầy mình bằng những gì đã chết và đã
khuất. Nhưng chim ruồi sống bằng những gì đang có. Chúng tìm kiếm cuộc sống mới.
Chúng chất đầy mình bằng sự tươi mới và sức sống. Mỗi loài chim đều tìm thấy thứ
mà chúng đang tìm kiếm.
6. Đơn
giản
Một nhà thiên văn học nói với một
linh mục: “Cha ơi, các linh mục và nhà giảng thuyết luôn làm cho Kinh Thánh và
việc trở thành một Kitô hữu trở nên phức tạp không cần thiết, nào là các chú giải
Kinh Thánh, nào là giáo lý thần học và tôn giáo của các vị. Lừa đảo. Tất cả đều
rất đơn giản: “‘Hãy đối xử với người khác như bạn muốn người khác đối xử với
mình.’ Đó là tất cả những gì người ta cần biết và tất cả những gì người ta cần
làm.”
Vâng, vị linh mục suy nghĩ một
giây rồi trả lời: “Bạn biết đấy, tôi rất vui vì bạn đã nêu vấn đề đó. Tôi đã
nghĩ về thiên văn học và các nhà thiên văn học với tất cả các lý thuyết của bạn
về vũ trụ đang mở rộng, các lỗ đen và vô số thiên hà… Chúng ta không cần biết tất
cả những điều khoa học vớ vẩn đó. Thiên văn học thực sự khá đơn giản và có thể
tóm tắt trong một vài từ: ‘Lấp lánh, lấp lánh, ngôi sao nhỏ… Và tôi tự hỏi bạn
là gì!’”
7. Nhu
cầu thật
Có người nói rằng hình mẫu để
chúng ta sống ngày nay là Madonna, “cô gái vật chất”, chứ không phải là thánh
Têrêsa thành Calcutta (Mẹ Têrêsa).
Có phải chúng ta đã nhầm lẫn giữa
thiếu thốn và nhu cầu của mình không? Vì vậy, chúng ta có thể đói – không phải
đói thức ăn, mà đói theo một cách khác.
Trong một những cuốn sách của
mình, Mẹ Têrêsa viết: “Sự nghèo đói về mặt tinh thần của thế giới phương Tây lớn
hơn nhiều so với sự nghèo đói về mặt vật chất của những người thuộc thế giới thứ
ba. Các bạn ở phương Tây có hàng triệu người phải chịu đựng sự cô đơn và trống
rỗng khủng khiếp hiện nay. Họ cảm thấy thừa thãi và không được yêu thương… Những
người này không đói theo nghĩa vật chất, nhưng họ đói theo một cách khác. Họ biết
rằng họ cần một thứ gì đó hơn là tiền, nhưng họ không biết đó là gì. Điều họ thực
sự thiếu là một mối quan hệ sống động với Chúa.” (Life in the Spirit, Harper
and Row Publishers, trang 13-14).
8. Chúa
khôn ngoan
Một người đàn ông hỏi Chúa: “Một
tỷ đô la có ý nghĩa gì đối với Đấng Toàn Năng?” Chúa nói: “Chẳng đáng một xu.”
Sau đó, người đàn ông lại hỏi Chúa: “Và một ngàn thế kỷ thì có ý nghĩa gì đối với
Chúa?” Chúa trả lời: “Chỉ đáng một giây!!” Nghĩ rằng mình đã dồn Chúa vào chân
tường, người đàn ông nói: “Nếu đúng như vậy, lạy Chúa, xin ban cho con một
xu!!” Chúa trả lời: “Được thôi, hãy đợi trong một phút nữa nhé!”
* Khôn ngoan không phải là qua mặt
Chúa, khôn ngoan là sống trong và với Chúa. Khôn ngoan là ở trong Chúa Kitô và
được Chúa Kitô bao bọc. Khôn ngoan là ăn và uống từ bữa tiệc mà Chúa đã chuẩn bị
cho chúng ta. (Cha Kayala).
9. Giá
của khôn ngoan
Giá trị của sự khôn ngoan (giai
thoại về bài đọc thứ nhất): nhà sản xuất ô tô Henry Ford đã yêu cầu thiên tài
điện Charlie Steinmetz chế tạo máy phát điện cho nhà máy của mình. Một ngày nọ,
máy phát điện dừng lại và những người thợ sửa chữa không thể tìm ra vấn đề.
Vì vậy, Ford đã gọi Steinmetz,
người đã vật lộn với những chiếc máy này trong vài giờ và sau đó bật công tắc.
Máy phát điện đã hoạt động trở lại – nhưng Ford đã phải tính phí hóa đơn 10.000
đô la từ Steinmetz. Sửng sốt, nhà sản xuất ô tô khá keo kiệt đã hỏi tại sao hóa
đơn lại cao như vậy.
Steinmetz trả lời: để mày mò với
máy phát điện, 10 đô la. Để biết cách mày mò ở đâu, 9990 đô la. Và Ford đã phải
trả hóa đơn. [Today in the Word, MBI (tháng 4 năm 1990), trang 27.]
10.
Báo động
Thống kê đáng báo động về nạn
đói thể chất và thiêng liêng: Theo Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên hợp quốc, khoảng một nửa tỷ trong số hơn bảy tỷ người sống
trên trái đất đang bên bờ vực của nạn đói hàng ngày.
Khoảng 200 triệu trẻ em bị thiểu
năng trí tuệ hoặc mù lòa do thiếu thực phẩm dinh dưỡng, và 10 triệu người khác
chết vì các bệnh liên quan đến nạn đói khác. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng
khoảng một phần ba dân số thế giới bị thiếu ăn và một phần ba bị đói. Bốn triệu
người chết mỗi năm vì đói và 70% trẻ em dưới sáu tuổi bị suy dinh dưỡng. —
Cũng đáng báo động không kém là
số liệu thống kê ước tính rằng khoảng ba tỷ thành viên của gia đình nhân loại
đang phải chịu đựng nạn đói tinh thần mãn tính và/hoặc suy dinh dưỡng. Những
cơn đói này cũng phải được nhìn nhận, vì cơn đói này có thể gây tử vong giống
như cơn đói thể chất.
Khi nhận ra thực trạng này, Giáo
hội đưa cộng đồng tụ họp hàng tuần đến với Lương thực Thiêng liêng sẽ thỏa mãn
cơn đói của họ. Mỗi tuần, cộng đồng được nuôi dưỡng bằng Bánh sự sống, cả trong
Lời Chúa và bí tích; được nuôi dưỡng bởi lương thực thiết yếu này, mọi tín hữu
đều nhận được sức mạnh cần thiết để tiếp tục sống một cuộc sống dấn thân.
11.
Tôi là Bánh Hằng Sống
Thời vua Hùng Vương có một bà
sinh đứa con tên là Gióng. Đứa bé lên ba rồi vẫn không biết lật, không biết ngồi,
cũng không biết cười nói gì, cứ nằm ngửa đòi ăn.
Thời ấy giặc Ân kéo đến xâm chiếm,
quân ta nhiều lần bại trận. Vua Hùng lo sợ, sai sứ đi khắp nước tìm kiếm tướng
tài cứu nước. Nghe báo cứu nước, tự nhiên bé Gióng nhìn mẹ bật lên tiếng nói:
“Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con.” Sứ giả vào nhà thấy bé liền hỏi: “Bé ơi, bé bị
tật như thế, mời ta vào làm gì?” Gióng dõng dạc nói: “Về bảo Vua đúc một con ngựa
sắt, một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt, một mũ sắt đưa đến cho ta đi đánh giặc
Ân.” Rồi bé bảo mẹ thổi nhiều cơm cho con ăn. Mẹ thổi bao nhiêu, bé ăn hết bấy
nhiêu. Hết gạo, mẹ kêu làng xã đem gạo, khoai, bánh rượu, trâu bò cho bé ăn.
Bao nhiêu cũng hết. Ăn xong, lúc vươn vai thành người khổng lồ, mặc áo giáp, cầm
gươm, hét lớn tiếng: “Ta là tướng nhà trời.” Gióng nhảy lên ngựa sắt phun ra lửa,
phi như bay đến phá tan giặc Ân. Dẹp xong giặc, Gióng chạy lên núi Sóc Sơn, cởi
áo bỏ lại, biến lên trời. Vua phong thánh Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập
đền thờ kỷ niệm ở làng quê. Câu truyện có vẻ thần thoại, nhưng chứa đựng nhiều
ý nghĩa sâu sắc.
Thứ nhất, gặp nguy khốn, thấy
mình bất lực, phải lo tìm hiền tài cứu nước, chớ đừng kiêu ngạo cậy mình tự ái
kẻo nguy khốn. Đức Giêsu thấy con người nguy khốn phải chết đời đời, nên đã bảo
Ta phải tìm bánh hằng sống, đừng cậy dựa vào thức ăn hư nát.
Thứ hai, đừng khinh chê những kẻ
bé nhỏ yếu đuối, nhiều khi đó là thứ bé bé hạt tiêu. Dân Do thái khinh chê Đức
Giêsu là con bác thợ mộc, đâu có ngờ rằng chính Người là Con Thiên Chúa, là Đấng
Cứu Thế họ hằng trông mong.
Thứ ba, sức con người dù là vua,
quan, quân tướng, cơm gạo chẳng đáng là gì, nếu không nhờ trời cứu giúp thì sẽ
bị diệt vong.
Đức Giêsu báo động cho dân chúng
biết cơm bánh trần gian đâu có cứu được họ khỏi chết, nếu không nhờ bánh từ trời.
Bánh hằng sống thì họ sẽ bị diệt vong đời đời.
Thứ bốn, nhân dân muốn được cứu
khỏi tay quân giặc tàn bạo, thì phải biết tham gia vào công việc cứu mình, cứu
quốc bằng góp gạo, góp sức đúc ngựa sắt, áo, mũ, gươm sắt để tỏ lòng thành khẩn
cầu cứu. Thực ra, tướng nhà trời đâu cần những thứ đó.
12.
Ông Daniel Connell
Daniel Connell, người đã giải
phóng dân tộc Ái-nhĩ - lan, là một tín hữu can đảm và nhiệt thành. Khi có một số
bạn bè theo đạo Tin lành chế nhạo ông vì họ không hiểu rõ và cũng không tin Đức
Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Bấy giờ Daniel đã trả lời như sau:”Sao
các ông lại hỏi tôi? Lẽ ra các ông phải hỏi Đức Giêsu mới đúng. Phần tôi, tôi
chỉ tin vào lời Chúa nói. Nếu Lời Chúa khẳng định rằng: ”Thịt Ta thật là của
ăn, máu Ta thật là của uống” mà thực sự không đúng, thì người nói là Đức Giêsu
mới đáng trách chứ không phải là tôi ! Nhưng tôi luôn tin rằng: Lời Chúa là sự
thật, là Lời hằng sống và sẽ tồn tại đến muôn đời.”
Câu nói của Daniel Connell cho
ta thấy: niềm tin vào bí tích Thánh Thể cũng như toàn bộ niềm tin của chúng ta
đã được xây dựng trên nền tảng vững chắc là Lời Chúa trong Thánh Kinh. Lời Chúa
là ánh sáng chỉ đường, là sức sống của ta, là căn bản đức tin của ta, la lương
thực nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Do đó, ta cần phải có thái độ tôn trọng Lời
Chúa, yêu mến và thực hành Lời Chúa, là đều kiện để ta được ơn cứu độ
(Vietcatholic).
13.
Người mẹ hy sinh để con sống.
Vào cuối thế kỷ trước, bên Anh
có phong trào di dân sang lập nghiệp tại Úc châu. Trên một chiếc thuyền buồm chở
người di cư, có một bà mẹ goá chồng, mang theo một đứa con thơ đang bú sữa mẹ.
Sau khi đi được một tuần, thì một cơn bão bất ngờ ập tới làm biển động dữ dội,
con thuyền bị sóng đánh tơi tả và cột buồm bị gẫy. Từ đó, con thuyền phải lênh
đênh trên mặt biển trong nhiều ngày. Lương thực trên tầu hầu như cạn kiệt. Nhiều
người trên thuyền bị chết đói và bị quăng xuống biển. Vào một buổi sáng người
ta phát hiện ra bà mẹ kia đã bị chết đói, đang khi đứa con bên cạnh vẫn còn sống.
Thì ra bà mẹ này trước khi chết đã dùng dao cắt đứt đầu ngón tay út và cho con
bú máu mình thay cho dòng sữa. Bà đã hy sinh chết để cho con bà được sống !
Về sau đứa bé lớn lên đã trở
thành một dân biểu nổi tiếng trong vùng. Ông luôn nhớ và biết ơn người mẹ thân
thương và một ngày kia, ông đã đứng trên diễn đàn quốc hội, kể lại câu chuyện
đau thương cuộc đời mình, và đề nghị Quốc hội chọn một ngày trong năm làm ngày
để nhắc nhở con cái tỏ lòng biết ơn đối với mẹ mình. Đó là nguồn gốc của Ngày
Quốc tế các Bà Mẹ hiện nay.
14.
Tấm Bánh
Theo tạp chí Times, gần đây có
nhiều vụ tự tử trong giới doanh nghiệp Nhật Bản. Ông Saysi, 40 tuổi mạnh khỏe,
là quản lý của công ty bảo hiểm Taiho, ông có đủ điều kiện để sống hạnh phúc,
an khang. Nhưng vào tháng 11-97 ông Saysi đã nhảy lầu tự vẫn vì công ty mẹ là
Yematri bị phá sản. Cũng trong thời gian này, một quan chức trong Bộ tài chánh
và hai viên chức khác thuộc công ty xã hội Nhật cũng kết liễu đời mình khi bị kết
án có dính líu đến tham nhũng.
Theo thống kê của cục cảnh sát
Nhật Bản năm 1996 có đến 23.000 người Nhật tự tử, gấp hai lần số người chết vì
tai nạn giao thông. Trong đó 3025 người tự tử vì thất bại về kinh tế. Các nhà
tâm lý giải thích cho những người mất việc rằng: "Thất nghiệp là chuyện
bình thường trong cuộc sống. Hơn nữa, trong cuộc sống còn có một cái gì khác
hơn việc làm.”
Trong cuộc hành trình tìm về quê
trời, người tín hữu Kitô còn phải tìm kiếm một điều gì khác hơn là công việc,
tiền của, danh vọng và chức quyền.
15.
Chỗ trong bàn tiệc
Một thương gia giàu có kia sống
chung với con trai và con dâu mình. Người con trai rất thương người nghèo, hay
làm việc thiện nguyện trong những tổ chức giúp đỡ người nghèo, và cũng thường bố
thí cho người nghèo. Ít lâu sau vợ chồng người con trai sinh được đứa con đầu
lòng. Ông thương gia rất mừng và định tổ chức một bữa tiệc mừng rất lớn.
Người con hỏi người cha:
"Cha định sắp xếp chỗ ngồi cho khách thế nào? Có phải là để những người
giàu ngồi những bàn trên còn những người nghèo ngồi những bàn gần cửa không?"
Người Cha xác nhận đúng như thế. Người con mới xin: "Vì đây là bữa tiệc mừng
đứa con của con, nên xin Cha hãy chìu ý con mà đảo ngược lại, nghĩa là hãy đề
những người nghèo ngồi bàn trên và những người giàu ngồi bàn dưới.”
Người Cha đáp: "Con ơi, khó
mà thay đổi thế giới được. Này nhé con hãy suy nghĩ thử xem: Những người nghèo
đến dự tiệc là để ăn, còn những người giàu đến đây không phải để ăn mà để được
vinh dự. Vậy nếu ta xếp những người nghèo ở bàn trên thì họ phải cố gắng giữ tư
thế cho đàng hoàng, không dám ăn uống tự nhiên, cho nên dù có ăn họ cũng ăn
không ngon. Thà để họ ngồi các bàn dưới thì họ sẽ thoải mái hơn và muốn ăn uống
thế nào và bao nhiêu tuỳ thích. Còn những người giàu đến đây thực ra không cần
ăn, vì họ đã ăn uống đầy đủ ở nhà rồi. Xếp họ ngồi các bàn dưới thì họ sẽ buồn;
cho nên xếp họ ngồi bàn trên thì hợp ý họ hơn.”
Nghe người cha giải thích như vậy,
người con thấy hợp lý và không nài nỉ nữa.
Bí tích Thánh Thể là một bàn tiệc.
Nhưng bàn tiệc này khác với những bàn tiệc của loài người ở chỗ là mọi người đều
được mời, bất kể họ giàu hay nghèo. Những chỗ ngồi trong bàn tiệc Thánh Thể
cũng bình đẳng như nhau, không ai cao mà cũng không ai thấp. Tất cả chúng ta đến
dự tiệc Thánh Thể đều là những người nghèo về mặt thiêng liêng, cho nên đến đây
tất cả chúng ta đều được ăn uống no nê.
16.
Lương thực thần linh
Ở miền bắc nước Đức, có một thiếu
nữ Công giáo 27 tuổi tên là Têrêxa Niu Man rất đạo đức và luôn mơ ước trở thành
nữ tu đi truyền giáo ở Phi Châu. Sau một cơn bệnh phải giải phẫu, cô Têrêxa được
ơn mang các dấu đinh của Chúa trên thân mình. Cô bị liệt giường và trải qua 36
năm trường chỉ rước Mình Thánh Chúa mà không ăn uống gì khác, nhưng cô vẫn sống.
Sau đó, cô đã chết trong bình an và thánh thiện.
Những hiện tượng xảy ra cho cô
Têrêxa đã được kiểm chứng đầy đủ do các bác sĩ có thẩm quyền của Tòa Thánh và của
giáo phận Ratisbon của Đức Quốc. Đồng thời, hiện nay vụ án phong chân phước cho
cô Têrêsa Niu Man đang được xúc tiến. (Lm. Augustine Sj. VietCatholic 2001).
Đây chỉ là sự kiện lạ thường
Chúa cho xảy ra như một dấu chỉ của thời đại. Qua đó, Ngài như muốn nhắc nhở mọi
người chúng ta, những người chỉ lo kiếm lương thực vật chất: còn một thứ lương
thực cao cả hơn nuôi dưỡng tâm hồn, như lời Ngài phán: “Thịt Ta thật là của ăn,
máu Ta thật là của uống.”
Mỗi ngày, nơi bàn tiệc Thánh Thể,
Chúa vẫn luôn chờ đợi ta để ban cho ta điều qúi giá nhất ở nơi bản thân Ngài.
Đó là sự sống và tình yêu.
17.
Marcellino
Trong các câu truyện có liên
quan đến Bí Tích Thánh Thể người ta thường nhắc và truyền tụng cho nhau về câu
truyện có liên hệ đến một em bé có tên là Macxellinô. Câu truyện có nguồn gốc từ
Tây Ban Nha. Khi vừa được sinh ra, Macxellino đã bị mẹ đem bỏ đi. Mẹ em đã bỏ
em trước cổng một Tu viện. Tình cờ một tu sĩ đi ngang qua, nghe thấy có tiếng
“oe oe” của một đứa trẻ, ông cúi xuống thấy em. Ông bồng em, đem vào tu viện.
Em được các tu sĩ Đan viện chăm sóc và nuôi nấng và dần dần em được lớn lên
trong tu viện.
Vốn tính tình nghịch ngợm, nên
thầy đầu bếp cấm không cho em được leo lên gác. Nhưng rồi vì tính tò mò, một
ngày kia Macxellino lẻn leo lên. Đến nơi em vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một
người khổng lồ bị treo trên Thập giá. Bao nhiêu ngày như vậy mà chẳng thấy ai
cho ăn. Bản tính tự nhiên em nghĩ rằng chắc là người bị treo trên đó đói lắm,
nên một đêm kia Macxellino vào bếp ăn cắp bánh mang lên cho ông. Người khổng lồ
đưa tay đón nhận bánh của cậu bé và cười với cậu.
Từ đó trở đi, ngày nào cậu cũng
mang bánh lên cho người khổng lồ. Một hôm tay người khổng lồ tự rời bỏ thánh
giá, cúi xuống, vòng hai tay ôm choàng lấy cậu. Ông hỏi:
- Điều gì làm cho con thấy thích
nhất ở trần gian này?
Cậu nói:
- Con muốn được thấy mẹ con.
Người khổng lồ liền nói với cậu
bé:
- Con sẽ được thấy nếu con chấp
nhận chết.
Cậu bé bằng lòng và cậu đã an giấc
trong tay người khổng lồ.
Hôm sau các thầy không thấy em
trong nhà, đi tìm lục lọi khắp nơi nhưng cũng không thấy đâu. Cuối cùng các thầy
lên gác và vô cùng xúc động khi thấy em đang nằm gọn trong vòng tay của Chúa.
Câu chuyện của Macxellino là một
trong những câu truyện rất đẹp, đầy ý nghĩa về Bí tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu
đã lập và để lại cho Giáo hội như một giao ước muôn đời.
Chúa Giêsu không ngừng mời gọi
con người mở rộng tâm hồn để đón nhận Ngài như Ngài nói với cậu bé Macxellinô
trong truyện trên. Bánh và rượu là ngôn ngữ cậu bé dùng để nói lên với Chúa
Giêsu, cậu bé cũng muốn săn sóc Chúa. Bánh và Rượu Ngài ban trong Thánh Thể
cũng là cách Ngài tỏ tình yêu, Ngài muốn nói với chúng ta 'Ta yêu thương các
con, Ta săn sóc các con.” Ngài chính là Bánh và Rượu nuôi sống chúng ta. Ngài
muốn chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận Ngài. Khi chúng ta mở rộng tâm hồn để
đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, thì lúc đó chúng ta mới có thể mở rộng trái tim
và bàn tay để đón nhận người khác.
18.
Cùng làm phép lạ với Chúa
Có một gia đình giàu có, quý tộc
người Anh, dẫn đứa con trai yêu quý về miền quê chơi. Trong khi nô đùa, chẳng
may em bị rơi xuống một hố nước sâu mà cha mẹ không hay biết. Nhưng rất may tiếng
kêu cứu của em đã được một chú bé, con của người làm vườn nghèo khó nghe được
và chạy đến cứu sống.
Cha của em tỏ lòng biết ơn chú
bé đã cứu sống con ông, nhưng thay vì lời cám ơn, ông muốn giúp đỡ chú bé ấy.
Ông hỏi: “Khi lớn lên con muốn làm gì?” - “Thưa ông, chắc là con sẽ tiếp tục
nghề làm vườn của cha con” - “Con không còn ước mơ nào lớn hơn sao?” - “Dạ, nhà
con nghèo thế này thì con còn ước mơ gì được nữa” - “Nhưng nếu con được ước mơ
thì con ước mơ gì?” - “Thưa ông, con muốn đi học, muốn là bác sĩ.”
Sau này, em bé được cứu sống đã
trở thành một vĩ nhân của thế giới, đã giữ một vai trò quan trọng làm thay đổi
cục diện thế chiến thứ II và đã làm cho nước Anh hãnh diện vì tài ba chính trị
của ông, đó là thủ tướng Uyn-sân Chớc-Chiu. Và nhờ lòng thương giúp đỡ của người
cha của Chớc-Chiu mà chú bé nhà nghèo kia đã trở thành một bác sĩ lừng danh của
thế giới và là ân nhân của nhân loại cho đến ngàn đời, vị bác sĩ đó là
Phơ-len-ning, người đã tìm ra thuốc trụ sinh Pê-ni-ci-lin.
Sau khi kể xong câu truyện trên,
tác giả đã kết luận: “Khi Chúa mời gọi chúng ta giúp đỡ nhau là Chúa mời gọi
chúng ta cùng làm phép lạ với Chúa.” Chúng ta hãy nhớ: Khi chúng ta giúp đỡ
nhau là chúng ta cùng làm phép lạ với Chúa.
19.
Cử hành thánh lễ trong nhà tù:
Đức Hồng y Phan-xi-cô xa-vi-ê Nguyễn
Văn Thuận đã viết lại những trang hồi ký trong thời gian ngài bị biệt giam
trong tù. Ngài tóm gọn thành một tập sách nhỏ mang tựa đề "Năm chiếc bánh
và hai con cá" để chia sẻ cho giáo triều Rô-ma trong dịp tĩnh tâm mùa chay
thập niên 90. Ngài thú nhận, sức mạnh lớn nhất nâng đỡ ngài trong những năm
tháng tù ngục là được cử hành Thánh lễ cho dù lén lút, nhưng rất cảm động và
sâu lắng.
Thánh lễ ngài dâng một mình
trong bóng tối của nhà tù, không kèn không trống, cũng chẳng có ánh đèn hay một
bông hoa trang trí nào. Áo tù ngài mặc thay cho áo lễ. Đôi bàn tay sần sùi của
ngài đựng những giọt rượu nho thay cho chén thánh. Bánh lễ chứa trong hộp đựng
thuốc ho. Những Thánh lễ rất âm thầm và giản đơn, không ồn ào, không một chút
hoành tráng bề ngoài, chẳng có ca đoàn hay người giúp lễ.. nhưng sao chép lại gần
sát với chính Thánh lễ mà Chúa Giê-su đã cử hành năm xưa trên thập giá.
20.
Các phép lạ Thánh Thể
Có nhiều phép lạ chứng minh sự
biến đổi Thịt và Máu Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.Vào năm 750, tại Lancianô,
nước Ý, trong đan viện thánh Legonziano, có một linh mục dòng Basiliô đức tin
lung lay nghi ngờ về sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể.Khi
linh mục này dâng lễ, sau lời Truyền phép, bánh đã trở nên thịt và rượu đã trở
nên máu, đông đặc lại thành năm hột nhỏ theo hình dáng đặc biệt.Sự lưu trữ Thịt
và Máu trong mười hai thế kỷ qua là lưu trữ cách tự nhiên, không bằng chất hoá
học, giữ trong không khí thường và môi trường sinh vật mà vẫn giữ được nguyên
chất.
Tại Ý, năm 1263, thành Bolsène,
trong nhà thờ Sainte Catherine, một linh mục sau khi đọc lời truyền phép đã
nghi ngờ về bánh và rượu trở thành Máu và Thịt Chúa Giêsu. Tức thì Máu Thánh chảy
đẫm khăn thánh và khăn bàn thờ. Đức Giáo Hoàng nghe tin này, đã ra lệnh đem
khăn thánh về để tạm tại nhà thờ Orviette. Sau này Giáo Hội đã xây nhà thờ
khang trang để kính khăn thánh này.
Ngày 8 tháng 9 năm 1264, Đức
Giáo Hoàng Urbano IV (1262-1268) đã ký sắc lệnh Transiturus, thành lập lễ kính
Mình Thánh Chúa Giêsu, cử hành vào sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Trong thời
gian đó, thánh tiến sĩ Thomas Aquino đã sáng tác nhiều bài hát vào dịp mừng lễ
này như bài Lauda sion, Pange lingua, Adoro Te và các kinh đọc Sacris Solemniis
và Verbum Supernum. Vào dịp lễ này, các Giáo xứ tổ chức kiệu Mình Thánh Chúa ra
đường phố công cộng để mọi người tôn thờ.
Thời vua Philippe le Bel đang
cai trị nước Pháp (1285-1314), năm 1290, có một bà công giáo sống đạo đức. Vì
nghèo, bà phải đem cầm chiếc áo cho một người Do Thái. Đến gần lễ Phục Sinh bà
đến chuộc lại chiếc áo để mặc đi dự lễ. Người chủ đồng ý trả lại chiếc áo và
không lấy tiền lời, với điều kiện buộc bà là rước lễ xong phải nhả Mình Thánh
ra và đem về cho anh ta. Bà nghe lời nhả Mình Thánh vào khăn đem về cho anh ta.
Anh để Mình Thánh trên bàn lấy dao nhọn đâm nhiều lát. Máu trong Mình Thánh chảy
ra. Anh đem Mình Thánh bỏ vào lửa đốt, song Mình Thánh bay lên khỏi lửa.
Năm 1608, trong nhà dòng
Faverney tại Besançon, vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống có chầu Mình
Thánh Chúa trọng thể. Trên bàn thờ trưng hoa và thắp nhiều đèn nến. Người ta sơ
ý để đèn cháy khăn bàn thờ, nhà tạm và bàn thờ. Trong khi lửa lan nhanh và bốc
cháy khắp cả, Mình Thánh đựng trong hào quang cứ bay lên lơ lửng trên không
gian trọn một ngày một đêm. Qua ngày thứ ba, người ta lập một bàn thờ khác thay
bàn thờ đã cháy và trong khi cử hành thánh lễ, thì hào quang từ từ đặt xuống
bàn thờ. Có nhiều người chứng kiến đã cùng hát kinh chúc tụng và thờ lạy.
21.
Bàn tiệc hiệp thông
Một tu sĩ nọ khi tham dự một
Thánh lễ khá đặc biệt ở Bolivia thuộc Châu Mỹ La tinh đã tả lại quang cảnh buổi
lễ đó như sau.
Phần đầu lễ, vị linh mục mời gọi
mọi người thống hối. Vài giây phút thinh lặng để cầu nguyện, sau đó một hồi trống
nổi lên. Bốn thanh niên nam nữ từ cuối nhà thờ tiến lên trước cung thánh, trên
tay mỗi người mang một sợi xích thật nặng. Họ cố giơ cao tay lên cùng với lời cầu
nguyện: Lạy Chúa, đây là những dây xích biểu tượng sức mạnh tội lỗi đang đè nặng
trên chúng con. Chúng con chưa hết lòng yêu mến Chúa và mến thương nhau. Trong
cuộc sống hằng ngày, đức ái của chúng con vẫn bị khống chế bởi những sợi xích của
tham lam và ích kỷ, những trói buộc của đam mê và dục vọng thấp hèn. Xin Chúa
phá đi những dây xích nặng nề này nơi tâm hồn tan nát và bầm dập của chúng con.
“Lạy Chúa xin thương xót chúng con.”
Cả cộng đoàn lập lại: “Xin Chúa
thương xót chúng con.”
Đến phần dâng lễ vật, cũng hai cặp
thanh niên nam nữ tiến lên dâng bánh và rượu. Đặc biệt họ mang theo một tảng đá
lớn cùng với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, chúng con xin dâng lên Chúa cả tảng đá
này, biểu trưng sự chai cứng trong tâm hồn mỗi người. Xin Chúa hãy nhận bánh và
rượu để biến nên mình và máu con Chúa. Xin Chúa cũng dang rộng đôi tay đón nhận
những con tim lạnh lùng và chai đá của chúng con để biến đổi thành những trái
tim thịt mềm. Xin Chúa giúp chúng con biết sống với nhau tử tế hơn, khoan dung
hơn và biết quảng đại tha thứ cho nhau hơn.”
22.
Thánh Thể- Hiến Tế
Cha Piô, tu sĩ dòng Capucinô, ở
Itala, mới được phong thánh năm 2004, là vị linh mục đầu tiên đã được in 5 dấu
thánh. Ngài là linh mục và đặc ân của Ngài, do thánh chức, là ở toà giải tội và
nhất là trên bàn thờ dâng lễ. Cha dâng lễ lâu đến ba tiếng rưỡi đồng hồ.
Ai dự lễ do cha Piô làm đều say
sưa, sốt sắng, không biết mỏi mệt. Ngài sống mầu nhiệm Chúa hiện diện trên bàn
thờ trong Bí tích Thánh Thể. Sau khi dâng Mình Thánh Chúa, thảm kịch tế lễ càng
diễn tiến như dưới chân Thánh Giá xưa. Mồ hôi nhỏ giọt, nước mắt dầm dề. Ngài đọc
lời truyền phép như một người đang hấp hối, đau khổ tột độ. Ngài cầm Mình Thánh
giơ lên, những đường máu từ từ rơi theo dấu ngón tay. Rồi ngài hớn hở như được
thấy Chúa.
Ai không tin sự hiện diện của
Chúa trong hình bánh hình rượu, hãy đến dự thánh lễ cha Piô sẽ biết, sẽ cảm
nghiệm. Để Thánh lễ đừng kéo dài quá lâu sau truyền phép, cha bề trên tu viện
núp trong cung thánh, phải ra lệnh bằng ý muốn cho ngài tiếp tục (Le vrai
visage du Padre Pio, Maria Winowska,Fayard).
23.
Lương thực nuôi hồn
Qua đoạn Tin Mừng chúng ta vừa
nghe tôi nghĩ đến một câu truyện được kể rằng:
Trong trận thế chiến thứ hai,
quân phát xít Đức kéo vào những làng mạc giết hại người dân vô tội, một cuộc
càn quét thật dữ dội và ác nghiệt, thấy thế chị Êlen vội bế con mình xuống hầm
trốn, mẹ con chị đã hơn ba ngày ở dưới hầm mà bọn lính vẫn rảo quanh tìm kiếm
những người sống xót để sát hại, sự tìm kiếm ấy mỗi lúc một gắt gao hơn.
Với thời gian chị Êlen vừa đói vừa
phải lo bảo vệ đứa con của mình nên đã cảm thấy mệt, đồng thời đứa bé trên tay
lại luôn miệng kêu mẹ ơi con khát, vừa nghe lời đó chị Êlen thấy người mình run
lên và lòng như lửa đốt, chị run lên vì sợ rằng qua tiếng kêu đó quân lính sẽ
phát hiện ra mẹ con chị, còn chị như lửa đốt là bởi vì thương con đang đói, nên
chị ôm ghì chặt con vào lòng, sau giây lát đứa bé lại rên rỉ kêu mẹ! con khát!
Chị Êlen quờ quạng xem có tìm được
gì cho con uống để đỡ khát chăng. Nhưng cũng chẳng có gì ngoài bóng tối, đứa
con lại kêu lên Mẹ! khát! Chị Êlen xoay người, đưa tay lên miệng cắn đứt đầu
ngón tay rồi đút vào miệng con và nói uống đi con nước đây! Chị Êlen lúc này cảm
thấy như toàn bộ dòng máu trong cơ thể đang truyền sang đứa con của mình và từ
đó người con ấy được hết khát.
24.
Lời Chúa là bảo chứng cho bí tích Thánh Thể
Đanien Côn-neo (Daniel Connell)
là người đã giải phóng dân tộc Ái nhĩ lan. Ông là một tín hữu can đảm và nhiệt
thành. Khi người ta cười nhạo ông vì họ không hiểu rõ và cũng không tin bí tích
Thánh Thể. Ông đã giải đáp: “Sao các ông lại hỏi tôi? Các ông phải hỏi Chúa
Giêsu. Phần tôi, tôi chỉ tin như Chúa Giêsu đã nói. Nếu điều đó không đúng, thì
Chúa mới là người đáng trách. Nhưng sự thật của Chúa thì muôn đời tồn tại.”
25.
Rước lễ
Có một cô sinh viên, được đặc ân
mỗi tuần mang Mình Thánh Chúa đến cho một cụ già sống lẻ loi và cô quạnh. Cô
sinh viên đã kể lại như thế này: Sau khi tới nơi, tôi ngồi xuống cạnh cụ, đọc lại
bài Phúc Âm ngày Chúa nhật cho cụ nghe, rồi bàn bạc trao đổi với cụ về một vài
điểm mà đoạn Phúc Âm ấy đã gợi lên.
Tiếp đến là giây phút cụ trông đợi
cả tuần lễ. Tôi và cụ cùng nhau đọc kinh Lạy Cha. Rồi tôi giờ Mình Thánh lên và
nói với cụ: Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian, phúc cho ai được
mời tới dự tiệc Con Thiên Chúa. Và cụ đáp lại: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự
vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh. Đoạn
tôi trao Mình Thánh cho cụ.
Sau một vài phút thinh lặng, tôi
giúp cụ cầu nguyện: Lạy Chúa, ước gì Mình Thánh Chúa mà cụ vừa lãnh nhận, mang
lại cho cụ sức khoẻ phần hồn cũng như phần xác. Xin Chúa giải thoát cụ khỏi mọi
khổ đau và bệnh tật, xin hãy dùng sức mạnh của Chúa mà nâng đỡ, chở che để cụ cũng
sẽ được phục sinh trong cuộc sống mới vào ngày sau hết. Sau đó, hai người ngồi
nói chuyện một lúc rồi tôi tạm biệt và hứa sẽ cầu nguyện cho nhau và hẹn gặp lại
vào Chúa nhật tuần tới.
26.
Thức ăn quý giá vì mang lại sự sống
Tôi còn nhớ, hồi nhỏ mỗi khi ăn
cơm mà để những hạt cơm rơi vãi, thế nào cũng bị ba tôi giảng cho một bài luân
lý giáo khoa thư.
Một hạt cơm mà thôi cũng do bởi
biết bao công lao khó nhọc, như tục ngữ đã bảo:
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hột đắng cay muôn
phần.
Rất may là chúng ta chưa lâm vào
cảnh đói kém, nhiều khi chỉ vì một nắm cơm mà người ta sẵn sàng làm những công
việc đê tiện.
Trong những trại tù, thì giây
phút quan trọng và cam go nhất của một ngày là lúc phân phát thực phẩm. Nhiều
người chỉ sống cho giây phút này mà thôi. Sau khi đã lãnh phần ăn, họ đã nhìn
vào chén cơm hồi lâu, rồi cẩn thận nhai nuốt với tất cả sự trọng kính.
27.
Giây phút linh thiêng
Hãy tưởng tượng Đức Giáo Hoàng đến
đất nước chúng ta, và ngài muốn lưu lại trong nhà của một gia đình nào đó. Và
thật là một điều tuyệt diệu, nếu gia đình bạn được chọn để đón tiếp Đức Thánh
Cha. Bạn sẽ làm mọi sự để chuẩn bị cho biến cố trọng đại đó và lòng đầy phấn khởi,
hân hoan có phải không? Rồi một khi Đức Thánh Cha đến và bắt đầu sống trong gia
đình bạn, bạn sẽ cẩn trọng, ý tứ trong mọi lời nói, hành động để bạn luôn luôn ở
trong tư thế hoàn hảo nhất trước mặt ngài có phải không? Bạn sẽ hỏi ngài những
gì bạn muốn biết, rồi xin ngài chỉ dẫn những gì đem lại bình an và yêu thương,
bạn sẽ tìm nơi ngài những lời khích lệ và sung sướng về sự hiện diện của ngài,
là Đấng Đại Diện của Chúa Kitô, có phải không? Đấy sẽ là một kinh nghiệm tuyệt
vời đối với bạn, có phải không?
Bây giờ, nếu có ai nói chính
Chúa Giêsu sẽ đến cư ngụ, không phải trong nhà bạn, nhưng trong tâm hồn của bạn.
Đấy có phải là một kinh nghiệm tuyệt vời nhất hay không? Bây giờ, trong Tin Mừng,
Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng thực tại tuyệt vời đó xảy đến với chúng ta,
khi chúng ta rước Chúa ngự trong phép Thánh Thể.
28.
Mẹ Teresa và Bánh Thánh Thể
Trong một cuộc họp mặt đông đảo
các Kitô hữu tại một nhà thờ ở Tây Đức để đón chào mẹ Têrêxa Calcutta, người ta
đã dâng cho mẹ một bó hoa rất đẹp. Bỡ ngỡ trước lòng quý mến và trọng kính mà
người ta đã dành cho mình, mẹ Têrêxa mới đầu tỏ ra hơi lúng túng, nhưng sau đó
vài phút, với thái độ đơn sơ quen thuộc, mẹ đã ôm bó hoa đi thẳng lên cung
thánh, mẹ quỳ gối nơi bậc bàn thờ rồi đặt bó hoa trước nhà tạm. Cử chỉ này cho thấy
mẹ Têrêxa rất quý trọng phép Thánh Thể, vì Thánh Thể chính là nguồn tình yêu và
nghị lực mà từ đó mẹ đã nhận được tình yêu và nghị lực cho cuộc sống dấn thân
và phục vụ vô vị lợi của mẹ.
Qua các hoạt động bác ái, mẹ
Têrêxa và các nữ tu dòng của mẹ đã nuôi dưỡng hàng ngàn trẻ em mồ côi, đã phục
vụ hàng ngàn người nghèo đói, đã chăm sóc, chữa trị hàng trăm ngàn bệnh nhân và
an ủi hàng chục ngàn người hấp hối. Nhưng vượt lên trên tất cả những hoạt động
nhằm phục vụ cho sự sống thể xác, mẹTêrêxa đã đặc biệt chú trọng đến một nhu cầu
mà mẹ thường nhấn mạnh và cho là căn bản, nó cần thiết hơn cả cơm ăn áo mặc nữa,
nhu cầu đó là muốn được chấp nhận và được yêu thương.
29.
Cao lương mỹ vị miễn phí
Nhà văn James Colaianni ghi lại
một chuyện như sau:
Một gia đình nghèo khó nọ ở một
làng thuộc nước Nam Tư đã định tâm di cư đến nước Hoa Kỳ. Gia đình này gồm ba mẹ,
một em bé trai, và bốn em gái nhỏ. Trước khi đi, những người thân thuộc đã cho
gia đình đó những món quà đơn sơ như bánh mì và một vài cục phó mát.
Ngày họ lên tàu, họ rất ngỡ
ngàng với những cảnh ở thế giới bên ngoài. Ngày đó là một ngày mùa đông giá lạnh,
nên sau khi lên tàu, họ liền chui xuống chỗ ngồi hạng ba ở gầm tàu. Họ đã ở đó
và ăn những ổ bánh mì mà những người thân đã tặng cho họ lúc họ rời Nam Tư. Họ
cố gắng ăn ít bao nhiêu có thể hầu có đủ lương thực cho chuyến đi đến Hoa Kỳ.
Ngày cuối cùng của cuộc hành
trình, em bé trai cảm thấy mệt mỏi nên em đã xin phép ông bố để đi lên trên
boong tàu nhìn ngắm cảnh vật.
Sau khi em bé đã đi cả một tiếng
đồng hồ mà không thấy trở về, ông bố cảm thấy lo và đi lên boong tàu để kiếm
em. Ông bố đã tìm thấy em bé đang ngồi trong một cái nhà cơm thật thịnh soạn và
đang ngồi tại một cái bàn với đầy đủ đồ ăn thịt rau và trái cây.
Khi nhìn thấy như vậy, tim ông bố
như bị ngừng đập. Trong tâm trí, ông đang nghĩ ra cái cảnh khi vừa đặt chân đến
nước Hoa Kỳ, ông sẽ phải vô trong tù bởi vì ông quá nghèo không đủ tiền để trả
cho những thức ăn mà người con trai của ông đang ăn.
Khi người con trai nhìn thấy bố
mình hoảng hồn như thế liền nói: "Bố ơi, đừng sợ, bữa ăn này không mất tiền.
Trong khi chúng ta ở dưới gầm tàu ăn uống thanh đạm thì mọi người trên tàu này
đều ăn uống thả dàn như thế này. Các món ăn này đã được tính cả vào trong vé
tàu của mình rồi."
30.
Ta được khôn ngoan nhờ ăn Chúa Giêsu Phục Sinh
Đọc lại truyện bốn chú bé trong
sách Daniel chương 1 và 2, làm cho chúng ta phải ngạc nhiên và thán phục đức
tin của các chú:
Vào thời dân Do Thái bị lưu đày ở
Babylon, dưới thời Nabukodonosor, vua Babel, ông đã sai quan thái giám tuyển bốn
chú bé Do Thái khỏe mạnh: Daniel, Sácrác, Mêsat, Avêtnơgô, đưa vào đền vua,
nuôi bằng thực phẩm như vua dùng, hy vọng sau một thời gian các chú nhờ ăn quen
cao lương mỹ vị của vua, được tăng thêm sức khỏe và thông minh, để vua sẽ dùng
các chú làm cố vấn trong đền!
Các chú biết ý của vua, nên quyết
liệt từ chối lương thực vua ban, các chú nói với quan thái giám: “Mời các ông
ăn giúp thực phẩm này, cứ cho chúng tôi ăn rau là đủ rồi”, quan nói: “Các chú
mà khước từ lương thực này mà chỉ dùng rau, chắc chắn sẽ gầy yếu, rồi ra tâm thần,
thì tôi sẽ bị vua phạt!” Các chú trả lời: “Ông cứ để cho chúng tôi ăn rau, sau
thời gian ông sẽ thấy chúng tôi khỏe hơn, thông minh hơn”,quan chiều ý các chú.
Thế là bốn chú ngày ba bữa vỗ bụng
rau bình bịch! Ba năm sau, vua cho các chú so tài với các bậc vị vọng khôn
ngoan mà vua đã tìm khắp trong nước. Kết quả vua phải công nhận các chú khôn
ngoan, thông minh tuyệt vời hơn những nhà thông thái của vua. Nên vua hân hoan
nói với các chú: “Thấy chưa, nhờ các chú dùng thực phẩm của trẫm, mà các chú được
khôn ngoan không ai sánh bằng.”
Nhưng các chú trả lời: “Vua lầm
rồi, thực phẩm của vua ban cho chúng tôi, chúng tôi đã đưa quan cai chúng tôi
dùng, còn chúng tôi chỉ ngày ba bữa rau mà thôi. Chúng tôi được khỏe và thông
minh như vua đã chứng kiến không ăn phải vì ăn loại thực phẩm nào, nhưng chỉ vì
chúng tôi tin vào danh Thiên Chúa chúng tôi thờ, chính Người ban cho chúng tôi
được khỏe mạnh và khôn ngoan!”
Bấy giờ vua Nabukodonosor sấp mặt
xuống đất mà vái lạy Daniel, vua nói: “Quả thật, Thần của các chú là Thần của
chư thần, là Chúa của các vua, Đấng mạc khải các mầu nhiệm”, đoạn vua phong cho
Daniel làm quan đại thần, tham dự vào triều chính của vua; còn các chú Sátrác,
Mêsac, Avêtnơgô lo việc cai hạt Babylon.
31.
Hãy cầm lấy mà ăn
Vào đời Xuân Thu Chiến Quốc bên
Trung Hoa có ông Giới Tử Thôi, người nước Tần là quan cận thần trung thành của
công tử Trùng Nhĩ. Khi đất nước nguy biến và rơi vào tay giặc, công tử Trùng
Nhĩ phải lưu vong đất khách quê người. Lúc hết lương thực, công tử không thể ăn
rau cỏ dại trong rừng, ông Giới Tử Thôi đã lén cắt thịt mình nấu canh cho Trùng
Nhĩ ăn.
Sau này, Trùng Nhĩ khôi phục được
giang sơn, làm vua nước Tần tức vua Tần Văn Công. Giới Tử Thôi được triệu vào
cung làm quan lớn, nhưng ông đã từ chối và về làng ở ẩn dật chứ không cần nhận
lãnh công trạng.
Giới Tử Thôi, một người cấp dưới
đã cắt thịt mình cho chủ tướng ăn lúc đói, nên đã được sử sách ca ngợi là một bầy
tôi trung thành, hết lòng yêu mến chủ mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã làm một
hành động còn cao cả hơn. Ngài là một vị Thiên Chúa uy quyền đã lấy chính thịt
máu mình để nuôi sống nhân loại hàng ngày. Quả thật, qua hành động đó, ta thấy
tình yêu của Ngài dành cho ta thật lớn lao biết bao!
32.
Louis Pasteur và phép Thánh Thể
Ông Louis Pasteur (1822-1895) đã
trở thành bất tử trong ký ức nhân loại. Không phải ông chỉ nổi danh sau khi chết,
mà lúc sinh ra đời, khắp thế giới đã biết tên tuổi ông. Cũng do đó, đang khi
ông sống, thì căn nhà ông chào đời tại Dôle, một căn nhà đơn sơ nghèo nàn, đã
được chính phủ coi là di tích lịch sử phải bảo tồn. Trong buổi lễ đặt bảng kỷ
niệm cho ngôi nhà đơn sơ này, chính Pasteur có đọc một bài diễn văn.
Nhà bác học Pasteur là một người
tin mạnh mẽ vào bí tích Thánh Thể. Mỗi ngày, từ nhà đi bộ tới phòng thí nghiệm
của Ông tại Ulm. Ông vẫn có thói quen tạt qua nhà thờ Saint Etienne du Mont, và
quỳ cầu nguyện trước mình thánh Chúa.
Có một lần, đang giảng bài cho
các sinh viên, một sinh viên biết Ông là người rất sùng đạo, nên có hỏi Ông: “Tại
sao Thầy đã suy nghĩ và có những nghiên cứu vĩ đại, mà Thầy còn có thể tin được?”
Pasteur đã trả lời: “Chỉ vì suy
nghĩ nhiều và nghiên cứu nhiều, nên tôi mới có đức tin của một người đàn ông xứ
Bretagne (Bretagne là quê hương của Pasteur, một miền rất sùng đạo), chứ nếu
tôi suy nghĩ và nghiên cứu nhiều hơn nữa, thì tôi sẽ lại tin hệt như một người
đàn bà xứ Bretagne.”
Trên giường bệnh lúc sắp lìa cõi
đời, nhà bác học Pasteur đã luôn luôn hôn kính tượng chịu nạn, và cũng chính tượng
này Ông đã mang theo người Ông, sau khi đã để lại cho cõi đời chúng ta biết bao
vinh dự và ơn huệ.
33.
Napoleon và Luther với bí tích Thánh Thể
Chúng ta cũng đã từng nghe tên
Nã Phá Luân, người đã làm cho các nước Âu Châu xôn xao và lo sợ. Năm 1821, khi
bị giam ở đảo Sainte Hélène, Nã Phá Luân đau nặng. Ông có nói với vị y sĩ điều
trị: “Tôi tin có Chúa, tôi là Kitô hữu của Giáo Hội Lamã, tôi muốn chu toàn mọi
nghĩa vụ tôn giáo đòi hỏi tôi, và muốn lãnh nhận mọi trợ giúp tôn giáo đưa lại
cho tôi.”
Ngày 21 tháng 4 năm 1821
Napoléon đã xưng tội, ngày 30 tháng 4, ngày 3 tháng 5 năm 1821. Ông đã rước
Mình Thánh Chúa, Ông mất ngày 5 tháng 5 năm 1821.
Hồi sinh thời, khi có dịp nghe
đoạn tin mừng chúng ta vừa nghe, Nã Phá Luân đã phát biểu: “Những lời trong bài
tin mừng thánh Gioan khiến ta không thể nào hoài nghi việc Chúa hiện diện thực
sự trong bí tích Thánh Thể.” Khi hai vị linh mục tới đảo Saint Hélène thăm Nã
Phá Luân, thì Ông có nói: “Tôi ước ao dự thánh lễ, tôi muốn tuyên xưng điều tôi
vẫn tin kính.”
Thi hào nổi tiếng Francois
Coppée, mất năm 1908 có viết: “Chính nhờ phép Thánh Thể, mà trong những lúc gay
go hơn hết, cha ông chúng ta đã có được niềm hy vọng, và sự bình an trong tâm hồn.”
Người ta có thuật truyện, khi một
người tới bão tin cho hầu tước Simon xứ Montfort là có phép lạ Chúa hiện ra
trong hình bánh, và mời hầu tước tới coi, thì hầu như tước Simon trả lời: “Tôi
không cần phải tới xem, vì tôi đã tin chắc vào lời của Chúa, điều đó đã đủ để
tôi biết Chúa đang ở trong Bí Tích này.”
Chính Luther, người sáng lập
giáo phái Tin Lành, một giáo phái tin có Chúa Giêsu, tin Chúa Giêsu là Chúa Cứu
Thế, tin Thánh Kinh, nhưng lại không tin Bí Tích Thánh Thể. Về cuối đời, chính
Luther đã viết: “Tôi ước ao tìm được một người thật giỏi, để chứng minh được rằng
trong bí tích thánh thể chỉ có bánh và rượu thôi, người đó sẽ giúp ích thật nhiều
cho tôi. Tôi đã ra công, mệt mỏi nghiên cứu vấn đề này, nhưng tôi phải thú nhận
rằng, tôi cứ bị ràng buộc trong đó, không có lối thoát. Bản văn của tin mừng
thánh Gioan rõ ràng quá, tới nỗi không thể nào giải thích cách khác được.”
34.
Trở nên tấm bánh bị bẻ ra
Ngày 30-01-1938, một chuyến xe lửa
chạy từ miền nam Columbia bất ngờ bị trật đường rầy làm nhiều người chết và bị
thương.
Trong số những người quằn quại nằm
đó, có cha Phenise thuộc dòng thánh Gioan. Ngài bị thương nặng, một phần ruột
lòi ra ngoài.
Nhận ra cha, các y tá ân cần
chăm sóc. Nhưng ngài ra hiệu cứ đi lo cứu giúp những nạn nhân khác. Rồi lấy hết
sức bình sinh, Ngài nhét ruột vào, dùng khăn buộc lại và đi tìm những hành
khách bị thương nặng để giải tội cho họ.
Được một lúc ngài té xuống. Các
y tá chạy lại. Ngài thều thào nói trong đau đớn tột cùng: "Cám ơn Chúa đã
cho tôi có thì giờ làm những điều cần thiết cho anh em. Bây giờ các cô có thể
mang xác tôi đi.” Chiếc xe cứu thương vội chở cha Phenise tới bịnh viện gần đó.
Nhưng chỉ vài giờ sau ngài đã trút hơi thở cuối cùng khi tuổi đời mới ba mươi
sáu.
35.
Lương thực cho khách lữ hành
Năm 1264, Đức Giáo Hoàng Urbanô
IV thiết lập lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, ngài yêu cầu thánh Tôma Aquinô sáng
tác một bài ca cho ngày lễ. Thánh nhân đã viết thánh thi nổi tiếng được phổ nhạc
với tựa đề “Tantum ergo.” Bài hát này các nhạc sĩ Viêt Nam chuyển lời với tên gọi
“Đây nhiệm tích”, và chúng ta thường hát khi chầu Thánh Thể, câu mở đầu là lời
tuyên xưng và chúc tụng: “Đây nhiệm tích vô cùng cao qúi.”
Thánh Thể là nhiệm tích vô cùng
cao qúi, vì đó là hy tế Đức Giêsu dâng lên Chúa Cha để tạ ơn và đền tội cho
toàn thể nhân loại. Khi tường thuật việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể,
thánh Luca đã viết: “Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các
ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này,
mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy
và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh
em.” (Lc 22, 19-20) Mỗi khi cử hành thánh lễ, Giáo Hội tái hiện hy tế của Đức
Giêsu với tâm tình tạ ơn, đồng thời cậy nhờ công nghiệp của Người, xin Chúa Cha
tuôn đổ muôn phúc lành cho người xin lễ, những người đang hiện diện, mọi nhu cầu
của Hội Thánh và thế giới.
Bí Tích Thánh Thể vô cùng qúi
giá, vì là lương thực của các thiên thần, giờ đây trở nên thần lương dưỡng nuôi
các tín hữu là lữ khách đang tiến về quê trời: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì
được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” (Ga 6,
54) Khi đón nhận Mình Máu Thánh Chúa, các Kitô hữu được nếm cảm bữa tiệc đời đời
và thông hiệp sâu xa với Đấng là nguồn sự sống: “Thịt tôi thật là của ăn, và
máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và
tôi ở lại trong người ấy.” ( Ga 6, 55-56)
Tác giả tập sách “Đường Hy Vọng”
căn dặn: “Cả gia đình Chúa Giêsu hướng về núi Calvariô, cả gia đình con hướng về
Thánh lễ. Con muốn nhân danh Chúa ư? Hãy tham dự Thánh lễ. Con muốn cảm tạ Chúa
ư? Hãy tham dự Thánh lễ. Con muốn cứu nhân loại ư? Hãy tham dự Thánh lễ. Chúa
Giêsu đã làm như vậy. Đèn không sáng, nếu hết dầu. Xe không chạy, nếu hết xăng.
Hồn tông đồ sẽ suy mạt, nếu không đến với Thánh lễ: “Ai không ăn Thịt và uống
Máu Ta thì sẽ không có sự sống đời đời.”
36.
Ttinh yêu xóa tan mọi ngăn cách
Một phụ nữ người Anh được ĐTC
Piô X tiếp kiến riêng, bà ta dắt theo đứa con trai mới bốn tuổi để xin ĐTC chúc
lành. Trong khi bà nói chuyện thì đứa bé đứng xa xa, một lát sau nó đến bên
ĐTC, đặt hai tay trên đầu gối ngài và ngước mắt nhìn ngài. ĐTC vừa xoa đầu cậu
bé vừa hỏi người mẹ:
- Cháu được mấy tuổi rồi?
- Thưa ĐTC, cháu được bốn tuổi rồi,
con mong là hai hay ba năm nữa nó sẽ được rước lễ lần đầu.
ĐTC nhìn thẳng vào cặp mắt trong
xanh của cậu bé và hỏi:
- Khi rước lễ là con rước ai thế?
- Dạ, con rước Chúa Giêsu ạ, cậu
bé trả lời.
- Chúa Giêsu là ai vậy con?, ĐTC
hỏi thêm.
- Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cậu
bé trả lời thật mau mắn.
ĐTC liền bảo bà mẹ:
- Ngày mai hãy đem cháu lại đây,
chính Cha sẽ cho nó rước Lễ.
Đức Giáo hoàng Piô X được gọi là
“vị Giáo hoàng của bí tích Thánh Thể.” Ngài đã có công rất lớn trong việc chống
lại bè rối Jansénisme, một bè rối nhấn mạnh quá đáng lòng tôn thờ phải có đối với
bí tích Thánh Thể, quá kính sợ mà quên mất rằng Thánh Thể là dấu chứng của tình
yêu Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng
tình yêu bao la của Ngài xoá tan mọi ngăn cách giữa một Thiên Chúa uy quyền và
thánh thiện với nhân loại hèn mọn và tội lỗi.
37.
Thánh lễ trong trại giam
Một phóng viên báo chí người Anh
bị cầm tù trong những tháng năm cách mạng văn hoá của thời Mao Trạch Đông. Lúc
được trả tự do, ông viết một bài báo với nhan đề: “Thiên Chúa Giáng Sinh” của
linh mục Char, câu chuyện được kể lại thật cảm động như sau:
Tôi bị giam ở trong một trại
giam bên Trung Quốc. Trong trại có một linh mục cùng bị giam tên là Char, 40 tuổi,
người Trung Quốc và là linh mục dòng Xitô. Ở trong tù, tôi phải ăn uống cực khổ,
chịu kỷ luật khắt khe và công tác lao động lại nặng nề. Chúng tôi phải đào đất
và gánh những gánh thật nặng lên đổ trên một ngọn đồi cao. Linh mục Char luôn
nêu gương bác ái. Ngài không phải là con người có sức lực lưỡng, nhưng ai mệt
thì được ngài gánh giúp, ai nặng gánh không nổi thì được ngài đổi gánh cho nhẹ
hơn của mình. Ngài luôn luôn vui vẻ khích lệ anh em, trong trại ai ai cũng mến
phục.
Tôi là người Công giáo, nhưng suốt
bao tháng năm tôi chẳng sống đạo tí nào. Và điều làm cho tôi thắc mắc là tại
sao cha Char lại biết tôi là người Công giáo? Vì một hôm giữa trời đông rét,
vào giờ giải lao, ngài cầm tay kéo tôi đi theo và hỏi: “Anh là người Công giáo
phải không?” Tôi trả lời “Thưa cha phải!” Linh mục hỏi tiếp: “Hôm nay là ngày lễ
gì anh có biết không?” Tôi trả lời: “Thưa cha, tôi không biết.” Linh mục nói tiếp:
“Hôm nay là ngày lễ Giáng Sinh.”
Vị linh mục trầm lặng và hỏi nhỏ
tôi một câu: “Chắc anh nhớ gia đình lắm phải không? Thôi đi theo tôi, chúng ta
cùng nhau xuống hố đất kia, tôi cùng anh dâng Thánh lễ.” Tôi cảm thấy có một sức
mạnh nào đó nơi cha thu hút tôi, khiến chân tôi phải bước đi và cả hai chúng
tôi xuống hố sâu. Chung quanh miệng hố, đất đào nhô lên được đắp thành hai cái
mô vững chắc. Tôi chẳng hiểu làm sao ngài lại có một ve rượu nhỏ, và đựng trong
một cái bát nhỏ là một mẩu bánh lễ. Ngài để cả hai trên một mô đất nhỏ trước mặt,
rồi giang tay cầu nguyện. Lúc đưa Mình Thánh lên, mặt ngài sáng ngời. Tôi chăm
chú nhìn rồi tự nhiên đầu gối quì xuống. Tôi ăn năm sám hối, và ngài cho tôi rước
lễ, mắt tôi nhoà lệ và lòng tôi cũng như lòng ngài ấm áp hẳn lên.
Sau đó, chúng tôi vội vàng trở về
chỗ cũ. Một tên lính gác nhìn thấy chúng tôi liền chạy lại ngay, tóm cổ linh mục
và hỏi: “Mày đi đâu đàng kia?” Ngài thẳng thắn trả lời: “Hôm nay là ngày lễ trọng
của chúng tôi. Giờ giải lao, tôi đi cầu nguyện.” Tên lính nổi giận đánh cho
ngài một trận chí tử, ngài lặng thinh chịu đựng. Hắn dẫn ngài đi từ đó, tôi
không còn gặp ngài được nữa. Nhưng suốt đời tôi không bao giờ quên được cảnh tượng
chiều hôm tiệc ly thánh thiện đó. Chưa bao giờ trong đời tôi đã tham dự và dâng
lễ Giáng Sinh một cách sốt sắng như hôm ấy. Lễ Giáng Sinh hôm đó đã biến đổi cả
cuộc đời của tôi và đức tin đã sống lại nơi tôi.
38. Nhường
sự sống cho người khác
Khi
tàu Titanic bị chìm, nó chở theo tỷ phú John Jacob Astor IV. Số tiền trong tài
khoản ngân hàng của ông đủ để đóng 30 chiếc Titanic. Tuy nhiên, khi đối mặt với
nguy hiểm đến tính mạng, ông đã chọn điều mà ông cho là đúng về mặt đạo đức và
từ bỏ vị trí của mình trên một chiếc xuồng cứu sinh để cứu hai đứa trẻ đang hoảng
sợ.
Tỷ
phú Isidor Straus, đồng sở hữu chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất nước Mỹ,
Macy's, người cũng có mặt trên tàu Titanic, cho biết:
"Tôi
sẽ không bao giờ bước lên xuồng cứu sinh trước những người đàn ông khác".
Vợ
ông, Ida Straus, cũng từ chối lên xuồng cứu sinh, nhường chỗ cho người hầu gái
mới được bổ nhiệm của mình, Ellen Bird. Bà quyết định dành những khoảnh khắc cuối
đời của mình cho chồng.
Những
cá nhân giàu có này "sẵn lòng" chia tay với tài sản của mình, thậm chí
là cả mạng sống của mình. Sự lựa chọn của họ ủng hộ các giá trị đạo đức đã làm
nổi bật sự rực rỡ của nền văn minh nhân loại và bản chất con người.
CNTN
20C -
TRUYỆN KỂ
1.
THỨ
HAI - SỐNG TRỌN LÀNH
Lời Chúa: Mt 19, 16-22
Khi ấy, có một người đến thưa
cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm việc lành gì để được
sống đời đời?"
Người bảo kẻ ấy rằng: "Sao
ngươi hỏi Ta về việc lành? Chỉ có một Ðấng nhân lành là Thiên Chúa. Nếu ngươi
muốn vào nơi hằng sống, ngươi hãy tuân giữ các giới răn." Người ấy hỏi rằng:
"Những giới răn nào?" Chúa Giêsu đáp: "Ngươi chớ giết người, chớ
ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối. Hãy thảo kính cha mẹ, và yêu
thương kẻ khác như chính mình."
Người thanh niên thưa lại rằng:
"Tất cả những điều đó tôi đã giữ từ khi còn niên thiếu, vậy tôi còn thiếu
sót gì nữa chăng?
Chúa Giêsu bảo anh: "Nếu
ngươi muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải ngươi có và bố thí cho người
nghèo khó, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời, rồi đến mà theo Ta."
Khi người thanh niên nghe lời đó
thì buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều sản nghiệp.
TRUYỆN
KỂ
1. Tiền
có mua được Nước Trời không?
Chúng ta không lạ gì câu nói:
“Có tiền mua tiên cũng được." Tuy nhiên, trong cuộc sống, sự thật không phải
như vậy! Vì hiển nhiên vẫn còn đó những thứ có tiền mà không mua được. Điển
hình như: sức khỏe, thời gian và sự sống… Chả thế mà người ta vẫn thường nói: “
Tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian”; “Tiền
có thể mua được thuốc để chữa bệnh, nhưng không thể mua được sự sống...."
Điều quan trọng là chúng ta biết sử dụng đồng tiền như thế nào cho có ích. Sử dụng
nó như đầy tớ hay ông chủ? Đồng tiền có phải là mục đích cuối cùng, hay nó chỉ
là một phương tiện để giúp con người đạt được hạnh phúc và mục đích tối hậu của
mình?
Tin Mừng hôm trình thuật một
thanh niên đến xin Đức Giêsu chỉ giáo để anh tiến bước hầu hy vọng đạt được sự
sống đời đời làm gia nghiệp. Nghe anh nói xong, Đức Giêsu đã phán: "Nếu
ngươi muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải ngươi có và bố thí cho người
nghèo khó, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời, rồi đến mà theo Ta."
Nhưng thật buồn, người thanh niên này đã lặng lẽ rút lui chỉ vì anh ta có nhiều
tiền của.
Thật vậy, đồng tiền liền với
khúc ruột. Đồng tiền gắn liền với cuộc sống. Đồng tiền đôi khi trở thành ông chủ
tồi. Và như thế, nó đã là rào cản số một cho những ai muốn tiến xa, tiến sâu
trên con đường nhân đức.
2.
Đứng trên tiền bạc
Một người giàu có thường xuyên đến
xưng tội với thánh Philipphê Nêri. Ông có nhiều tiền của, có thiện chí, nhưng
ông vẫn cảm thấy mình không đạt được sự tiến bộ nào trên đường thiêng liêng. Từ
chán nản đến thất vọng, cuối cùng ông bỏ cuộc và không trở lại xưng tội với
ngài nữa.
Thấy ông đã lâu không đến xưng tội,
ngài tìm đến nhà ông để gặp ông. Sau một hồi trò truyện, ngài nhìn lên cây
Thánh giá trên tường, ngài cân nhắc độ cao của Thánh giá rồi đề nghị với người
đàn ông giàu có: “Ông là người cao lớn, ông thử với coi có tới Thánh giá không."
Ông đứng dậy giơ cánh tay lên cố với nhưng không thể nào chạm tới Chúa Giêsu
trên Thánh giá.
Bấy giờ thánh Philipphê dùng hết
sức đẩy cái hòm tiền của ông đến bên cạnh ông và bảo ông hãy đứng lên trên cái
hòm tiền để với tới cây Thánh giá. Ông làm theo ý ngài và sờ được Chúa Giêsu
trên Thánh giá. Sau đó, ngài nói với ông: “Để có thể nắm lấy được Chúa Giêsu, để
có thể tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta cần phải đứng trên tiền bạc của
cải."
3.
Chúa phải là trọng tâm
Một trong những tác phẩm nổi tiếng
của Leonardo da Vinci phải là bức tranh bữa Tiệc ly của Chúa Giêsu. Trong đó
nhân vật chính là Chúa Giêsu được vây quanh bởi 12 Tông đồ.
Khi đem bức tranh ra triển lãm,
Leonardo da Vinci đã kín đáo đứng trong góc phòng, để quan sát cách thưởng thức
tranh của quan khách. Ông ngạc nhiên vô cùng khi thấy điểm thu hút trong bức
tranh không phải là gương mặt Chúa Giêsu, mà là một cánh hoa nhỏ mà ông đã vẽ
trong góc của bức tranh theo thói quen của thời đại đó. Leonardo nhận thức được
tức khắc rằng: mình đã phạm một lỗi lầm rất lớn, đó là đã thêm vào một cánh hoa
đẹp, để lôi kéo sự chú ý ra khỏi trọng tâm của bức tranh.
Ý thức được như thế, cho nên khi
quan khách đã ra về, Leonardo da Vinci dùng cọ để bôi cánh hoa trong góc của bức
tranh. Ngày hôm sau, ông cảm thấy sung sướng vô cùng, khi tất cả mọi con mắt
quan khách đều gắn chặt vào gương mặt của Đấng Cứu Thế.
4.
Sự thánh thiện đích thực
Có một vị khổ tu Hồi giáo nọ sống
rất gương mẫu. Suốt đời ông chỉ có một thao thức là ra sức chống lại tình dục.
Khi ông chết, nhiều người thương tiếc, trong số đó có một đệ tử của ông vì
thương tiếc quá nên ngã bệnh và cũng qua đời. Khi tới thế giới bên kia, anh chứng
kiến một cảnh tượng làm anh rất hài lòng, đó là có những đàn bà đẹp ở với thầy.
Anh chợt nghĩ rằng thầy mình xứng đáng được thưởng như vậy, và anh đến chúc mừng
thầy. Thế nhưng vị khổ tu quay lại nhìn anh và nói “Ngươi là một thằng điên. Ta
không được thưởng công gì cả. Đây không phải là thiên đàng. Những người đàn bà
này cũng đang bị trầm luân như ta mà thôi.
Câu chuyện tưởng tượng trên đây
muốn nói với chúng ta rằng sự thánh thiện đích thực không hệ tại lối sống khắc
khổ hay tuân giữ một cách nhiệm nhặt những qui định của đạo như ăn chay, hãm
mình, đọc kinh, bố thí. Đạo của chúng ta không chỉ là hệ thống luân lý gồm những
điều phải làm và những điều phải tránh. Sống đạo không phải là một cuộc thao
luyện của ý chí. Đạo của chúng ta là một con người, đó là Chúa Giêsu Kitô.
5.
Làng kiến
Sapaco Hara là một cô gái Công
giáo người Nhật. Gia đình cô rất giàu có. Một ngày nọ, tình cờ cô đến thăm một
làng ở ngoại ô thành phố Tokyo. Làng này đuợc gọi là LÀNG KIẾN. Sở dĩ có tên
này là vì dân làng này là dân lao động nghèo, sống chen chúc nhau như bầy kiến.
Trẻ em trong làng thì bẩn thỉu, lem luốc, ăn mặc rách rưới. Chúng lê la suốt
ngày ở đầu làng cuối xóm mà không được ai săn sóc dạy dỗ cả.
Trước cảnh sống bần cùng của dân
LÀNG KIẾN. Sapaco Hara nhận ra một tiếng gọi vang vọng tận đáy lòng cô. Mặc dù
cha mẹ và bà con họ hàng hết sức khuyên nhủ, cản ngăn, nhưng Sapaco Hara cứ nhất
định dọn đến sống chung trong một xóm của LÀNG KIẾN, để phục vụ dân làng trong
công tác bác ái.
Sau 8 năm sống đời phục vụ và hy
sinh tận tình, chịu đựng mọi đau khổ vì bị hiểu lầm, Sapaco mắc bệnh lao phổi
và qua đời năm mới 28 tuổi.
Người ta cứ tưởng cuộc đời phục
vụ ngắn ngủi của Sapaco là uổng công vô ích, thế nhưng không, sau cái chết của
Sapaco, toàn thể dân LÀNG KIẾN đã xin theo đạo.
Ông “xếp” của LÀNG KIẾN, người
đã chống đối và gây nhiều khó khăn, làm cho Sapaco đau khổ nhất, sau đã sáng
tác thơ và viết sách kể lại cuộc đời Sapaco. Một nhà đạo diễn Nhật, đã dựa vào
những tài liệu này để dựng thành một cuốn phim về Sapaco. Phim có tựa đề là
“Maria của LÀNG KIẾN."
6.
Tôi đã thấy thần chết
Ba người thanh niên đang tiến
vào khu rừng có nhiều đồi núi, thình lình một tu sĩ trên núi chạy xuống hô to:
“Tôi đã thấy thần chết, tôi đã thấy thần chết!”
Ba người thanh niên ngạc nhiên
vì thần chết ai mà thấy được! Họ liền cất tiếng hỏi vị tu hành: “Ngài có thể dẫn
chúng tôi đến nhìn thần chết được không?” Vị tu sĩ trả lời: “Được lắm chứ, các
bạn hãy theo tôi.” Thế là ba chàng cùng theo thầy vào một hang động trong rừng
thẳm. Tới nơi, thầy chỉ vào kho vàng có người đã giấu trong hang động này, rồi
thầy bỏ đi. Ba chàng đều lẩm bẩm: “Tu hóa ngu, vàng mà lại bảo là thần chết!”
Thế là ba chàng hì hục đào kho báu đó chất vào bao của mình.
Một lát sau hai trong ba người
đó thì thầm với nhau, rồi cùng bảo người thứ ba: “Bạn đi mua cái gì để chúng ta
ăn, để ta có sức mà đào tiếp.” Người thứ ba nhanh nhẹn ra khỏi động và nghĩ
trong lòng rằng: “Ta mua thực phẩm về bỏ thuốc độc vào đó cho hai tên này ăn,
chắc chắn chúng lăn ra chết và ta hưởng trọn vẹn kho báu này.” Khi hắn mua thực
phẩm về thì bị hai người kia hợp lực đánh chết, vì nắm chắc rằng kho báu ấy
chia đồng đều cho hai người thì dễ hơn.
Họ đã thực hiện ý đồ đen tối ấy,
và sau khi đã lấy trọn số vàng chia nhau đồng đều, hai người nói với nhau:
“Chúng ta hãy dùng thực phẩm tên này đã mua về, để có sức vác hết số vàng này.”
Thế là sau bữa ăn, cả hai đều lăn ra chết vì thức ăn có thuốc độc!
Thế mới hiểu lời vị tu sĩ nhìn
thấy kho báu mà hô là gặp thần chết, thì rất là đúng!
Đúng là “tham tiền là nguồn gốc
mọi tội ác!” (1Tm 6,10).
7. Tôi
thờ thần nào?
Một ký giả phụ trách chuyên mục
đã hỏi Cecil B. DeMille, đạo diễn phim “Mười Điều Răn”: “Theo ông, ngày nay điều
răn nào bị vi phạm nhiều nhất?” DeMille trả lời: “Điều răn thứ nhất: Đừng thờ lạy
ngẫu tượng và phụng sự chúng” (Xh 20,5). DeMille thêm rằng: “Chúng ta không thờ
lạy những hình tượng, nhưng lại tôn thờ thần tiện nghi, thần tiền tài, thần quyền
thế.”
Trong ba vị thần DeMille đề cập
đến, tôi bị lôi cuốn tôn thờ vị thần nào? Tôi có thể làm gì để không phạm tội
như dân Israel?
Trung bình mỗi tuần, người ta chỉ
khước từ cám dỗ một lần.
8. Người
thanh niên hôm nay
Một câu chuyện được cập nhật hóa
như sau: “Có một vận động viên điền kinh trung học hỏi Chúa Giêsu: Con phải làm
gì để trở thành tín hữu của Ngài?” Chúa Giêsu trả lời: “Hãy tôn trọng đồng đội,
vâng lời huấn luyện viên, chăm chỉ và thi đấu một cách công bằng.” Vận động
viên nói: “Những điều này con đã làm cả.” Chúa Giêsu nói: “Nếu muốn nên hoàn
thiện, con hãy quên đi danh tiếng của một vận động viên, hãy dùng tải năng của
mình để đào luyện những đứa trẻ bất hạnh không được ai dạy dỗ chỉ bảo.” Nghe lời
đó, vận động viên trẻ buồn rầu bỏ đi.
Làm thế nào biết được Thiên Chúa
đang mời gọi tôi tiến đến sự hoàn thiện Kitô hữu?
Người hạnh phút nhất thế gian là
người tìm thấy sứ mệnh mà họ được mời gọi lãnh nhận. Và như vậy, kẻ bất hạnh nhất
là kẻ không có dù chỉ là bắt đầu tìm kiếm.
9.
Bắt cá hai tay
Người thanh niên này là một người
đạo đức, lại giàu có. Anh đã có nhiều thứ và giờ đây anh còn muốn có thêm một
thứ nữa: sự sống đời đời. Có vẻ như anh đang tìm kiếm điều quí nhất giúp anh đạt
tới tuyệt đỉnh của sự hoàn thiện. Thế nhưng khi Chúa Giêsu đề nghị anh bán tài
sản để bố thí cho người nghèo thì anh buồn sầu và bỏ đi. Hoá ra anh đang “bắt
cá hai tay”: Anh muốn được hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau nhưng anh lại không
muốn mất gì cả. Vấn đề của anh là đã coi sự hoàn thiện như một đồ vật phải chiếm
hữu chứ không phải là sự cảm thông chia sẻ với anh chị em và cuộc sống thân mật
ở bên Chúa. Thế là “tiền” đã thắng “tình.” Lòng ham mê của cải đã thắng tình
yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân!!!
Muốn theo Chúa Giêsu phải chấp
nhận mất để được, chết để sống. Bạn không thể vừa theo Chúa Giêsu vừa say mê tiền
của được. Tiếng gọi Chúa Giêsu vẫn vang vọng bên tai bạn. Để theo Ngài bạn cần
bán những thứ gì? Phải chăng là của cải, danh vọng, tiện nghi vật chất...? Đừng
để của cải níu chân mình bạn nhé!
THỨ
BA -
Lời
Chúa: Mt 19, 23-30
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo thật các con: Người giàu
có thật khó mà vào Nước Trời. Thầy còn bảo các con rằng: Con lạc đà chui qua lỗ
kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời.”
Các
môn đệ nghe vậy thì bỡ ngỡ quá mà thưa rằng: "Vậy thì ai có thể được cứu độ?"
Chúa Giêsu nhìn các ông mà phán rằng: "Đối với loài người thì không thể được,
nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được.”
Bấy
giờ Phêrô thưa Người rằng: "Này đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy
chúng con sẽ được gì?"
Chúa Giêsu bảo các ông rằng: "Thầy bảo thật
các con: Các con đã theo Thầy, thì trong ngày tái sinh, khi Con Người ngự trên
toà vinh hiển, các con cũng sẽ ngồi trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc
Israel. Và tất cả những ai bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, vợ con, ruộng nương
vì danh Thầy, thì sẽ được gấp trăm và được sự sống đời đời. Nhưng có nhiều kẻ
trước hết sẽ nên sau hết, và kẻ sau hết sẽ nên trước hết.”
TRUYỆN
KỂ
1. Giá
trị của số 0
Trong
toán học, chúng ta đã biết tầm quan trọng của vị trí con số “không” trong tương
quan với dấu chấm thập phân: Số “một” càng bị nhiều số “không” ngăn cách nó xa
dấu chấm thập phân thì giá trị của nó càng thấp. Thí dụ: 000,000,1.
Tuy
nhiên, nếu số một đứng đầu thì sau đó càng có nhiều số “không” chừng nào thì
giá trị của nó càng cao chừng nấy. Thí dụ: 1,000.000.
Chúa
chính là số một. Khi ta đặt Chúa hàng đầu trước những công việc của ta thì ta
càng làm nhiều chừng nào, giá trị chúng càng cao chừng nấy. Ngược lại, Chúa càng
xa tâm trí ta chừng nào thì công việc ta làm càng ít giá trị chừng nấy (Theo
Frank Mihalic).
2. Hũ
vàng nối kết hay chia rẽ
Người
kia mua mảnh đất của người láng giềng. Khi đào đất để đổ nền nhà, anh tìm được
hũ vàng. Vốn là người lương thiện và thành thật, anh mang hũ vàng qua nhà người
láng giềng và nói: “Đây là hũ vàng tôi tìm thấy trong mảnh đất ông đã bán. Tôi
mua đất chứ không mua hũ vàng. Vậy tôi xin trả lại hũ vàng cho ông.” Người láng
giềng cũng lương thiện không kém. Ông không nhận hũ vàng và giải thích như sau:
“Khi bán miếng đất, tôi đã có ý định bán tất cả những gì chứa trong đó. Vậy hũ
vàng là của anh.” Hai bên cứ nhường nhau mãi cho đến tối, mà không ai chịu nhận
hũ vàng. Rốt cuộc cả hai đồng ý tạm ngưng tranh luận, hẹn hôm sau sẽ bàn tiếp.
Nhưng
qua một đêm trằn trọc suy nghĩ, họ đã bị con quỷ tham lam nhập vào lúc nào
không hay. Sáng hôm sau hai người gặp lại. Người mua đất liền nói: “Tôi đã suy
nghĩ kỹ lại thì thấy lời ông nói hôm qua quả là chí lý: Tôi đã mua đất của ông,
tất nhiên mọi sự trong mảnh đất ấy đều thuộc về tôi.” Người láng giềng cãi:
“Không phải thế. Hôm nay tôi đã xét kỹ thì thấy lời hôm qua rất xác đáng: anh
không thể nào mua món đồ nào mà chính anh không có ý định mua. Anh chỉ mua đất
chứ không mua vàng, anh hãy trả lại hũ vàng cho tôi.”
Hai
người cãi nhau dữ dội. Từ đó họ không còn là láng giềng tốt của nhau mà trở
thành thù địch của nhau.
3. Chịu
mất đồng tiền hay cái bình quý?
Một
em bé thọc tay vào trong một chiếc bình cổ quí giá rồi không rút tay ra được.
Thế là em khóc. Cha mẹ của em chạy tới làm hết cách để kéo tay em ra, nhưng đều
vô ích. Cuối cùng, họ đành quyết định đập bể chiếc bình cổ quí kia để cứu con.
Nhưng
có lẽ vì còn tiếc chiếc bình cổ, nên trước khi đập bể chiếc bình, người cha bảo
con:
- Con
hãy cố gắng lần cuối cùng nữa xem sao. Bây giờ con hãy làm theo ba chỉ nhá. Con
hãy duỗi thẳng những ngón tay của con ra, con chụm chúng lại, rồi con thử rút
ra xem có được không.
Người
cha đứa bé vừa nói, vừa làm mẫu để cho con bắt chước.
Nhưng
đứa bé vừa nghe thấy ba nó nói thế liền phản đối:
-
Thưa ba, làm như thế thì rơi mất đồng tiền con cầm ở trong tay còn gì?
Bấy
giờ cả nhà mới vỡ lẽ ra là, sở dĩ em bé đã không rút tay ra khỏi chiếc bình chỉ
vì em vẫn nắm chặt đồng tiền trong tay em. Thì ra chỉ vì đồng tiền mà em bé kia
đã bị kẹt tay trong chiếc bình cổ.
4. Muốn
thu phải chi
Nền
kinh tế hiện đại có môt qui luật rất kỳ lạ. Đồng tiền không được phép nằm yên
trong két sắt. Chúng phải được chi ra thì mới thu lợi được nhiều hơn.
Nếu
người ta không đầu tư vào công trình sản xuất kinh doanh này nọ, thì cũng phải
gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, mua cổ phiếu, v.v… Nếu người ta ít mua sắm thì phải
“kích cầu” để tăng sức mua, hòng quay vòng vốn cho nhanh và như thế nền kinh tế
mới tăng trưởng.
Trong
chương trình cứu độ – các nhà thần học còn gọi là “nền kinh tế cứu độ” (economy
of salvation) – cũng có qui luật tương tự: phải biết “bán hết tài sản” để đầu
tư “cho người nghèo” thì mới trở thành người giàu có trong Nước của Thiên Chúa.
Tiếc thay, người ta dễ bị cám dỗ dừng lại ở sự giàu có trong nền kinh tế trần
thế này mà không dám tiếp tục đầu tư để trở thành giàu có trong “nền kinh tế”
Nước Trời. Người giàu có vào Nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim là vậy.
5. Tưởng
được mà mất
Danh
vọng và của cải làm thay đổi con người, nhưng không phải là tất cả. điển hình
là họa sĩ hiện đại Salvador Dali. Năm 20 tuổi, ông là một kẻ vô danh và đói
khát. Năm 70 tuổi, những bức họa của ông được treo ở 41 viện bảo tàng. Những
thành công của Dali không làm ông ngoảnh mặt hay bóp mép cái nhìn thiêng liêng
về các sự vật. trong bài đọc hôm nay, thật không may cho các thủ lãnh Tia, vì
đã không làm những gì Dali đã làm, và do đó cũng đánh mất mạng sống và cả linh
hồn mình.
Trên
tất cả, điều gì giúp tôi giữ được sự điều hòa và duy trì cái nhìn thiêng liêng?
Được cả
thế giới mà phải đánh mất chính mình, thì nào có lợi gì? (Lc 9,25)
6. Bỏ
để được
Ở tuổi
22, hiệp sĩ Bênađô đã có một sự nghiệp “hái ra vàng” trong triều đình, nơi quân
ngũ và trong tòa án. Nhưng nghe tiếng Chúa gọi, anh quyết định từ bỏ tất cả,
gia nhập dòng Xitô, trở thành một tu sĩ nghèo để phục vụ Tin Mừng Nước Trời.
Viện
phụ Bênađô cũng như những người tận hiến cho Chúa biết rằng những điều mình từ
bỏ thì ít, còn những gì mình nhận được thì gấp bội: từ bỏ tương quan gia đình hạn
hẹp để đón nhận tương quan gia đình rộng lớn của Hội Thánh, từ bỏ của cải vật
chất để nhận lãnh của cải tinh thần, từ bỏ cuộc sống chóng qua để nhận lãnh sự
sống đời đời.
THỨ
TƯ - LÒNG NHÂN LÀNH CỦA CHÚA
Lời Chúa: Mt 20, 1-16a
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ dụ ngôn này rằng: "Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê
người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền
công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông.
"Khoảng giờ thứ ba, ông trở
ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: "Các
ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng.” Họ
liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.
"Đến khoảng giờ thứ mười một
ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: "Sao các ngươi đứng
nhưng không ở đây suốt ngày như thế?" Họ thưa rằng: "Vì không có ai
thuê chúng tôi.” Ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta.”
"Đến chiều chủ vườn nho bảo
người quản lý rằng: "Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ
người đến sau hết tới người đến trước hết.” Vậy những người làm từ giờ thứ mười
một đến, lãnh mỗi người một đồng. Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng
sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi
lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: "Những người đến sau hết chỉ làm
có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng
tôi sao?" Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: "Này bạn,
tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng
sao? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn,
nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi
nhân lành chăng?"
"Như thế, kẻ sau hết sẽ nên
trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết.”
TRUYỆN
KỂ
1. Cha
Sở và Cha Phó
Tại một xứ đạo kia số dân khá
đông, có cha Sở và Cha Phó. Một số giáo dân, vì cuộc sống bác ái chưa trưởng
thành, nên có hai nhóm xung khắc nhau. Một nhóm quí Cha Sở, nhóm kia quí Cha
Phó, vì ngài còn trẻ và năng nổ.
Một hôm nhóm ủng hộ Cha Sở đến
trao đổi tâm tình với ngài:
- Thưa cha, cha ở đây đã lâu
năm, công dày, đức cao, sao cha để Cha Phó thay đổi nề nếp giáo xứ minh, bỏ đi
công lao cha xây dựng? Và đám thanh niên cùng một số lớn giáo dân có vẻ nghiêng
cảm tình về Cha Phó. Xin cha ngăn cản đi.
Cha Sở bình tĩnh trả lời:
- Giữa tôi và Cha Phó ai vất vả
hơn?
- Cha Phó.
Cha Sở chậm rãi nói tiếp:
- Ngài còn trẻ, còn có sức hoạt
động, phải dấn thân nhiều, và Chúa cũng lo liệu và trợ giúp ngài bằng cách cho
những tâm hồn biết thông cảm, cộng tác. Đó là điều công bằng, điều tốt đẹp, sao
các ông bà so bì với tôi, một người đáng lẽ đã về hưu?
Nghe Cha Sở nói sai tần số với
mình, nhóm kia chống chế:
- Cha cũng đã từng hoạt động dấn
thân, có khi còn hơn cả Cha Phó bây giờ.
Cha Sở nói tiếp:
- Và tôi cũng đã được người ta
quí mến, ủng hộ. Và biết đâu còn hơn Cha Phó. Vì bây giờ Cha Phó vẫn còn một số
người thiếu thông cảm, muốn hạ thấp.
Đám người kia ra về, họ cảm phục
Cha Sở “đức cao” và cảm thấy tâm hồn, cõi lòng mình sao nhỏ nhen, trần thế quá!
Từ đó nạn “bè phái” bớt nhiều.
2.
Mến Chúa hay yêu mình?
Ngày nọ, Thiên Chúa ngạc nhiên
khám phá ra rằng, tất cả mọi người đều được vào Thiên Đàng mà không ai phải sa
hỏa ngục. Ngài suy nghĩ phải chăng Ngài không là Đấng công bằng sao.
Ngài cho gọi sứ thần Gabriel lại
và ra lệnh: “Ngươi hãy tập trung tất cả mọi người lại trước mặt Ta và đọc cho họ
nghe mười giới răn của Ta.”
Tất cả mọi người đều đến trình
diện trước tòa Chúa. Sứ thần Gabriel đọc giới răn thứ nhất và Chúa lên tiếng
phán bảo: “Tất cả những ai đã phạm giới răn thứ nhất hãy xéo ra khỏi mặt Ta và
đi vào hỏa ngục ngay.”
Một số người từ từ tách ra khỏi
đám đông và buồn bã đi vào hỏa ngục.
Sứ thần Gabriel tiếp tục đọc các
giới răn khác. Cứ sau mỗi giới răn thì lại có một số người rời bỏ đám đông để
đi vào hỏa ngục. Sau khi sứ thần Gabriel đọc giới răn thứ sáu, thì tất cả đám
đông buồn bã ra đi…. xuống hỏa ngục, chỉ trừ một vị ẩn sĩ già.
Thiên Chúa đưa mắt nhìn sứ thần
Gabriel rồi hỏi: “Phải chăng chỉ có người này được vào Thiên Đàng? Nếu vậy thì
ông ta sẽ cô độc lẻ loi lắm.”
Nói xong, Ngài truyền lệnh cho sứ
thần Gabriel gọi đám đông lại và cho họ trở vào Thiên Đàng.
Nhìn thấy đám đông tội lỗi xấu
xa bỗng dưng được tha thứ và được trở lại Thiên Đàng, vị ẩn sĩ nổi giận và hằn
học nói với Chúa: “Chúa không phải là Đấng công bằng. Tại sao Chúa không cho
con biết trước điều đó?”
Vâng, cách tính toán của vị ẩn
sĩ trong câu chuyện chúng ta vừa nghe chẳng khác gì cách tính toán của những
người thợ trong Tin Mừng hôm nay. Ông ta tưởng rằng, ông đã giữ đủ mọi thứ thì
chỉ có ông mới xứng đáng với những phần thưởng của Chúa, còn những người khác
thì không. Đó là cách nghĩ của con người. Nếu không coi chừng thì có thể chúng
ta cũng nghĩ như thế.
3.
Cứ luật mà xử
Một người do thái nọ qua đời.
Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ xác nhận người đó đã thực sự chết theo đúng
nghĩa y học, và đã cấp giấy chứng thực để chôn cất. Giữa lúc chuẩn bị hạ huyệt,
người ta bỗng nghe có tiếng kêu trong quan tài. Mở nắp quan tài ra, người ta rất
đỗi ngạc nhiên khi thấy kẻ chết sống lại.
Thế nhưng vị chủ trì nói với kẻ
chết sống lại như sau: “Chúng tôi không biết rõ ông đang sống hay chết. Nhưng
căn cứ theo giấy chứng thực của các bác sĩ, ông quả thực là người chết. Vậy
chúng tôi cứ thi hành theo đúng nhận định của bác sĩ.” Nói xong ông truyền đóng
nắp quan tài lại và tiếp tục chôn.
Câu chuyện trên đây có lẽ muốn
chế diễu tính máy móc, cứng nhắc của nhiều người khi tuân giữ các lể luật tôn
giáo cũng như khi cư xử với nhau.
4.
Hỏa ngục là thế
Trời quá oi bức, cái quạt bàn
trong nhà thờ hôm nay lại trục trặc rồi. Nó vẫn quạt mát nhưng lại đứng lì một
chỗ mà không quay xung quanh được.
Một người lên xoay nó về phía
mình. Chưa đầy hai phút một người khác chạy lên, và tiếp tục xoay nó. Thế rồi một
lúc sau một người khác nữa lại chạy lên. Bây giờ tiếng xầm xì nổi lên và người
ta bắt đầu tranh chấp. Bỗng từ phía dưới một người lên tiếng: “Tốt hơn, hãy tắt
cái quạt máy đi!” Và họ chỉ yên lặng sau khi quạt máy đã tắt hẳn.
Tôi suy nghĩ và tự hỏi: Tại sao
đến với Chúa mà người ta vẫn còn tranh chấp, ganh tị? Nhưng dường như cuộc sống
con người thường như vậy. Khi tính ích kỷ đã lấn át, cái tôi ngự trị, người ta
chỉ còn nghĩ đến mình, thu vén mọi lợi ích cho mình mà quên đi nhu cầu của tha
nhân.
Lạy Chúa, Tình yêu Chúa vượt qua
mọi tính toán, xin cho con có một tình yêu như Ngài, để con không dừng lại ở
quyền lợi, nhưng dừng ở chính những con người để biết yêu thương.
5.
Niềm vui của kẻ ghen tị
Một người có tính ghen tỵ và một
người có lòng tham lam, cả hai đều được dẫn đến trước mặt vua, vua bảo: “Để làm
vừa lòng các ngươi, ai muốn xin gì trẫm cũng cho, nhưng ai xin sau thì được gấp
đôi người trước.” Lời này làm cho hai tên ghen tỵ và tham lam đều phải câm miệng,
vì tên tham không muốn xin trước, đợi tên ghen xin trước để mình được vua ban gấp
đôi! Còn tên ghen cũng chờ tên tham xin trước, vì nó sợ tên tham được gấp đôi
mình! Vua đợi một lúc lâu, không ai lên tiếng, cuối cùng vua ra lệnh cho tên
ghen phải xin trước, hắn nghĩ: Mình phải xin gì trước để trả thù tên tham, cuối
cùng hắn xin vua: “Xin vua chặt một cánh tay của tôi”,với thâm ý là vua sẽ chặt
hai cánh tay của tên kia!
Tên ghen tỵ đó là ma quỷ, kẻ
tham lam là Adam, Eva, là Giuđa tham 30$ với dã tâm bán Thầy! Thế mới hiểu được
lời ông chủ vườn nho trách người thợ làm từ sáng sớm: “Bạn ghen tỵ làm gì? Há
tôi không được quyền làm như tôi muốn về của cải tôi hay sao: hay mắt bạn lườm
nguýt vì tôi nhân lành”
6.
Cái lý của tình yêu
Gia đình anh có năm đứa con, tất
cả còn đang cắp sách đến trường. Vợ chồng, ai thuê gì làm nấy, cuộc sống đắp đổi
qua ngày, nhưng anh quyết tâm lo cho các con được ăn học với hy vọng sau này cuộc
sống của con cháu bớt cơ cực hơn. Các con anh như hiểu lòng cha mẹ nên chăm chỉ
học hành và được xóm làng thương mến. Hơn năm nay chứng hen phế quản mãn tính
làm anh mất sức, không thể lao động nặng được. Nguy cơ đứa con lớn phải nghỉ học
để đi làm phụ giúp với cha mẹ mỗi lúc một gần.
Vài tháng nay, cha xứ nhờ anh tưới
cây cảnh trong khuôn viên nhà thờ, nhà xứ và trả công cho anh khá cao. Giáo dân
thấy vậy, người nói ra kẻ bàn vào:
- Nhờ người giúp việc thì tìm
người khỏe mạnh, ai lại thuê bệnh nhân!
- Những người như vậy chỉ lợi dụng
lòng tốt của các cha, chứ làm được việc gì!
- Việc chăm sóc mấy cây cảnh có
gì khó, sao không nhờ các đoàn thể làm, tội gì thuê mướn cho tốn tiền!
Người hiểu biết hơn thì giải
thích:
- Những người nghèo thường dễ mặc
cảm, Cha xứ mình làm thế thật tế nhị vìtỏ lòng quí trọng họ.
Vài người thuật lại cho Cha xứ
những lời cộng đoàn bàn tán, ngài im lặng lắng nghe, thỉnh thoảng nói thêm vào:
“thế à!” mà không giải thích hoặc thanh minh về việc thuê mướn kia.
7.
Cái thấy của niềm tin
Khi một rabbi già bị mù loà
không còn thấy mặt những người đến thăm được nữa, một lương y tài danh, trước
đây là môn đệ của ông, đã ngỏ lời: “Nếu thầy cho phép, con sẽ chữa cho thầy được
sáng mắt trở lại.” Nhưng vị rabbi trả lời: “Không cần đâu, thầy vẫn thấy được
những gì cần phải thấy.”
Nếu coi đời người là một hành
trình thì có sự khác biệt cơ bản giữa các hành trình, tuỳ thuộc vào niềm tin.
Niềm tin làm cho người ta có những cái thấy khác nhau về cái được và cái mất.
Có người “chẳng lấy Chúa làm nơi ẩn náu, nhưng chỉ tin cậy vào đống tiền đống của
và khoe khoang mưu độc của mình.” (Tv 52,9); ngược lại, với người sống niềm
tin: “Ít của ít tiền mà biết kính sợ Chúa hơn có cả kho tàng mà cứ phải âu lo.
Thà bữa rau bữa cháo mà yêu thương nhau còn hơn mâm cao cỗ đầy mà bất hoà bất
thuận.” (Cn 15,16-17)
8.
Người thợ làm giớ thứ 11
ĐGH Gioan-Phaolô I khi mới đắc cử
đã có ý định phong chức linh mục cho một thầy bị bại liệt. Ý định đó chưa được
thực hiện thì ngài đột ngột qua đời sau hơn một tháng trên ngôi giáo hoàng. Sau
đó, ĐGH Gioan-Phaolô II đã thực hiện ý định của vị tiền nhiệm mà truyền chức
linh mục cho ông thầy có thể gọi được là “người thợ làm giờ thứ mười một” đó.
Đi tìm người làm vào giờ thứ mười
một, Chúa không muốn bỏ một ai. Càng biết mình bất xứng tôi sẽ càng hạnh phúc
khi được Chúa gọi làm việc cho Ngài vì lòng nhân hậu! Tôi không được phép chậm
trễ: “Hãy tìm Chúa khi Người còn cho gặp.” (Is 55,6)
9. Tư
tưởng của Chúa
Khi còn nhỏ, thánh Martin de
Porres đã sống tinh thần bác ái vị tha, sẵn lòng phục vụ người nghèo khổ bệnh tật
trong mọi hoàn cảnh. Một hôm Martin theo chị mang thức ăn về cho gia đình thì
nghe tiếng rên rỉ của một lão già người da đỏ. Thấy ông lão bị lính Tây Ban Nha
hành hạ rồi vứt nằm giữa đường, mình đầy thương tích, cậu lại gần tìm cách giúp
đỡ, nhưng ông lão cự tuyệt: “Thằng nô lệ… thằng quỉ đen. Bọn da đen tụi mày là
kẻ thù của dân da đỏ.”
Nhưng Martin không bỏ đi mà còn
dừng lại nói chuyện với ông lão dịu dàng đến nỗi chỉ một lát sau ông đã cho cậu
biết là ba ngày rồi ông chưa có chút gì vào bụng, lại chẳng có con cháu gì cả.
Nghe thế, Martin đã khóc và đưa cho ông tất cả số thực phẩm vừa mua được.
Có thể nói được thánh Martin là
một phép lạ Chúa làm giữa trần gian để tôn vinh những giá trị “không thể hiểu nổi”
của Nước Trời, như Chúa đã nói: “Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng
của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta.” (Is
55,8).
10.
Làm công hay làm nô lệ
Vào thời Chúa Giêsu, những người
nghèo sống qua từng ngày. Nếu một người hôm nay không làm việc, ngày mai gia
đình anh ta sẽ chẳng có gì để ăn. Nếu những người làm công từ sớm không được biết
là ông chủ đã trả công cho mọi người làm công đầy đủ một ngày lương, chắn hẳn họ
đã vui vẻ trở về nhà. Những người làm công trễ đại diện cho các tội nhân sám hối.
Còn những người làm công sớm đại diện cho các biệt phái, những người không hài
lòng về các tội nhân gia nhập Nước Chúa và được thưởng cùng một phần thưởng.
Tôi thường có khuynh hướng không
hài lòng hoặc ghen tị đối với những may mắn của người khác chăng?
Trong một xã hội tiêu thụ, có
hai loại nô lệ: nô lệ của đam mê nghiện ngập, và nô lệ của ghen tị. (Ivan
Illich)
11.
10 khuyết điểm của Chúa Giêsu
Đức hồng y Ph.X. Nguyễn Văn Thuận
đã nói rằng mình yêu Đức Giê-su, vì Ngài có 10 khuyết điểm “dễ thương”, mà một
trong những khuyết điểm ấy là Đức Giê-su không biết làm kinh tế. Làm kinh tế mà
trả công cho người làm cả ngày cũng như những người mới làm vài giờ, thậm chí
chỉ có một giờ, bằng công một ngày lao động thì trước sau gì cũng phá sản! Đó lại
là cách Thiên Chúa đối xử với con người, một cách đối xử vượt xa mọi thứ công
bình của con người, vì đó là cách đối xử của tình yêu, tình yêu của Thiên Chúa.
Mời Bạn: Nhớ đến cách đối xử dựa
trên tình yêu của Chúa vượt quá mọi quan điểm công bình của con người, để luôn
đối xử với người khác dựa trên tình người: không dựa trên lợi ích kinh tế,
nhưng trên tình anh em.
Chia sẻ: Tôi đối xử với người
khác dựa trên tiêu chuẩn nào? Lợi ích kinh tế, lợi ích tinh thần, hay dựa trên
tình yêu mến và phục vụ cách vô điều kiện như Đức Giê-su dạy?
12.
Tình yêu xây dựng
Trong cuốn tiểu thuyết được soạn
thành nhạc kịch “Những Kẻ Khốn Cùng” (Les Miserables), của Victor Hugo, nhân vật
chính là Jean Valjean, đã được thả ra sau 19 năm chịu khổ sai trong tù. Anh bị
tù vì tội ăn cắp một ổ bánh mì cho những người con của bà chị ăn qua cơn đói.
Sau khi được tự do, anh bước đi lang thang cả ngày để tìm thức ăn và chỗ ngủ
qua đêm, không một ai trong làng dám chứa chấp một người đã có án tù ở trong
nhà. Sau cùng, một vị giám mục tốt lành đã mở cửa đón tiếp Valjean với một bữa
ăn tối và chỗ ngủ qua đêm. Tại bữa ăn tối, bà giúp việc cực lực phản đối giám mục
đã ra lệnh cho bà phải dọn bàn ăn với bộ muỗng dĩa bằng bạc mà toà giám mục thường
dùng để tiếp khách. Đêm hôm đó, Valjean đã ăn cắp toàn bộ muỗng dĩa bằng bạc, rồi
trốn ra khỏi nhà.
Ngày hôm sau trên đường tẩu
thoát, anh nói dối với cảnh sát rằng Đức giám mục đã ban cho anh những món đồ
quý giá làm kỷ niệm. Nghi ngờ, cảnh sát đem anh trở lại toà giám mục với những
món đồ đã bị ăn cắp. Khi họ vừa đến toà giám mục, Đức giám mục đã nói ngay rằng
ngài rất vui mừng gặp lại Valjean, vì ngài muốn tặng thêm cho anh những cái
chân đèn bằng bạc nữa. Hành động tha thứ và nhân từ đáng kính phục này đã gây ảnh
hưởng lớn lao trên cuộc đời của Valjean tới nỗi anh đã thay đổi hoàn toàn, và
trở thành một con người mới. Sau cùng anh đã dâng hiến cuộc đời còn lại để phục
vụ tha nhân với lòng nhân từ hơn là lẽ công bằng.
Người chủ vườn nho đã cư xử với
các công nhân theo định luật của tình yêu và lòng nhân từ, không phải luật lệ của
kinh tế hay toán học nhắm vào tư lợi.
10.
THỨ NĂM -
Lời Chúa
TRUYỆN
KỂ
1.
THỨ
SÁU - GIỚI RĂN TRỌNG NHẤT
Lời Chúa: Mt 22, 34-40
Khi ấy, những người biệt phái
nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại.
Đoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: "Thưa Thầy,
trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?"
Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng:
"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết
trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất.
Nhưng giới răn thứ hai cũng giống
giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể lề
luật và sách các tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó."
TRUYỆN
KỂ
1. Điều
răn trọng nhất
(Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu,
S.J.)
Theo truyền thống hội đường
Do-thái, Luật gồm 613 điều răn. 365 điều cấm làm và 248 điều phải làm. Giữa một
rừng điều răn như thế, người thông luật đã hỏi Đức Giêsu: “Điều răn nào trọng
nhất trong Luật Môsê?” (c. 36).
Đức Giêsu đã trả lời bằng một
câu trong kinh Shema, kinh mà người Do-thái phải đọc mỗi ngày. “Ngươi phải yêu
mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi, tất cả linh hồn
ngươi, tất cả trí khôn ngươi” (Tl 6, 5).
Và Ngài còn thêm một điều răn thứ
hai nữa (c. 39). “Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình” (Lv 19,
18).
Tất cả Luật Môsê nằm trong hai
điều răn đó. Hai điều răn được gói trong một động từ yêu. Mọi điều cấm làm và mọi
điều buộc làm, đều bắt nguồn từ và qui về tình yêu. Các bạn trẻ thường nghĩ yêu
là chuyện dễ. Nhưng yêu với tất cả trái tim, tất cả linh hồn, tất cả trí khôn,
tất cả sức lực, nghĩa là yêu với trọn cả con người mình, thì điều đó không dễ.
Đối với người Do-thái, trái tim
là nơi phát sinh toàn bộ đời sống tinh thần. Yêu mến Thiên Chúa bằng tất cả
trái tim của mình là để cho Ngài chi phối mọi tư tưởng, mọi ý muốn, mọi tình cảm.
2.
Tình yêu là lẽ sống
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Người Do thái tôn sùng lề luật.
Họ say mê lề luật. Họ tuyệt đối tin lề luật. Nên họ câu nệ lề luật. Vì thế họ bị
lạc trong rừng lề luật. Không còn biết lối ra. Không biết đâu là luật chính đâu
là luật phụ. Họ đi vào ngõ cụt. Đạo Do thái đi vào cái chết. Hôm nay Chúa
Giê-su chỉ cho họ điều luật quan trọng nhất. Điều luật chính yếu. Tóm tắt tất cả
lề luật. Đó là Mến Chúa Yêu Người. Chúa mở ra một con đường. Con đường tình
yêu. Chúa mở ra sự sống. Tình yêu là lẽ sống. Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở
trong tình yêu là ở trong Thiên Chúa. Thiên Chúa là sự sống. Ai ở trong Thiên
Chúa là ở trong sự sống.
Bà Rút tuy là dân ngoại nhưng đã
sống trong Chúa. Vì bà sống trong tình yêu. Chồng đã chết bà chẳng còn gì ràng
buộc với gia đình nhà chồng. Bà đi theo mẹ chồng chỉ vì tình yêu. Thương bà mẹ
già không ai đỡ đần. Nên tình nguyện đi theo mẹ và hợp nhất với mẹ: “Mẹ đi đâu,
con đi đó. Mẹ ở đâu, con ở đó. Dân của mẹ là dân của con. Thiên Chúa của mẹ là
Thiên Chúa của con." Đúng là yêu nhau yêu cả đường đi. Vì thế bà xứng đáng
được trở thành tổ phụ sinh ra vua Đa-vít. Là dòng dõi sinh ra Chúa Cứu Thế (năm
lẻ).
3.
Giới Răn Yêu Thương
Tuần báo Newsweek số ra ngày
10/8/1993 đã ghi lại một sáng kiến mới lạ tại Nhật, đó là "Sư máy." Vị
sư máy này, mới nhìn qua, không khác gì vị tu hành thực thụ: đầu cúi xuống, mắt
khép lại, môi và các cơ bắp trên gương mặt cử động theo nhịp cầu kinh ghi sẵn,
một tay cầm chuỗi đưa lên, một tay thì gõ mõ. Mỗi vị sư máy có thể cầu kinh
không biết mỏi mệt, và có thể thuộc toàn bộ kinh kệ của mười giáo phái Phật
giáo khác nhau tại Nhật. Sáng kiến này được đưa ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu ơn
gọi sư sãi ngày càng khan hiếm trong các Giáo hội Phật giáo tại Nhật. Tuy
nhiên, như tác giả bài báo ghi nhận: những cái máy làm được mọi sự, duy chỉ một
điều chúng không thể làm được, đó là chúng không biết yêu thương.
Yêu thương là đặc điểm của con
người. Thú vật có thể có cảm giác, nhưng đó không hẳn là yêu thương. Chỉ có con
người được tạo dựng theo và giống hình ảnh Thiên Chúa tình yêu mới thực sự được
mời gọi yêu thương mà thôi.
4.
Yêu thương là phục vụ
Vị linh mục trẻ người Pháp
Cassaigne đến Sài Gòn năm 1926, được bài sai đi nhận thí điểm truyền giáo vùng
Di Linh có trại phong. Ngài tiếp xúc với anh em dân tộc Thượng, học tiếng của họ,
dạy học và chữa bệnh cho những người Thượng bị phong, đó là những công việc thường
ngày của cha Cassaigne.
Ngày 24/2/1941, cha Cassaigne nhận
được quyết định bổ nhiệm ngài làm người kế vị Đức cha Dumortier trong sứ vụ
Giám mục Sài Gòn. Xa rời đàn con bất hạnh của ngài trong hơn 14 năm qua ngày
đêm ngài hằng nhớ tới họ... và hình như ngài chỉ mong sao có ngày được đoàn tụ
lại với họ.
Từ đầu năm 1947, sức khỏe của Đức
cha Cassaigne xấu đi rõ rệt. Thêm vào đó là bệnh sốt rét cũ và chứng suy gan của
ngài, sự giảm chất vôi cột sống rất đau đớn; và trên tất cả còn có một mối đe dọa
khác: Năm 1943, người ta đã tìm thấy trong cơ thể của ngài có “vi trùng Hansen."
Ngày 15/7/1955 Đức cha xin từ
nhiệm và về hưu tại làng cùi Di Linh, tại đó ngài còn có thể phục vụ và tự chữa
bệnh. Ngày 31/10/1973, ngài trút hơi thở cuối cùng giữa những con cái phong cùi
của ngài như ngài đã ước nguyện. Ngài đã được mai táng bên cạnh ngôi nhà nguyện
của người phong cùi, để họ có ngài ở với họ luôn mãi.
Lòng yêu mến Chúa là sức mạnh
thôi thúc vị Giám mục Cassaigne hiến thân phục vụ anh chị em mình, dù là những
người con bị bệnh cùi hủi.
5.
Đi tìm chén thánh
Có một câu chuyện huyền thoại về
“người Samaritanô tốt lành” có tên là Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một
ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh, mà Chúa Giêsu đã
sử dụng trong bữa Tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp
ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã
giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi. Chàng tìm mãi chẳng thấy chén thánh
đâu! Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già
hơn xưa, sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ.
Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở
chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người
cùi mảnh bánh vụn còn lại trong cuộc đời. Ăn xong họ chẳng có gì để uống. Chàng
hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng
bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu
và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.
6.
Yêu cả tội nhân
Trên đường đi đến miền đất Chúa
hứa, Abraham dựng một cái lều để nghỉ chân. Vừa ra khỏi lều, ngài thấy một người
hành khất xin giúp đỡ. Động lòng thương, ngài mời người đó vào và làm tiệc thiết
đãi. Trước khi ăn tiệc, ngài mời người hành khất cùng dâng lời chúc tụng cảm tạ
Chúa. Nhưng vừa nghe thấy tiếng “Chúa”, người ăn mày liền nói lộng ngôn xúc phạm
đến Chúa. Abraham nổi giận đuổi người đó ra khỏi lều. Đêm đó, khi Abraham quì cầu
nguyện, ngài nghe có tiếng Chúa nói như sau: “Này Abraham, ngươi có biết người
ăn mày đó đã nhục mạ Ta 50 năm qua không? Thế mà mỗi ngày Ta vẫn ban lương thực
cho nó. Ngươi không yêu thương cho nó một bữa ăn sao?"
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải
là một người cha yêu thương mọi con cái, ngay cả những đứa con bất hiếu ngỗ nghịch.
Đồng thời Ngài mời gọi chúng ta hãy nên trọn lành như Cha trên trời, nghĩa là
yêu thương mọi người không loại trừ người nào. Đó là tất cả giáo huấn của Chúa
Giêsu: Ngài đến để nói với con người rằng Thiên Chúa yêu thương con người và
con người cũng hãy yêu thương nhau.
7.
Tình yêu là nhẫn nhục, tha thứ và cảm thông
Trên đường đi đến miền đất Chúa
hứa, Abraham dựng một cái lều để nghỉ chân. Vừa ra khỏi lều, ngài thấy một người
hành khất xin giúp đỡ. Động lòng thương, ngài mời người đó vào và làm tiệc thiết
đãi. Trước khi ăn tiệc, ngài mời người hành khất cùng dâng lời chúc tụng cảm tạ
Chúa. Nhưng vừa nghe thấy tiếng “Chúa”, người ăn mày liền nói lộng ngôn xúc phạm
đến Chúa. Abraham nổi giận đuổi người đó ra khỏi lều. Đêm đó, khi Abraham quì cầu
nguyện, ngài nghe có tiếng Chúa nói như sau: “Này Abraham, ngươi có biết người
ăn mày đó đã nhục mạ Ta 50 năm qua không? Thế mà mỗi ngày Ta vẫn ban lương thực
cho nó. Ngươi không yêu thương cho nó một bữa ăn sao?"
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải
là một người cha yêu thương mọi con cái, ngay cả những đứa con bất hiếu ngỗ nghịch.
Đồng thời Ngài mời gọi chúng ta hãy nên trọn lành như Cha trên trời, nghĩa là
yêu thương mọi người không loại trừ người nào. Đó là tất cả giáo huấn của Chúa
Giêsu: Ngài đến để nói với con người rằng Thiên Chúa yêu thương con người và
con người cũng hãy yêu thương nhau.
8. Cho
đồng xu cuối cùng
Mùa đông vừa qua đi, tuyết tan
làm cho con sông Inn ở Thụy Sĩ dâng cao, mực nước tràn sang hai bờ, gây ra nạn
lụt tàn phá dữ dội các ngôi làng quanh đó.
Các tổ chức từ thiện ngay sau đó
đã đứng ra lạc quyên cứu trợ. Có một nhóm lạc quyên khi đi ngang qua nhà một
gia đình bà góa nọ, đứng lại ngoài cửa rồi ngần ngại bảo nhau:
- Thôi, chúng ta sang quyên góp
nhà khác, gia đình này vốn đã quá nghèo rồi.
Thế nhưng, bà góa ở trong nhà
thoáng nghe biết, đã vội chạy ra, giữ đoàn quyên góp lại, lần mãi trong chiếc
ví cũ rách để đưa cho họ một đồng 20 xu. Bà nói một cách chân thành:
- Xin quí vị cho tôi được đóng
góp chút ít, vì dẫu sao tôi cũng còn có được một mái nhà tranh, còn có giường gỗ
cho các con tôi nằm trong khi những người bị nạn lụt thì chẳng còn gì cả.
Nhóm đi lạc quyên xúc động, nhận
đồng 20 xu, trân trọng bỏ vào thùng, và không quên cám ơn bà. Họ vừa định quay
gót thì một bé gái trong nhà vội chạy theo và nói:
- Các bác ơi, chị em chúng cháu
vừa tìm ra thêm một đồng 10 xu để dành đã lâu, các bác cho chúng cháu gởi tặng
những bạn nhỏ xấu số của chúng cháu nhé.
Mọi người không cầm được nước mắt
trước tấm lòng giàu tình nhân ái của cả một gia đình nghèo
9.
Lá thư của thầy Roncalli
Đại chủng viện Rôma, ngày 16
tháng giêng năm 1901.
“Trọng kính thăm ba má, bác hai,
cậu và anh chị. Khi thư này đến nhà, chắc cả nhà đang sốt sắng dự tuần đại phúc
mở tại họ đạo; và con mong rằng tất cả đã sốt sắng lo việc phần hồn, xây dựng hạnh
phúc vĩnh cửu.
Con không cầu cho gia đình được
giàu sang, chỉ xin cho mọi người trở nên Kitô hữu tốt, sống nghèo khó, bằng an,
phó thác trong tay Chúa quan phòng.
Con lấy làm vinh dự được sống
trong cảnh nghèo của gia đình mình, không bánh mì, chỉ ăn cháo, không bao giờ
biết đến thịt, có chăng là đôi ba dịp trong năm. Lễ giáng sinh thì được một thẻo
bánh, má tự làm. Tuy nhiều dù có đến gần 20 đứa lớn bé đang chờ chực dĩa cháo,
nhưng nếu có người đến ăn xin, má vẫn mời họ ngồi vào bàn chia bữa ăn với chúng
con...
Xin ba má tha cho những kẻ đã và
đang làm hại gia đình mình. Biết đâu trước mặt Chúa, họ tốt hơn mình...
Chúa muốn con làm linh mục không
vì giàu sang. Nếu thế thì thật là khốn nạn. Con sẽ làm linh mục để phục vụ người
nghèo.
Con: Angelo.
Đó là bức thư thầy Angelo
Roncalli sau này là Giáo Hoàng Gioan XXIII gửi thăm ba má.
10.
Phục vụ quy ra tiền
Ngày 6/7/1992, tại tòa án sơ thẩm
ở tiểu bang Gióc-gi-a bên Hoa Kỳ đã nhận đơn kiện của chàng Kê-nét Ar-gút và
đơn kiện của bà An-sen Ar-gút, chỉ vì họ sống yêu “lấy thân mình làm mẫu."
Truyện như sau: Kê-nét Ar-gút là
con trai của bà An-sen Ar-gút, cậu đã sửa xe cho mẹ, mà mẹ không trả tiền công
cho cậu, thế là cậu đòi tòa án can thiệp, dùng áp lực để bắt mẹ phải trả cho
con số tiền 2. 613 USD, xứng với công việc cậu đã vất vả!?
Biết tin ấy, bà An-sen Ar-gút
cũng đưa đơn tố cáo con đã không trả tiền công cho bà phục vụ cậu trong suốt 40
năm…!? Và bà còn đòi tòa điệu con đến trước tòa để bà đánh 2. 613 roi mà bà
chưa cho cậu trong 40 năm qua!
Câu chuyện cười ra nước mắt
trên, chỉ vì hai mẹ con đã không lấy Đức Giêsu làm mẫu để phục vụ.
11.
Lá thư tình Chúa gửi cho bạn
Con yêu dấu,
Có lẽ con không biết Cha, nhưng
Cha biết rõ con, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Cha thấu suốt
từ xa. (Tv 139,1-2)
Vì Cha sáng tạo con theo hình ảnh
của Cha, (Stk 1,27) con thuộc dòng dõi của Cha. (Cv 17,28)
Xương cốt con, Cha không lạ lẫm
gì, mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều đã ghi trong sổ sách Cha, trước khi
ngày đầu của đời con khởi sự. (Tv 139,15-16)
Cha đã định cả giờ con sinh và
nơi con ở. (Cv 17,26)
Cha biết các kế hoạch Cha định
làm cho con, kế hoạch thịnh vượng, chứ không phải tai ương, để con có một tương
lai và một niềm hy vọng. (Gr 29,11)
Suy tư của Cha về con nhiều vô số,
như cát trên bãi biển. (Tv 139, 17-18)
Vì con, Cha sẽ nhảy múa tưng bừng.
(Xp 3,17)
Khi lòng con tan vỡ, Cha ở gần
bên. (Tv 34,19)
Như mục tử chăn giữ đàn chiên,
Cha ẵm con kề bên trái tim Cha (Is 40,11)
Một ngày kia, Cha sẽ lau sạch nước
mắt con. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ cho
con nữa. (Kh 21,4)
Đến như chính Con Một, Cha cũng
chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì con. (Rm 8,32)
Và đây là câu hỏi của Cha: Con
có muốn làm con của Cha không? (Ga 1,12-13)
Cha đang chờ đợi con (Lc
15,11-32)
Yêu con,
Cha của con,
Thiên Chúa Toàn Năng.
12.
Món quà tuyệt vời của người nghèo
Mẹ Têrêsa Calcutta kể: “Một lần
khi đi ngang qua một khu chợ, chúng tôi gặp năm người đói lả và bệnh tật nằm
nơi vỉa hè, nên đã mang họ về nhà Bác Ái trong tu viện. Chúng tôi tắm rửa, mặc
áo ấm và đem sữa cho họ uống, sau đó mang đến nhà Hấp Hối để các chị em phục vụ
tại đây tiếp tục chăm sóc. Trong năm người này có một cụ già rất yếu. Tôi nói với
các chị em: Để mẹ chăm sóc cho bà cụ này.
Khi đặt bà lên giường, bà nhìn
và nắm lấy tay tôi rồi nở nụ cười thật tươi, gương mặt bà trở nên đẹp tuyệt vời.
Bà vẫn cầm tay tôi trong trạng thái hạnh phúc như thế gần một giờ. Cuối cùng bà
nói: “Cám ơn” và trút hơi thở cuối cùng.”
Mẹ Têrêsa nói tiếp: “Bà cụ này
cho tôi nhiều hơn so với những gì tôi đã có thể làm được cho bà. Bà cho tôi một
cảm nghiệm thật tuyệt vời của tình yêu, sự thanh thản và lòng tri ân.”
13.
Món quà hy vọng
Robert Veninga mô tả nhóm trợ
giúp Những người nghiện rượu vô danh trong cuốn “Món quà Hy vọng” như sau:
“Tình bạn giữa bảy người đàn ông này là một trong những mối tình mạnh mẽ nhất
mà tôi từng biết… Ngay cả khi các thành viên phải đi xa vì công việc, họ vẫn
luôn chắc chắn sẽ về kịp cho mỗi buổi gặp mặt ngày thứ bảy. Cuộc gặp gỡ quí giá
đến độ không thể bỏ lỡ được.”
Tôi có nhớ đã bao giờ tôi nỗ lực
cách đặc biệt để không bỏ lỡ cuộc gặp gỡ của nhóm cầu nguyện không? Tại sao
chia sẻ điều này với nhóm lại là điều tốt.
Hào quang tình bạn không phải là
cánh tay mở rộng, nụ cười tử tế, niềm vui cảm thông, mà là sự khích lệ tinh thần
khi khám phá ra rằng có một người khác sẵn sàng tin tưởng mình.
14.
Tình yêu là sức mạnh
Robert Veninga mô tả nhóm trợ
giúp Những người nghiện rượu vô danh trong cuốn “Món quà Hy vọng” như sau:
“Tình bạn giữa bảy người đàn ông này là một trong những mối tình mạnh mẽ nhất
mà tôi từng biết… Ngay cả khi các thành viên phải đi xa vì công việc, họ vẫn
luôn chắc chắn sẽ về kịp cho mỗi buổi gặp mặt ngày thứ bảy. Cuộc gặp gỡ quí giá
đến độ không thể bỏ lỡ được.”
Tôi có nhớ đã bao giờ tôi nỗ lực
cách đặc biệt để không bỏ lỡ cuộc gặp gỡ của nhóm cầu nguyện không? Tại sao
chia sẻ điều này với nhóm lại là điều tốt.
Hào quang tình bạn không phải là
cánh tay mở rộng, nụ cười tử tế, niềm vui cảm thông, mà là sự khích lệ tinh thần
khi khám phá ra rằng có một người khác sẵn sàng tin tưởng mình.
15.
Vì người mình yêu
Bộ phim “Bài ca của Brian” mô tả
câu chuyện có thực về tình bạn tốt đẹp giữa hai cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp
là Gale Sayers và Brian Piccolo. Gale da đen, Brian da trắng, cả hai chơi cho đội
Chicago Bears. Khi Brian bị đau chí tử, Gale thường xuyên ở bên cạnh anh. Khi
Brian chết, Gale lấy một vật kỷ niệm chiến thắng mà anh vừa giành được, khắc
tên Brian lên đó và đốt nó cùng với người bạn.
“Bài ca Brian” và câu chuyện
trong bài đọc hôm nay mời gọi tôi điểm lại tình bạn của tôi. Tôi có trung thành
trong những lúc huy hoàng hay những lúc khó khăn không?
Người bạn là người cùng với bạn
tung tăng trong ánh bình minh và cùng sánh bước trong bóng đêm.
16.
Yêu cho đến cùng
Bộ phim tài liệu truyền hình “Cuộc
nội chiến” đạt được thành công đối với khán giả vào năm 1990. Một tập trong bộ
phim trình chiếu bức thư Sullivan Ballou viết cho người vợ là Sara, trước khi
cuộc nội chiến diễn ra. Nhận thấy mình rất có thể sẽ tử trận, Sullivan viết:
“Thật khó biết bao để đốt lên những
tàn tro hy vọng về những năm tháng tương lai, khi chúng ta vẫn gắn bó yêu
thương nhau và nhìn thấy con cái chúng ta lớn lên. Nếu anh không trở về, thì
Sara yêu dấu, em đừng bao giờ quên rằng anh rất yêu em, cũng đừng quên rằng khi
trút hơi thở cuối cùng trên chiến trường, anh vẫn thầm gọi tên em. Hãy tha thứ
cho anh vì những nỗi đau khổ anh đã gây ra cho em… Đôi khi anh thật quá vô
tâm.” Sullivan đã tử trận ở Bull Run.
Tôi sẵn sàng bày tỏ tình cảm với
những người tôi yêu thương như thế nào?
Anh sẽ luôn ở bên em trong ngày
tươi đẹp và trong đêm tăm tối nhất. (Sullivan Ballou viết cho Sara)
17.
Đàng thánh giá trong ngôi nhà nguyện Mễ Tây Cơ
Trước đây, tôi thấy ngôi nhà
nguyện dễ ghét, vì tôi không hiểu được ý nghĩa những bức tranh vẽ trên tường.
Nhà văn Quyên Di
Trong một chuyến đi Chicago, tôi
đã đặt chân vào ngôi nhà nguyện ấy.
Đó là ngôi nhà nguyện trong một
cao ốc tối tăm vùng Nam Chicago, nơi được dùng làm trụ sở của tổ chức Catholic
Charities. Mặt tiền của cao ốc này là con đường tấp nập xe cộ; cửa sau cao ốc
thông ra một khu đậu xe, với con đường đất dẫn vào, gập ghềnh, lồi lõm. Ngay
trên đầu lối xe vào là chiếc cầu xi măng, trên đó xe điện chạy rầm rập suốt
ngày đêm.
Rõ ràng, đây không phải là một
cao ốc khang trang, tráng lệ. Nó hợp với khung cảnh của vùng Nam Chicago, nơi
có nhiều người da đen và người Mễ, những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp kém
trong xã hội. Tầng trệt của cao ốc này là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của những
người Mễ Tây Cơ.
Có lẽ trong tầng trệt của cao ốc
này, ngôi nhà nguyện là căn phòng đẹp nhất, với những bờ tường cẩn đá cuội to
bên dưới, một bàn thờ làm bằng một phiến gỗ mộc, một nhà tạm bên góc trái với
ngọn đèn dầu leo lét, và một giàn đèn màu hắt ánh sáng từ trên trần xuống.
Tôi quì trong nhà nguyện, tĩnh
tâm một lúc rồi ngó lên bốn bức tường tìm kiếm một hình ảnh thân quen: mười bốn
chặng đàng thánh giá. Trong bất cứ một thánh đường hay nguyện đường Công giáo lớn
nhỏ nào, đều có hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá. Đó là những hình ảnh
ghi lại những biến cố quan trọng trong đoạn đường khổ nạn của Chúa Kitô, bắt đầu
từ sự kiện Ngài bị đưa đến dinh quan tổng trấn Philatô luận tội và kết thúc ở sự
kiện xác Ngài được táng trong huyệt đá. Người giáo dân, khi muốn tưởng nhớ đến
công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô thì đứng trước mỗi chặng đó, đọc kinh, suy niệm,
gọi là ''đi đàng thánh giá.”
Điều làm tôi kinh ngạc là ngôi
nhà nguyện trang trí theo nghệ thuật Mễ Tây Cơ này không có mười bốn chặng đàng
thánh giá. Tôi đã từng đến những ngôi nhà nguyện rất nhỏ hẹp, rất đơn sơ nghèo
nàn, nghèo đến độ không có nổi hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá;
nhưng thay vào đó, người ta đã cắt mười bốn hình thánh giá nhỏ bằng giấy, gắn
lên tường, tượng trưng cho mười bốn chặng đàng thánh giá. Ở đây, hình ảnh không
có, thánh giá bằng nhựa, bằng giấy cũng không có, tường vách trống trơn. Thay
vào đấy, họa sĩ nào đó đã dùng màu, vẽ dày đặc trên bốn bức tường. Hình ảnh những
người đa đen, người Mễ, những cảnh gồng gánh, cảnh làm việc tại công trường...
trông hết cả vẻ trang nghiêm của một nơi thờ phượng. Tự nhiên tôi thấy giận giận
trong lòng. Cái tật vẽ tùm lum tà la trên tường nhà, đường phố, cầu cống của
người Mễ xâm nhập cả vào nơi cầu nguyện.
Tại sao lại có một sự vô ý thức
đến như thế!
Vì công việc, tôi phải ở lại
trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Mễ này vài ngày. Và cũng vì trách nhiệm,
mỗi ngày tôi phải vào ngôi nhà nguyện đó nhiều lần. Lần nào cũng vậy, thay vì
tìm thấy sự bình an trong tâm hồn thì tôi chỉ cảm thấy... mất bình an. Càng mất
bình an bao nhiêu thì tôi càng có cảm tưởng những hình ảnh trên tường đó càng
nhảy múa, trêu ghẹo tôi bấy nhiêu. Hóa ra, thay vì được ''tĩnh tâm" thì
tôi lại bị ''động tâm''. Nguyên do cũng chỉ vì ngôi nhà nguyện không có mười bốn
chặng đàng thánh giá, lại thêm nữa là tường vẽ đầy những hình ảnh kì quái làm mất
vẻ trang nghiêm.
Cho đến buổi sáng kia, một vị
hình mục đến dâng Thánh lễ trong ngôi nhà nguyện này. Trong phần giảng thuyết,
ngài khai triển chủ đề ''Chúa ở trong tha nhân''. Ngài nói: ''Chúng ta không
nhìn thấy Chúa, nhưng nhìn thấy anh em chung quanh ta cũng chính là thấy Chúa,
vì Chúa ở trong những người anh em đó. Chúng ta cũng không trực tiếp phục vụ
Chúa, nhưng khi chúng ta phục vụ những người anh em cũng là chúng ta phục vụ
chính Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó.''
Tôi ngồi nghe, hơi thờ ơ. Những
tư tưởng này tôi cũng đã được nghe nhiều lần, không có gì mới lạ. Nhưng tôi bắt
đầu chú ý khi vị linh mục đề cập tới những bức tường trong ngôi nhà nguyện. Bằng
một giọng đều đặn nhưng không thiếu sự rung cảm, ngài nói:
Anh em thử nhìn lên bốn bức tường
trong nhà nguyện này. Anh em không thấy mười bốn chặng đàng thánh giá, cũng
không thấy Chúa đâu. Nhưng có Chúa đó, và cũng có cả mười bốn chặng đàng thánh
giá đó.
Tôi kinh ngạc, chú ý nghe. Và vị
linh mục nói tiếp:
Anh em hãy nhìn bức hình thứ nhất:
một người da đen bị trói hai tay, đứng trước những người khác. Anh em không
nhìn thấy Chúa đâu, nhưng có Chúa trong người da đen ấy. Chúa Kitô đang bị đưa
ra trước tòa quan tổng trần Philatô đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ hai, anh
em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người đang vác những vật rất nặng trên
vai, lưng anh ta còng xuống. Chúa đó, Chúa Kitô vác thánh giá trong người anh
em đang mang nặng đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ ba, anh em không thấy Chúa
đâu, chỉ thấy một người bị đè dưới một đống gạch. Chúa đó, Chúa Kitô bị ngã xuống
đất dưới sức nặng của cây thánh giá...
Anh em hãy nhìn bức hình thứ tư,
anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một phụ nữ đẹp sầu muộn đang nhìn một người
đang bị đánh đập. Chúa Kitô đó, trên đường khổ giá, Ngài đã gặp Đức Mẹ sầu bi.
Lần lượt, vị linh mục giảng giải
trọn vẹn mười bốn chặng đàng thánh giá vẽ trên tường. Tôi và những người ngồi
trong nhà nguyện chăm chú lắng nghe. Nghe mà cảm thấy trong lòng sung sướng.
Đây là lần đầu tiên, tôi cảm nghiệm bài học "Chúa ở trong tha nhân '' một
cách thật mãnh liệt và sống động.
Buổi chiều, tôi gặp vị linh mục
yà tỏ ý cảm phục vì sự ngài nhìn ra ý nghĩa của những hình ảnh ''kì quái” trên
tường. Ngài cười nhẹ đáp: "Tôi nghĩ đó là sự nhạy cảm văn hóa."
Buổi sáng sớm nay, tôi vào nhà
nguyện, ngồi suy niệm. Bất chợt, nhìn lên tường, ngắm những bức tranh ấy, tôi
tìm ra được ý nghĩa của chúng.
Tôi không có được sự ''nhạy cảm
văn hóa'' của vị linh mục kia. Nhưng qua sự giải nghĩa của ngài, tôi học được một
bài học còn quan trọng hơn sự ''nhạy cảm văn hóa''. Chuyện xảy ra là, sau buổi
sáng hôm ấy, mỗi lần vào nhà nguyện Mễ Tây Cơ đó, tôi không còn cái tâm trạng
''giận giận'' và ''mất bình an'' nữa; trái lại, lòng tôi thấy bình an thư thái
và chan chứa yêu thương. Tôi thấy ngôi nhà nguyện đẹp và dễ thương, những giờ cầu
nguyện trong ngôi nhà nguyện ấy thật là ý nghĩa.
Trước đây, tôi thấy ngôi nhà
nguyện dễ ghét, vì tôi không hiểu được ý nghĩa những bức tranh vẽ trên tường.
Bây giờ, ngôi nhà nguyện dễ
thương, vì tôi đã hiểu được ý nghĩa những bức tranh ấy. Bài học tôi học được
chính là ở chỗ đó: ngôi nhà nguyện cũng y như một con người và những bức tranh
vẽ trên tường cũng giống như tâm hồn của người ấy. Có những người, khi mới thoạt
gặp, tôi đã thấy ''mất cảm tình'' ngay, nơi họ có cái gì kì cục, khó ưa và tôi
tìm cách xa tránh họ, không muốn tiếp xúc với họ. Tình cờ gặp họ, dù họ không
làm gì đụng chạm đến tôi, tôi cũng thấy ghét, thấy bực mình. Thế nhưng, nếu có
cơ hội nào, tôi đi được vào cõi lòng của người ấy, tôi biết được tâm trạng, sự
suy nghĩ, niềm vui nỗi buồn, niềm đau và sự hạnh phúc của người ấy, tôi sẽ thấy
người ấy có những điểm dễ thương và tâm hồn người ấy có nhiều điều đáng quí.
Hi vọng rằng từ nay, khi tiếp
xúc với một người, tôi sẽ không vội ưa hay không ưa, mà cố gắng tìm hiểu tâm hồn
họ. Và tôi tin rằng nơi tâm hồn bất cứ một ai cũng có những điểm đáng quí, dễ
thương.
THỨ
BẢY - LUẬT SĨ VÀ BIỆT PHÁI GIẢ HÌNH
Lời Chúa: Mt 23, 1-12
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân
chúng và các môn đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên
toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ,
nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm.
Họ buộc những bó nặng và chất
lên vai người ta: còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc
họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo.
Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái
chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là "Thầy." Phần các
ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là "Thầy", vì các ngươi
chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng
đừng gọi ai dưới đất là "cha", vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự
trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là "người chỉ đạo":
vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Đức Kitô.
Trong các ngươi ai quyền thế hơn
sẽ là người phục vụ các ngươi.
Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ
xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên."
TRUYỆN
KỂ
1. Sự thật giải thoát anh em
Theo
các văn thư của Ðức Giáo Hoàng Innocentê để lại, thì thời của Ngài, tức thế kỷ
12, là một trong những thời kỳ suy thoái nhất của giáo huấn về đức tin và luân
lý: tệ đoan lan tràn khắp nơi, các phe phái quá khích nổi lên, nhiều người phê
bình chỉ trích các vị lãnh đạo Giáo Hội vì cuộc sống phản chứng của các ngài.
Lúc
đó thánh Phanxicô Assisiô xuất hiện, ngài không chỉ trích ai, nhưng ý thức rằng
kẻ phải ăn năn sám hối trước tiên là chính ngài; ngài không khoe khoang, không
tham lam, không giả hình, nhưng cố gắng sống đạo một cách nghiêm túc; ngài đi
cho đến tận cùng trọng cuộc sống nghèo khó, bác ái, phục vụ, khoan dung. Lý tưởng
của thánh Phanxicô chẳng mấy chốc đã được nhiều người chia sẻ, Giáo Hội được hồi
sinh, nhiều tâm hồn được đổi mới, mùa xuân thiêng liêng được nở rộ nhiều thế kỷ
liên tiếp.
Trong
giai đoạn hiện nay, mẫu gương của thánh Phanxicô Assisiô thôi thúc chúng ta hơn
bao giờ hết.
2.
Bé cái lầm.
Có
một thi sĩ kia sáng tác được một số bài thơ, bắt đầu nổi tiếng. Một buổi chiều
ra công viên thành phố đi dạo, rồi ngồi nghỉ trên ghế đá kê sát vào tường. Ông
hết sức ngạc nhiên và rồi lại tỏ ra hãnh diện sung sướng khi thấy nhiều người
đi qua trước mặt ông đã ngả mũ cúi chào. Trong khi còn nghĩ ngợi, thắc mắc thì
có một bà già cũng đến trước mặt ông. Sau khi cúi chào, bà đã nhìn lên và miệng
lâm râm nhiều lời mà ông nghe không rõ. Thế rồi bà cũng đi. Lúc ấy ông mới quay
lại và nhìn lên theo hướng bà già kia đã nhìn. Ông nhận ra rằng ngay sau lưng
và phía trên đầu ông có một cây thánh giá đã được dựng lên ở đó. Và ông xấu hổ
bỏ đi nơi khác.
Chúng
ta cũng thường lầm lẫn như thế. Lời Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi những
danh lợi hão huyền và rất đáng hổ thẹn của thế gian. Bởi vì, thật là dại dột và
lố bịch khi con người không biết rõ giá trị của mình, lại thích chiếm được địa
vị cao, ham được những ưu đãi. Những ham ước ấy chỉ khiến họ bị lợi dụng và trở
nên trò cười cho thiên hạ. Có khi còn gây nhiều tai họa cho người khác nữa (báo
CG và dân tộc, Giáng sinh 1995, tr 281).
3.
Không biết mình
Milton
là một lực sĩ nổi danh thế kỷ thứ 6 trước công nguyên đã từng đoạt được nhiều
chiến thắng oanh liệt tại các cuộc tranh tài Thế Vận Hội ở Hy Lạp. Vì anh sinh
trưởng ở vùng Crotone nên người ta quen gọi anh là Milton thành Crotone.
Anh
có một thân hình rắn chắc và một sức mạnh khủng khiếp. Một lần kia, anh đã nhấc
bổng cả một con bò mộng lên cao khỏi đầu, mang đi một đoạn đường độ 120 bước,
sau đó bỏ xuống đấm chết nó bằng một quả thôi sơn.
Thế
rồi một hôm, khi ngang qua một khu rừng, anh bắt gặp một thân cây đã nứt dọc
thành một đường chẻ dài từ chỗ chạc xuống đến gần gốc. Vì thấy lúc ấy đang có mặt
một số bạn bè từng hâm mộ sức khỏe của mình, Milton bèn muốn khoe khoang, và muốn
dùng thần lực để tách đôi thân cây ấy bằng chính bàn tay cứng như sắt của mình.
Anh
ta xuống tấn, lấy thế, rồi bất ngờ chém mạnh cạnh bàn tay của mình vào chỗ chạc
ba. Tức thì thân cây bị tẽ ra làm hai phần y như bị một nhát rìu chẻ dọc. Thế
nhưng, ngay sau đó, hai phần thân ấy lại khép cứng lại ở phần sát gốc, đâm ra
Milton bị kẹp luôn cánh tay ở giữa, không tài nào rút ra được.
Cánh
bạn bè mới đây còn hoan hô hò reo vang trời, bây giờ thấy sự thế bất ngờ như thế,
hốt hoảng cho là có thần linh nào đó ở thân cây cổ thụ này đã trừng phạt
Milton, nên họ vội vàng bỏ chạy hết.
Thế
là chàng lực sĩ Milton khốn khổ đã trở thành nạn nhân cho chính cái tội phô
trương hiếu danh của mình. Anh đã bị bỏ rơi lại một mình giữa rừng, cho đến khi
trời đêm buông xuống, đành chịu làm mồi ngon cho thú dữ.
4.
Hãy trở nên chứng nhân
Đức
cố Giáo hoàng Phaolô VI đã nói như sau: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng
nhân hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là
chứng nhân" (Thông điệp "Evangelii Nuntiandi" số 41).
Còn
thánh Augustinô thì nói: “Chúng ta là tiếng, Đức Giêsu là Lời, là nội dung của
tiếng, của âm thanh."
5.
Thức chất không cần bề ngoài
Vào
thời đệ nhị thế chiến, nhà bác học lừng danh của thế kỷ 20 là Einstein, người gốc
Do Thái, ông từ nước Đức sang lánh nạn ở Mỹ, mới đến đất Mỹ, bạn bè phê bình
ông không mặc y phục xứng với nhà trí thức, mà cứ trong bộ quần áo bình dân?!
Ông Einstein đáp: “Để làm gì? Có ai biết tôi là nhà bác học đâu?” Thời gian
sau, những chương trình nghiên cứu khoa học của ông đã nổi tiếng khắp nước Mỹ,
bạn bè vẫn thấy ông trong bộ quần áo cũ, người ta lại gạn hỏi: “Sao ông cứ mặc
y phục ấy vậy?” Ông Einstein trả lời: “Có sao đâu, vì ai ai cũng biết tôi là
nhà bác học rồi mà!”
Như
thế ông Einstein đã sống Lời Đức Giêsu dạy: “Sự khôn ngoan của con người được
minh chứng bằng công việc mình làm!” (Mt 11,19b).
6.
Vẻ đẹp của khiêm tốn
Đức
Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã luôn nhủ bản thân: “Tôi càng ẩn dật bao
nhiêu, càng được đẹp lòng Chúa bấy nhiêu”, bạn có suy nghĩ gì về câu này? Bạn
cũng đặt cho mình một châm ngôn để sống đẹp theo Tin Mừng nhé.
Tôi
luôn ý thức sống khiêm tốn trong tư tưởng, lời nói việc làm giữa mọi người,
trong gia đình, nhà trường, nơi công sở, v.v….
7.
Làm lớn để phục vụ
Nghe
tin mình được bổ nhiệm Tổng Giám Mục San Salvador, Đức Cha Oscar Romero bàng
hoàng lo lắng vì ngài hiểu sứ vụ ấy rất nặng nề, cách riêng trong bối cảnh thực
tế.
Một
thân hữu trao cho ngài đôi giày mới làm quà mừng. Và một trong những việc đầu
tiên của Tổng Giám Mục Romero là... cởi bỏ đôi giày cũ đã há miệng toang hoác,
xỏ đôi giày mới vào, và lớ ngớ tập bước đi cho ra uy phong ‘tổng giám mục.’ Làm
‘lớn’ sao mà phiền phức quá! Mà phiền phức thật đấy. Vị tổng giám mục bị dính hết
rắc rồi này đến rắc rối khác với nhà cầm quyền và với giới địa chủ, vì ngài dứt
khoát đứng về phía đám đông dân nghèo bị bức hiếp và ngài kiên quyết bênh vực họ.
Người
ta mưu sát ngài, ngài tuyên bố: “Nếu họ giết tôi, tôi sẽ sống lại nơi người dân
El Salvador!” Và thực tế đã xảy ra đúng như vậy.
Cuộc
đời Đức Tổng Giám Mục Romero là một minh họa tuyệt vời về ý nghĩa của ‘làm lớn’
trong Hội Thánh. ‘Làm lớn’ trong Hội Thánh là để phục vụ, và chỉ để phục vụ
thôi, cho đến chết.
8. Tâm
cao thượng không ngại hạ mình
Trong
cuộc cách mạng dành độc lập của Hoa Kỳ, vào lúc đang chuẩn bị cho một trận chiến,
người ta thấy một người mặc đồ dân sự đi ngang qua trận địa. Trông thấy một
viên hạ sĩ đang vênh váo ra lệnh cho các binh sĩ thuộc quyền phải nhấc một cái
xà nặng, người đàn ông dừng lại và hỏi viên hạ sĩ: “Sao ông không giúp họ một
chút?”
“Thưa
ông,” viên hạ sĩ nóng giận trả lời, “tôi là một hạ sĩ.”
Nhẹ
nhàng xin lỗi viên hạ sĩ, người lạ cởi áo choàng ra và hăng hái bắt tay vào
giúp đỡ những người lính.
“Thưa
ngài hạ sĩ,” ông ta nói khi công việc đã hoàn tất, “khi nào ngài không đủ người
để làm một việc gì, hãy gọi đến tổng chỉ huy của ngài. Tôi sẽ vui lòng giúp đỡ.”
Sau
những lời đó, George Washington khoác lại chiếc áo choàng và bước đi.
Chúng
ta thường phải tự hạ mình xuống khi muốn giúp đỡ ai, nhưng thật là ngược đời,
chúng ta luôn thắng cuộc khi làm thế. Chứng cớ tốt nhất cho điều này là chính Đức
Kitô: Ngài đã trở nên người bạn và là người đầy tớ của những người thấp kém nhất
trong loài người, những kẻ cùi hủi, ăn xin và trộm cắp… Vì thế mọi người đều
kính trọng Ngài!
9.
Không nghĩ về mình
Cách
đây nhiều năm, tại bờ biển Miami Dolphins, Don Shula đang nghỉ hè với vợ và năm
đứa con ở thành phố Maine. Một chiều mưa, họ đi đến rạp hát duy nhất của thành
phố. Khi họ bước vào, chỉ có sáu người trong rạp hát. Theo một người trong
nhóm, họ đứng lên và vỗ tay hoan hô gia đình Shula. Khi Don và cả gia đình ngồi
xuống, một người đàn ông tiến đến và bắt tay ông. Don hỏi: “Làm thế nào anh nhận
ra tôi?” Người đàn ông trả lời: “Thưa ông, tôi không biết ông. Tôi chỉ biết rằng
trước khi gia đình ông đến, người quản lí rạp hát nói với chúng tôi rằng họ sẽ
không chiếu phim, nếu không có ít nhất năm người nữa.”
Nếu
Chúa Giêsu hỏi người bạn tốt nhất của tôi rằng tôi có khiêm tốn không, người bạn
tôi sẽ trả lời ra sao?
Khiêm
tốn không có nghĩa là ít nghĩ về mình, nhưng là không nghĩ về mình chút nào.
10.
Hai chữ ‘hơn người’
Một
ông bố đứng trước danh mục các môn học được niêm yết ở một trường đại học. Thấy
các môn con ông phải học quá nhiều, lại thấy thời gian con trai phải theo cũng
quá lâu, ông mới hỏi một nhân viên thư ký trong văn phòng: “Có khóa học nào ít
môn phải học và có thể ra trường sớm hơn không?”
Viên
thư ký triết lý: “Chúa dựng nên cây sồi, Chúa cũng dựng nên cây bí. Nếu trồng
bí thì chỉ cần hai tháng là có thu hoạch, còn nếu muốn thu hoạch gỗ sồi thì phải
hơn 20 năm. Vấn đề không phải là thời gian, mà là ông muốn thu hoạch cái gì.”
Tôi
muốn lớn lên, muốn trở nên tài giỏi, nhưng thấy ngại rèn luyện. Đây chính là
nhược điểm của con người, đây là chỗ mà quỷ kiêu ngạo dễ chen vào. Với chữ hơn,
hơn người, nó làm cho tôi dễ thấy hài lòng với chính mình dù chẳng phải cố gắng
nhiều.
Trước
hết, nó cám dỗ tôi chạy theo những cái bề ngoài. Người xưa có câu ‘thùng rỗng
kêu to’ để chỉ điều này. Tôi thích nói về đạo đức, tôi thích làm những việc
‘hoành tráng’ vì những điều ấy thường được người ta đánh giá cao, để rồi tôi dần
dần không còn tìm kiếm Chúa nữa mà tìm kiếm sự ‘đánh giá cao’ của người đời.
Chúa Giêsu đã chỉ cho tôi thấy rõ điều này khi nói: “Họ làm mọi việc cốt để cho
thiên hạ thấy” (Mt 23,5)
Để
tìm kiếm sự ‘đánh giá cao’ của người đời nên tôi cũng thích so sánh, dĩ nhiên
là chỉ so sánh trong những môn sở trường của tôi, nói với người này người kia,
có khi so sánh một mình. So sánh để thấy mình ‘hơn người’. Sự so sánh như thế
thật nguy hại! Nó nhẹ nhàng làm cho tôi hài lòng với chính mình, tự hào với bằng
cấp, với trình độ của mình, mà chỉ nói chuyện với người có bằng cấp, có trình độ,
mà nguy hại nhất là thôi cố gắng.
Một
cách khá ti tiện thường gặp để được ‘đánh giá cao’ là tính hay chê. Muốn khoe
mình giỏi tôi chê người ta dốt, muốn khoe trình độ âm nhạc thì chê người ta hát
chưa hay,…
“Xin
giữ mắt này khỏi chạy theo những gì hư ảo, và cho con học được sống nhờ đường lối
của Ngài” (Tv 119,37).
Vâng,
người đời có đánh giá cao đến đâu thì đó cũng chỉ là những gì hư ảo, vì tôi
không phải là những gì người đời gán cho tôi. Người đời có tung tôi lên đến trời
xanh thì đó cũng còn xa lắm với những gì Chúa muốn làm cho tôi.
Tại
sao tôi muốn ‘hơn người’, và đôi khi vì chữ hơn người mà lại coi thường người
khác? “Tất cả chúng ta chẳng có cùng một cha sao? Chẳng phải cùng một Thiên
Chúa đã dựng nên chúng ta sao? Thế mà sao chúng ta lại bội phản nhau mà vi phạm
giao ước của cha ông chúng ta?” (Ml 1,10)
Tác
hại nguy hiểm nhất của hai chữ ‘hơn người’ là làm cho tôi quên ‘làm người’.
Chúa Giêsu đã dạy: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ
anh em” (Mt 23,11).
Vâng,
tôi chỉ thực sự ‘làm người’ khi tôi phục vụ anh em.
Trong
ước muốn được lớn lên, và lớn lên trong tình yêu thương phục vụ, tôi “hãy nhìn
lên cao để biết mình còn thấp, rồi nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao.” Nhìn
lên cao để biết mình còn thấp mà học hỏi, rồi nhìn xuống thấp để thấy mình chưa
cao để phục vụ. Vì khi thấy mình cao hơn anh em mà không cúi xuống phục vụ anh
em là tôi bắt đầu rời xa con đường làm người.
11.
Gây ấn tượng và đánh mất
Một
viên thiếu tá mới về nhậm chức thấy một binh nhì xuất hiện ở cửa. Để tạo ấn tượng
đối với người lính, viên thiếu tá nói: “Vào đây, tôi sẽ làm việc với cậu sau
khi tôi trả lời điện thoại.” Rồi ông ta nói qua điện thoại: “Vâng, thưa đại tướng,
rất vui mừng được nghe giọng nói của ngài. Tôi có thể giúp gì cho ngài?” Ngưng
một lát, viên thiếu tá nói tiếp: “Được, thưa đại tướng, tôi sẽ gọi điện cho tổng
thống trong vòng một giờ nữa.” Nói xong, ông ta hỏi người lính đang căng thẳng
nhìn xuống sàn nhà: “Sao, tôi có thể giúp gì cho cậu?” Không ngước lên, người
lính thì thào: “Trung sĩ sai tôi đến đây để giúp ngài liên lạc điện thoại.”
Lần
cuối cùng tôi cố gắng gây ấn tượng cho người khác một cách nào đó là khi nào?
Điều này có thường xuyên trong đời tôi không?
Giữ
danh dự dễ hơn nhiều so với phục hồi danh dự (Thomas Paine).
12.
Sống chân tình
Chuyện
kể rằng: Ngày kia, nữ hoàng Saba gởi đến vua Salomon hai bó hoa rất giống nhau,
để thử xem sự khôn ngoan của ông tới đâu. Đó là một bó hoa thật và một bó hoa
giả. Nhà vua bèn mở cửa sổ, cho bầy ong bướm bay vào. Tức thì các chú ong và
các nàng bướm liền sà ngay xuống những bông hoa thật.
Những
bông hoa giả có sắc mà chẳng có hương, có bóng hình mà không có sự sống. Những
kẻ giả hình nói nhiều làm chẳng được bao nhiêu. Thậm chí, chỉ nói suông mà
không có thực hành. Họ dung túng cho mình nhưng lại nghiêm khắc với kẻ khác.
13.
Phúc lành thành tai họa
Normandie
là một chiếc tầu hàng hải dân dụng khổng lồ của Hoa kỳ. Trong thế chiến thứ
hai, chiếc tầu này được chính phủ Hoa kỳ trưng dụng để làm một chiến hạm chuyên
chở binh sĩ và quân trang, quân cụ.
Tàu
Normandie bốc lửa ngày 09.02.1942
Trong
chớp mắt, do sơ ý, một tia lửa điện bùng lên gây nên một trận hoả hoạn dữ dội
trên tầu. Sợ không kịp cứu chữa nên người ta đã cùng lúc kêu tầu cứu hoả của ba
công ty hàng hải tư nhân đến dập tắt đám cháy, không quên hứa thanh toán phí tổn
và công chữa cháy tùy theo lượng nước đã được sử dụng cho việc cứu hoả.
Ba
công ty cùng ganh đua về các phương tiện chữa cháy cũng như về lượng nước được
sử dụng, tích cực làm việc cả khi đám cháy trên tầu Normandie đã được dập tắt.
Người ta dùng nước để dập tắt lửa, nhưng nước lại phun lên nhiều quá, làm cho
con tầu bị tràn ngập nước, và... chìm xuống vịnh New York!
Chính
phủ Hoa kỳ phải ngậm cay nuốt đắng chịu mất một khoản kinh phí không nhỏ để
đánh mất một con tầu đắt giá!
Đó
cũng sự mất trắng đáng sợ cho những ai làm đủ mọi thứ việc đạo mà không lo tôn
vinh Danh Chúa: “Hỡi các tư tế, đây là lệnh truyền dành cho các ngươi: Nếu các
ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta, Đức Chúa các đạo binh phán,
Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai
hoạ” (Mlk 2,1.2a).
LỄ ĐỨC TRINH NỮ VƯƠNG - XIN VÂNG
Lời
Chúa: Lc 1, 26-38
Khi
ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét,
đến với một Trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ
Đavít, Trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà Trinh nữ và chào rằng:
"Kính
chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ
nữ.” Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền
thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh
một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng
Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai
trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận.” Nhưng Maria thưa với
thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người
nam?"
Thiên
thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao
trùm Bà. Vì thế, Đấng Bà sinh ra sẽ là Đấng Thánh, và đưọc gọi là Con Thiên
Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và
nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có
việc gì mà Chúa không làm được.”
Maria
liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền.”
Và thiên thần cáo biệt Bà.
TRUYỆN
KỂ
1. Thiết
lập lễ Trinh Nữ Vương
Sự
tôn sùng Đức Trinh Nữ Vương đã có từ lâu đời trong Giáo hội: Vào thế kỷ thứ tư,
thánh Ephrem gọi Ðức Maria là Hoàng hậu và sau đó các Giáo phụ cũng như các Tiến
sĩ Hội thánh tiếp tục dùng danh xưng này. Các thánh thi từ thế kỷ XI cho đến
XIII đề cập đến Ðức Maria như một hoàng hậu: “Kính mừng Hoàng hậu Thánh Thiện”,
“Kính mừng Hoàng hậu Thiên Ðàng.” Tràng hạt dòng Ðaminh và dòng Phanxicô cũng
như biết bao lời cầu khẩn Ðức Maria trong kinh nguyện đều mừng kính tư cách Nữ
vương của Đức Maria.
Đức
Giáo hoàng Piô VII vào thế kỷ XIX đã cho phép một số giáo phận mừng lễ Đức
Trinh Nữ Vương. Đức Giáo hoàng Piô IX đã thiết lập một lời nguyện và một lễ
kính Đức Trinh Nữ Vương đặc biệt. Đức Giáo hoàng Piô XII đã long trọng dâng
loài người cho trái tim vẹn sạch Đức Trinh Nữ Vương vào năm 1942 giữa lúc thế
chiến thứ hai đang ngập tràn. Năm 1944, chính Đức Giáo hoàng Piô XII đã truyền
mừng kính lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương trong Giáo hội toàn cầu. Ngày 1 tháng 11
năm 1954, tức bốn năm sau khi tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác về Trời, Đức
Thánh Cha Piô XII đã long trọng đội triều thiên lên tượng Đức Trinh Nữ là “sự cứu
rỗi của dân Rôma.”
Cuộc
cải tổ Lịch Phụng Vụ Rôma do Đức Thánh Cha Phaolô VI thực hiện vào năm 1969, Lễ
Đức Mẹ Trinh Nữ Vương được chuyển sang ngày 22 tháng 08, tức tám ngày sau Đại Lễ
Đức Mẹ Được Rước Về Trời. Chính Đức Phaolô VI định nghĩa về Lễ Ðức Maria Trinh
Nữ Vương: “Lễ này là tiếp diễn lễ Ðức Mẹ Hồn Xác lên Trời. Thực vậy, vào lễ Ðức
Mẹ Hồn Xác lên trời, chúng ta say đắm và hân hoan mừng kính Mẹ Maria như là hoa
quả đầu mùa của công trình cứu rỗi của Chúa Giêsu, đã chiến thắng hai kẻ thù của
nhân loại, đó là: Tội lỗi và sự chết. Hôm nay, trong lễ Ðức Maria Trinh Nữ
Vương, chúng ta chiêm ngắm Ðức Mẹ bên cạnh Vua Cao Cả trời đất, như là Nữ Vương
và là người bầu cử cho chúng ta như một người mẹ nhân hiền” (Tông huấn Lòng
sùng kính Ðức Mẹ Maria).
2.
Mẹ tuyệt vời
Ngày
1 tháng 11 năm 1954, bốn năm sau khi tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác về trời,
Đức thánh cha Piô XII đã long trọng đội triều thiên lên tượng Đức trinh Nữ là
“sự cứu rỗi của dân Roma.” Đây là cử chỉ tượng trưng biểu thị sự công bố về
vương quyền phổ quát của Đức Maria.
Đoàn
người đông đảo đứng chật quãng đường đền thờ thánh Phêrô, nhân danh cả hoàn cầu,
dâng cao niềm hoan hỉ.
Đức
Thánh cha cầm những vòng vàng dát đá quí từ khắp thế giới gởi về, để đặt trên đầu
tượng Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài nói: “Xin Mẹ cai quản trên Giáo hội, trên mọi
trí khôn, mọi cõi lòng, mọi cá nhân, mọi gia đình cũng như mọi xã hội và mọi quốc
gia, trên mọi cộng đoàn, những người quyền thế. Xin mẹ hãy cai trị trên mọi nẻo
đường và mọi quảng trường, trong thành thị và chốn thôn quê, trên nền trời,
cũng như trên mặt đất và cả biển khơi.”
Ngài
còn nói: - “Vương quyền của Đức Maria là một thực tại siêu vượt thế trần, đồng
thời lại thấm nhập mọi cõi lòng và chạm tới phần cốt yếu sâu thẳm nhất có tính
cách siêu nhiên và bất tử nhất của con người.”
Đức
Maria là Mẹ thánh, tước hiệu này khiến cho Mẹ được đặc ân không bị thương tổn
vì tội lỗi. Vô nhiễm nguyên tội, Mẹ cũng không bị thương tổn vì sự chết. Khi kết
thúc cuộc đời trần gian cũng như từ những lời đầu tiên buổi truyền tin, mẹ là
tuyệt đỉnh của nhân tính bất khả xâm phạm luôn hiệp nhất với Ngôi Lời để hoàn tất
công cuộc cứu rỗi thế gian. Không một ý tưởng, hành vi nào của Mẹ lại rời khỏi
con Mẹ trong việc chinh phục bản tính nhân loại và việc chinh phục vũ trụ.
Trong
kinh lạy Nữ Vương chúng ta xưng tụng: ”Thân lạy Nữ Vương, lạy Mẹ từ bi, Mẹ là sự
sống, sự ngọt ngào và hy vọng của chúng con.” Mẹ Maria được xưng tụng như
Esther trong Cựu Ước đã cứu dân ra khỏi họa diệt vong, Nữ Vương có mọi quyền
hành bên Đức Vua và là Đấng bầu cử linh thiêng nhất bên cạnh Đức Vua. Ngày nay,
những lời ca tụng Đức Mẹ hướng về vẻ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ và uy quyền của Mẹ
bên ngai tòa Chúa Giêsu. Mẹ là hoa quả tuyệt vời của ơn cứu độ và là hoa trái
tuyệt mỹ của thập giá Chúa Giêsu” Một người nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp vầng
trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Mẹ Maria là người Mẹ đầy
uy quyền trước mặt Chúa: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5)
3.
Người Mẹ toàn năng
Một
ngày kia, Chúa Giêsu đi dạo trên thiên đàng cũng giống Thiên Chúa đi dạo trong
vườn địa đàng thuở xưa. Ngài rất ngạc nhiên khi nhận thấy trong những góc tối,
có nhiều khuôn mặt rất khả nghi đang ở đó.
Ngài
tự hỏi:
-
Làm thế nào mà họ vào đây được.
Ngài
đến gặp thánh Phêrô và trách ông là thiếu cảnh giác.
Thánh
Phêrô phàn nàn:
-
Con làm thế nào được? Con canh cổng rất cẩn thận, nhưng đêm khuya mẹ Ngài mở cửa
sổ cho những kẻ tinh quái này vào và con làm sao dám chống cự?
4.
Nhờ Mẹ mà đến với Chúa
Dougias
Hyde là chủ bút tờ báo vô thần ở Anh quốc. Ông nghiên cứu về Giáo hội Công giáo
vì mục đích để viết bài phê bình Giáo hội .
Nhưng
lạ thay, càng nghiên cứu về Giáo hội, tâm trí ông càng xác tín về chân lý của
Giáo hội.
Một
ngày nọ, trên đường đến nhiệm sở ở Luân đôn, ông quyết định ghé vào một nhà thờ.
Khi đã yên vị ở hàng ghế cuối, ông thắc mắc không hiểu mãnh lực nào đã đưa mình
đến đây.
Bỗng
có một thiếu nữ bước vào, cô ta đi thẳng đến bức tượng của Đức Maria. Khi cô gái
đi ngang qua, Hyde đã nhận ra khuôn mặt lo âu của cô ta. Cô gái quì dưới chân Đức
Maria một lúc lâu, đoạn đứng dậy và rời khỏi nhà thờ.
Lúc
đi ngang qua, Hyde nhận thấy nét lo âu lúc nãy tan biến, nhường chỗ cho sự an
bình vui tươi và thanh thản.
Khi
cô gái đi rồi, Hyde liền bắt chước cô gái ấy đến quì trước tượng Đức Mẹ và nghẹn
ngào thốt lên:
- Lạy
Đức Mẹ nhân từ, xin hãy nhân từ, xin Mẹ hãy nhân từ với con.
Đó
là những lời ông đã ghi ra trong cuốn sách tựa đề: “Tôi tin” mà ông sẽ viết sau
này
5.
Vai trò của Đức Mẹ
Hiện
nay, tại một số ít quốc gia trên thế giới như Anh Quốc, Hòa Lan, Thụy Ðiển,
Thái Lan, chức nữ hoàng và quốc vương vẫn còn tồn tại, nhưng họ chỉ đóng vai
trò tượng trưng, chứ không có thực quyền.
Giữa
trào lưu có sự thay đổi quan trọng này trong hình thức chính trị và trong đời sống
xã hội, những câu kinh: "Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được
sống, được vui, được cậy..." lượt dịch bài bình ca bất hủ bằng tiếng La
Tinh: "Salve Regina..." vẫn còn được bao cửa miệng và tâm hồn dâng
lên Mẹ Maria, diễn tả tấm lòng tôn kính, mến yêu của đoàn con cái đối với mẹ
không mảy may bị lạnh nhạt, mặc cho thế sự đổi thay.
Trong
tông huấn mang tựa đề: "Lòmg sùng kính Ðức Mẹ Maria", Ðức cố Giáo
Hoàng Phaolô VI đã định nghĩa về Ðức Maria Trinh Nữ Vương mà Giáo Hội mừng kính
hôm nay đại khái như sau: "Lễ này là tiếp diễn lễ Ðức Mẹ Hồn Xác lên trời.
Thực vậy, vào lễ Ðức Mẹ Hồn Xác lên trời, chúng ta say đắm và hân hoan mừng
kính Mẹ Maria như là hoa quả đầu mùa của công trình cứu rỗi của Chúa Giêsu, đã
chiến thắng hai kẻ thù của nhân loại, đó là: tội lỗi và sự chết. Hôm nay, trong
lễ Ðức Maria Trinh Nữ Vương, chúng ta chiêm ngắm Ðức Mẹ bên cạnh Vua Cao Cả trời
đất, như là Nữ Vương và là người bầu cử cho chúng ta như một người mẹ nhân hiền.”
Lời
giải thích của Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô VI trên đây giúp chúng ta hiểu đúng vai
trò của Mẹ Maria theo tinh thần của cộng đồng Vatican II. Ðó là liên kết vai
trò của Ðức Trinh Nữ Maria với Chúa Giêsu và công cuộc cứu rỗi của Ngài.
6.
Vương quyền của Đức Mẹ
Ngày
1 tháng 11 năm 1954, bốn năm sau khi tuyên bố tín điều Đức Maria hồn xác về trời,
Đức Thánh Cha Piô XII đã long trọng đội triều thiên lên tượng Đức Trinh Nữ là
"sự cứu rỗi của dân Roma.” Đây là cử chỉ tượng trưng biểu thị sự công bố về
vương quyền phổ quát của Đức Mẹ Maria.
Đoàn
người đông đảo đứng chật quảng đường đền thờ thánh Phêrô, nhân danh cả hoàn cầu,
dâng cao niềm hoan hỉ.
Đức
Thánh Cha cầm những vòng vàng dát đá quí từ khắp thế giới gởi về, để đặt trên đầu
tượng Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài nói: "Xin Mẹ cai quản trên Giáo hội,
trên mọi trí khôn, mọi cõi lòng, mọi cá nhân, mọi gia đình cũng như mọi xã hội
và mọi quốc gia, trên mọi cộng đoàn, những người quyền thế. Xin Mẹ hãy cai trị
trên mọi nẻo đường và mọi quảng trường, trong thành thị và chốn thôn quê, trên
nền trời, cũng như trên mặt đất và cả biển khơi."
Ngài
còn nói: "Vương quyền của Đức Maria là một thực tại siêu vượt thế trần, đồng
thời lại thấm nhập mọi cõi lòng và chạm tới phần cốt yếu sâu thẳm nhất có tính
cách siêu nhiên và bất tử nhất của con người."
7.
Chọn lựa của Đức Mẹ
Một
phụ nữ mang trong mình mầm sống đã được 7 tháng, chị hết sức vui mừng và hạnh
phúc, nhưng chị lại không có được sức khỏe bình thường như những bà mẹ khác.
Sau
khi đã theo dõi sức khỏe của chị một thời gian dài, bác sĩ quyết định nói cho
chị biết sự thật rằng bệnh của chị hiện tại không cho phép chị sinh em bé, nếu
chị sinh con thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì
vậy chị chỉ có thể chọn lựa một là bỏ em bé, hai là giữ lại thai nhi nhưng chị
sẽ có nguy cơ mất mạng rất cao. Họ rất thông cảm với chị và mong chị suy nghĩ
cho kỹ hầu có được quyết định đúng đắn.
Người
mẹ trẻ hết sức bối rối và đau lòng, nhưng sau một thời gian, chị đã quyết định
hy sinh bản thân cho con mình được sống.
Trong
cuộc sống, chúng ta luôn nhận được rất nhiều thông tin mỗi ngày. Có những thông
tin chỉ hời hợt, nhưng cũng có những thông tin thật quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống mỗi người.
Nếu
có người đưa đến cho bạn hai thông tin nào đó rất quan trọng, một tin vui và một
tin buồn thì bạn sẽ muốn nghe loại nào trước? Có thể chúng ta sẽ phân vân chưa
biết chọn tin nào trước, nhưng một thực tế là thông tin ấy có liên quan đến cuộc
sống của chúng ta, bạn không thể nào phủ nhận nó được và cần có thêm chút thời
gian để chọn lựa.
Đức
Maria thời ấy lại còn phải đối diện với việc giải thích thế nào cho người bạn đời
của mình tin và hiểu. Hơn nữa vào thời ấy, một khi người phụ nữ nào không chồng
mà có con sẽ phải đối diện với việc bị ném đá cho đến chết!
Việc
Đức Maria mang thai trong thời điểm này chẳng khác nào người mẹ trong câu truyện
trên đang đón nhận một thông tin liên quan đến chính mạng sống của mình.
8.
Ý nghĩa lễ Đức Mẹ Trinh Vương
Trong
bài huấn dụ trưa Chúa nhật ngày 22-8-2010 với hàng ngàn tín hữu hành hương tại
dinh thự Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã diễn giải ý nghĩa lễ Đức
Mẹ Trinh Vương như sau:
"Tám
ngày sau lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời, phụng vụ mời gọi chúng ta tôn kính Đức
Trinh Nữ Maria với tước hiệu 'Nữ Vương'. Chúng ta chiêm ngưỡng Mẹ Chúa Kitô được
Chúa Con đội triều thiên, nghĩa là được tháp nhập vào Vương quyền hoàn vũ của
Ngài,… Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt hảo về chân lý ấy của Phúc Âm, nghĩa là
Thiên Chúa hạ bệ những kẻ kêu ngạo và quyền thế ở trần thế này và nâng cao người
khiêm nhường (xc Lc 1,52).”
Thiếu
nữ khiêm hạ đơn sơ làng Nazareth xưa kia nay trở thành Nữ Vương thế giới! Đây
thực là một trong những kỳ công của Thiên Chúa. Dĩ nhiên vương quyền của Mẹ
Maria hoàn toàn là điều tương đối so với vương quyền của Chúa Kitô: Ngài là
Chúa, sau khi đã chết tủi nhục trên Thánh Giá, đã được Chúa Cha nâng lên cao,
vượt trên mọi loài thụ tạo, trên trời, trên mặt đất và dưới lòng đất (xc Pl
2,9-11). Theo một kế hoạch ân phúc, Mẹ Vô Nhiễm đã hoàn toàn được tháp nhập vào
mầu nhiệm Chúa Con: vào sự nhập thể, vào cuộc sống trần thế, trước tiên là cuộc
sống ẩn dật tại Nazareth. Sau đó, được biểu lộ trong mầu nhiệm cứu thế; Mẹ được
tháp nhập vào cuộc Khổ Nạn và cái chết của Chúa; và sau cùng được tháp nhập vào
vinh quang Phục Sinh và lên trời. Mẹ đã chia sẻ với Con không những các khía cạnh
nhân trần của mầu nhiệm này, nhưng cả ý hướng sâu xa, thánh ý Chúa, nhờ hoạt động
của Thánh Linh ở trong Mẹ, đến độ toàn thể cuộc sống, khó nghèo và khiêm hạ của
Mẹ được thăng hoa, biến đổi và tôn vinh, nhờ đi qua ”cửa hẹp” là chính Chúa
Giêsu (xc Lc 13,24). Đúng vậy, Mẹ Maria là người đầu tiên đã được đi qua “con
đường” mà Chúa Kitô mở ra để vào Nước Thiên Chúa, một con đường mà những người
khiêm hạ, những người tín thác nơi Lời Chúa và quyết tâm đem Lời Chúa ra thực
hành, cũng được mời gọi bước vào.
9.
Học xin vâng
Thánh
Bênađô suy niệm về biến cố Truyền Tin đã nói lên những lời thật cảm động: “Lạy
Đức Trinh Nữ diễm phúc, xin Mẹ mở tâm hồn để tin, mở miệng nói lên lời ưng thuận
và mở lòng để đón Đấng tạo thành ra Mẹ. Này Đấng mọi dân tộc khao khát đang đứng
bên ngoài và gõ cửa. Ôi nếu như vì Mẹ chần chừ mà Người đi qua mất, thì Mẹ lại
phải khổ công tìm kiếm Đấng lòng Mẹ mến yêu! Xin Mẹ chỗi dậy với lòng tin, chạy
ra với lòng mến, và mở cửa với lòng ưng thuận. Đây Mẹ đã nói: ‘Vâng, này tôi là
nữ tỳ của Chúa, xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Kinh Sách, Bài đọc
2, ngày 20/12). Không chỉ con người mà cả Thiên Chúa cũng chờ đợi lời xin vâng
của Đức Maria. Phần Đức Maria, đại diện cho con người, thì cộng tác vào chương
trình của Thiên Chúa với tư cách một người tôi tớ khiêm tốn.
Trong những tháng qua (2008), không mấy ai lại
không biết, không quan tâm theo dõi việc giáo dân Hà Nội thắp nến cầu nguyện
trước Toà Khâm Sứ cũ, mặc dù trong một thời gian khá lâu, không một thông tin
chính thức nào của đạo cũng như đời lên tiếng về việc này. Thế rồi sau lá thư của
hồng y Tarcisi Bertone gửi Đức cha Ngô Quang Kiệt và bức thư chung của Đức cha
gửi cộng đoàn Dân Chúa, giáo dân vui vẻ tháo dỡ lều bạt, cung nghinh thánh giá
về Toà Giám Mục. Sự kiện đó có thể làm chất liệu để bạn suy tư về cách bạn thực
thi và vâng phục quyền bính trong Giáo Hội không?
10.
Kinh Kính Mừng của một cậu bé tin lành
Một
cậu bé 6 tuổi đạo Tin lành thường nghe các bạn Công giáo của cậu đọc kinh Kính
mừng. Cậu bé rất thích Kinh này đến nỗi cậu đã chép nó, học thuộc và đọc mỗi
ngày. Một ngày kia, cậu bé nói với mẹ của mình: “Mẹ à! Đây là một kinh thật là
hay!”
Nghe
đứa con nói thế, bà mẹ liền trả lời: “Đó là những lời cầu nguyện mê tín của người
Công giáo. Họ cầu nguyện với các ngẫu tượng và nghĩ rằng bà Maria là một nữ thần.
Nhưng mà bà ta cũng chỉ là một phụ nữ như các phụ nữ khác thôi. Nào, con hãy cầm
lấy sách Kinh Thánh mà đọc đi. Trong sách Kinh Thánh chứa đựng mọi điều mà
chúng ta buộc phải làm.” Từ hôm đó, cậu bé không còn đọc kinh Kính mừng nữa,
nhưng trái lại, cậu bé dành thời gian để đọc Kinh Thánh.
Một
ngày nọ, trong khi đang đọc Tin mừng, cậu bé đọc đến đoạn Thiên thần truyền tin
cho Đức Mẹ. Lòng tràn đầy vui mừng, cậu bé chạy đến với mẹ của mình và nói: “Mẹ
à! Con đã tìm thấy kinh Kính mừng trong sách Kinh Thánh. Sách Thánh viết: “Kính
mừng Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các phụ nữ.”
Tại sao mẹ lại nói đây là một lời cầu nguyện mê tín?”
Một
dịp khác, cậu bé tìm thấy lời chào tuyệt vời của bà Elizabét dành cho Đức Mẹ và
cả kinh Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa) mà Đức Maria đã nói tiên
tri là “mọi đời sẽ khen Mẹ có phúc.” Cậu bé không nói thêm gì với mẹ của mình
nhưng bắt đầu lại đọc kinh Kính mừng mỗi ngày như trước đây cậu vẫn làm. Cậu bé
cảm thấy thích thú khi dâng những lời đầy yêu thương dịu dàng đó cho Mẹ của
Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Một
ngày khi cậu bé lên 14 tuổi, cậu nghe các thành viên trong gia đình thảo luận về
Đức Mẹ. Mọi người nói là Đức Maria là một người bình thường như mọi phụ nữ
khác. Sau khi nghe những lý luận sai lầm của họ, không thể chịu đựng thêm, cậu
bé bực tức và cắt ngang cuộc tranh luận của họ. Cậu nói: “Đức Maria không giống
như mọi con cái của Adam, bị mang tội tổ tông. Không! Thiên thần đã gọi Mẹ là đầy
ơn phúc và được chúc phúc giữa các người nữ. Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu
Kitô và là Mẹ Thiên Chúa. Không còn phẩm giá nào cao hơn nữa mà một thụ tạo có
thể được tôn phong. Tin mừng nói rằng các thế hệ sẽ khen Mẹ được chúc phúc và mọi
người ở đây đang khinh chê Mẹ và dìm Mẹ Xuống. Thần khí của mọi người không phải
là Thần khí của Tin Mừng hay của Kinh Thánh mà mọi người tuyên xưng là nền tảng
của Kitô giáo.”
Quá
bị ấn tượng bởi những gì cậu bé nói, bà mẹ của cậu đã nhiều lần kêu lên cách
đau khổ “Lạy Chúa con! Con sợ rằng thằng con này ngày nào đó sẽ theo đạo Công
giáo, đạo của các giáo hoàng!” Và thật vậy, không lâu sau đó, sau khi đã học
hành nghiêm túc về đạo Tin lành và Công giáo, cậu trai đã tìm thấy Công giáo là
tôn giáo thật duy nhất, cậu đã yêu mến và trở thành một trong những tông đồ nhiệt
thành nhất của Công giáo.
Một
thời gian sau khi cậu trở lại Công giáo, người chị đã lập gia đình của cậu đã
quở trách cậu thậm tệ. Cô chị nói: “Thằng nhỏ này có biết chị thương con của chị
thế nào không. Nếu mà bất cứ đứa nào theo đạo Công giáo, chị thà đâm nó một
nhát dao còn hơn để nó theo Đạo của các giáo hoàng!” Chị ta cũng giận dữ và
ghét Đạo như thánh Phaolô trước khi hoán cải. Nhưng khi một đứa con của chị bị ốm
nặng và các bác sĩ bó tay, không còn hy vọng, thì cậu em đã đến với chị và nói
với chị cách thân thương: “Chị yêu quý của em, cách tự nhiên, chị muốn cho con
của chị được lành bệnh. Tốt lắm! Vậy hãy làm những gì em yêu cầu chị làm. Hãy
theo em! Chúng ta hẫy đọc một kinh Kính mừng và hứa với Chúa rằng, nếu con của
chị khỏe lại, chị sẽ nghiêm túc học hỏi Đạo Công giáo và chị sẽ kết luận rằng
Công giáo là Đạo thật duy nhất, chị sẽ yêu Đạo cho dù phải hy sinh điều gì.”
Ban đầu người chị hơi lưỡng lự, nhưng vì muốn con mình được bình phục, đã chấp
nhận đề nghị của cậu em và đã đọc Kinh Kính mừng với em mình. Ngày hôm sau, đứa
con của chị được khỏi bệnh hoàn toàn. Người mẹ giữ lời hứa, đã học giáo lý Công
giáo. Sau thời gian dài chuẩn bị, người chị và cả gia đình đã lãnh nhận bí tích
rửa tội và cám ơn cậu em đã là tông đồ Kinh Kính mừng.
Câu
chuyện đã được Cha Tuckwell kể trong một bài giảng. Cha chính là cậu bé đó. Cha
nói: “Tôi là linh mục ngày hôm nay là nhờ Đức Mẹ. Anh chị em cũng vậy, hãy dâng
hiến hoàn toàn cho Đức Mẹ và đừng để một ngày qua đi mà không đọc lời kinh Kính
mừng tốt đẹp và chuỗi Mân Côi.”
11.
Nguồn gốc kinh “Lạy Nữ Vương”
Lời
kinh Salve Regina do Thầy Hermann der Lahme, Dòng Bênêđíctô (+ 1054), người Đức
viết ra bằng tiếng latinh ở Tu viện Reichenau vùng Bodensee miền Nam nước Đức.
Thầy
Hermann ngay từ hồi thanh thiếu niên đã bị tàn tật. Nhưng thầy được Chúa ban
cho khả năng trí khôn thông minh. Thầy ham mê đọc sách, nghiên cứu và làm thơ
văn, nhưng cầu nguyện vẫn luôn là nhịp sống cần thiết cho đời sống mà thầy hằng
chú tâm chăm sóc.
Sống
trong tu viện khổ tu, nhưng thầy kiên trì học hành và nghiên cứu môn Thần học
cùng môn Toán học tường tận, và trở thành nhà Thần học cùng là nhà chuyên môn về
Toán học. Ngoài ra thầy còn nghiên cứu thêm về môn Lịch sử, môn Thiên văn. Chưa
hết, thầy còn có tài năng sáng tác âm nhạc. Như thế, thầy tuy là một người tàn
tật, nhưng có nhiều tài năng thiên phú ẩn chứa trong con người của thầy.
Có
nhiều tài năng thiên bẩm, nhưng vì bị tàn tật nên không thể tự mình làm được cả
những điều căn bản cần thiết cho đời sống hằng ngày. Cuộc sống trở nên lệ thuộc
vào sự giúp đỡ của anh em trong Dòng, của người khác. Và như thế lâu dài trở
nên gánh nặng cho họ. Dù nhà Dòng rất kính trọng yêu mến Thầy, cùng sẵn sàng
giúp thầy sống trọn vẹn ơn gọi tu sĩ, nhất là giúp thầy phát triển tài năng
Chúa ban cho thầy!
Trong
những giờ phút đau khổ như thế bài kinh cầu khẩn Salve Regina được cưu mang
thai nghén và chào đời trong tâm hồn một thầy dòng tàn tật tên Hermann.
Thầy
Hermann đã đọc kinh Kính mừng Maria - Ave Maria hằng ngày, hằng giờ, nên khi cảm
hứng sáng tác kinh cầu nguyện thầy đã mượn lời Thiên thần Gabriel chào Đức Mẹ
Maria là Nữ Vương: Salve Regina!
Đức
Mẹ Maria có phải là nữ vương?
Chúa
Giêsu trước mặt quan tổng trấn Philatô đã quả quyết: Phải, tôi là Vua! Và trên
đầu thập giá Chúa Giêsu, có bảng viết: Giêsu Nadareth, Vua dân Do Thái!
Đức
Mẹ Maria sau quãng đời sống trên trần gian đã được Chúa Giêsu, con của Mẹ, đưa
về trời cả hồn lẫn thân xác. Vì thế, trên thiên quốc, Đức Mẹ là Nữ Vương.
Thầy
Hermann qua đó muốn diễn tả tâm tư của mình: “Salve Regina - Kính chào Mẹ nữ
vương trời đất!” Lời chào này không do Thiên thần hay sứ giả nào nói, nhưng do
thầy dòng tàn tật Hermann thân thưa với Đức Mẹ Maria.
Xưng
tụng Đức Mẹ Maria là Mẹ, thầy vẫn cảm thấy chưa đủ hết tấm lòng của một người mẹ.
Nên thầy thêm vào lời xưng tụng “Mẹ nhân lành - Mẹ xót thương” và còn hơn nữa
“đời sống chúng con được vui được cậy.”
Qua
những xưng tụng đó, thầy Hermann muốn nói lên tâm tình tin tưởng:
Đức
Mẹ Maria không là trung gian cho sự chết. Nhưng phù trợ cho sự sống
Đức
Mẹ Maria không chối từ sự cay đắng đau khổ. Nhưng khi cầu nguyện ta tìm nhận ra
nơi Đức Mẹ nhân lành nguồn vui an ủi cho đời sống.
Đức
Mẹ Maria không chỉ giúp cho đời sống trong một lúc khoảnh khắc ngắn ngủi gặp
đau khổ, nhưng Đức Mẹ là người cùng đồng hành trung thành hướng dẫn cho đời sống
tìm đến nguồn hy vọng nơi Thiên Chúa tình yêu thương.
Đức
Mẹ Maria được đưa về trời cả hồn lẫn thân xác bên ngai Thiên Chúa. Đó cũng là
đích điểm của con người chúng ta mai sau cũng mong được về bên ngai Thiên Chúa.
Con
người chúng ta còn đang là lữ khách ở trần gian, nên còn mang trong mình hậu qủa
của tội nguyên tổ của Ông Bà Adong Evà. Đó là những đau khổ, bệnh tật, yêu đuối
giới hạn cả về thân xác lẫn tinh thần.Vì thế, trần gian được gọi là nơi chốn
thung lũng đầy nước mắt.
Thầy
Hermann đã có cảm nghiệm này từ chính nơi đời sống riêng của mình về sự yếu hèn
của khiếm khuyết, của tật nguyền nơi thân thể. Nên qua đó thầy khao khát mong ước
một đời sống tốt đẹp hơn, một đời sống vĩnh cửu. Điều khao khát mong ước đó, thầy
đặt niềm hy vọng nơi Đức Mẹ Maria, Đấng là Trạng sư bầu chữa cho mình trước
ngai tòa Chúa.
Lời
kinh Salve Regina do Thầy Hermann viết ra thành chữ, thoát ra từ tận sâu thẳm
tâm hồn của một đời sống chịu đựng tàn tật về thân xác cũng như yếu đuối giới hạn
về trí khôn tinh thần.
Lời
kinh Salve Regina không vẽ hay tô điểm một hình ảnh bi quan đen tối về đời sống.
Nhưng tràn đầy niềm hy vọng của chính Thầy Hermann. Và đấy cũng là hy vọng của
mọi Kitô hữu.
Lời
kinh Salve Regina đã gợi hứng cho rất nhiều nhạc sĩ từ xưa đến nay viết thành
những tấu khúc lớn nhỏ khác nhau và rất danh tiếng, nhất là vào thời Trung Cổ
cho đến thời cận đại như Henri Dumont, G.F. Händel, Franz Liszt, Franz
Schubert, Pierre de la Ruy… Vào thế kỷ 18, Kinh Lạy Nữ Vương đã trở thành trọng
tâm của cuốn sách Thánh Mẫu học của Thánh Alphonsô Liguori - một vị Thánh Tiến
sĩ Hội thánh.
Lời
kinh Salve Regina trở thành lời kinh cầu nguyện không chỉ trong khuôn viên những
tu viện, nhà dòng đọc hát vào giờ Kinh Chiều hay giờ Kinh Tối. Nhưng đã trở
thành lời kinh trong “kho tàng” về kinh cầu nguyện của Giáo Hội, phổ thông cho
mọi tín hữu, và người Công Giáo tại Việt Nam cũng không ngoại lệ.
LỄ THÁNH BATÔLÔMÊÔ - ÐẾN MÀ XEM
Lời
Chúa: Ga 1, 45-51
Khi
ấy, Philipphê gặp Nathanael và nói với ông: “Đấng đã được Môsê ghi trong Luật
và các tiên tri nói đến, chúng tôi đã gặp rồi: đó là Giêsu con ông Giuse, người
thành Nadarét.” Nathanael đáp: “Bởi Nadarét nào có cái chi hay?” Philipphê nói:
“Hãy đến mà xem.”
Chúa
Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông: “Đây thật là người Israel,
nơi ông không có gì gian dối.” Nathanael đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu
trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì
Ta đã thấy ngươi.” Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa,
là Vua Israel.” Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy
ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin, ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa.” Và
Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở
ra, và các Thiên Thần Chúa lên xuống trên Con Người.”
TRUYỆN
KỂ
1. Cảm
nghiệm gặp gỡ Chúa
Cha
S. Hodden thấy một đại úy đến xin học đạo. Khi ngài hỏi lý do, ông trả lời như
sau:
“Trong
đại đội tôi, có một binh nhì là Kitô hữu. Đêm nọ, anh đi gác về, mình mẩy ướt
nhẹp, nhưng trước khi ngủ, anh còn quỳ gối đọc kinh. Ngứa mắt, tôi đá cho anh một
cú vào đầu, ngã lăn ra. Nhưng anh ngồi dậy, không nói gì và tiếp tục cầu nguyện.
Sáng hôm sau, tôi thấy đôi giày mà tối qua tôi đá anh được đánh bóng láng và xếp
ngay ngắn bên giường ngủ. Điều đó làm tôi sững sờ, hổ thẹn và vì thế tôi quyết
tâm học đạo.”
2. Người
Israel lòng dạ ngay thẳng
Theo
truyền thuyết, thì thánh Batôlômêô là người có tầm vóc trung bình với mái tóc
đen, nước da trắng trẻo, và đôi mắt tròn, lớn ẩn sâu trong hai con mắt hơi rộng,
ngày ngày Ngài đọc kinh có tới trăm lần. Giọng nói của Ngài sang sảng và có sức
thu hút lạ thường. Vẻ mặt Ngài luôn luôn vui tươi, Ngài cũng được ơn nói nhiều
thứ tiếng và biết mọi sự tương lai. Với những ơn đặc biệt ấy, danh tiếng Ngài
chả mấy chốc lừng lẫy như sóng cồn, khiến bao nhiêu con bệnh cũng như bao nhiêu
người mắc cơn nguy biến đều tìm đến xin thánh nhân cứu chữa.
Bấy
giờ vua Pôlêmon (Polemon) có một công chúa bị quỷ ám. Vua đã nhờ các quỷ khác
trừ nhưng vô hiệu quả, nghe nói thánh nhân có uy quyền trừ được tà ma, đầu tiên
nhà vua không tin, nhưng phần tin công chúa, phần muốn thử tài của Ngài nên vua
cho mời thánh nhân tới. Sau khi cầu nguyện sốt sắng, thánh nhân đã trừ quỷ và
chữa cho công Chúa khỏi. Trước phép lạ nhãn tiền này, nhà vua cho người mang
vàng bạc hậu tạ thánh nhân, nhưng Ngài một mực khước từ. Một đêm kia vua
Polêmon chiêm bao thấy thánh nhân hiện đến và nói với nhà vua rằng: “Tôi đến
đây không phải để gầy dựng gia nghiệp, thu tích vàng bạc nhưng để cứu rỗi các
linh hồn, giải phóng người ta khỏi ách lầm than của ma quỷ. Đồng thời vua cũng
được thánh nhân giảng cho biết qua về Chúa Giêsu và hứa sẽ chỉ tên vạch mặt quỷ
Atarôt, bằng cách bắt nó tuyên xưng Chúa Kitô rồi mới trục xuất nó ra một lần nữa.
Sự
việc xẩy ra y như vua đã chiêm bao: một ngày kia trước mặt vua và cả triều đình
thánh nhân công khai bắt tên quỷ Atarôt thú nhận nó là tên lừa bịp dân chúng và
là tên phản tặc đối với Thiên Chúa. Đồng thời nó tuyên xưng thánh nhân là tông
đồ Thiên Chúa sai đến để truyền bá Phúc âm. Thánh nhân ra lệnh cho nó phải cút
khỏi vùng này và cấm từ nay không được lai vãng đến hại dân. Tên quỷ vâng lệnh
và “cúp đuôi” biến mất. Bấy giờ dân chúng hết lời ca tụng thánh nhân và đập phá
tượng quỷ đang thờ. Chứng kiến phép lạ nhãn tiền này, cả triều vua xin học đạo
và chịu phép rửa tội.
Ma
quỷ căm giận vì thất bại nên tìm cách trả thù. Chúng xúi giục một số viên chức
nổi lên chống đối lại thánh nhân và coi Ngài như kẻ thù phá hoại chùa miếu đền
thờ, phá rối an ninh. Rồi tiếng đồn thổi vu cáo thánh nhân mỗi ngày một lan rộng.
Lần
kia một số công chức âm mưu đến vu cáo với vua Atigiê (Attiges) em vua Polemê
(Polemes) rằng: thánh nhân đã phá hủy đền chùa của họ. Tức giận, Atigiê truyền
đưa thánh nhân tới. Trước sân rồng lộng lẫy, thánh nhân đàng hoàng tiến lên tâu
trình mọi việc với nhà vua. Đang khi nhà vua sỉ nhục thánh nhân thì tất cả các
tượng bụt trong đền vua tự nhiên đổ tan tành, nhà vua nổi nóng hạ lệnh lột da rồi
thiêu sinh thánh nhân. Nhưng Chúa toàn năng đã tỏ uy quyền của Ngài để mở mắt
cho những kẻ mù tối: qua hai cuộc hành hình thánh nhân vẫn còn sống. Sau cùng
thánh nhân bị trảm quyết, ngày 24 tháng 8 năm 52.
Sau
khi an táng xác thánh nhân, dân chúng tấp nập đến kính viếng và được hưởng nhiều
phép lạ. Nhiều người lương dân thấy vậy đâm ghen tương. Họ bí mật quật mộ và quẳng
quan tài Ngài xuống biển. Nhưng Chúa quan phòng đã làm phép lạ khiến tấm quan
tài bằng chì của thánh nhân nổi lềnh đềnh trên mặt biển và được sóng biển đưa tới
hòn đảo Lipari gần Xixin (Cicile). Tín hữu miền này rước quan tài thánh nhân về
miền Bênêven và xây cất đền thờ kính Ngài. Với những phép lạ thời danh Ngài
làm, chẳng bao lâu nơi đây trở thành đất hành hương danh tiếng. Năm 983 dưới thời
Đức giáo hoàng Grêgôriô V, xác thánh Ngài được di chuyển vể La-mã nằm bên cạnh
các Tông đồ khác.
Sổ
Tử Ðạo Rôma viết rằng Thánh Batôlômêô đã rao giảng ở Ấn và Armenia, là nơi ngài
bị lột da và bị chém đầu bởi vua Astyages.
3.
Chúa tìm tôi
Ngày
nọ, một người bạn đến tìm nhà giảng thuyết Mc-Leod Campbell và hỏi: “Này anh,
xin anh nói cho tôi hay; làm thế nào mà anh luôn tìm thấy Chúa?” Nhà giảng thuyết
trầm ngâm một lúc rồi nói: “Làm thế nào mà tôi luôn tìm thấy Chúa ư? Không đâu,
tôi không luôn tìm thấy Chúa đâu, nhưng tôi biết là Chúa luôn tìm thấy tôi!”
“Ông
Nathanaen hỏi Người: “Làm sao Ngài lại biết tôi?” Đức Giêsu trả lời: “Trước khi
Philipphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi” (Ga 1,48)
4.
Chúa tìm tôi
Có
người lái buôn kia quyết đi tìm điều quý giá nhất trên đời, nhưng đó không phải
là vàng bạc, đá quý, mà là Thiên Chúa. Anh đi mãi, đi mãi, và tìm đủ loại sách,
mọi bậc thánh hiền nhưng vẫn không gặp được Thiên Chúa.
Một
ngày kia, đang thơ thẩn trên dòng sông, bỗng anh thấy một đàn vịt. Đàn vịt con
cứ muốn rời mẹ để đi kiếm ăn riêng. Vịt mẹ cứ phải lặn lội tìm hết con này đến
con kia mà không tỏ ra giận dữ. Nhìn cảnh vịt mẹ cứ mãi tìm con, anh ta mỉm cười
và đứng dậy trở về quê hương, hân hoan nói với mọi người rằng: Tôi đã đi tìm Thiên
Chúa, và cuối cùng tôi khám phá ra rằng chính Ngài đã đi tìm tôi.
5.
Thánh Phanxicô Borgia
Phanxicô
Borgia (1510-1572) được cắt cử tháp tùng thi hài của hoàng hậu Isabelle, một mỹ
nhân sắc nước hương trời, đến chỗ an táng của hoàng tộc. Trước khi hạ huyệt,
quan tài được mở ra để được xác nhận. Cảnh tượng đã làm đảo lộn cuộc đời chàng.
Phanxicô từ biệt triều đình, vào dòng Tên, trở nên vị thánh, thành Tổng quyền
thứ ba của dòng. Ngài nói: “Từ nay mọi danh vọng và lạc thú trần gian chẳng
dính dáng gì đến Phanxicô nữa.” Phanxicô Borgia đã nghe một tiếng gọi từ bên
trong.
6. Truyện
thánh Batôlômêô
khi
thánh tông đồ đến Armenia, tại chính nơi vua Polimio và triều đình cư ngụ, quỷ
thần Atarốt ở đấy câmhọng. Ngài khua trừ ma quỉ. Giải thoát cho nhiều người khỏi
bị quỉ ám. Trong số này có cả nàng công chúa. Ngài liền được triêu vời đến triều
đình. Trước mặt vua Ngài truyền quỉ thần phải nói sự thật bỉ ổivề số phận đời đời
của nó. Nhà vua cảm động ban tặng tiền bạc cho tông đồ, nhưng Ngài từ khước và
chỉ mong mọi người nhận biết và thờ phượng Chúa.
Dĩ
nhiên các tư tế thờ ma quỉ tức giận, họ xúi giục dân chúng nổi dậy chống lại
thánh tông đồ. Attiges em vua Polimiô bắt Ngài tống ngục. Ong nổi giận ra lệnh
lột da rồi thiêu sống thánh nhân. Nhưng nhờ quyền năng Chúa, Ngài vẫn được cứu
sống. Người ta dựa vào sự kiện này để vẽ hình thánh nhân nằm cạnh con dao và miếng
da như biểu tượng đời Ngài. Cuối cùng Ngài bị trảm quyết.
Tương
truyền rằng: xác Ngài được chuyển về Beneventô. Vào thế kỷ X, không rõ các di
tích của Ngài có được vua Ottô III đưa về và còn được lưu giữ tại thánh đường
thánh Bartôlômêô ở Tiber không?
7.
Hài cốt thánh nhân
Một
tu viện nổi tiếng tại Armenia là Tu viện Thánh Batôlômêô có từ thế kỷ 13, được
xây dựng ngay tại nơi Thánh Batôlômêô chịu tử đạo là tỉnh Vaspurakan, thuộc
Armenia (nay thuộc Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ).
Nghiên
cứu của LM A.C Perumalil (Dòng Tên) và Moraes cho thấy rằng miền Bombay thuộc
duyên hải Konkan, có thể đây là thành phố cổ Kalyan, là vùng hoạt động truyền
giáo của Thánh Batôlômêô. Tác giả Theodorus Lector (thế kỷ 6), xác nhận rằng
khoảng năm 507, Hoàng đế Anastasius đã giao hài cốt Thánh Batôlômêô cho thành
phố Dura-Europos sau khi được tái phát hiện.
Năm
803, hài cốt ngài được đặt tại Giáo đường Thánh Batôlômêô tại Lipari, một đảo
nhỏ thuộc duyên hải Sicily, do Constantinople kiểm soát. Năm 803, hài cốt ngài
lại được chuyển tới Beneventum; rồi năm 980, Hoàng đế Otto II của Tòa Thánh đã
chuyển hài cốt ngài tới Rôma, lưu giữ tại Giáo đường San Bartolomeo all’Isola.
Một phần sọ của Thánh Batôlômêô được chuyển tới Giáo đường Frankfurt, còn một
cánh tay của ngài được tôn kính tại Giáo đường Canterbury ngày nay.
Có
nhiều phép lạ của Thánh Batôlômêô đã xảy ra trước và sau khi ngài chết, hai
phép lạ nổi tiếng xảy ra cho dân thành phố nhỏ tại đảo Lipari.
Theo
truyền thống, dân đảo Lipari rước tượng ngài bằng vàng và bằng bạc từ Giáo đường
Thánh Batôlômêô đi khắp thành phố. Một lần nọ, khi đưa tượng ngài từ trên đồi
xuống thành phố, bỗng dưng tượng ngài trở nên nặng trĩu, không thể đưa đi nơi
khác, người ta cố đưa tượng đi nhưng tượng càng nặng hơn, thế là người ta phải
đặt tượng ngài tại đó. Hồi thế chiến II, chế độ Phát-xít (Đức/Ý) tìm cách quản
lý các hoạt động. Lệnh truyền phải đưa tượng Thánh Batôlômêô đi chỗ khác, tượng
lại trở nên nặng hơn. Người ta đành “bó tay”!
Lời Chúa Tuần 20 Thường Niên
Thường niên V-GS C-PS Ngoại lịch