Hiển thị các bài đăng có nhãn thophuong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thophuong. Hiển thị tất cả bài đăng

Daily meditation _ God's House is holy

God’s House Is Holy
By Father John Doyle, LC

Sống đức tin _ áng hương lòng

ÁNG HƯƠNG LÒNG
Cạnh tranh trong sinh hoạt tôn giáo là sự ngột ngạt của những làn khói đen che kín tâm hồn… “Ta ghê tởm mùi hương. Ta không chịu được các ngày đầu tháng, các ngày sabbat và các ngày lễ trọng khác.” (Is 1,13)
Lm Nguyễn Tầm Thường, SJ.

Một chút suy tư_ thái độ tôn thờ

Thái độ thờ phượng Thiên Chúa
Hình ảnh này đã nhắc nhở ta nhiều điều về thái độ thờ phượng của mỗi mỗi người với Thiên Chúa.
Sưu tầm từ FB của một linh muc  

GLCG _ đức thờ phượng

Bài 11. ĐỨC THỜ PHƯỢNG
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
83.      Tội thiếu lòng tôn thờ Chúa là những tội nào?
          Sự vô đạo (thiếu lòng tôn thờ Chúa) có ba hình thái là vô tôn giáo, vô thần, và chủ thuyết bất khả tri.
1. Vô tôn giáo: có ba tội chính yếu của vô tôn giáo là thử thách Thiên Chúa, phạm thánh và mại thánh.
a. Thử thách Thiên Chúa là dùng lời nói hay việc làm để thử sự tốt lành và sự toàn năng của Thiên Chúa … như lơ là, không lúc nào nhớ đến Chúa, hoàn toàn bỏ hết các việc đạo đức như đọc kinh, cầu nguyện ... bỏ cả lễ Chúa Nhật … Sự thử thách như vậy làm tổn thương lòng tôn kính và tin tưởng mà chúng ta phải dành cho Đấng Tạo Hoá và là Chúa của chúng ta: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em" (Đnl 6,16)
b. Phạm thánh là xúc phạm hay có thái độ bất xứng đối với các bí tích và các hành động phụng vụ khác, và cả đối với các người, các đồ vật và các nơi đã được thánh hiến cho Thiên Chúa. Sự phạm thánh là một tội nghiêm trọng, đặc biệt khi phạm đến bí tích Thánh Thể.
- Phạm đến người đã được hiến dâng cho Chúa, là phạm đến những người bởi chức thánh hay lời khấn trọn đời trong một dòng tu, như các tu sĩ, thầy phó tế, linh mục hay các phẩm chức khác trong Giáo Hội.
- Phạm đến vật đã được hiến dâng cho Chúa, là:
* Các bí tích, nghi lễ của Giáo Hội, (như rước lễ phạm thánh v.v...)   
* Chén lễ và các đồ dùng trong việc thờ phượng (dùng chén lễ để nhậu nhẹt, dùng áo lễ để mặc đi ngủ...)
* Di hài các thánh, ảnh thánh, nước thánh (đập phá vì khinh thường...)
* Tài sản của Giáo Hội (ăn trộm, phá hại tiền công đức, tiền lễ, của chung...)
- Phạm đến nơi đã được thánh hiến, như nhà thờ, nghĩa trang, nhà nguyện, ... dùng những nơi đó vào mục đích trần tục; hoặc có những hành vi bất xứng tại đó, như dùng làm chỗ chơi giỡn, giải trí, làm nơi phạm tội, nơi đánh giết nhau... Nếu có hành động lăng nhục và gương xấu nặng trong nhà thờ làm cho nơi đó ra ô uế, thì phải cử hành nghi lễ đền tạ, rồi mới được cử hành thánh lễ trở lại như thường lệ.
c. Mại thánh là buôn bán những điều thiêng liêng, còn gọi là tội Simonia, từ câu chuyện pháp sư Simon muốn mua quyền lực thiêng liêng ông ta trông thấy nơi các thánh tông đồ, nhưng Phêrô trả lời: “Tiền bạc ngươi hãy bị huỷ hoại đi với ngươi, vì ngươi đã tưởng lấy tiền bạc mà mua được hồng ân Thiên Chúa” (Cv 8,20)
Ơn thánh được ban phát nhưng không, như Chúa Giêsu đã dạy: “Các ngươi đã nhận được nhưng không, thì cũng hãy ban tặng nhưng không” (Mt 10,8). Vì thế, mọi hành vi buôn bán ơn thánh đều phạm tội mại thánh. Có những hình thức mại thánh như:
- Buôn bán bí tích, phép lành, ân xá, chức vụ thánh...
- Buôn bán những của cải vật chất có kèm theo các ơn thiêng, như bán ảnh tượng, tràng hạt đã làm phép, với giá cao hơn những vật chưa làm phép...
2. Vô thần"từ chối hay phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa" [1].
"Có nhiều người đương thời với chúng ta không hề nhận ra hoặc khước từ cách minh nhiên mối tương quan mật thiết và sống động kết hợp con người với Thiên Chúa, cho nên vô thần phải được kể là một trong những vấn đề hệ trọng nhất trong thời đại này" [2]
Vô thần là vấn đề hệ trọng cho thế giới vì chủ nghĩa vô thần hôm nay là vô thần thực tiễn, coi con người "là mục đích cho chính mình, là người duy nhất làm nên và điều khiển lịch sử riêng của mình". Đối với họ, tôn giáo ngăn cản công cuộc giải phóng kinh tế và xã hội khi "nêu lên cho con người niềm hy vọng vào cuộc sống hão huyền mai hậu"  [3]
3. Chủ thuyết bất khả tri có nhiều hình thức. Nói chung, chủ thuyết này không phủ nhận Thiên Chúa, nhưng cho rằng không thể chứng minh, xác nhận hay phủ nhận về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chủ thuyết bất khả tri rất thường tương đương với sự vô thần thực hành. [4]


[1] GLCG 2125
[2] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 19
[3] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 20