Hiển thị các bài đăng có nhãn vd.ductin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vd.ductin. Hiển thị tất cả bài đăng

Mark Link _ Lời Chúa thứ năm tuần 13 thường niên

THỨ NĂM – TUẦN 13
Bài đọc 1 Năm lẻ
Thiên Chúa đã thử Abraham mà rằng: “Ngươi hãy đi đến đất Moria… Trên một ngọn núi Ta sẽ tỏ cho ngươi, ngươi hãy dâng Isaac làm của lễ thượng hiến cho Ta.” [Abraham đã vâng lời và đem Isaac đi với mình].

Lời Chúa cnps 6b _ tình yêu _ dấu chứng của Thiên Chúa

Tình yêu
Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ: “Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?”.
Vị tu sĩ đáp: “Có chứ”.
Người thanh niên hỏi: “Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được?.

Niềm tin công giáo

Chương 1.   SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA
Đâu là lời đáp trả của chúng ta trước mặc khải của Thiên Chúa?
Mặc khải của Thiên Chúa về chính Ngài và chương trình Chúa dành cho loài người đòi hỏi một câu trả lời từ chúng ta. Câu trả lời đó được gọi là đức tin. Thư gửi tín hữu Do Thái định nghĩa đức tin "là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy" (Dt 11,1). Đức tin, giống như mặc khải, là một món quà Chúa ban, trao cho ta sự đoan chắc, tín thác và tin tưởng vào những thực tại mà ta không thể nhìn thấy hay chứng minh cách rõ ràng được. Đức tin là chấp nhận Chúa và sự sống của Ngài bằng việc sống và tin những chân lý Chúa đã mặc khải. Chúng ta nhận được sức mạnh để sống và tin vào sự thật và sự sống của Chúa từ chính Chúa. 
Michael Francis Pennock

Học hỏi mùa chay _ 2

12 Ðiều Mà Mọi Người Công Giáo
Phải Trả Lời Ðược
Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến. Trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công Giáo có nhiệm vụ phải trả lời.
2. "Kitô giáo không hơn gì các tín ngưỡng khác. Tất cả mọi tôn giáo đều dẫn đến Thiên Chúa."
Nếu bạn không nghe đến câu này vài chục lần, bạn không rút ra được bao nhiêu. Ðáng buồn là những người nói lên điều này thường lại là Kitô hữu (ít ra trên danh nghĩa).

Học hỏi mùa chay _ 1

12 Ðiều Mà Mọi Người Công Giáo
Phải Trả Lời Ðược
Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến. Trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công Giáo có nhiệm vụ phải trả lời.
1. "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả. Ðiều đúng cho bạn chưa chắc đã đúng cho tôi."
Người ta dùng lý luận này rất nhiều khi họ không đồng ý với một câu nói và không có cách nào khác để chống đỡ tư tưởng của mình. Vậy, nếu không có gì là đúng cho tất cả mọi người, thì họ muốn tin gì thì tin, và không thể nói gì để làm họ đổi ý cả.

Học hỏi mùa chay _ vấn đề đức tin

12 Ðiều Mà Mọi Người Công Giáo Phải Trả Lời Ðược

Niềm tin công giáo _ sự hiện hữu của Thiên Chúa


Chương 1.   SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA
Kinh nghiệm chung nói gì với chúng ta về Thiên Chúa?
Từ thời rất xa xưa, nhân loại đã tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đại đa số các nền văn hóa đều tin vào một hữu thể nào đó lớn hơn hẳn so với bất cứ một thành phần nào của mình. Có những chính phủ vô thần phủ nhận Thiên Chúa, nhưng nhiều người trong các quốc gia đó vẫn giữ vững một niềm tin vào Thiên Chúa.
Người ta có thể lý luận rằng những gì được thấy đó đâu có chứng minh là có một Thiên Chúa. Tuy vậy, kinh nghiệm chung của nhân loại tin nhận một Thiên Chúa, Đấng liên kết, chữa lành, và gìn giữ loài người, vẫn có sức thuyết phục rất lớn.
Người ta không đồng ý với nhau về bản tính đích thực của hữu thể siêu việt này hay là có thể có bao nhiêu hữu thể siêu việt đó. Một số người phác họa Thiên Chúa là một vị thần thù hằn, hay báo oán. Người khác lại nhìn thấy đó là một nhân vật xa lạ, như một bác thợ đồng hồ tạo ra kiệt tác của mình rồi hài lòng để cho nó tự chạy. Còn những người khác lại hình dung ra một vị thần đồng bóng hay bỡn cợt và hành hạ các vật thụ tạo của mình.
Tuy vậy, sự bất đồng ý kiến về bản tính của Thiên Chúa không bác bỏ sự hiện hữu của Ngài. Những khác biệt đó chỉ đơn giản cho ta thấy, để mặc cho trí tuệ bị che khuất của mình, chúng ta không thể nhận biết Thiên Chúa một cách rõ ràng. Chúng ta biết có một ai đó, nhưng đặc tính nhận dạng lại không rõ ràng với chúng ta. Chúng ta phải cần đến sự trợ giúp trực tiếp của Thiên Chúa nếu chúng ta muốn biết Ngài đúng như Ngài là.
Lịch sử của con người nói gì với chúng ta về Thiên Chúa?
Lịch sử loài người là một luận cứ mạnh mẽ cho sự hiện hữu của Thiên Chúa. Dường như có một trí tuệ đàng sau lịch sử phát triển của chúng ta - sự lan rộng của nhân loại từ các đồng bằng châu Phi hay thung lũng Lưỡng Hà đến mọi miền của trái đất và bây giờ thậm chí đến cả mặt trăng và những vòng ngoài của Thái Dương Hệ.
Michael Francis Pennock

Niềm tin công giáo _ sự hiện hữu của Thiên Chúa

Chương 1.   SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA
Có Thiên Chúa hay không?
Trong thư gửi cho giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô dạy rằng chúng ta có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa khi suy tư về những điều Chúa đã tạo dựng (Rm 1,19-21). Trong Công Đồng Vatican I, Giáo hội Công giáo dạy rằng: "Thiên Chúa, khởi nguyên và cùng đích của mọi sự, có thể được nhận biết một cách chắc chắn bởi ánh sáng tự nhiên của lý trí con người từ những điều Ngài đã tạo dựng."
Thánh Phaolô và Hội Thánh không tuyên bố rằng mỗi người và mọi người có thể và thực sự nhận biết về sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng lý trí, mà chỉ khẳng định rằng với lý trí của mình, người ta có khả năng khám phá vị Thiên Chúa ẩn mình vì "những gì người ta không thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Ngài, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua công trình của Người" (Rm 1:20). Niềm tin vào Thiên Chúa không phải là bất hợp lý hoặc ngu ngốc như một số người vô thần tuyên bố. 
Một vài luận cứ cho sự hiện hữu của Thiên Chúa bao gồm kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm chung của nhân loại, lịch sử nhân loạinhững luận chứng dựa trên lý trí.

Niềm tin công giáo

ĐÂY LÀ ĐỨC TIN CỦA CHÚNG TA
Chương 1. Sự hiện hữu của Thiên Chúa
Chương 2. Thiên Chúa: Đấng Tạo Dựng Nên Chúng Ta

Niềm tin công giáo

Chương 1.   SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA
“Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1Cr 13,12)
Lúc này hay lúc khác, trong suy nghĩ hay cảm xúc, con người có được một cảm nghiệm tuyệt vời, một cảm nghiệm lay chuyển tận gốc cuộc sống. Đó là những lúc mà hầu hết chúng ta có khuynh hướng quay về với Thiên Chúa, muốn tìm hiểu về sự hiện diện ẩn mà không biết làm sao chúng ta lại cảm nhận thấy. Những cảm nghiệm này thúc đẩy chúng ta đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống... và cái chết. Tại sao tôi ở đây? Tại sao có đau khổ? Tại sao những người thân yêu của tôi và tôi phải chết? Đâu là ý nghĩa của tình yêu?  
Tín ngưỡng và không tín ngưỡng
Những câu hỏi như trên buộc chúng ta phải đối mặt với vấn đề về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Hầu hết mọi người đều kết luận là có Thiên Chúa. Tuy thế, người vô thần lại phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Họ có những lý do khác nhau. Một số người vô thần nói rằng sự tồn tại của Thiên Chúa không thể được chứng minh, do đó, đối với họ, hoàn toàn không có Thiên Chúa, không có một thế giới nào khác hơn thế giới mà họ cảm nghiệm được bằng các giác quan. Những người khác cho rằng niềm tin vào Thiên Chúa hạ thấp giá trị của con người; đối với họ, nhân loại là vị thần duy nhất. Còn những người vô thần khác bác bỏ khái niệm về Thiên Chúa vì họ thấy đau khổ và sự dữ trong thế giới không tương thích với sự tồn tại của một Hữu Thể tối cao và yêu thương.
Đứng giữa các tín hữu và người vô thần là những người theo thuyết bất khả tri, họ tuyên bố rằng chúng ta không thể biết là có Thiên Chúa hay không. Câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa không tạo nên mấy thay đổi trong cuộc sống thực tế của họ.
Thực sự, người vô thần, người theo thuyết bất khả tri - và cả các "tín hữu trên danh nghĩa" đều dửng dưng với các thực tại tâm linh - thách thức các tín hữu xét lại niềm tin của mình.
Chương này sẽ bàn về hai vấn đề: về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và về sự liên lạc giữa Thiên Chúa và nhân loại.
Michael Francis Pennock

Mark Link _ Lời Chúa thứ ba tuần 4 thường niên

TUẦN 4 – THỨ BA
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Anh em hãy hướng mắt về Chúa Giêsu. Ngài đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục… để anh em không nản chí” (Dt 12,2-3).
Trong bộ phim “Funhy Face” có một cảnh trong đó Fred Astaire dùng cây gậy đẩy chiếc mũ có chóp ra khỏi đầu và bắt lấy nó trên gót chân. Trên màn ảnh, trò đó xem ra rất dễ, nhưng phải mất ba mươi lần thử trước máy quay. Khi Astaire nhặt chiếc mũ lên lần thứ 29, chúng ta có thể tưởng tượng nhà đạo diễn đã nói: “Thôi, bỏ ý định đó đi!” Nhưng Astaire không chịu đầu hàng. Không gì khiến anh ta từ bỏ ý định, nếu anh thấy ý định đó đáng thực hiện.

Thời sự Giáo Hội _ tại sao giới trẻ bỏ nhà thờ?

TẠI SAO GIỚI TRẺ BỎ NHÀ THỜ?
Một cuốn sách tổng kết các dữ kiện của sở nghiên cứu Barna Group mới được xuất bản với một nhan đề rất dài "You Lost Me: Why Young Christians are Leaving the Church. .. and Rethinking Faith," (Hiểu không nổi: Tại sao giới trẻ bỏ Giáo Hội. .. suy nghĩ lại về vấn đề Đức Tin) đã phân tích ra nhiều lý do tại sao giới trẻ trong lứa tuổi mới lớn đã thôi không đi nhà thờ nữa.
Trong sách, ông giám đốc David Kinnaman cùng với nhà văn Aly Hawkins đã đúc kết các dự kiện thống kê thành ra một danh sách các vấn đề.
Trong phần nhập đề, cuốn sách nêu lên ba thực tại cần phải lưu ý trong khi phân tích giới trẻ.
1. Giáo Hội tuy tích cực tham gia sinh hoạt với thanh thiếu niên, nhưng nhiều người trẻ khi lớn lên đã không còn trung thành giữ đạo.
2. Lý do bỏ đạo thì rất nhiều, do đó, điều quan trọng là không nên đưa ra một khái niệm tổng quát đơn giản về cả một thế hệ.
3. Giáo Hội không chuẩn bị giới trẻ một cách đầy đủ để tiếp tục theo chân Chúa trong bối cảnh văn hóa thay đổi nhanh chóng.
Vấn đề, Kinnaman giải thích, không phải là thanh thiếu niên ít tham gia các hoạt động trong nhà thờ so với các thế hệ trước. Trong thực tế, khoảng bốn phần năm thanh thiếu niên ở Mỹ đã có kinh nghiệm sống trong một cộng đoàn Kitô hữu trong lúc thơ ấu hoặc lúc vị thành niên. Vậy thì điều gì đã xảy ra để các sinh hoạt này biến mất ở độ tuổi đôi mươi.
Ở độ tuổi này, ở bên Công Giáo cũng như bên Tin Lành, ít có người trẻ nào còn dám nói rằng họ vẫn cam kết với Chúa Kitô, mặc dù họ đã từng có nhiều kinh nghiệm sống đạo trước đó.
Vấn đề không đơn giản chỉ là ngưng đi nhà thờ. Thậm chí vấn đề còn phức tạp hơn cả một khủng hoảng về niềm tin. Vấn đề là những người trẻ này ngưng hẳn việc tham gia vào mọi cơ cấu tổ chức.
Đây quả là một vấn đề khác hẳn với những gì xảy ra trong quá khứ.
Một yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến giới trẻ hôm nay là bối cảnh văn hóa mà họ đang sống. Kinnaman khẳng định rằng, khác với các thế hệ Kitô hữu trước, thế hệ này đã phải sống qua các thay đổi văn hóa sâu sắc và nhanh chóng.
Trong vài thập kỷ qua, những thay đổi lớn lao về truyền thông, kỹ thuật, tình dục và kinh tế đã đưa đến một xã hội lưu động, phức tạp và bất an lớn hơn trước rất nhiều.
Để giải thích khái quát những thay đổi đã xảy ra, Kinnaman gộp chung vào ba khái niệm chính: khả năng Truy Cập, sự Tha Hóa và Quyền Bính.
Thứ nhất về khả năng Truy cập, ông chỉ cho thấy sự xuất hiện của thế giới kỹ thuật số đã tạo ra một cuộc cách mạng trong sự giao tiếp với nhau và khả năng có được những thông tin một cách dễ dàng mau chóng hơn. Điều này dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cách thức mà thế hệ hiện tại đặt mối liên hệ, làm việc và suy nghĩ.
Nhìn về mặt tích cực, Internet và các công cụ kỹ thuật số đã mở ra một cơ hội to lớn để truyền bá những sứ điệp Kitô giáo. Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là người ta có thể truy cập vào các quan điểm và các giá trị văn hóa khác và đặt ra nhiều câu hỏi về niềm tin.
Trong khi đó, những cách suy nghĩ thẳng thắn và hợp lý đã không được cổ võ đúng mức.
Thứ hai là sự Tha Hóa, theo Kinnaman, có nghĩa là giới trẻ cảm thấy lạc lõng với gia đình, với cộng đồng và với các tổ chức. Mức độ cao của ly hôn và có con ngoài hôn nhân đã dẫn tới hậu quả là có nhiều người lớn lên ở bên ngoài cơ cấu gia đình truyền thống.
Theo Kinnaman, thời gian để đạt tới trưởng thành đã bị kéo ra lâu dài hơn, người ta kết hôn và sinh con muộn hơn. Nhưng mà nhiều nhà thờ lại không có các chương trình mục vụ để giúp những người trẻ sống bên ngoài truyền thống được trưởng thành môt cách có hiệu quả.
Nhiều người trẻ ngày nay tỏ ra nghi ngờ về những tổ chức xã hội trong quá khứ. Các phong trào bình dân và sự đóng góp tập thể thì được đánh giá cao hơn là những định chế có đẳng cấp.
Thái độ hoài nghi với các định chế như thế đã đưa tới sự mất lòng tin với Quyền Bính, đó là khái niệm thứ ba của Kinnaman. Đây là một xu hướng đa nguyên, thậm chí sự nuôi dưỡng những ý tưởng dị đồng được coi là có ưu tiên cao hơn sự tin tưởng vào Kinh Thánh và vào các quy tắc đạo đức.
Một nền văn hóa luôn luôn đặt câu hỏi có thể dẫn con người đến sự thật, và sự căng thẳng giữa đức tin và văn hóa cũng có thể đưa đến những kết quả tích cực, tuy nhiên, Kinnaman ghi nhận, nó đòi hỏi các nhà thờ phải có cách tiếp cận mới.
Làm thế nào để nối lại mối dây liên lạc?
Kinnaman thừa nhận ông thất bại trong nỗ lực tìm ra một hoặc hai lý do lớn về lý do tại sao người trẻ cắt đứt liên hệ với nhà thờ của họ.
Thực tế cho thấy những người đó bỏ cuộc vì rất nhiều lý do.
-         Một số coi nhà thờ của họ là một trở ngại cho sự sáng tạo và phát biểu cá tính. Một số khác cảm thấy những lời giảng dậy là hời hợt và vô vị. Và một số nữa bỏ đạo vì nghĩ rằng đức tin không tương thích với khoa học.
-         Một lý do làm cho nhiều người trẻ bỏ nhà thờ vì cho rằng các quy tắc của nhà thờ là áp bức, đặc biệt là về khía cạnh tình dục. Xu hướng hiên nay của văn hóa là nhấn mạnh đến sự khoan dung và chấp nhận các ý kiến khác mình cũng có giá trị, xu hướng này rõ ràng xung đột với lời tuyên xưng rằng chân lý của Kitô giáo là phổ quát. Sự xung đột này là một trở ngại đối với một số người.
-         Một số Kitô hữu trẻ nói rằng nhà thờ của họ không cho phép họ bày tỏ nghi ngờ và nói rằng phản ứng của giáo hội trước những nghi vấn là không đầy đủ.
Kinnaman cũng tìm thấy nhiều trường hợp trong đó nhà thờ không dậy dỗ giới trẻ tuổi một cách đầy đủ và sâu sắc. Một đức tin thiếu chiều sâu ở tuổi vị thành niên và thanh niên làm cho niềm tin của họ trở thành mơ hồ và cắt đứt sự liên kết giữa đức tin và cuộc sống hàng ngày của họ. Do đó, nhiều người trẻ coi Kitô giáo là nhàm chán và không thích hợp.
Phần cuối của cuốn sách Kinnaman đưa ra một số lời khuyên trong lúc đi tìm những giải pháp ngăn chặn sự mất mát của giới trẻ:
-         Các thế hệ cũ trong các nhà thờ cần phải thay đổi cách xử sự liên quan đến giới trẻ.
-         Nên có những nghiên cứu thần học mới về khái niệm ơn gọi để khuyến khích giới trẻ có thể đào sâu hơn những gì mà Thiên Chúa yêu cầu họ làm trong cuộc sống của họ.
-         Cuối cùng, chúng ta cần phải đặt sư khôn ngoan làm ưu tiên trên những tài liệu thông tin. Sự khôn ngoan, ông giải thích, có nghĩa là khả năng thấy được một cách đúng đắn sự liên hệ giữa một sự việc với Thiên Chúa, với người khác, và với văn hóa.
Tìm được những giải pháp mới là vấn đề cần phải làm sớm. Đối phó với vấn đề sống còn này là một việc làm cấp bách không thể nghi ngờ được nữa.
Lm John Flynn, LC.
Nguồn tin: Vietcatholic

TU ĐỨC _ suy nghĩ về trí thức

SUY NGHĨ VỀ TRÍ THỨC
Thánh Augustinô là một Giám mục Phi châu, đứng đầu một giáo phận nhỏ thuộc Phi châu. Ngài sống từ năm 354 đến năm 430. Như thế, lịch sử thánh nhân thuộc về một địa lý nhỏ và một thời gian đã xa.

Sống đức tin _ không thể thiếu niềm tin

KHÔNG THỂ THIẾU NIỀM TIN *
Đầu năm 1967, bà Svetlana Iosifovna Alliluyeva 41 tuổi - ái nữ của nhà độc tài Joseph Staline (1879-1953) - tự ý rời bỏ Mạc-tư-khoa, thủ đô của Liên-Xô vô thần để xin tỵ nạn tôn giáo bên Hoa Kỳ.

SỐNG ĐẠO - NIỀM TIN


Nghệ thuật giúp con người gặp gỡ Thiên Chúa
WHĐ (02.09.2011) – Hôm thứ Tư 31-08, 5000 khách hành hương đã tham dự buổi tiếp kiến chung ở Castel Gandolfo với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Trong bài giáo lý hằng tuần, Đức Thánh Cha kêu gọi tái khám phá ý nghĩa sâu xa nhất của nghệ thuật, diễn tả bằng nhiều dạng thức, nhưng đặc biệt vì đó là con đường của vẻ đẹp dẫn đến Thiên Chúa. Đồng thời ngài cũng chia sẻ những hồi ức cá nhân về việc nghệ thuật đã dẫn đưa ngài đến với Thiên Chúa như thế nào.
ĐTC nói: “Thời gian vừa qua tôi đã nhiều lần nhắc đến việc mọi Kitô hữu cần phải tìm ra thời gian dành cho Thiên Chúa, để cầu nguyện, giữa những bộn bề của cuộc sống hằng ngày. Chính Chúa cho chúng ta nhiều cơ hội để nhớ đến Ngài. Hôm nay tôi xin nói ngắn gọn về một trong những phương tiện có thể đưa chúng ta đến với Thiên Chúa và cũng có thể giúp chúng ta gặp gỡ Ngài: đó là con đường thể hiện nghệ thuật, một phần của “con đường của Vẻ Đẹp”, mà nhiều lần tôi đã nói đến và con người ngày nay cần phục hồi ý nghĩa sâu xa nhất của nó”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói tiếp: “Có lẽ đôi khi, trước một tác phẩm điêu khắc, một bức tranh, một vài câu thơ hay một bài hát, anh chị em đã có một cảm nghiệm sâu xa, một cảm thức hân hoan, nghĩa là, anh chị em nhận ra rằng trước mặt mình không phải chỉ là vật chất, một khối đá bằng cẩm thạch hay bằng đồng, một khung vải vẽ sơn, một dãy mẫu tự hoặc một mớ âm thanh, nhưng là điều gì đó lớn hơn, điều gì đó nói được, chạm được vào trái tim, nhắn gửi một sứ điệp, hay nâng cao tâm hồn. Các công trình nghệ thuật là kết quả của sự sáng tạo của con người, đặt câu hỏi về thực tại hữu hình, cố gắng khám phá ý nghĩa sâu xa của nó và truyền thông ý nghĩa ấy qua ngôn ngữ của hình dạng, màu sắc, âm thanh. Nói ngắn gọn, tác phẩm nghệ thuật là một cánh cửa mở vào vô hạn, mở mắt tâm hồn và trái tim”.
ĐTC nói thêm: “Tuy nhiên, có những diễn tả nghệ thuật là con đường thực sự dẫn đến Thiên Chúa là Vẻ Đẹp tối cao, thực sự giúp nuôi dưỡng mối tương quan của chúng ta với Người trong kinh nguyện. Đây là những tác phẩm được sinh ra từ đức tin và diễn tả đức tin. Ví dụ như khi chúng ta đến thăm một nhà thờ kiểu gothic, chúng ta trầm trồ trước các đường thẳng vút lên trời và hướng tầm mắt và linh hồn của chúng ta lên cao, đồng thời chúng ta lại cảm thấy mình nhỏ bé, và khao khát điều viên mãn... Hoặc khi chúng ta bước vào một nhà thờ kiểu roman: tự nhiên chúng ta được thôi thúc hồi tâm cầu nguyện. Chúng ta cảm thấy như thể đức tin của bao thế hệ đọng lại nơi những tòa nhà tráng lệ này. Hoặc, khi chúng ta nghe một bài thánh nhạc làm rung động trái tim, tâm hồn chúng ta rộng mở và giúp chúng ta hướng về Chúa”.
 “Một lần nữa, tôi lại nhớ đến buổi hòa nhạc của Johann Sebastian Bach, tại Munich, do Leonard Bernstein chỉ huy. Khi bài cuối cùng kết thúc, một bản Cantate, tôi cảm thấy –không phải bằng lý luận, mà bằng con tim–, rằng những gì tôi vừa nghe đã thông truyền cho tôi sự thật, sự thật đức tin về nhà soạn nhạc vĩ đại và điều ấy thôi thúc tôi ca ngợi và tạ ơn Chúa. Bên cạnh tôi là Đức giám mục của Munich thuộc Giáo Hội Luther, và bất giác, tôi nói với ngài, ai nghe bài này sẽ thấy rằng đức tin là có thật và cái đẹp lại diễn tả sự hiện diện của sự thật về Thiên Chúa một cách không thể cưỡng lại được”.
Sau đó Đức giáo hoàng nói về các nghệ sĩ đã chạm vào cuộc sống của chúng ta như thế nào: “Biết bao lần những bức tranh hoặc bích họa, là hoa trái đức tin của các nghệ sĩ, trong nhiều hình thức, sắc màu và ánh sáng, đã thúc giục chúng ta suy nghĩ về Thiên Chúa và nuôi dưỡng trong chúng ta ước muốn múc lấy từ nguồn mạch của mọi vẻ đẹp. Điều mà nghệ sĩ vĩ đại Marc Chagall từng viết vẫn còn đúng, rằng qua bao thế kỷ người họa sĩ đã nhúng cây cọ của mình vào bảng mẫu tự đầy màu sắc, là quyển Kinh Thánh.

Paul Claudel
Như thế, biết bao lần những diễn tả nghệ thuật là dịp nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa, giúp chúng ta cầu nguyện hay hoán cải tâm hồn! Vào năm 1886, Paul Claudel, một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà ngoại giao Pháp, đang khi nghe hát bài Magnificat trong lễ Giáng sinh ở Vương cung thánh đường Đức Bà Paris, đã cảm nhận Thiên Chúa đang hiện diện. Ông đã không bước vào nhà thờ do đức tin thúc đẩy, nhưng để tìm kiếm các lập luận phản bác các Kitô hữu. Thay vì thế, ân sủng của Thiên Chúa lại tác động tâm hồn ông”.
Đức Thánh Cha kết luận: “Tôi mời anh chị em tái khám phá tầm quan trọng của con đường cầu nguyện này, đối với mối tương quan sống động của chúng ta với Thiên Chúa. Các thành phố và thị trấn trên khắp thế giới đều bảo tồn các công trình nghệ thuật thể hiện đức tin và nhắc nhở chúng ta về mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Đi xem các nơi trưng bày nghệ thuật không chỉ là một dịp làm giàu về mặt văn hóa, nhưng trên hết có thể còn là một thời điểm ân sủng, khuyến khích chúng ta củng cố mối tương quan và đối thoại của mình với Chúa, dừng lại và chiêm ngưỡng, đi từ thực tại đơn giản bên ngoài đến một thực tại sâu sắc hơn, đến vẻ đẹp đánh động chúng ta, gần như khiến chúng ta bị thương trong nội tâm và mời gọi chúng ta hướng về Thiên Chúa”.
Và sau đó ĐTC chào đón những người hành hương nói tiếng Anh: “Tôi vui mừng chào đón các người hành hương và du khách nói tiếng Anh ở đây hôm nay, đặc biệt là những người từ Scotland và Malta. Hôm nay chúng ta suy niệm về sự cần thiết đến với Chúa qua kinh nghiệm và sự thưởng lãm vẻ đẹp nghệ thuật. Nghệ thuật có khả năng làm cho nhu cầu muốn vượt ra khỏi những gì chúng ta nhìn thấy trở thành hiện thực và điều đó cho thấy chúng ta đang khao khát vẻ đẹp vô hạn là Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, tôi mời anh chị em mở lòng ra cho cái đẹp và để cái đẹp thúc đẩy anh chị em cầu nguyện và ca ngợi Chúa. Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho tất cả anh chị em!”
 (Vatican Radio, 31-08-2011)
Huy Hoàng

GLCG _ nguyên nhân bỏ đạo

Bài 8. ĐỨC TIN
(ĐIỀU RĂN THỨ I)
 61.      Nguyên nhân làm cho người ta bỏ đạo là gì?

Sống đức tin _ Thiên Chúa giờ đây ban ơn cứu độ

THIÊN CHÚA CHÚNG TA THỜ
GIỜ ĐÂY BAN ƠN CỨU ĐỘ
Đêm Vọng Phục Sinh 23-4-2011 tại nhà thờ Chính Tòa Aix-en-Provence, miền Nam nước Pháp, anh Olivier, 21 tuổi, nhận cùng lúc ba bí tích khai tâm Kitô Giáo. Thật là biến cố trọng đại, một hồng ân vô biên của THIÊN CHÚA Từ Bi, xét vì anh từng là ngôi sao của nhạc Rock cuồng điên, là đồ đệ của Satan. Xin nhường lời cho anh Olivier:

Vấn đề đức tin _ không có thiên đàng


Vấn đề đức tin
'Không có thiên đàng'
Giáo sư Stephen Hawking quả quyết thay vì bước qua một thế giới khác, khi chết não bộ của con người sẽ tắt đi như ''máy vi tính bị hỏng" vậy.