Hiển thị các bài đăng có nhãn gioitre. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gioitre. Hiển thị tất cả bài đăng

Sống đức tin _ bạn trẻ xứ đạo tôi đâu cả rồi?

Bạn trẻ xứ đạo tôi,
HỌ ĐÂU CẢ RỒI?
Giáo Hội đã mời gọi thế giới hãy trở về với Gia đình để tìm ra phương thế bảo vệ, vì Gia đình đang bị tổn thương. Gia đình như thành trì bảo vệ giới trẻ.
Tu sĩ Vinh sơn Nguyễn Văn Hanh CSC

Giáo dục _ lời khuyên của các linh mục nhà hưu dưỡng

LINH MỤC NHÀ HƯU DƯỠNG  
LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHO GIỚI TRẺ
Phải quan tâm đến giới trẻ vì đây là thành phần rất quan trọng trong Giáo hội, Giáo phận và Họ đạo...
Lm. Biển Xanh

Lời Chúa cntn 11b _ công trình của tình yêu

CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH YÊU
Tình yêu hết sức cao cả mà vẫn rất bình thường, đầy sức mạnh trong những việc nhỏ bé.
Lm. HK

Lễ CTT Hiện Xuống _ bài giảng cho giới trẻ


Từ lòng Người, sẽ
tuôn chảy nước hằng sống
Tất cả những điều này, không ai khác hơn, chính Đức Kitô đã làm cho tôi. Và đó là tất cả những gì tôi biết về Người...
Lm. HK

Sông đức tin _ câu hỏi làm ĐTC xúc động


Câu hỏi của cô bé 12 tuổi  
làm Đức Giáo hoàng xúc động…  
“Lòng trắc ẩn và của bố thí một cách hời hợt vẫn không đủ, mà mọi người cần phải thật sự quan tâm đến số phận của những người không may đang sống bên lề xã hội.” (ĐTC Phanxicô)
AFP

Học làm người _ hoa và đàn ông

HOA VÀ ĐÀN ÔNG
Những anh đàn ông mang thói trăng hoa cũng thường thả mồi bắt bóng. Nhiều khi kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Vui thú chẳng được bao nhiêu, nhưng hậu quả lại thật là tai hại.
Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Sống đức tin _ tôi thấy lo lắng cho giới trẻ bây giờ


Phỏng vấn Cha Pi-ô Ngô Phúc Hậu: 
“Tôi thấy lo lắng cho giới trẻ bây giờ!”  
Ban Truyền thông Hội SVCG TGP Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn với Cha Pi-ô Ngô Phúc Hậu về chủ đề tình yêu và hôn nhân Công Giáo, và những thách đố trong đời sống đức tin của người trẻ hiện nay.
Mira – Ban Truyền Thông Hội SVCG TGP Hà Nội

Lễ Lá _ sứ điệp cho ngày quốc tế giới trẻ 2014

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha
Nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2014
VATICAN. Hôm 6.2, Đức Thánh Cha đã cho công bố Sứ Điệp của ngài nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2014, với đề tài “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3).
Chuyển ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Sống đức tin _ thư gửi sinh viên học sinh công giáo

ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
HỘi ĐỒng Giám MỤc ViỆt Nam
_________________________________________________________________________
210 Hùng Vương, Phường Xuân Bình, Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Email: uybangiaoduc@gmail.com; Đt: 098 250 4545
THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
NHÂN DỊP ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ VÀ ĐẠI LỄ PHỤC SINH 2014

Sống đức tin _ giới trẻ và lương tâm

GIỚI TRẺ SỐNG LƯƠNG TÂM NGÀY NAY
Lm. Phan Tấn Thành có nói: “Ai đã chẳng hơn một lần “nói dối lương tâm”, “lường gạt lương tâm”, đó là chưa kể những lần “bóp nghẹt lương tâm”, “bịt miệng lương tâm” [25]. Điều quan trọng chúng ta có nhận ra những lỗi lầm mà lương tâm mách bảo để kịp thời sửa đổi hay không, điều đó mới là quan trọng.
Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình, MF

Học làm người _ người trẻ và 5 chọn lựa quan trọng nhất

NGƯỜI TRẺ VÀ  
‪ 5 LỰA CHỌN QUAN TRỌNG NHẤT  
Trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời "thăng hoa" như mong muốn...
Giản Tư Trung

Mục vụ: Đức tin của giới trẻ trong đời sống hôm nay

ĐỨC TIN CỦA GIỚI TRẺ
trong đời sống hôm nay
Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF 12/7/2011
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được xem là sự mở đầu kỷ nguyên của thời đại văn minh trí tuệ, hay còn gọi là thời đại của những phát minh khoa học và kỹ thuật đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đây là cơ hội cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ chúng ta - không chỉ tự khẳng định mình mà còn biểu lộ mạnh mẽ khát vọng tiến xa hơn nữa! Bên cạnh đó, giới trẻ ngày nay đang đứng trước cơn khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và đang có nguy cơ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Vấn đề này, không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm cha mẹ mà còn là thách đố của những người có trách nhiệm…

Thời sự Giáo Hội _ tại sao giới trẻ bỏ nhà thờ?

TẠI SAO GIỚI TRẺ BỎ NHÀ THỜ?
Một cuốn sách tổng kết các dữ kiện của sở nghiên cứu Barna Group mới được xuất bản với một nhan đề rất dài "You Lost Me: Why Young Christians are Leaving the Church. .. and Rethinking Faith," (Hiểu không nổi: Tại sao giới trẻ bỏ Giáo Hội. .. suy nghĩ lại về vấn đề Đức Tin) đã phân tích ra nhiều lý do tại sao giới trẻ trong lứa tuổi mới lớn đã thôi không đi nhà thờ nữa.
Trong sách, ông giám đốc David Kinnaman cùng với nhà văn Aly Hawkins đã đúc kết các dự kiện thống kê thành ra một danh sách các vấn đề.
Trong phần nhập đề, cuốn sách nêu lên ba thực tại cần phải lưu ý trong khi phân tích giới trẻ.
1. Giáo Hội tuy tích cực tham gia sinh hoạt với thanh thiếu niên, nhưng nhiều người trẻ khi lớn lên đã không còn trung thành giữ đạo.
2. Lý do bỏ đạo thì rất nhiều, do đó, điều quan trọng là không nên đưa ra một khái niệm tổng quát đơn giản về cả một thế hệ.
3. Giáo Hội không chuẩn bị giới trẻ một cách đầy đủ để tiếp tục theo chân Chúa trong bối cảnh văn hóa thay đổi nhanh chóng.
Vấn đề, Kinnaman giải thích, không phải là thanh thiếu niên ít tham gia các hoạt động trong nhà thờ so với các thế hệ trước. Trong thực tế, khoảng bốn phần năm thanh thiếu niên ở Mỹ đã có kinh nghiệm sống trong một cộng đoàn Kitô hữu trong lúc thơ ấu hoặc lúc vị thành niên. Vậy thì điều gì đã xảy ra để các sinh hoạt này biến mất ở độ tuổi đôi mươi.
Ở độ tuổi này, ở bên Công Giáo cũng như bên Tin Lành, ít có người trẻ nào còn dám nói rằng họ vẫn cam kết với Chúa Kitô, mặc dù họ đã từng có nhiều kinh nghiệm sống đạo trước đó.
Vấn đề không đơn giản chỉ là ngưng đi nhà thờ. Thậm chí vấn đề còn phức tạp hơn cả một khủng hoảng về niềm tin. Vấn đề là những người trẻ này ngưng hẳn việc tham gia vào mọi cơ cấu tổ chức.
Đây quả là một vấn đề khác hẳn với những gì xảy ra trong quá khứ.
Một yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến giới trẻ hôm nay là bối cảnh văn hóa mà họ đang sống. Kinnaman khẳng định rằng, khác với các thế hệ Kitô hữu trước, thế hệ này đã phải sống qua các thay đổi văn hóa sâu sắc và nhanh chóng.
Trong vài thập kỷ qua, những thay đổi lớn lao về truyền thông, kỹ thuật, tình dục và kinh tế đã đưa đến một xã hội lưu động, phức tạp và bất an lớn hơn trước rất nhiều.
Để giải thích khái quát những thay đổi đã xảy ra, Kinnaman gộp chung vào ba khái niệm chính: khả năng Truy Cập, sự Tha Hóa và Quyền Bính.
Thứ nhất về khả năng Truy cập, ông chỉ cho thấy sự xuất hiện của thế giới kỹ thuật số đã tạo ra một cuộc cách mạng trong sự giao tiếp với nhau và khả năng có được những thông tin một cách dễ dàng mau chóng hơn. Điều này dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cách thức mà thế hệ hiện tại đặt mối liên hệ, làm việc và suy nghĩ.
Nhìn về mặt tích cực, Internet và các công cụ kỹ thuật số đã mở ra một cơ hội to lớn để truyền bá những sứ điệp Kitô giáo. Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là người ta có thể truy cập vào các quan điểm và các giá trị văn hóa khác và đặt ra nhiều câu hỏi về niềm tin.
Trong khi đó, những cách suy nghĩ thẳng thắn và hợp lý đã không được cổ võ đúng mức.
Thứ hai là sự Tha Hóa, theo Kinnaman, có nghĩa là giới trẻ cảm thấy lạc lõng với gia đình, với cộng đồng và với các tổ chức. Mức độ cao của ly hôn và có con ngoài hôn nhân đã dẫn tới hậu quả là có nhiều người lớn lên ở bên ngoài cơ cấu gia đình truyền thống.
Theo Kinnaman, thời gian để đạt tới trưởng thành đã bị kéo ra lâu dài hơn, người ta kết hôn và sinh con muộn hơn. Nhưng mà nhiều nhà thờ lại không có các chương trình mục vụ để giúp những người trẻ sống bên ngoài truyền thống được trưởng thành môt cách có hiệu quả.
Nhiều người trẻ ngày nay tỏ ra nghi ngờ về những tổ chức xã hội trong quá khứ. Các phong trào bình dân và sự đóng góp tập thể thì được đánh giá cao hơn là những định chế có đẳng cấp.
Thái độ hoài nghi với các định chế như thế đã đưa tới sự mất lòng tin với Quyền Bính, đó là khái niệm thứ ba của Kinnaman. Đây là một xu hướng đa nguyên, thậm chí sự nuôi dưỡng những ý tưởng dị đồng được coi là có ưu tiên cao hơn sự tin tưởng vào Kinh Thánh và vào các quy tắc đạo đức.
Một nền văn hóa luôn luôn đặt câu hỏi có thể dẫn con người đến sự thật, và sự căng thẳng giữa đức tin và văn hóa cũng có thể đưa đến những kết quả tích cực, tuy nhiên, Kinnaman ghi nhận, nó đòi hỏi các nhà thờ phải có cách tiếp cận mới.
Làm thế nào để nối lại mối dây liên lạc?
Kinnaman thừa nhận ông thất bại trong nỗ lực tìm ra một hoặc hai lý do lớn về lý do tại sao người trẻ cắt đứt liên hệ với nhà thờ của họ.
Thực tế cho thấy những người đó bỏ cuộc vì rất nhiều lý do.
-         Một số coi nhà thờ của họ là một trở ngại cho sự sáng tạo và phát biểu cá tính. Một số khác cảm thấy những lời giảng dậy là hời hợt và vô vị. Và một số nữa bỏ đạo vì nghĩ rằng đức tin không tương thích với khoa học.
-         Một lý do làm cho nhiều người trẻ bỏ nhà thờ vì cho rằng các quy tắc của nhà thờ là áp bức, đặc biệt là về khía cạnh tình dục. Xu hướng hiên nay của văn hóa là nhấn mạnh đến sự khoan dung và chấp nhận các ý kiến khác mình cũng có giá trị, xu hướng này rõ ràng xung đột với lời tuyên xưng rằng chân lý của Kitô giáo là phổ quát. Sự xung đột này là một trở ngại đối với một số người.
-         Một số Kitô hữu trẻ nói rằng nhà thờ của họ không cho phép họ bày tỏ nghi ngờ và nói rằng phản ứng của giáo hội trước những nghi vấn là không đầy đủ.
Kinnaman cũng tìm thấy nhiều trường hợp trong đó nhà thờ không dậy dỗ giới trẻ tuổi một cách đầy đủ và sâu sắc. Một đức tin thiếu chiều sâu ở tuổi vị thành niên và thanh niên làm cho niềm tin của họ trở thành mơ hồ và cắt đứt sự liên kết giữa đức tin và cuộc sống hàng ngày của họ. Do đó, nhiều người trẻ coi Kitô giáo là nhàm chán và không thích hợp.
Phần cuối của cuốn sách Kinnaman đưa ra một số lời khuyên trong lúc đi tìm những giải pháp ngăn chặn sự mất mát của giới trẻ:
-         Các thế hệ cũ trong các nhà thờ cần phải thay đổi cách xử sự liên quan đến giới trẻ.
-         Nên có những nghiên cứu thần học mới về khái niệm ơn gọi để khuyến khích giới trẻ có thể đào sâu hơn những gì mà Thiên Chúa yêu cầu họ làm trong cuộc sống của họ.
-         Cuối cùng, chúng ta cần phải đặt sư khôn ngoan làm ưu tiên trên những tài liệu thông tin. Sự khôn ngoan, ông giải thích, có nghĩa là khả năng thấy được một cách đúng đắn sự liên hệ giữa một sự việc với Thiên Chúa, với người khác, và với văn hóa.
Tìm được những giải pháp mới là vấn đề cần phải làm sớm. Đối phó với vấn đề sống còn này là một việc làm cấp bách không thể nghi ngờ được nữa.
Lm John Flynn, LC.
Nguồn tin: Vietcatholic

HỌC LÀM NGƯỜI _ giá một ly nước chanh

GIÁ CỦA MỘT LY NƯỚC CHANH
Đây là một câu chuyện trên Interntet. Một cậu bé 9 tuổi mỗi ngày đi học được mẹ cho 2000đ, chỉ đủ để uống một ly nước chanh. Lần nọ, cậu rụt rè xin mẹ thêm 2000đ nữa để đãi bạn cùng uống nuốc vì lý do rất chính đáng: “Hôm qua, bạn mời con ăn bánh”. Bà Mẹ hỏi: “Khi ăn bánh của bạn, con có nghĩ ra được cách nào để có tiền đãi bạn, ngoài cách xin mẹ tiền không?”. Cậu bé hồn nhiên trả lời: “Dạ không ạ”. “Thế sao con lại ăn bánh của bạn? Đúng ra, con nên suy nghĩ trước rồi hãy nhận lời. Ta sẽ giải quyết thế này vậy: Hôm nay con mang nước lọc đi học, để dành 2000đ lại, cộng với 2000đ của ngày mai, con sẽ đủ tiền đãi bạn cùng uống nước”.
Nếu bạn nghĩ rằng bà mẹ quá nghiêm khắc, có lẽ bạn nên xem tiếp câu chuyện dưới đây.
GIÁ 15 THÁNG CHƠI GAME
N. năm nay học lớp 11. Bố mẹ N. đều là lãnh đạo của những ngân hàng lớn. Như mọi bậc cha mẹ khác, anh chị động viên con cố gắng học tốt và định hướng thi đại học rõ ràng để sau này đạt mức thu nhập trên 2000 USD/tháng . Vừa nghe dứt lời, N. quy đổi lập tức 2000 USD ra tương đương với 40 triệu, Với 40 triệu, cậu sẽ được… chơi game thả cửa trong 15 tháng. Bố mẹ N. hết hồn. Đây không nói đến chuyện cậu bé mơ ước điều gì, nỗi “hết hồn” của bố mẹ N. là nhận ra con mình không biết phân biệt giữa “cái muốn” và “cái cần”.
Nên nói thêm, N. không phải là trường hợp cá biệt, một điều tra năm 2010 cho thấy 25% học sinh tại các thành phố lớn cảm thấy không bao giờ có đủ tiền để tiêu xài. Phần lớn tiền ăn sáng của các em không phải để ăn sáng mà để ăn vặt, uống trà sữa và xem phim. Tương tự, tiền các em được cho để để dành luôn dành để “bù lỗ” những khoản lạm chi. Kết quả là 32% học sinh phải đối mặt với cảnh “túng bấn” khi bất ngờ phát sinh một khoản chi lớn, dẫn đến việc phải vay mượn. Dưới mắt của người làm trong ngành tài chính, bố mẹ N. biết, khi không biết phân biệt giữa “cái muốn” và “cái cần”, trẻ rất dễ hình thành thói quen tiêu xài hoang phí. Và quan trọng hơn, theo đà phát triển về tín dụng của các ngân hàng, tình hình tài chính cá nhân ngày càng phức tạp, những đứa trẻ như N. rất dễ trở thành các con nợ trong tương tai.
Cuộc điều tra trên cũng cho thấy điều trớ trêu là phần lớn phụ huynh thống nhất rằng thanh  thiếu niên bây giờ tiêu tiền hoang phí, ngoại trừ… con mình. Hầu hết bố mẹ mặc nhiên cho rằng con mình biết tiêu tiền, trong khi lại rất ít có dịp kiểm tra xem con sử dụng tiền có đúng mục đích không.
MỌI THỨ ĐỀU CÓ GIÁ…
Năm 2005, một cậu bé Singapore tên Jeremy Tio, lúc đó mới 9 tuổi, đi lạc trong rừng cùng với 3 người anh họ suốt 3 ngày. Khi nhóm cứu hộ tìm được, cả 4 cậu bé đã gần như kiệt sức và hoảng loạn. Khi hiểu ra mình vừa được cứu, Jeremy Tio thốt lên: “Cháu yêu các chú!”. Cậu không khóc nhưng người cứu hộ trào nước mắt vì cảm động và vui mừng. “Hãy đưa cháu về nhà. Cháu sẽ cảm tạ chú bằng tất cả số tiền cháu có”. Sau câu nói ấy, Tio trở thành một “hiện tượng” của nền giáo dục Singapore. Người ta không chê trách cậu bé, vì em còn nhỏ và sau những gì em đã trải qua. Tuy nhiên, chính nhờ Tio, Singapore nhận ra rằng họ đã đào tạo được một thế hệ vô cùng thực dụng, tin rằng có thể mua mọi thứ bằng tiền hoặc bằng… nhiều tiền.
Như vậy, rõ ràng là cho con tiền thì dễ, dạy con cách tiêu tiền mới khó. Khó hơn nữa là không có công thức chung trong việc dạy trẻ chi tiêu bởi mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi đửa trẻ mỗi tính nết. Quan trọng hơn cả, phụ huynh cần làm gương cho trẻ trong việc lập kế hoạch chi tiêu và thực hành tiết kiệm. Qua những câu chuyện trong bữa cơm, nên thường xuyên chia sẻ với trẻ các khoản chi tiêu trong gia đình. Rủ con đi chợ, đi siêu thị cũng là một cách hay để giúp trẻ biết cân nhắc việc tiêu xài. Hãy hướng dẫn con kỹ năng quản lý tài chính thay vì cằn nhằn khi con xin tiền hoặc soi mói, lục lọi túi để tìm hiểu tiền để dành của con.
Lý nước chanh trong câu chuyện trên đây đâu phải chỉ có giá 2000đ. Nó vô giá, bởi bài học giáo dục tài chính ấy ứng dụng trong suốt cả cuộc đời.
THÁI MAI

NÓI VỚI CHÍNH MÌNH _ Nói với tuổi trẻ về tình yêu

NÓI VỚI TUỔI TRẺ VỀ TÌNH YÊU
  Tình yêu cũ như trái đất, nhưng vẫn mới như những mùa xuân.
  Rất nhiều người nói tới. Rất nhiều người nghĩ tới. Rất nhiều người muốn tránh nó.
  Nhưng tránh nó là đã gặp nó. Mà tránh nó sao được, khi nó là một yếu tố cần thiết đi liền cuộc sống. Tình yêu đâu phải là một thứ xa xỉ phẩm. Nó làm nên đời sống và ở trong cuộc sống. Nó là chuyện của mỗi người.
  Tuy nhiên, tôi rất ngại đề cập đến tình yêu. Tất nhiên phải có lý do để ngại. Hôm nay, tôi muốn nói tới một số những lý do đó.
  Lý do ngại đầu tiên là vì tôi không chắc chúng ta có cùng hiểu tình yêu như nhau không.
  Bạn nói tình yêu, họ nói tình yêu, tôi nói tình yêu. Nhưng nếu mỗi người hiểu tình yêu mỗi cách, thì chỉ có sự gặp gỡ danh từ, chứ chưa có sự gặp gỡ tư tưởng. Sẽ không có khởi điểm chung. Sẽ chỉ là một cuộc đối thoại hình thức của những độc thoại nội dung. Sẽ có những hiểu lầm và những lạm dụng.
  Ngay mấy câu tôi quả quyết trên kia: “Tình yêu không phải là một thứ xa xí phẩm. Nó là một yếu tố đi liền cuộc sống’’ đã được bạn hiểu thế nào? Nếu bạn trích những câu đó để biện minh cho thứ tình dâm dật chẳng hạn, thì oan cho tôi rồi.
  Không gì dễ hiểu cho bằng tình yêu. Nhưng không có gì khó định nghĩa cho bằng tình yêu. Dễ hiểu, bởi vì ai cũng có yêu, Không nhiều thì ít. Nhưng khó định nghĩa, bởi vì tình yêu rất phức tạp.
  Tình yêu nói chung đã chia thành 3 phía: tâm lý siêu hình và luân lý.
  Tình yêu có nhiều loại. Aristote đã chia 3, thánh Thomas chia 2, Max Scheler chia 5, cháu Héris chia 8. Đó chỉ là một số tác giả tượng trưng.
  Người ta có thể không đồng ý về số loại tình yêu, nhưng người ta không thể cho rằng chỉ có một thứ tình yêu duy nhất. Không thế thì làm gì có vấn đề tốt xấu đặt ra trong tình yêu.
  Phân tích tình yêu trong lý thuyết đã là điều không dễ. Nhưng phân tích tình yêu trong cuộc sống lại càng khó hơn. Sự kiện đo đưa tới lý do thứ hai khiến tôi ngại nói tới tình yêu. Đó là vì tôi không chắc ta có thể hiểu được tình yêu của người khác, nhất là tình yêu của chính ta không?
  Nói lý thuyết là để hiểu thực tế. Nhưng tình yêu thực tế rất khó nhận diện. Bởi vì không có tình yêu trống vậy, không có tình yêu hiện thân, nghĩa là không có tình yêu ngoài người đang yêu. Mà tình yêu thì không mùi, không sắc, không đo lường được. Nó ở trong con người nên cũng có phức tạp như con người.
  Đã hẳn theo lý thuyết thì tình yêu có thể là một trong những loại sau đây: tình yêu siêu nhiên với đối tượng siêu nhiên, tình yêu siêu nhiên với đối tượng tự nhiên, tình yêu tình cảm, tình yêu cảm giác, tình yêu nhục dục, tình yêu tính dục, tình yêu nhân tính, tình yêu thú tính.
  Tuy nhiên, trong thực tế không bao giờ có một thứ tình yêu nào được hoàn toàn thuần túy chỉ thuộc riêng một loại. Tình yêu cao nhất vẫn gây âm hưởng trong thân xác. Tình yêu nhục dục thấp nhất cũng không hoàn toàn chỉ là thú tính.
  Khi yêu là yêu với tất cả con người, mặc dầu hướng đi có khác nhau. Tình yêu giống như một hòa âm, nên không dễ phân biệt cung điệu nào là chính.
  Nếu tôi đứng ngoài nhìn vào tình yêu của bạn, tôi sẽ rất dễ lầm. Bởi vì tôi là người ngoài cuộc, chỉ nhìn theo bề khách quan rồi đoán ra, chứ không thấy được trực tiếp tình yêu của bạn. Mà tình yêu đó có hình dạng gì đâu mà thấy được. Tình yêu diễn tả bằng thái độ và ngôn ngữ. Nhưng thái độ và ngôn ngữ là những thứ đa diện đa năng. Mỗi người đều có thể cho chúng những ý nghĩa tùy mình. Nếu căn cứ vào những cái đó để đoán tình yêu người khác, ta thường dễ rơi vào chủ quan ở chỗ “suy bụng ta ra bụng người’’. Không khéo khoa phân tâm học lại cho những xét đoán của ta là sự xuất hiện trá hình của những thèm muốn bị dồn ép của chính ta.
  Nhưng nếu bạn là người trong cuộc thì bạn cũng khó nhận ra bộ mặt thực của tình yêu bạn. Bởi vì lúc đó bạn dễ thiên vị và dễ bị tình cảm đam mê làm mù quáng. Tình yêu là một thứ kết tinh như Stendahl nói. Nhiều khi, nó là một thứ pha trộn giữa thực tại và ảo ảnh. Bao lần người ta đã yêu trong mộng ước trước khi gặp người yêu thực. Yêu người trong mộng nên mới dừng lại một người yêu thực. Để rồi lại yêu người yêu thực qua hình ảnh trong mộng, nhưng lại không phân biệt được thực và mộng ở chỗ nào, thì làm sao hiểu rõ được tình yêu của mình. Chỉ hiểu được rõ khi tình đã chết. Lúc đó ta đã đứng ngoài cuộc rồi.
  Tính cách phức tạp vừa kể của tình yêu lại dẫn tới lý do thú ba khiến tôi ái ngại nói về tình yêu, đó là vì tình yêu rất nặng tính cách chủ quan.
  Tìm một kết luận khách quan đã khó lắm. Phương chi lại đứng trong một vấn đề chằng chịt những tính cách chủ quan.
   Đã hẵn, theo thánh Thomas, thì ba yếu tố tâm lý cần thiết để nhóm lên lửa tình là: Tốt, đẹp và hạp. Nhưng thế nào là tốt, là hạp, là đẹp? Cho dù ngàn sách dạy về sự tốt, sự đẹp, sự hạp, thì trong thực tế, khi bạn yêu ai, người đo có thẻ chỉ tốt cho bạn, đẹp cho bạn, hạp với bạn, chứ đâu có phải họ tốt đẹp và hạp cho tất cả mọi người? Họ có thể xấu và không hạp đối với người khác, nhưng tốt và hạp với bạn. Nó gọi là duyên nợ thì duyên nợ là ở chỗ đó. Nếu đẩy tính cách chủ quán riêng cho từng người và riêng cho từng trường hợp.
   Khởi đi là những yếu tố chủ quan vừa kể tình yêu đi về đích điểm nào? Nó dừng lại người yêu hay lại qua người yêu để trở lại chúng ta? Nó cho đi mà không cần nhận lại, hay tình yêu nào cũng mong mõi hai chiều. Ước mong nhận lại và hai chiều có phải là vị kỷ hay không?
   Bao sách đạo đức đã cho rằng yêu không mong được yêu mới là tốt. Nhưng M. Nédoncelle đã không đồng ý. Tôi nghĩ ông có lý với điều kiện. Thực ra cả hai quan niệm đều đúng. Nhưng bên nào cũng đúng theo cái nhìn chủ quan của mình. Thế mới nguy.
   Nhiều chuyện tình tôi coi như vô lý. Nhưng nó không có lý cho tôi, mà lại có lý cho người khác trong cuộc. Tôi không phải họ, họ đâu phải là tôi . Họ khác, tôi khác. Thế mới rắc rối. Mỗi tình có cái lý riêng của mình. Cái lý riêng của tình không ai hiểu nỗi ngoài người chủ của tình yêu. Nhưng bao lần chính họ cũng chẳng nắm vững được cái lý của tình mình.
   Tình yêu có quá nhiều tính cách chủ quan nên lại một lý do nữa khiến tôi ái ngại nói về tình yêu. Đó là vì tình yêu quá bao la.
   Bao la thì dễ hồ đồ. Hồ đồ thì khó xác thực.
   Tình yêu nghe như vấn đề bé nhỏ,nhưng thực sự nó mênh mông khôn tả.
   Bạn thử hỏi mỗi người nghĩ gì về tình yêu? Bạn thử đọc sách nói về tình yêu. Bạn thử khảo cứu những tác giả chuyên về tình yêu. Bạn thử viết một tác phẩm đầy đủ về tình yêu... Bạn thế nào, tôi không rõ. Riêng tôi, tôi nhận là tôi không đọc xuể, không hiểu thấu và không viết nỗi.
   Tình yêu bao la vì tình yêu muôn mặt.
   Người tình của Kinh Thánh trong Ca đệ nhất chỉ mới là một mặt của tình yêu. Tình của Trọng Thủy và Mỵ Nương lại là mặt khác. Tình của Lan và Điệp lại là một mặt khác nữa. Tình của Rôméo và Juliette không giống tình của Tristan và Isolde. Đến chuyện ly kỳ của hoàng đế Ed-Ward VIII  đã cam lòng từ nhiệm ngôi vua để cưới một người đàn bà không còn trong trắng, thì tình yêu lại xuất hiện với bộ mặt vừa chân thành vừa bi đát lạ thường làm xúc động cả thế giới.
   Còn bao nhiêu bộ mặt khác của tình yêu.
   Ngay cơ cấu tâm lý của tình yêu cũng đã là vấn đề quá rộng, chứ chưa nói gì tới hàng trăm vấn đề nằm trong tình yêu. Phạm vi bát ngát, mà lại muốn đơn giản thì khó tránh được thiếu xót đáng ngại.
   Tình yêu rất bao la và phức tạp. Tìm hiểu nó bằng lý trí và sách vở đã vậy, nhưng thiết tưởng cũng cần phải hiểu nó bằng trái tim và sự trưởng thành của kinh nghiệm. St  Exupéry nói: “Chỉ với trái tim, người ta mới thấy được rỏ.’’ Câu đó đúng trong phạm vi tình yêu.
   Tình yêu được dựng nên cho con người, và con người được dưng nên cho tình yêu, để tất cả trở về tình yêu nguyên thủy và sau cùng là Thiên Chúa. Vì thế, khi nòi về tình yêu, tôi vốn lo tôi không cung kính đủ, không nhân loại đủ và không hướng về Chúa đủ.
  Nếu bạn chia sẻ với tôi về những lý do kể trên khiến tôi ngại nói về tình yêu, thì bạn sẽ dễ đoán được tình yêu là vấn đề tế nhị thế nào và cần phải dè dặt, cân nhắc, thận trọng lắm để khỏi có những nông cạn, thiếu xót và lầm lẫn.
   Nếu đi đến kết luận đó, thì cũng đã là một kết quả tốt rồi.
   Tôi chỉ mong có thế.
ĐGM. GB. Bùi Tuần

Giáo dục _ hội chứng siêu nhân

Hội chứng 'siêu nhân' của trẻ
do đồ chơi bạo lực tràn lan
Chị Mai đưa con trai 5 tuổi vào cửa hàng đồ chơi trẻ em để mua quà trung thu, bé chọn ngay chiếc súng nhựa và thanh kiếm phát sáng. Cầm lấy súng, cậu dí thẳng vào đầu mẹ đòi bắn.
Chưa hết giật mình vì cậu con trai nghịch ngợm đòi bắn mẹ, chị Mai (thành phố Vinh, Nghệ An) phát hoảng khi chứng kiến cảnh cậu bé vung cây kiếm phát sáng về phía mọi người rồi tuyên bố “Sẽ gọi các anh em siêu nhân đến tiêu diệt hết cả khu vực này”. Chị Mai không dám mua súng, kiếm cho con nữa, song cậu bé cứ giãy nảy đòi mua bằng được một khẩu súng nhựa.

TIN GIÁO HỘI _ ĐTC nhắn nhủ giới trẻ


Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ giới trẻ:
“HÃY LÀM CHO CẢ THẾ GIỚI
HIỂU BIẾT VÀ YÊU MẾN
CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ!”
WHĐ (22.08.2011) – Chúa nhật 21-08-2011, tại sân bay Cuatro Vientos, vào cuối Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXVI, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đọc kinh Truyền Tin cùng với một triệu năm trăm ngàn người trẻ tham dự. Ngài cũng thông báo Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXVII sẽ được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil vào năm 2013.
Đức Thánh Cha nói:
“Các bạn thân mến,
Bây giờ các bạn sắp trở về nhà. Bạn bè các bạn sẽ muốn biết các bạn đã thay đổi ra sao sau khi được ở thành phố đáng yêu này với Đức giáo hoàng và với hàng trăm ngàn người trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Các bạn sẽ nói gì với họ? Tôi mời các bạn hãy mạnh mẽ làm chứng cho họ về đời sống Kitô hữu. Như thế, các bạn sẽ sinh ra các Kitô hữu mới và sẽ giúp Giáo Hội lớn mạnh trong trái tim của nhiều người khác.
Trong những ngày này, tôi thường hay nghĩ đến những người trẻ ở nhà đang chờ các bạn trở về! Các bạn hãy chuyển lời hỏi thăm trìu mến của tôi đến với họ, đến những người kém may mắn hơn, đến gia đình các bạn và các cộng đoàn Kitô hữu của các bạn.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các giám mục và các linh mục có mặt đông đảo trong ngày này. Tôi hết lòng cám ơn và khuyến khích họ tiếp tục nhiệt thành và tận tâm làm việc mục vụ giới trẻ.
Các bạn thân mến, tôi phó thác tất cả những người trẻ trên thế giới, đặc biệt là các bạn, cho Đấng trung gian đầy yêu thương là Đức Trinh Nữ Maria rất thánh, Ngôi sao của việc Tân phúc âm hóa và là Mẹ của những người trẻ. Chúng ta chào mừng Mẹ bằng những lời như Thiên thần Chúa đã chào Mẹ…”
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha tiếp tục ngỏ lời với các bạn trẻ bằng nhiều thứ tiếng:
[Tiếng Tây Ban Nha] “Tôi thân chào Đức Tổng giám mục của Tổng giáo phận quân đội và chân thành cảm ơn Lực lượng Không quân Tây Ban Nha, đã rất hào phóng cho phép sử dụng Căn cứ không quân Cuatro Vientos nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Lực lượng Không quân Tây Ban Nha. Tôi xin dâng tất cả nhân viên của Lực lượng Không quân Tây Ban Nha và gia đình họ cho sự che chở từ mẫu của Đức Mẹ Loreto.
Trong bối cảnh này, tôi nhớ lại rằng ngày hôm qua đánh dấu kỷ niệm năm thứ ba của vụ tai nạn nghiêm trọng tại sân bay Barajas đã gây ra nhiều tử vong và thương tích. Tôi bày tỏ sự gần gũi tinh thần và tình cảm sâu sắc của tôi với tất cả ai bị sự kiện không may này tác động đến, cũng như cho gia đình của các nạn nhân. Chúng ta phó thác linh hồn những người này cho lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tôi vui mừng thông báo: Ngày Giới trẻ Thế giới lần tới sẽ được tổ chức vào năm 2013, tại Rio de Janeiro. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cầu xin Chúa trợ giúp tất cả những ai sẽ tổ chức Ngày ấy, và giúp cho việc tham gia của các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới được dễ dàng, để họ có thể gặp gỡ tôi trong thành phố xinh đẹp này của Brazil.
Các bạn thân mến, trước khi chúng ta nói lời chia tay, và trong khi các bạn trẻ Tây Ban Nha chuyển giao cây Thánh giá của Ngày Giới trẻ Thế giới cho các bạn trẻ Brazil, với tư cách người kế vị Thánh Phêrô, tôi ủy thác cho tất cả các bạn có mặt ở đây nhiệm vụ này: hãy làm cho cả thế giới hiểu biết và yêu mến Chúa Giêsu Kitô! Người muốn các bạn là những tông đồ của thế kỷ 21 và là sứ giả của niềm vui. Đừng để Người thất vọng! Cảm ơn các bạn rất nhiều.”
[Tiếng Pháp] “Các bạn trẻ của thế giới nói tiếng Pháp thân mến, hôm nay Chúa Kitô đòi các bạn bén rễ nơi Người và cùng với Người xây dựng cuộc sống của các bạn trên Người là đá tảng của chúng ta. Người sai các bạn đi làm chứng nhân cho Người, can đảm, không lo lắng và đáng tin cậy! Đừng sợ là người Công giáo, đừng sợ làm chứng cho những người chung quanh bằng sự đơn giản và chân thành! Hãy để Giáo Hội gặp được nơi các bạn và nơi tuổi trẻ của các bạn những người loan báo Tin Mừng cứu độ tràn đầy vui tươi!”
[Tiếng Anh] “Tôi chào đón tất cả các bạn trẻ nói tiếng Anh có mặt ở đây hôm nay! Khi các bạn trở về nhà, hãy mang theo tin mừng về tình yêu của Chúa Kitô mà chúng ta đã cảm nghiệm trong những ngày không thể nào quên này. Hãy chăm chú ngắm nhìn Người, đào sâu hiểu biết Tin Mừng và mang lại hoa trái dồi dào! Xin Chúa chúc lành cho tất cả các bạn và hẹn gặp lại!”
[Tiếng Đức] “Các bạn thân mến! Đức tin không phải là một lý thuyết. Tin là đi vào mối tương quan cá nhân với Chúa Giêsu và sống tình bằng hữu với Người cùng với những người khác, trong sự hiệp thông của Giáo Hội. Hãy phó thác cả cuộc sống của các bạn cho Chúa Kitô và giúp bạn bè của các bạn tìm ra phương thế đến với Thiên Chúa là nguồn sống. Nguyện xin Chúa làm cho các bạn trở nên những chứng nhân hạnh phúc và tràn đầy niềm vui cho tình yêu của Người”.
[Tiếng Ý] “Chào các bạn trẻ Italia thân mến! Thánh Thể mà chúng ta cử hành là Chúa Kitô phục sinh đang hiện diện và hằng sống giữa chúng ta. Qua Người, cuộc sống của các bạn bén rễ và xây dựng trên nền tảng Chúa Kitô, vững mạnh trong đức tin. Với niềm tin tưởng này, các bạn hãy lên đường từ Madrid và kể cho mọi người những gì các bạn đã thấy và đã nghe. Hãy vui mừng đáp lại lời Chúa kêu mời, bước theo Người và luôn kết hiệp với Người, và các bạn sẽ mang lại nhiều hoa trái!”
[Tiếng Bồ Đào Nha] “Các bạn trẻ nói tiếng Bồ Đào Nha thân mến, các bạn đã gặp Chúa Giêsu Kitô! Các bạn đang bơi ngược dòng trong một xã hội chủ trương một nền văn hóa tương đối không muốn tìm kiếm điều gì cũng chẳng bám vào sự thật. Nhưng chính vào thời điểm này trong lịch sử, với những thách thức và cơ hội tuyệt vời của nó, mà Chúa đã sai các bạn đi, để nhờ đức tin của các bạn, Tin Mừng của Chúa Giêsu có thể tiếp tục vang lên trên khắp trái đất. Tôi hy vọng hai năm sau sẽ gặp lại các bạn tại Ngày Giới trẻ Thế giới tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil. Từ nay đến đó, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, làm chứng cho niềm vui mang lại sự sống, bén rễ và xây dựng trên nền tảng Chúa Kitô. Hẹn gặp lại các bạn trẻ thân mến! Xin Chúa chúc lành cho tất cả các bạn!”
[Tiếng Ba Lan] “Các bạn trẻ Ba Lan thân mến, hãy mạnh mẽ trong đức tin, bám chắc vào Chúa Kitô! Cầu chúc những món quà bạn các bạn đã nhận được từ Thiên Chúa trong những ngày này mang lại hoa trái dồi dào. Các bạn hãy là chứng nhân của Người. Hãy mang sứ điệp Tin Mừng đến cho những người khác. Hãy giúp châu Âu tái khám phá cội rễ Kitô giáo của mình nhờ lời cầu nguyện và gương sống của các bạn”.
(Theo Vatican Radio - news.va, 21-08-2011)