GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 11. ĐỨC THỜ PHƯỢNG
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
77.      Những yếu tố làm nên một lời khấn là gì?
- Với Chúa: Lời khấn là một hành vi tôn thờ nên chỉ thuộc về Chúa, chúng ta không thể khấn với Đức Mẹ hay các thánh. Người ta cũng thường dùng kiểu nói “xin khấn Đức Mẹ”, là có ý xin Đức Mẹ bảo trợ đặc biệt cho lời cầu nguyện của mình.
- Điều khấn phải tốt, và là điều tốt hơn: Không thể khấn ăn cắp, vì đó là điều xấu; cũng không thể khấn đi chơi, khấn lập gia đình, vì đó không phải là điều tốt hơn, trừ khi việc đó giúp ta tránh được điều xấu hơn, như giúp ta tránh bè bạn xấu, tránh dịp tội...
- Có thể thực hiện được: Phải khấn những gì mình có thể làm được trong hoàn cảnh bình thường, nhưng có một biến cố ngoại ý nào làm cho lời khấn trở thành không thể thực hiện được thì không phải giữ lời khấn đó nữa. [1]
- Có ý thức: Người khấn phải hiểu biết đầy đủ về điều mình khấn là gì, về trách nhiệm phải giữ lời khấn, và mục đích của lời khấn.  [2]
- Có tự do: Một lời khấn sẽ không thành sự, và không buộc phải giữ, nếu một người do bị cưỡng ép, bị đe dọa hay bị lường gạt, mà khấn. [3]


[1] X. Giáo luật, 1191, §1
[2] X. Giáo luật, 1191, §2