Hiển thị các bài đăng có nhãn bietchua. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bietchua. Hiển thị tất cả bài đăng

Lầm to

 15/03/24                                 THỨ SÁU TUẦN 4 MC
Ga 7,1-2.10.25-30

LẦM TO

Có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: “Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông ấy là Đấng Ki-tô? Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” (Ga 7,26-27)

Kẻ chống đối Thiên Chúa cách kịch liệt nhất, lại là kẻ tưởng mình biết Thiên Chúa nhất.

Sống đức tin _ trái tim bén nhạy

TRÁI TIM BÉN NHẠY
Hội thánh tại Việt Nam cũng đang rất cần có những trái tim bén nhạy như trái tim Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nhất là trong năm “Lòng thương xót Chúa” này.
ĐGM. GB Bùi Tuần

5 phút cho Chúa _ sáng mắt sáng lòng

16/11/15                                                        THỨ HAI TUẦN 33 TN
Th. Ma-ga-ri-ta Tô-cách-lan và Giê-tơ-rút, trinh nữ   Lc 18,35-43
SÁNG MẮT SÁNG LÒNG
Đức Giê-su hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh ta đáp: “Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được.” (Lc 18,41)
Hãy dành thời gian thích đáng để suy niệm khi bắt đầu một ngày và để xét mình khi kết thúc một ngày sống.

Daily reflection _ God's word is living and effective

GOD'S WORD IS LIVING AND EFFECTIVE
Do you know God? Do you know yourself?
Deacon John Ruscheinsky

Lễ hai thánh Phêrô và Phaolô _ các con bảo Thầy là ai?

CÁC CON BẢO THẦY LÀ AI?
Tại sao tôi còn sợ hãi, tại sao tôi còn đau khổ? Hãy tự hỏi mình xem Chúa là ai đối với tôi, và Chúa ở đâu trong đời tôi.
Lm. HK

5 phút cho Chúa _ ngộ ra Cha của Ta

19/05/15                                                  THỨ BA TUẦN 7 PS
                                                                       Ga 17,1-11a
NGỘ RA CHA CỦA TA
Sự sống đời đời là nhận biết Cha.” (Ga 17,3)
Chúa Giê-su giúp chúng ta đào sâu tri thức tới ngọn nguồn của nó, là “nhận biết Chúa Cha”, tri thức đem lại “sự sống đời đời.”

Daily reflection _ what we would give to know truth

WHAT WE WOULD GIVE TO KNOW TRUTH
"Do not now seek the answers, which cannot be given you because you would not be able to live them. And the point is to live everything.” (Rainer Rilke)
Deacon John Ruscheinsky

Daily reflection _ you still do not know me?

"Have I been with you for so long a time
AND YOU STILL DO NOT KNOW ME?"
Our knowledge of God is not simply limited to knowing something about Him, but we can know God the Father personally.
Deacon John Ruscheinsky

5 phút cho Chúa _ để Chúa Cha được thấy

02/05/15                                THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 4 PS
Th. A-tha-na-xi-ô, giám mục, tiến sĩ HT                     Ga 14,7-14
ĐỂ CHÚA CHA ĐƯỢC THẤY
Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” (Ga 14,8-9)
Trong khó khăn thử thách, hãy tự hỏi rằng: “Nếu trong hoàn cảnh của tôi, Chúa Giê-su sẽ làm gì?”

5 phút cho Chúa _ bí mật nước trời


THỨ TƯ TUẦN 15 TN                                                    MT 11,25-27
16/07/08                                                         Đức Mẹ núi Cát Minh
BÍ MẬT NƯỚC TRỜI
“Vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này.” (Mt 11,25)
Suy niệm: Hai tiếng “bí mật” vừa thu hút vừa làm cho chúng ta sợ hãi. Thu hút, vì trí tò mò muốn được thỏa mãn; sợ hãi, vì có những chuyện tối ư quan trọng như xâm phạm “bí mật đời tư” là có nguy cơ ra toà, ngồi tù hay nếu lỡ dại làm tiết lộ “bí mật nhà nước” thì coi chừng mất mạng như chơi. Hôm nay, cách nào đó, chúng ta đang có chuyện với bí mật của Nước Trời, tức là còn quan trọng hơn… “bí mật quốc gia” nhiều. Nhưng cách hành xử của Thiên Chúa lại làm cho chúng ta thật ngạc nhiên. Hãy thử gợi lên những lý do Chúa Con ngợi khen Chúa Cha trong đoạn Tin Mừng. Thứ nhất, Chúa đã không cất giấu “bí mật đời tư” của Thiên Chúa cũng không giữ kín “bí mật Nước Trời” từ đời đời. Thứ hai, người biết bí mật chẳng những không phải đối mặt với nguy hiểm, nhưng lại được sống muôn đời. Thứ ba, ai biết bí mật đều được khuyến khích chia sẻ cho mọi người khác. Điều kiện duy nhất được đặt ra: ai muốn được tiết lộ, được vén màn bí mật -tức lãnh nhận mạc khải- cần phải trở nên bé mọn. Những ai tự cho mình là nhân vật quan trọng, thông thái… xin đứng ngoài.

5 phút cho Chúa _ để hiểu và yêu Chúa hơn

20/03/15 THỨ SÁU TUẦN 4 MC
Ga 7,1-2.10.25-30
ĐỂ HIỂU VÀ YÊU CHÚA HƠN
Đức Giê-su lớn tiếng nói rằng: “Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông đã không biết Người. Còn tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.” (Ga 7,28-29)
Sự hiểu biết về Đức Ki-tô là một cảm nghiệm trong sự hiệp thông, là mở lòng đón nhận Ngài với niềm tin và tình yêu mến, để sẵn sàng chia sẻ với Ngài, đi theo Ngài trên con đường khổ giá.

Lời Chúa cntn 21a _ anh em bảo Thầy là ai?

ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?
Thiên Chúa được ban cho con người, bắt đầu từ biết Đức Kitô để kết thúc cách hoàn hảo khi người ta được nên một với Thiên Chúa trong Đức Kitô…
Lm. HK

5 phút cho Chúa _ đừng ngăn cản Thiên Chúa


02/04/14 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 4 MC
Th. Phan-xi-cô Pao-la, ẩn tu
Ga 5,17-30
ĐỪNG NGĂN CẢN THIÊN CHÚA!
Đức Giê-su tuyên bố: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc.” Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Ngài phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình. (Ga 5,17-18)
Thay vì đón nhận tình yêu tự hạ của Thiên Chúa, con người lại loại bỏ Ngài, chỉ vì Ngài hành động không đúng với suy nghĩ của họ.  

SỐNG ĐẠO - NIỀM TIN


Nghệ thuật giúp con người gặp gỡ Thiên Chúa
WHĐ (02.09.2011) – Hôm thứ Tư 31-08, 5000 khách hành hương đã tham dự buổi tiếp kiến chung ở Castel Gandolfo với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Trong bài giáo lý hằng tuần, Đức Thánh Cha kêu gọi tái khám phá ý nghĩa sâu xa nhất của nghệ thuật, diễn tả bằng nhiều dạng thức, nhưng đặc biệt vì đó là con đường của vẻ đẹp dẫn đến Thiên Chúa. Đồng thời ngài cũng chia sẻ những hồi ức cá nhân về việc nghệ thuật đã dẫn đưa ngài đến với Thiên Chúa như thế nào.
ĐTC nói: “Thời gian vừa qua tôi đã nhiều lần nhắc đến việc mọi Kitô hữu cần phải tìm ra thời gian dành cho Thiên Chúa, để cầu nguyện, giữa những bộn bề của cuộc sống hằng ngày. Chính Chúa cho chúng ta nhiều cơ hội để nhớ đến Ngài. Hôm nay tôi xin nói ngắn gọn về một trong những phương tiện có thể đưa chúng ta đến với Thiên Chúa và cũng có thể giúp chúng ta gặp gỡ Ngài: đó là con đường thể hiện nghệ thuật, một phần của “con đường của Vẻ Đẹp”, mà nhiều lần tôi đã nói đến và con người ngày nay cần phục hồi ý nghĩa sâu xa nhất của nó”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói tiếp: “Có lẽ đôi khi, trước một tác phẩm điêu khắc, một bức tranh, một vài câu thơ hay một bài hát, anh chị em đã có một cảm nghiệm sâu xa, một cảm thức hân hoan, nghĩa là, anh chị em nhận ra rằng trước mặt mình không phải chỉ là vật chất, một khối đá bằng cẩm thạch hay bằng đồng, một khung vải vẽ sơn, một dãy mẫu tự hoặc một mớ âm thanh, nhưng là điều gì đó lớn hơn, điều gì đó nói được, chạm được vào trái tim, nhắn gửi một sứ điệp, hay nâng cao tâm hồn. Các công trình nghệ thuật là kết quả của sự sáng tạo của con người, đặt câu hỏi về thực tại hữu hình, cố gắng khám phá ý nghĩa sâu xa của nó và truyền thông ý nghĩa ấy qua ngôn ngữ của hình dạng, màu sắc, âm thanh. Nói ngắn gọn, tác phẩm nghệ thuật là một cánh cửa mở vào vô hạn, mở mắt tâm hồn và trái tim”.
ĐTC nói thêm: “Tuy nhiên, có những diễn tả nghệ thuật là con đường thực sự dẫn đến Thiên Chúa là Vẻ Đẹp tối cao, thực sự giúp nuôi dưỡng mối tương quan của chúng ta với Người trong kinh nguyện. Đây là những tác phẩm được sinh ra từ đức tin và diễn tả đức tin. Ví dụ như khi chúng ta đến thăm một nhà thờ kiểu gothic, chúng ta trầm trồ trước các đường thẳng vút lên trời và hướng tầm mắt và linh hồn của chúng ta lên cao, đồng thời chúng ta lại cảm thấy mình nhỏ bé, và khao khát điều viên mãn... Hoặc khi chúng ta bước vào một nhà thờ kiểu roman: tự nhiên chúng ta được thôi thúc hồi tâm cầu nguyện. Chúng ta cảm thấy như thể đức tin của bao thế hệ đọng lại nơi những tòa nhà tráng lệ này. Hoặc, khi chúng ta nghe một bài thánh nhạc làm rung động trái tim, tâm hồn chúng ta rộng mở và giúp chúng ta hướng về Chúa”.
 “Một lần nữa, tôi lại nhớ đến buổi hòa nhạc của Johann Sebastian Bach, tại Munich, do Leonard Bernstein chỉ huy. Khi bài cuối cùng kết thúc, một bản Cantate, tôi cảm thấy –không phải bằng lý luận, mà bằng con tim–, rằng những gì tôi vừa nghe đã thông truyền cho tôi sự thật, sự thật đức tin về nhà soạn nhạc vĩ đại và điều ấy thôi thúc tôi ca ngợi và tạ ơn Chúa. Bên cạnh tôi là Đức giám mục của Munich thuộc Giáo Hội Luther, và bất giác, tôi nói với ngài, ai nghe bài này sẽ thấy rằng đức tin là có thật và cái đẹp lại diễn tả sự hiện diện của sự thật về Thiên Chúa một cách không thể cưỡng lại được”.
Sau đó Đức giáo hoàng nói về các nghệ sĩ đã chạm vào cuộc sống của chúng ta như thế nào: “Biết bao lần những bức tranh hoặc bích họa, là hoa trái đức tin của các nghệ sĩ, trong nhiều hình thức, sắc màu và ánh sáng, đã thúc giục chúng ta suy nghĩ về Thiên Chúa và nuôi dưỡng trong chúng ta ước muốn múc lấy từ nguồn mạch của mọi vẻ đẹp. Điều mà nghệ sĩ vĩ đại Marc Chagall từng viết vẫn còn đúng, rằng qua bao thế kỷ người họa sĩ đã nhúng cây cọ của mình vào bảng mẫu tự đầy màu sắc, là quyển Kinh Thánh.

Paul Claudel
Như thế, biết bao lần những diễn tả nghệ thuật là dịp nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa, giúp chúng ta cầu nguyện hay hoán cải tâm hồn! Vào năm 1886, Paul Claudel, một nhà thơ, nhà viết kịch, nhà ngoại giao Pháp, đang khi nghe hát bài Magnificat trong lễ Giáng sinh ở Vương cung thánh đường Đức Bà Paris, đã cảm nhận Thiên Chúa đang hiện diện. Ông đã không bước vào nhà thờ do đức tin thúc đẩy, nhưng để tìm kiếm các lập luận phản bác các Kitô hữu. Thay vì thế, ân sủng của Thiên Chúa lại tác động tâm hồn ông”.
Đức Thánh Cha kết luận: “Tôi mời anh chị em tái khám phá tầm quan trọng của con đường cầu nguyện này, đối với mối tương quan sống động của chúng ta với Thiên Chúa. Các thành phố và thị trấn trên khắp thế giới đều bảo tồn các công trình nghệ thuật thể hiện đức tin và nhắc nhở chúng ta về mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Đi xem các nơi trưng bày nghệ thuật không chỉ là một dịp làm giàu về mặt văn hóa, nhưng trên hết có thể còn là một thời điểm ân sủng, khuyến khích chúng ta củng cố mối tương quan và đối thoại của mình với Chúa, dừng lại và chiêm ngưỡng, đi từ thực tại đơn giản bên ngoài đến một thực tại sâu sắc hơn, đến vẻ đẹp đánh động chúng ta, gần như khiến chúng ta bị thương trong nội tâm và mời gọi chúng ta hướng về Thiên Chúa”.
Và sau đó ĐTC chào đón những người hành hương nói tiếng Anh: “Tôi vui mừng chào đón các người hành hương và du khách nói tiếng Anh ở đây hôm nay, đặc biệt là những người từ Scotland và Malta. Hôm nay chúng ta suy niệm về sự cần thiết đến với Chúa qua kinh nghiệm và sự thưởng lãm vẻ đẹp nghệ thuật. Nghệ thuật có khả năng làm cho nhu cầu muốn vượt ra khỏi những gì chúng ta nhìn thấy trở thành hiện thực và điều đó cho thấy chúng ta đang khao khát vẻ đẹp vô hạn là Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, tôi mời anh chị em mở lòng ra cho cái đẹp và để cái đẹp thúc đẩy anh chị em cầu nguyện và ca ngợi Chúa. Xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho tất cả anh chị em!”
 (Vatican Radio, 31-08-2011)
Huy Hoàng

5 phút cho Chúa _ biết và không biết Đưc Kitô

08/04/11                                                   thỨ sáu tuẦn 4 mc
                                                                            Ga 7,1-2.10.25-30

biẾt và không biẾt đẤng kitô

“Các ông biết tôi ư?... Tôi đâu có tự mình mà đến.
Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật.
Các ông, các ông không biết Người.
Phần tôi, tôi biết Người,
bởi vì tôi từ nơi Người mà đến,
và chính Người đã sai tôi.”
(Ga 7,28-29)
Suy niệm: Người Do Thái cho rằng họ biết rõ gốc tích của Người: là con của bác thợ mộc ở Na-da-rét (mà từ Na-da-rét thì có sản sinh ra được cái gì hay ho!) Trong khi đó, chính Đức Giêsu cũng chỉ cần họ biết đúng gốc tích của Người: Người đến từ Thiên Chúa, Người biết Thiên Chúa và Người muốn giúp họ nhận ra Thiên Chúa đích thực (khác hẳn với những ‘ông chúa’ mà họ tự đúc nặn nên!). Thật là trớ trêu, một bên cố giúp cho biết, còn bên kia thì cự tuyệt vì cho rằng mình đã biết rồi! Thì ra, nếu “biết Đức Giê-su” mà chỉ biết phiến diện, biết chủ quan, biết cuồng tín… thì nguy hại dường nào. Cách “biết” như thế đã ngáng trở không cho họ nhận ra Người chính là Đấng Kitô mà Kinh Thánh báo trước. Cuối cùng, chính họ - những kẻ tự nhận rằng mình biết Thiên Chúa - đã nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Thánh Kinh mà bắt và giết Đức Giêsu!
Mời Bạn: Ôn lại những tai hại do cái biết chủ quan mà mình đã kinh nghiệm được. Có ai đã từng là nạn nhân do định kiến sai lầm của bạn không?
Sống Lời Chúa: Hôm nay bạn sẽ chân thành lắng nghe hơn đối với người xung quanh, nhất là những người mà bạn vốn dễ xem thường.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con tấm lòng đơn sơ, khiêm tốn và rộng mở, không nuôi thành kiến nhưng luôn có khả năng ngạc nhiên – để có thể gặp gỡ và đón nhận Chúa nơi người khác, nhất là ở những phía rất bất ngờ. Amen.