Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dieuran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dieuran. Hiển thị tất cả bài đăng

GLCG _ chớ khinh thường Danh Chúa

Bài 14. CHỚ KHINH THƯỜNG DANH CHÚA
ĐIỀU RĂN THỨ HAI
97.      Có những tội nào nghịch với điều răn thứ hai?
Các hai thứ tội nghịch với điều răn thứ hai là khinh thường Danh Chúa và kêu Danh Chúa cách gian dối.

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 14. CHỚ KHINH THƯỜNG DANH CHÚA
ĐIỀU RĂN THỨ HAI
97.      Có những tội nào nghịch với điều răn thứ hai?

GLCG _ tôn trọng danh Chúa

Bài 13. TÔN TRỌNG DANH CHÚA
ĐIỀU RĂN THỨ HAI
91.      Điều răn thứ hai dạy chúng ta điều gì?

GLCG - 10 điều răn - câu 96

Bài 13. TÔN TRỌNG DANH CHÚA
(ĐIỀU RĂN THỨ II)
96.      Chúng ta nhận tên thánh khi chịu Phép Rửa để làm gì?

GLCG _ tôn kính Đức Mẹ và các thánh

Bài 12. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC THÁNH
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
89.      Có được tôn kính ảnh tượng thánh không?

GLCG _ đức thờ phượng

Bài 11. ĐỨC THỜ PHƯỢNG
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
83.      Tội thiếu lòng tôn thờ Chúa là những tội nào?
          Sự vô đạo (thiếu lòng tôn thờ Chúa) có ba hình thái là vô tôn giáo, vô thần, và chủ thuyết bất khả tri.
1. Vô tôn giáo: có ba tội chính yếu của vô tôn giáo là thử thách Thiên Chúa, phạm thánh và mại thánh.
a. Thử thách Thiên Chúa là dùng lời nói hay việc làm để thử sự tốt lành và sự toàn năng của Thiên Chúa … như lơ là, không lúc nào nhớ đến Chúa, hoàn toàn bỏ hết các việc đạo đức như đọc kinh, cầu nguyện ... bỏ cả lễ Chúa Nhật … Sự thử thách như vậy làm tổn thương lòng tôn kính và tin tưởng mà chúng ta phải dành cho Đấng Tạo Hoá và là Chúa của chúng ta: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em" (Đnl 6,16)
b. Phạm thánh là xúc phạm hay có thái độ bất xứng đối với các bí tích và các hành động phụng vụ khác, và cả đối với các người, các đồ vật và các nơi đã được thánh hiến cho Thiên Chúa. Sự phạm thánh là một tội nghiêm trọng, đặc biệt khi phạm đến bí tích Thánh Thể.
- Phạm đến người đã được hiến dâng cho Chúa, là phạm đến những người bởi chức thánh hay lời khấn trọn đời trong một dòng tu, như các tu sĩ, thầy phó tế, linh mục hay các phẩm chức khác trong Giáo Hội.
- Phạm đến vật đã được hiến dâng cho Chúa, là:
* Các bí tích, nghi lễ của Giáo Hội, (như rước lễ phạm thánh v.v...)   
* Chén lễ và các đồ dùng trong việc thờ phượng (dùng chén lễ để nhậu nhẹt, dùng áo lễ để mặc đi ngủ...)
* Di hài các thánh, ảnh thánh, nước thánh (đập phá vì khinh thường...)
* Tài sản của Giáo Hội (ăn trộm, phá hại tiền công đức, tiền lễ, của chung...)
- Phạm đến nơi đã được thánh hiến, như nhà thờ, nghĩa trang, nhà nguyện, ... dùng những nơi đó vào mục đích trần tục; hoặc có những hành vi bất xứng tại đó, như dùng làm chỗ chơi giỡn, giải trí, làm nơi phạm tội, nơi đánh giết nhau... Nếu có hành động lăng nhục và gương xấu nặng trong nhà thờ làm cho nơi đó ra ô uế, thì phải cử hành nghi lễ đền tạ, rồi mới được cử hành thánh lễ trở lại như thường lệ.
c. Mại thánh là buôn bán những điều thiêng liêng, còn gọi là tội Simonia, từ câu chuyện pháp sư Simon muốn mua quyền lực thiêng liêng ông ta trông thấy nơi các thánh tông đồ, nhưng Phêrô trả lời: “Tiền bạc ngươi hãy bị huỷ hoại đi với ngươi, vì ngươi đã tưởng lấy tiền bạc mà mua được hồng ân Thiên Chúa” (Cv 8,20)
Ơn thánh được ban phát nhưng không, như Chúa Giêsu đã dạy: “Các ngươi đã nhận được nhưng không, thì cũng hãy ban tặng nhưng không” (Mt 10,8). Vì thế, mọi hành vi buôn bán ơn thánh đều phạm tội mại thánh. Có những hình thức mại thánh như:
- Buôn bán bí tích, phép lành, ân xá, chức vụ thánh...
- Buôn bán những của cải vật chất có kèm theo các ơn thiêng, như bán ảnh tượng, tràng hạt đã làm phép, với giá cao hơn những vật chưa làm phép...
2. Vô thần"từ chối hay phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa" [1].
"Có nhiều người đương thời với chúng ta không hề nhận ra hoặc khước từ cách minh nhiên mối tương quan mật thiết và sống động kết hợp con người với Thiên Chúa, cho nên vô thần phải được kể là một trong những vấn đề hệ trọng nhất trong thời đại này" [2]
Vô thần là vấn đề hệ trọng cho thế giới vì chủ nghĩa vô thần hôm nay là vô thần thực tiễn, coi con người "là mục đích cho chính mình, là người duy nhất làm nên và điều khiển lịch sử riêng của mình". Đối với họ, tôn giáo ngăn cản công cuộc giải phóng kinh tế và xã hội khi "nêu lên cho con người niềm hy vọng vào cuộc sống hão huyền mai hậu"  [3]
3. Chủ thuyết bất khả tri có nhiều hình thức. Nói chung, chủ thuyết này không phủ nhận Thiên Chúa, nhưng cho rằng không thể chứng minh, xác nhận hay phủ nhận về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chủ thuyết bất khả tri rất thường tương đương với sự vô thần thực hành. [4]


[1] GLCG 2125
[2] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 19
[3] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 20

GLCG _ 10 điều răn _ 72. tội không yêu người

Bài 10. ĐỨC MẾN
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
72.      Các tội nghịch đức yêu người là gì?
          Tất cả các tội phạm đến bảy điều răn sau đều nghịch đức yêu người, nhưng có hai thứ tội sau đây xúc phạm nặng nề đến đức yêu người. Đó là xúc phạm đến sự sống thể lý và sự sống tâm linh của người khác: 
           - Thù ghét người khác, mong muốn làm hại người khác vì lòng thù ghét.
           - Quyến rũ người khác phạm tội bằng lời nói, áp lực, hay bằng gương xấu, dịp tội, như xúi đánh nhau, chiếu phim đồi trụy …

GLCG _ tổng quát về 10 điều răn

Bài 7. TỔNG QUÁT VỀ MƯỜI ĐIỀU RĂN
50.      Thiên Chúa ban Mười Điều Răn như thế nào?
          Theo sách Xuất hành, ba tháng sau khi Dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, họ đã đến núi Sinai. Từ trên đỉnh núi Thiên Chúa gọi Môsê, tôi tớ của Ngài, và truyền lệnh cho ông loan báo cho Dân Do Thái biết rằng, nếu họ muốn trung thành với những sắc luật của Ngài, Ngài sẽ ký kết với họ một giao ước và sẽ chọn họ làm Dân riêng mà Ngài yêu quí.
Dân Chúa nhất trí trả lời rằng họ sẽ làm mọi điều Chúa truyền. Thiên Chúa lại nói với họ qua Môsê, là phải chuẩn bị trong ba ngày: Họ phải thanh tẩy và ăn chay, vì từ trên núi Thiên Chúa sẽ nói với họ. Ngày thứ ba đến, Thiên Chúa, ngự giữa một cơn lốc lửa, ban cho Dân Chúa Mười Giới Răn được khắc trên hai bia đá. Sau đó, Ngài ra lệnh cho Môsê lên núi. Ở đó Ngài sẽ giải thích lề luật cho ông trong bốn mươi ngày để ông có thể hướng dẫn dân chúng tuân giữ cho đúng như ý Ngài muốn.
Trình thuật Thánh Kinh cho thấy rõ ràng: “đời sống luân lý là lời đáp cho khởi xướng đầy yêu thương của Chúa. Đó là sự nhận biết, sự quy phục Thiên Chúa và thờ phượng tạ ơn. Đó là sự cộng tác vào dự định mà Thiên Chúa đang theo đuổi trong lịch sử". [1]

GLCG _ tội lỗi

Bài 6. TỘI LỖI
43.      Tội là gì?
Tội là một thực tại bí nhiệm được cảm nghiệm thấy trong cuộc sống, mà người ta mong tìm được câu trả lời trong các tôn giáo: “Con người là chi? Đời người có mục đích gì? Sự thiện và tội ác là chi?” [1]

GLCG _ lương tâm

Bài 5. LƯƠNG TÂM
42.      Một số quy tắc của lương tâm được áp dụng trong mọi trường hợp là gì?

GLCG _ lương tâm

Bài 5. LƯƠNG TÂM
41.      Ta phải làm gì để có được một lương tâm tốt?
          “Việc giáo dục lương tâm là nhiệm vụ của cả cuộc đời.” [1] Muốn có một lương tâm tốt, ta cần:

GLCG _ lương tâm

Bài 5. LƯƠNG TÂM
40.      Lương tâm sai lầm có bị quy tội không?
Ta thường nghe nói: ‘không biết thì không có tội’, nhưng “sự thiếu hiểu biết này và những sai lầm đó không phải luôn tránh được sự quy tội.” [1]

GLCG _ lương tâm

Bài 5. LƯƠNG TÂM
38.      Lương tâm có thể bị sai lầm không?
“Con người phải luôn tuân theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình. Nếu chủ ý hành động nghịch với phán đoán đó, con người tự kết án chính mình. Nhưng có thể lương tâm ở trong tình trạng thiếu hiểu biết, và đưa ra những phán đoán sai lầm về các hành vi phải làm hoặc đã làm.” [1]

GLCG _ lương tâm

Bài 5. LƯƠNG TÂM
37.      Ta phải làm gì đối với tiếng lương tâm?
Để sống theo tiếng lương tâm, điều đầu tiên cần thiết là phải có một đời sống nội tâm. Nhờ đời sống nội tâm, mỗi người có cơ hội “hiện diện với chính mình, để lắng nghetuân theo tiếng lương tâm của mình.” [1]

GLCG _ lương tâm

Bài 5. LƯƠNG TÂM
36.      Lương tâm hoạt động thế nào trong lòng ta?
          “Lương tâm là một phán quyết của lý trí, nhờ đó, con người nhận biết một hành vi cụ thể mình định làm, đang làm hay đã làm, là tốt hay xấu.” [1]

GLCG _ đức can đảm

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
32.      Phải làm gì để luyện tập đức can đảm?           
       Muốn tập luyện đức can đảm, ta cần:

GLCG _ các nhân đức nhân bản

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
30.      Đức can đảm là gì?
          Can đảm là nhân đức giúp ta “kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện giữa những khó khăn trong đời,” [1] dù gặp nhiều gian nan thử thách cũng không nao núng khiếp sợ: “Nơi thế gian, các ngươi sẽ phải khốn quẫn. Nhưng hãy vững lòng! Ta đã thắng thế gian.” (Ga 16,33)

GLCG _ 10 điều răn _ công bằng

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
28.      Đức công bằng là gì?
Công bằng là "trả cho Chúa những gì thuộc về Chúa, và trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda." (Mt 22,21).  
Đức công bằng “cốt tại một ý chí liên lỉ và vững chắc quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận.” [1] 
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đức công bằng đối với Thiên Chúa trong điều răn thứ nhất (đức thờ phượng);
Còn với người ta, "công bằng là tôn trọng quyền lợi của mỗi người và thiết lập sự hài hoà trong các tương quan nhân loại, sự hài hoà này đưa tới việc không thiên vị đối với các nhân vị và công ích." [2] Đức công bằng với người lân cận được trình bày trong điều răn thứ bốn (đức vâng lời, hiếu thảo, và các bổn phận xã hội), trong điều răn thứ bảy và thứ mười (chớ lấy của người và chớ tham của người).

GLCG _ ơn Chúa và sự công chính hóa

Bài 3. ƠN CHÚA VÀ SỰ CÔNG CHÍNH HÓA
19.      Ơn hiện sủng là gì?
            Ơn hiện sủng, còn gọi là ơn trợ giúp, là sự can thiệp của Chúa để giúp ta làm các việc lành trong mỗi hoàn cảnh, và có tính cách nhất thời cho từng việc.
            Có nhiều loại ơn trợ giúp, như đã nói trên, nhưng thường được chia làm hai loại chính cách dễ hiểu như sau:
            - Ơn trợ giúp bên ngoài: Là những tác động tốt từ bên ngoài lên đời sống siêu nhiên Chúa ban cho ta, như gương sáng, các bài giảng, các bài giáo lý, những lời khuyên tốt, những hội đoàn đạo đức...
            - Ơn trợ giúp bên trong: Là những tác động trực tiếp của Chúa trong linh hồn để soi sáng, thúc đẩy ta làm lành lánh dữ, như giúp ăn năn cải thiện đời sống, chống trả chước cám dỗ, làm việc bác ái.
            Nếu ơn thánh hóa là sự sống không thể thiếu của linh hồn ta, thì ơn trợ giúp cũng hết sức cần thiết để ta có thể gìn giữ và tăng trưởng ơn thánh hóa. Là những con người đã bị thương tổn bởi tội tổ tông, chúng ta không thể tự mình chống trả chước cám dỗ và làm việc lành được, vì “không có Thầy, các con không làm được gì” (Ga 15,5); còn khi biết nhờ đến ơn trợ giúp của Chúa thì ta có thể nói như thánh Phaolô: “Tôi có thể làm được mọi sự trong Chúa là Đấng ban sức mạnh cho tôi”  (Pl 4,13).

Giáo lý Công giáo - các nhân đức nhân bản

Bài 4. CÁC NHÂN ĐỨC NHÂN BẢN
22. Thế nào là một người nhân đức?
          Người nhân đức là người mà thánh Phaolô phác họa là có “tất cả những gì là chân thật, những gì là chính trực, tinh tuyền, những gì đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen ...” (Pl 4,8).
          Thông thường, chữ “nhân đức” được dùng để diễn tả một xu hướng thường xuyên và kiên trì làm điều thiện.
Có những nhân đức trực tiếp quy chiếu về Thiên Chúa, là các nhân đức đối thần. “Chúng giúp các Kitô hữu sống trong tương quan với Ba Ngôi Chí Thánh.” [1]
Chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhân đức này trong bài học về giới răn thứ nhất. Trong bài này chúng ta chỉ tìm hiểu về các nhân đức nhân bản, là những nhân đức giúp ta điều khiển các hành vi, điều tiết các đam mê, và hướng dẫn một nếp sống phù hợp với lý trí và đức tin.
23. Có những nhân đức nhân bản nào?
          Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó phải được kể đến đầu tiên là bốn nhân đức được gọi là nhân đức “trụ” vì tầm mức quan trọng của chúng. Đó là các nhân đức khôn ngoan, công bằng, can đảm, và tiết độ: “Con người mến chuộng điều chính trực ư? Thì chính Khôn Ngoan sản sinh các nhân đức: Quả vậy, Khôn Ngoan dạy cho biết sống tiết độ, khôn ngoan, công bằngcan đảm (Kn 8,7).
Nếu thiếu một trong bốn đức này, chúng ta khó lòng mà tập luyện các đức khác.
24. Ích lợi của các nhân đức nhân bản là gì?
Các nhân đức nhân bản là điều không thể thiếu cho một cuộc sống hạnh phúc, vì “các nhân đức này đem lại cho con người sự thoải mái, sự tự chủ và niềm vui, để sống một cuộc đời tốt lành về mặt luân lý. ” [2]
* Đối với chính mình, các nhân đức này làm cho ta có tính tình ổn định, với một thái độ vững vàng và tập quán làm việc lành. Nhờ đó, ta dễ dàng làm chủ mình mà đạt tới sự an bình nội tâm bởi khả năng chế ngự dục vọng, và dư tràn niềm vui sống bởi một đời sống luân lý tốt lành.
          * Đối với người khác, các nhân đức này giúp chúng ta làm vui lòng mọi người và được mọi người quí mến.
25. Đức khôn ngoan là gì?
          Khôn ngoan là nhân đức giúp "lý trí sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh phân định được điều thiện đích thực và lựa chọn những phương tiện thích hợp để đạt tới điều thiện đó."  [3]
Như thế, người khôn ngoan không phải là có kiến thức sâu rộng, nhưng là người biết:
           - Quan sát (Xem): Biết tìm mục đích tốt, lại biết bàn bạc, tìm hiểu đầy đủ, rõ ràng và chính xác về những việc phải làm để đạt mục đích.
           - Suy nghĩ (Xét): Lựa chọn phương tiện nào chính đáng và hữu hiệu nhất để thực hiện, và không do dự, không dễ thay đổi quyết định nếu không có lý do chính đáng.
           - Quyết định (Làm): Bắt tay vào việc và kiên trì cho đến xong.
26. Khôn ngoan và xảo trá khác nhau ở chỗ nào?
          “Không được lẫn lộn đức khôn ngoan với tính nhút nhát hay sợ sệt, tráo trở hay lừa đảo?” [4]
Khi muốn đạt tới một mục đích xấu bằng mọi phương tiện đó là xảo trá hay lừa đảo. Còn muốn đạt tới một mục đích tốt nhưng bằng những phương tiện xấu, thì đó là nhút nhát hay sợ sệt, chứ không phải là khôn ngoan.
          Đức khôn ngoan đòi hỏi mọi việc làm của chúng ta phải là tốt từ mục đích đến phương tiện đạt mục đích đó.
27. Phải làm gì để luyện đức khôn ngoan?
          Muốn tập đức khôn ngoan, chúng ta cần:
           - Đánh giá mọi việc theo mục đích cuối cùng, là hạnh phúc đời đời.
           - Bàn hỏi với người khôn ngoan, đạo đức trong các quyết định quan trọng.
           - Tuân giữ luật Chúa: vì luật Chúa hướng dẫn chúng ta đến được mục đích sau cùng.
28. Đức công bằng là gì?
Công bằng là "trả cho Chúa những gì thuộc về Chúa, và trả cho Xêda những gì thuộc về Xêda." (Mt 22,21).  
Đức công bằng “cốt tại một ý chí liên lỉ và vững chắc quyết tâm trả lại những gì mình mắc nợ với Thiên Chúa và với người lân cận.” [5] 
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đức công bằng đối với Thiên Chúa trong điều răn thứ nhất (đức thờ phượng);
Còn với người ta, "công bằng là tôn trọng quyền lợi của mỗi người và thiết lập sự hài hoà trong các tương quan nhân loại, sự hài hoà này đưa tới việc không thiên vị đối với các nhân vị và công ích." [6] Đức công bằng với người lân cận được trình bày trong điều răn thứ bốn (đức vâng lời, hiếu thảo, và các bổn phận xã hội), trong điều răn thứ bảy và thứ mười (chớ lấy của người và chớ tham của người).
29. Phải làm gì để luyện tập đức công bằng?
Sự ngay thẳng trong suy nghĩ và hành động là dấu hiệu của đức công bằng: “Người công bằng, thường được nhắc đến trong Thánh Kinh, có nét đặc biệt là sự ngay thẳng thường xuyên trong các ý nghĩ của mình và ngay thẳng trong cách hành động đối với người lân cận”. [7]
Nhưng công bằng đích thực phải hướng đến bác ái; tôn trọng quyền lợi là nền tảng để thiết lập sự hài hoà trong các tương quan xã hội. Vì thế không thể quên được Luật Vàng Chúa Giêsu dạy, khi phải quyết định một vấn đề liên quan đến người khác: “Mọi điều các ngươi muốn được người ta làm cho mình, thì cả các ngươi nữa cũng hãy làm cho người ta như thế: Lề luật và các tiên tri là thế.” (Mt 7,12)
30. Đức can đảm là gì? 
          Can đảm là nhân đức giúp ta “kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện giữa những khó khăn trong đời,” [8] dù gặp nhiều gian nan thử thách cũng không nao núng khiếp sợ: “Nơi thế gian, các ngươi sẽ phải khốn quẫn. Nhưng hãy vững lòng! Ta đã thắng thế gian.” (Ga 16,33)
31. Đức can đảm có ích lợi gì trong đời sống?
          Đức can đảm giúp ta:
           - Chiến thắng dục vọng và chước cám dỗ, nhờ đó ta có thể thực sự làm chủ mình.
           - Chiến thắng sự sợ hãi và cả sự chết, nhờ đó ta có thể đương đầu với mọi thử thách và bách hại để làm chứng cho niềm tin của mình, để trung thành với một lẽ sống cao thượng, như các thánh tử đạo không sợ hãi nhục hình, các tu sĩ sẵn lòng chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm...
32. Phải làm gì để luyện tập đức can đảm?
          Muốn tập luyện đức can đảm, ta cần:
           - Có cái nhìn đức tin vững vàng: “Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi.” (Tv 118,14)
           - Có một lẽ sống cao thượng, được củng cố bằng những tấm gương sáng về lòng dũng cảm.
           - Kiên trì loại bỏ những sự nao núng, sợ hãi vô lý trong các việc nhỏ hằng ngày.
33. Đức tiết độ là gì?
Tiết độ là nhân đức “giúp ta điều tiết sức lôi cuốn của các thú vui và giữ sự chừng mực trong việc sử dụng của cải trần thế. Nó giúp ý chí làm chủ bản năng và kiềm chế các ham muốn trong những giới hạn của sự lương thiện.” [9]
Có nhiều điều chúng ta phải tiết độ, thường được qui về bốn nhân đức sau:
- Đức khiết tịnh: Tiết chế những thú vui tính dục.
- Đức hiền lành: Tiết chế sự giận dữ.
- Đức khiêm nhường: Tiết chế lòng ham danh vọng.
           - Đức khó nghèo: Tiết chế lòng ham của cải.
34. Đức tiết độ có ích lợi gì cho chúng ta?
Tiết độ là bí quyết sống hạnh phúc ở đời này ở chỗ nó
           - Giúp chúng ta vui sống, vì giữ mực trung dung là cách tốt nhất để thỏa mãn giác dục.
           - Giúp chúng ta được khỏe mạnh trong thể xác cũng như tinh thần, vì không có bác sĩ nào giỏi hơn vị bác sĩ điều độ.
“Sống tốt lành không gì khác hơn là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực mình. Chúng ta dành cho Người một tình yêu trọn vẹn (nhờ tiết độ), không gì lay chuyển nổi (nhờ can đảm), chỉ vâng phục một mình Người (nhờ công bình), luôn tỉnh thức để khỏi sa vào cạm bẫy của mưu mô và gian dối (nhờ khôn ngoan)” [10]


[1] GLCG 1812
[2] GLCG 1804
[3] GLCG 1806
[4] GLCG 1806
[5] GLCG 1807
[6] GLCG 1807
[7] GLCG 1807
[8] GLCG 1808
[9] GLCG 1809
[10] Thánh Augustinô, Những thói quen của Hội Thánh Công Giáo, 1, 25, 46



HOME