Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dieuran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dieuran. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ giữ các điều răn

10/05/12 thứ năm tuần 5 ps
Ga 15,9-11
giữ các điều răn
“Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga 15,10)
Suy niệm: Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy.” Đối với Chúa Giêsu, sống là sống cho Cha, làm những gì Cha truyền làm. Do đó, không có việc làm theo sở thích hay ý riêng. “Tôi không tìm cách làm theo ý tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5,30). Là Con Thiên Chúa làm người, Chúa Giêsu cũng cảm biết đau như loài người cảm, cũng rùng mình khiếp sợ trước cái chết như bao người khác. Trước ngày chịu tử hình, Chúa đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” Chúa Giêsu đã vâng phục cho đến chết. Vì thế “Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Pl 2,9) đặt Người ngự bên hữu Chúa Cha, nghĩa là ở trong tình thương của Chúa Cha một cách trọn vẹn.

GLCG - sống khiết tịnh

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
ĐIỀU RĂN THỨ SÁU VÀ THỨ CHÍN
166.           Những ai phải giữ đức khiết tịnh?
          Mọi tín hữu đều được mời gọi sống khiết tịnh. Kitô hữu là người đã “mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,27), khuôn mẫu của đời sống khiết tịnh. Ai tin vào Đức Kitô đều được mời gọi sống khiết tịnh tuỳ theo bậc sống của mình. Khi chịu bí tích Thánh Tẩy, người tín hữu cam kết giữ đức khiết tịnh trong đời sống tình cảm”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
ĐIỀU RĂN THỨ SÁU VÀ THỨ CHÍN
158.          Điều răn thứ sáu và thứ chín dạy ta những gì?
“Điều răn thứ sáu đề cập đến mọi lãnh vực về tính dục của con người”, [1] cấm những hành vi chiều theo các dục vọng sai trái của tính dục: “Ngươi không được ngoại tình” (Xh 20,14); còn điều răn thứ chín cấm những tư tưởng và ước muốn bởi các dục vọng tính dục sai trái: “Ngươi sẽ không mê muốn vợ của đồng loại” (Xh 20,17).
159.          Đời sống tính dục là gì trong ý định của Chúa?

GLCG - 10 Điều Răn _ câu 159

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
(ĐIỀU RĂN THỨ VI)
159.          Đời sống tính dục là gì trong ý định của Chúa?
Thiên Chúa là tình yêu và hiệp thông.
“Khi tạo dựng con người theo hình ảnh mình… có nam có nữ, Thiên Chúa khắc ghi vào bản tính ấy ơn gọi, cùng với khả năng và trách nhiệm sống yêu thương và hiệp thông. [1] Đó là điều Chúa muốn trong đời sống tính dục.
Trong đời sống tính dục, “mỗi người, nam cũng như nữ, phải nhìn nhận và chấp nhận phái tính của mình. Sự khác biệtbổ sung cho nhau về thể xác, tinh thần và tâm linh hướng đến đời sống hôn nhân và gia đình. Sự hoà hợp của đôi vợ chồng và của xã hội tuỳ thuộc phần nào vào việc hai bên nam nữ bổ túc, đáp ứng và nâng đỡ nhau”. [2]

GLCG - 10 Điều Răn _ câu 158

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
ĐIỀU RĂN THỨ SÁU VÀ THỨ CHÍN
158.          Điều răn thứ sáu và thứ chín dạy ta những gì?
Điều răn thứ sáu đề cập đến mọi lãnh vực về tính dục của con người”, [1] cấm những hành vi chiều theo các dục vọng sai trái của tính dục: “Ngươi không được ngoại tình” (Xh 20,14); còn điều răn thứ chín cấm những tư tưởng và ước muốn bởi các dục vọng tính dục sai trái: “Ngươi sẽ không mê muốn vợ của đồng loại” (Xh 20,17).

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 18. XÂY DỰNG XÃ HỘI
(ĐIỀU RĂN THỨ IV)
130.           Bổn phận của cha xứ và giáo dân là gì?
       Cha xứ là người đã dâng hiến cuộc đời để phụng sự Thiên Chúa nơi mọi người, cách riêng là giáo dân trong một giáo xứ, nên không có gì là nhu cầu, là âu lo của giáo dân mà lại ở ngoài sự quan tâm của cha xứ. Bổn phận chính yếu của cha xứ đối với giáo dân là dạy dỗ, làm gương sáng, và cầu nguyện cho giáo dân.

Đối lại, các tín hữu phải yêu mến cha xứ như là vị đại ân nhân của mình, phải kính trọng các ngài vì chức vụ cao trọng và thánh thiện của các ngài, và vâng lời các ngài trong hết thảy những gì có liên quan đến phần rỗi của mình. Chúa Giêsu đã nói rất rõ ràng, là ai nghe các ngài là nghe Chúa, ai từ chối các ngài là từ chối Chúa. (Lc 10,16).
HOME 

GLCG _ nuôi dạy con cái


Bài 17. NUÔI DẠY CON CÁI
ĐIỀU RĂN THỨ BỐN
121.          Cha mẹ có bổn phận gì đối với con cái?
“Cha mẹ phải xem con cái mình như những người con của Thiên Chúa”. [1] Bởi đó mà bổn phận của cha mẹ đối với con cái không chỉ là một hành vi theo tình cảm hay bản năng tự nhiên, mà còn là một trách nhiệm đối với Thiên Chúa, để cố gắng chu toàn trách nhiệm Chúa đã trao là yêu thương, nuôi dưỡng, dạy dỗ, và làm gương sáng cho con cái.
122.          Cha mẹ phải yêu thương con cái như thế nào?
Yêu thương là bổn phận đầu tiên, gồm tóm mọi bổn phận khác của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ phải yêu thương con cái là định luật tự nhiên được khắc sâu trong lòng mọi người, nhưng phải yêu thương như thế nào?
“Khi con cái còn nhỏ, sự tôn trọng và yêu thương của cha mẹ được biểu lộ trước hết qua việc chăm sóc và lưu tâm nhằm dạy dỗ con cái mình, để đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của chúng. Khi chúng lớn lên, cũng vẫn sự tôn trọng và tận tuỵ đó thúc đẩy cha mẹ giáo dục con cái để chúng biết sử dụng lý trí và sự tự do của mình một cách đúng đắn”. [2] Hai điểm cần chú ý nhiều hơn về tình yêu thương mà cha mẹ phải dành cho con cái, là
- Hãy đối xử công bằng với các con. Gia đình Giacob là một tấm gương đáng buồn về sự thù ghét, ghen tị, nẩy sinh giữa anh em một nhà, bởi cảnh con yêu con ghét, bởi sự ưu đãi dành riêng cho đứa con xinh xắn hơn, có tài hơn, v. v. . .
- Hãy sẵn lòng tha thứ cho con cái. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh người cha để diễn tả tình thương tha thứ của Thiên Chúa trong dụ ngôn người con hoang đàng. Đối với người Kitô hữu, không tha thứ cho người khác là một lỗi nặng, thì cha mẹ không sẵn lòng tha thứ cho con cái sẽ như thế nào?
123.          Cha mẹ phải nuôi dưỡng con cái ra sao?
Nuôi dưỡng trước hết là coi sóc và bảo vệ đời sống con cái ngay từ lúc thụ thai cho đến tuổi trưởng thành.
Ngay từ lúc thụ thai, người mẹ có bổn phận giữ gìn sức khỏe của mình, ăn uống những chất bổ dưỡng, tránh những sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe của người con trong lòng, như làm việc quá sức, say sưa, nghiện ngập. . .
Phá thai là một tội ác ghê tởm không thể chấp nhận được nơi những bậc làm cha mẹ dù với bất cứ lý do gì.
Khi đứa bé đã được sinh ra, cha mẹ có bổn phận coi sóc, đừng để xẩy ra tai nạn gì cho con vì sự bất cẩn hay vô ý của mình. Cha mẹ phải cẩn thận về việc ăn uống của con cái: cho chúng ăn những thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng (cần lưu ý là không phải món mắc tiền nào cũng tốt, cũng như không phải món ăn tốt thì mắc tiền). Cha mẹ phải đáp ứng cho con những nhu cầu cần thiết để sống xứng với nhân phẩm, như áo quần, nhà cửa, văn hóa. Cha mẹ mắc tội nặng nếu để con phải thiếu thốn do sự lười biếng, phung phí, hay thói rượu chè, bài bạc của mình. Hai điều góp phần nhiều nhất trong việc tàn phá gia đình là tiêu xài phung phíquản lý tiền bạc lơi lỏng.
Cha mẹ cũng mắc lỗi, nếu dùng tiền mua danh tiếng trong việc từ thiện mà để con phải túng thiếu. Việc bác ái cũng phải theo thứ tự: chúng ta nên làm việc bác ái, từ thiện, nhưng phải bắt đầu từ gia đình mình, từ con cái mình, vì “Ai không chăm lo đến thân thuộc và cách riêng đến nguời trong gia đình mình thì chối bỏ đức tin rồi và tồi tệ hơn người không tin” (1Tm 5,8).
124.          Cha mẹ phải dạy dỗ con cái như thế nào?
“Quyền và bổn phận giáo dục con cái là bổn phận hàng đầu và bất khả nhượng của cha mẹ”. [3] “Nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục hết sức quan trọng đến nỗi, nếu thiếu, chắc chắn là không gì thay thế được”. [4] Nhưng giáo dục con cái còn là một nghệ thuật mà không phải cha mẹ nào cũng biết, vì giáo dục là phải làm sao cho con cái tự nguyện bước vào con đường tốt lành mà cha mẹ chỉ vẽ cho, chứ không phải là bắt ép bằng roi đòn, hình phạt. . .
Muốn được thế, cha mẹ cần phải:
a. Thăng tiến chính bản thân mình: “Lời nói hay bay, gương bày lôi cuốn”. Không có bài giảng nào sống động và thu hút con cái cho bằng đời sống đức tin, và sự thực hành các nhân đức nơi cha mẹ; và cũng không có bài giảng nào phản tác dụng cho bằng bài giảng của người không giữ điều mình dạy. “Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nêu gương tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trước mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hướng dẫn và sửa dạy con cái”. [5]
b. Tạo được bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, tôn trọng, phục vụ nhau, và biết nhịn nhục, tha thứ cho nhau.
- Lành mạnh: Cha mẹ phải gìn giữ gia đình khỏi các gương xấu, sản phẩm văn hóa xấu, và dịp tội.
- Cởi mở: Mọi người trong gia đình sống chân tình, thẳng thắn với nhau, không dấu diếm nhau; giữa vợ chồng có sự nhất trí trong chương trình sống của gia đình, trong cách thức giáo dục con cái.
- Tôn trọng nhau và có tinh thần phục vụ: Đây là nguyên lý của đời sống hạnh phúc trong gia đình, vì không thể có một gia đình êm ấm mà trong đó ai cũng chỉ nghĩ đến mình.
- Sau hết, “mọi người và mỗi người phải biết quảng đại và luôn sẵn sàng tha thứ cho nhau khi gặp những xúc phạm, gây gỗ, bất công và bỏ rơi”. [6]
Sự nhịn nhục, tha thứ lẫn nhau là thứ dầu bôi trơn vạn năng, mà không có nó cuộc sống gia đình đôi lúc sẽ trở thành hết sức nặng nề và khó chịu.
c. Biết sửa lỗi con cái: Yêu thương không có nghĩa là cho con cái được sống tùy thích; và tha thứ cũng không phải là nhắm mắt làm ngơ trước lỗi lầm. Cha mẹ có lỗi nặng nếu không biết sửa lỗi con cái.
“Yêu cho roi cho vọt, ai sửa dạy con mình sẽ thấy điều ích lợi” (Hc 30,1-2). Việc sửa dạy con cái là cần thiết, nhất là khi chúng còn trẻ; vì nếu không, những thói xấu cũng sẽ lớn lên cùng với tuổi tác, và việc sửa lỗi sẽ khó khăn hơn bội phần, đôi khi như không thể sửa được nữa.
Muốn sửa sai phải thận trọng và tùy theo hoàn cảnh cũng như bản chất của lỗi lầm. Đôi khi dịu dàng, đôi khi cứng rắn, nhưng không bao giờ sửa sai với sự nóng nẩy và thô bạo. Cũng phải loại trừ thái độ bênh con bất kể đúng sai, dù là với thầy cô hay với xóm giềng. Thái độ bênh con đó sẽ tạo nên những đứa con không ai bảo được, kể cả cha mẹ nó.
125.          Cha mẹ phải dạy con cái những gì?
Để trở thành người Kitô hữu trưởng thành, con cái cần được giáo dục đầy đủ, theo những điểm cốt yếu sau:
- Giáo dục đức tin: “Việc giáo dục đức tin cho con cái phải được bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ của chúng”. [7] Đây là điều cần được lưu tâm trước tiên, vì đức tin là nền tảng cho hầu hết những gì phải dạy dỗ.  
Cha mẹ nên lo liệu cho con cái được rửa tội, lại phải tiếp tục nuôi dưỡng hạt giống đức tin nơi con cái bằng lời nói, việc làm, và một đời sống phù hợp với Phúc Âm, dạy con cầu nguyện, dạy con học biết giáo lý, thúc giục con cái tham dự các lớp giáo lý tại xứ đạo, và lãnh nhận các bí tích đức tin cần thiết. [8]
- Giáo dục nhân bản: là dạy con sống đúng với phẩm giá của một con người qua việc luyện tập các đức tính tự nhiên, như cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, v. v. . . Qua đó, chúng tập được thói quen bỏ mình, sống vì người khác, biết làm chủ bản thân, và có một khả năng phán đoán lành mạnh.
- Giáo dục văn hóa: Cha mẹ cần quan tâm đến việc học của con cái, không được bắt con nghỉ học nếu không có lý do chính đáng; ngoài ra, cha mẹ cũng cần biết hướng dẫn con chọn bạn bè, phim ảnh, sách báo.
- Giáo dục sức khỏe: Cha mẹ phải dạy cho con cái biết cách gìn giữ, tăng cường sức khỏe, và tập luyện cho được một tinh thần sống lạc quan, vui tươi.
- Hướng nghiệp: “Cha mẹ phải tránh ép buộc con cái trong việc chọn nghề, cũng như trong việc chọn người bạn đời. Dù phải dè dặt, cha mẹ vẫn có thể giúp đỡ con cái bằng những ý kiến khôn ngoan, nhất là khi con cái chuẩn bị lập gia đình”.  [9]
Nếu nhận thấy nơi con cái mình có ơn gọi sống đời tu trì, một ơn gọi riêng đến từ Thiên Chúa, cha mẹ đừng quên rằng: “Các mối liên hệ trong gia đình dù quan trọng, nhưng không phải tuyệt đối … cha mẹ phải tôn trọng ơn gọi này và khuyến khích con cái đáp trả bằng việc đi theo ơn gọi đó”. [10]
Hơn nữa, cha mẹ hãy “đón nhận và tôn trọng với tâm tình vui mừng và tạ ơn, ơn gọi mà Chúa dành cho một người nào đó trong số con cái mình để đi theo Người trong sự trinh khiết vì Nước Trời, trong đời sống thánh hiến hay trong thừa tác vụ tư tế”. [11]


[1] GLCG, 2222
[2] GLCG, 2229
[3] Tông huấn Familiaris Consortio, 36
[4] CĐ Vat. II, Tuyên ngôn Gravissimum educationis, 3
[5] GLCG, 2223
[6] GLCG, 2227
[7] GLCG, 2226
[8] GLCG, 2226
[9] GLCG, 2230
[10] GLCG, 2232

GLCG _ giữ đức công bằng


Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ MƯỜI
175.           Điều răn 7 và 10 dạy ta điều gì?
          Điều răn thứ bảy dạy ta giữ đức công bằng và bác ái trong việc quản lý và sử dụng của cải đời này.
          Công bằng và công ích đòi ta “tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế và quyền tư hữu. [1]
          Vì thế, điều răn thứ bảy “cấm ta lấy hay giữ tài sản của người khác cách bất công, cấm làm hại của cải họ bằng bất cứ cách nào”, vì thế mà buộc ta hoàn trả những gì đã lấy cách bất công, và bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
          Không chỉ tôn trọng quyền tư hữu mà còn dạy ta tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế, điều răn thứ bảy hướng chúng ta về sự hoàn hảo của đức công bằng, là đức bác ái.
          Bác ái dạy ta “cố gắng sử dụng mọi của cải trần thế để phụng sự Thiên Chúathực thi tình bác ái huynh đệ”. [2]
          Điều răn thứ mười dạy ta không được ham muốn của cải người khác: ”Ngươi sẽ không được thèm muốn của gì của người đồng loại ngươi” (Xh 20,17).
176.           Mục đích của hai điều răn 7 và 10 là gì?
          Hết mọi của cải đều thuộc về Chúa vì Ngài tác tạo nên chúng. Bởi đó, chúng phải phụng sự Ngài và Ngài muốn dùng chúng như thế nào tùy ý. Thế nhưng Chúa là Cha nhân lành đã “trao địa cầu và tài nguyên cho nhân loại chung sức quản lý, để con người chăm sóc, chế ngự chúng bằng lao động và hưởng dùng hoa trái của địa cầu”. [3]
          Của cải trở thành vô giá trị nếu không được sử dụng, và còn trở thành tai họa nếu bị sử dụng sai mục đích. Điều răn 7 và 10 được đặt ra để gìn giữ của cải trong vị trí đúng thực của nó, là thỏa mãn nhu cầu của đời sống mọi người.
          Với cái nhìn đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao điều răn 7 và 10 không chỉ ngăn cấm những hành vi bất công, mà còn đòi buộc chúng ta phải chung hưởng của cải, sử dụng của cải trong tình bác ái huynh đệ .
177.           Quyền chung hưởng của cải là gì?
          “Quyền tư hữu của cải do mình làm ra hay nhận được một cách chính đáng không huỷ bỏ việc Thiên Chúa ban địa cầu cho toàn thể nhân loại ngay từ nguyên thuỷ. Quyền chung hưởng của cải vẫn ưu tiên, cho dù sự thăng tiến công ích đòi phải tôn trọng tư sản, quyền tư hữu và việc hành sử quyền này”. [4]
          “Khi sử dụng của cải, con người phải coi của cải vật chất mà mình sở hữu một cách chính đáng không chỉ như của riêng mình, nhưng còn là của chung nữa: nghĩa là của cải đó có thể sinh ích không những cho riêng mình mà còn cho cả người khác nữa”. [5]
178.           Quyền tư hữu của cải có cần thiết không?
          Tuy cả trái đất được ban cho nhân loại chung hưởng, nhưng quyền tư hữu của cải vẫn cần thiết, vì “quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Sau cùng, những quyền này còn là một điều kiện tạo nên tự do của người công dân, vì khuyến khích họ đảm trách và thi hành phận vụ của mình”. [6]
179.           Thế nào là không tôn trọng tài sản tha nhân?
          “Mọi hình thức chiếm đoạt và cầm giữ cách bất công tài sản của tha nhân, dù không nghịch với dân luật, vẫn nghịch điều răn thứ bảy, như cố tình không trả của đã mượn, giữ lại của rơi, buôn gian bán lận, trả lương thiếu công bằng, lợi dụng sự không biết và khó khăn của tha nhân để tăng giá”. [7]
          “Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, nghĩa là cấm chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của sở hữu chủ”. [8]
          Chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của họ là lấy và giữ của người cách bất công.
180.           Lấy của người cách bất công là gì?
           Lấy của người cách bất công có những hành vi sau:
           - Gian lận trong khi mua bán: là cố ý giao hàng không đúng phẩm chất, số lượng, giá cả, hay thứ loại hàng theo ý người mua; hoặc vì nhằm thủ lợi mà không báo cho người kia biết sự lầm lẫn của họ về giá trị thực của món hàng, về số tiền đếm lộn, số lượng món hàng đếm sai …
           Cũng là gian lận khi cố ý làm hàng giả để bán với giá hàng thật, hoặc làm hoá đơn giả để ghi số tiền không đúng với số tiền đã trao hay nhận.
           - Xâm lấn: là thay đổi ranh giới đất đai hay của cải có lợi cho mình cách bất công, như sửa hàng rào, bờ ruộng, lấn sang đất người khác; xây tường, sân, lấn ra đường.
           - Cho vay ăn lời quá đáng: là cho vay với mức lời vượt quá quy định của pháp luật hoặc quá thói quen của địa phương được mọi người chấp nhận.  
           - Hối lộ: là việc người có chức quyền nhận tiền bạc hay của cải của ai, để ban cho người đó những quyền lợi mà họ không đáng được, hoặc miễn giảm phần phạt mà họ đáng phải chịu. Cả người đưa hối lộ và người nhận đều phạm tội hối lộ, lỗi đức công bằng phân phối.
           - Thâm lạm của công: là hành vi chiếm dụng của công làm của riêng, hay sử dụng của công vào việc riêng tư, như dùng xe công để chạy việc riêng, bàn công việc riêng bằng điện thoại của công sở. . .
           - Đầu cơ tích trữ: là hành vi tạo sự khan hiếm giả tạo một món nhu yếu phẩm nào đó, để có thể độc quyền bán với giá cao. Tội đầu cơ chẳng những lỗi đức công bằng mà còn lỗi đức bác ái, và còn có thể vi phạm điều răn thứ năm nếu nó gây nên nạn đói kém. Cùng loại với tội đầu cơ là tội tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách loan tin đồn về sự tăng hay giảm giá của một món hàng, về sự khan hiếm của một món hàng, để trục lợi.
181.           Giữ của người cách bất công là những tội nào?
           Giữ của người cách bất công có những tội như:
           - Không trả nợ: không hoàn trả cho người khác tiền bạc, của cải mình đã vay mượn họ theo đúng hạn kỳ đã ước định, đúng với số lượngphẩm chất của vật được vay mượn. Chạy hụi (bỏ không đóng hụi nữa khi đã nhận tiền) cũng là một hình thức không trả nợ mình đã mượn của những người cùng chơi.
           - Không trả tiền công xứng đáng: Là tội bất công của người chủ khi không trả tiền lương, hay chậm trễ quá lâu, hoặc bắt công nhân làm thêm giờ mà không thêm lương, hoặc bắt chẹt người làm phải làm công việc quá nặng với đồng lương không tương xứng, dù có sự thỏa thuận của hai bên. “Tùy theo nhiệm vụ và năng suất của mỗi người, tình trạng của xí nghiệp và công ích, việc làm phải được trả lương sao cho con người có đủ khả năng xây dựng cho mình một đời sống xứng hợp về phương diện vật chất, văn hóa và tinh thần”. [9]
           - Trốn thuế: Thuế là phần đóng góp do nhà cầm quyền hợp pháp đặt ra cho dân chúng để chi phí vào những việc thiện ích chung, như trả lương cho các viên chức nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phát triển văn hoá, giao thông v. v. . .
           “Không đóng góp lệ phí cho những cơ quan an ninh xã hội do chính quyền hợp pháp quy định là điều bất công”. [10] Người trốn thuế là người lấy cắp của mọi người, hưởng dùng tài sản của mọi người.
           - Đồng loã, là tội của những ai không tự tay mình làm điều bất công, nhưng lại đóng góp vào sự bất công đó qua hành động, lời nói, hay sự bỏ qua: như hiến kế, dẫn đường, đưa thang, canh gác cho kẻ trộm; che dấu kẻ trộm, oa trữ, mua bán đồ bị trộm cắp; biết có kẻ trộm mà không báo cho chủ biết, hay không tìm cách ngăn cản v. v. . .
           Những người đồng lõa với những hành vi bất công sẽ cùng chịu trách nhiệm với thủ phạm chính trong việc đền trả.
           - Không hoàn lại của lượm được:
           Của cải lượm được, bắt được, hay tìm thấy được, có thể phân làm hai loại: Vật vô chủ và vật có chủ, với cách xử lý khác nhau. Vật có chủ phải được trả về cho sở hữu chủ của nó. Vật vô chủ là vật không có sở hữu chủ, hay là vật có sở hữu chủ nhưng không tìm thấy sở hữu chủ trong một thời hạn quy định, nói chung là cần tham khảo dân luật về vấn đề này. .
          Luật dân sự, điều 247, quy định:
1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc nhà nước.
2. Người phát hiện vật không biết ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết để nhận lại.
3. Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu vật là động sản thì sau 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản, thì sau 5 năm, kể từ ngày thông báo công khai, vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì bất động sản đó thuộc nhà nước, người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.


[1] GLCG, 2401
[2] GLCG, 2401
[3] GLCG, 2402
[4] GLCG, 2403
[5] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 69
[6] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 71
[7] GLCG, 2049
[8] GLCG, 2048
[9] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 67