Hiển thị các bài đăng có nhãn trachnhiem. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trachnhiem. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ đặc ân và trách nhiệm

12/10/15                                                        THỨ HAI TUẦN 28 TN
                                                                                         Lc 11,29-32
ĐẶC ÂN VÀ TRÁCH NHIỆM
“Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Gio-na giảng; mà đây thì còn hơn ông Gio-na nữa.” (Lc 11,32)
Đặc ân luôn đi liền với trách nhiệm. Người lãnh nhận ơn Chúa phải biết ơn Ngài và có thái độ đáp trả tương xứng...

Học làm người _ văn hóa xin lỗi

VĂN HÓA XIN LỖI
Nhìn vào người Nhật, người Hàn, chúng ta mới nhận ra rằng đã từ rất lâu rồi chưa được nghe lời xin lỗi nào từ những người có trách nhiệm sau khi xẩy ra sự cố.  
Nguyễn Khắc Giang (vnexpress.net)

Daily reflection _ a hunger for truth and responsibility

A HUNGER FOR TRUTH AND RESPONSIBILITY
We need to remember that the devil doesn't make us do it. We do it because we want to.
Deacon John Ruscheinsky

Daily reflection _ being responsible in our life

BEING RESPONSIBLE IN OUR LIFE
"I will judge you... each one according to his ways" (Ez 18:30).  
Deacon John Ruscheinsky

Nghệ thuật làm trưởng _ tinh thần trách nhiệm

TINH THẦN TRÁCH NHIỆM
Ai cũng thích tự do, ít muốn bị ràng buộc, nhưng lại hãnh diện về công việc được trao phó. Do đó vị chỉ huy cần tác động tinh thần trách nhiệm hơn là độc tài ra lệnh.  

Nghệ thuật làm trưởng _ sáng kiến và trách nhiệm

SÁNG KIẾN VÀ CAN ĐẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM
Can đảm quyết định đúng lúc không chậm trễ, sau khi đắn đo thua thiệt, đó là một trong những cách thức căn bản tạo nên sức mạnh của người chỉ huy.

5 phút cho Chúa _ trách nhiệm


11/08/08                                                                THỨ HAI TUẦN 19 TN
Th. Clara, trinh nữ                                                                 Mt 17,22-27
TRÁCH NHIỆM
Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng: “Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.” (Mt 17,27)
Suy niệm: Hằng năm, những người đàn ông Do thái từ 20 tuổi phải đóng hai quan tiền thuế cho Đền thờ. Với tư cách là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu không phải nộp khoản thuế này. Tuy nhiên, để tránh gương xấu cho người khác, Chúa bảo Phêrô đóng thuế cho Ngài và cho ông nữa. Cách hành xử của Chúa không dựa trên tiêu chuẩn công bằng mà theo bác ái. Chúa Giêsu xuống trần gian không phải để đòi quyền hành của Thiên Chúa, nhưng để làm người, gắn bó với dân tộc, chấp nhận nghĩa vụ công dân như mọi người.

Sống đức tin _ trách nhiệm làm người

TRÁCH NHIỆM LÀM NGƯỜI
Lời Chủ Chăn tháng 7 nầy ghi nhận lại những cảm nghĩ về trách nhiệm làm người trước những thách đố của xã hội theo nền kinh tế thị trường hôm nay, với nhiều mâu thuẫn và bất hợp lý, nhiều bạo lực và đấu tranh loại trừ nhau.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn - Hồng Y Tổng Giám mục

5 phút cho Chúa _ trách nhiệm và vinh dự

03/06/13 THỨ HAI TUẦN 9 TN
TH. CARÔLÔ LOANGA VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO
MC 12,1-12
TRÁCH NHIỆM VÀ VINH DỰ
“Bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: ‘Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài ấy sẽ về tay ta!’ Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho.” (Mc 12,7-8)
Suy niệm: Những tên tá điền trong dụ ngôn thật độc ác và tham lam. Ông chủ vườn nho đã sắp đặt chu đáo, nào là rào dậu, khoét bồn đạp nho lại còn xây tháp canh. Các tá điền chỉ việc chăm sóc vườn nho và sinh hoa lợi. Thế mà khi người chủ sai đầy tớ đến thu hoa lợi, thì họ lại cư xử thật ngạo ngược ngang tàng: đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ; thậm chí cả người con của ông chủ cũng bị họ sát hại không thương tiếc. Chúa Giêsu ám chỉ thái độ của người Do Thái đối với các ngôn sứ được Chúa sai đến và nhất là đối với chính Ngài là Con Một Thiên Chúa được Chúa Cha sai đến.

Học làm người _ căn bệnh khủng khiếp tấn công giới trẻ

Một căn bệnh khủng khiếp tấn công giới trẻ
“Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó len lỏi gặm nhấm không ít tâm hồn những người trẻ.
Vietnamnet

Học làm người _ bài học trách nhiệm đầu đời

Bài học Trách Nhiệm Đầu Đời
Suốt năm, cậu bé đã nài nỉ xin mẹ một chiếc điện thoại di động.
Và sáng sớm ngày Chúa Giáng Sinh, cậu được toại nguyện. Một chiếc iPhone “cáu cạnh” kèm theo một hợp đồng đợi sẵn dưới cây Noel trong nhà. Hợp đồng không phải là từ công ty điện thoại mà là từ mẹ cậu bé, bà Janet Hoffman. Bà có 5 con và là cư dân tiểu bang Massachusetts. Cậu con trai Greg Hoffman vừa 13 tuổi.

Nói với chính mình _ đừng đổ thừa cho Chúa

ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO CHÚA
  Tôi có thói quen hay cắt nghĩa tất cả mọi sự đều do Chúa định. Thói quen đó được tôi dùng như một giải pháp đạo đức dễ dàng để trấn an lương tâm.
  Đối với những điều lành xáy ra, thì lối cắt nghĩa đó không gây thắc mắc. Nhưng đối với những điều dữ, thì nhiều khi tôi nghĩ rằng lối giải thích đó hơi mơ hồ.
  Chẳng hạn tôi bị ghẻ. Tôi cho là do Chúa định. Nhưng thực ra cũng có thể là do tôi không giữ vệ sinh.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN

Bài 7. HỌC TẬP CHỮ DŨNG
TINH THẦN TRÁCH NHIỆM
1.  Ý nghĩa:
    Người ta có tinh thần trách nhiệm là người khi đã đảm nhận một công việc nào, liền coi như mình đã cam kết sẽ hoàn thành một cách chu đáo, và sẵn sàng chịu nhận mọi hậu quả của công việc mình làm trước lương tâm mình.
2.  Thế nào là người không có tinh thần trách nhiệm?
     Có bốn loại người không có tinh thần trách nhiệm:
a. Người sợ trách nhiệm: là người nhút nhát, chưa bắt tay vào đã sợ hỏng. Không dám làm, mà chỉ dám xúi người khách làm.
b. Người tắc trách: là người không chú tâm thi hành nhiệm vụ, mà chỉ quấy quá cho xong, chứ không cố làm cho đến nơi đến chốn.
c. Người đào nhiệm: Là người bỏ nhiệm vụ đã nhận lãnh vì một lý do không chính đáng, vì tình cảm, lợi lộc hoặc chính kiến v.v...
d. Người phản trắc: Là người vì kém tài, không biết khắc phục khó khăn, vì sai lầm mà gây thiết hại hoặc thất bại v.v.. rồi không dám nhận lỗi mà đổ cho người khác, nhất là người dưới.
3.  Gía trị tinh thần trách nhiệm:
a. Ích lợi của tinh thần trách nhiệm: Bất cứ một tổ chức nào, đoàn thể nào, nếu mọi phần tử đều có tinh thần trách nhiệm, biết lo hoàn tất phận sự của mình một cách hoàn hảo, thì tổ chức đó sẽ được tiến hành trong vòng trất tự, và dĩ nhiên sẽ thu hoạch được kết quả mỹ mãn.
b. Tai hại của tính không trách nhiệm: Nếu cấp trên cố gắng thi hành nhiệm vụ, còn cấp dưới tắc trách hay đào nhiệm, hoặc tệ hơn, nếu xả cấp trên lẫn cấp dưới đều vô trách nhiệm, thì nhất định tổ chức không phát triển được và không sớm thì muộn

Học làm người _ chu toàn mọi việc

HÃY CHU TOÀN
BẤT CỨ VIỆC TO NHỎ NÀO
Ở địa vị nào và sống ở đâu, ta cũng phải nghĩ tới trách nhiệm. Nói đúng hơn, ta cố chu toàn công việc ta đang làm một cách tốt đẹp.

GLCG _ tự do và trách nhiệm

Bài 2.  TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM
11.      Khi nào chúng ta được tự do thực sự?
Chúa dựng nên chúng ta theo hình ảnh Ngài. Vì thế, chính Chúa là khát vọng thâm sâu nhất trong lòng chúng ta, là hạnh phúc toàn hảo và tối hậu của chúng ta. Bởi đó mà chúng ta chỉ có tự do đích thực khi tuân phục Chúa:
“Thiên Chúa đã muốn con người ‘tự quyết định lấy’ (Hc 15,14), để chính họ tự nguyện tìm kiếm Đấng Tạo Hóa của mình và tự do đạt tới sự hoàn hảo sung mãn và hạnh phúc bằng việc kết hợp với Ngài”. [1]
Khi tuân phục Chúa, khát vọng sâu thẳm nhất trong chúng ta được thỏa mãn: “Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo khi nó được quy hướng về Thiên Chúa là sự thiện tối thượng.” [2]
Bất tuân Thiên Chúa là đánh mất nền tảng của đời mình, là đặt cuộc sống mình dưới quyền điều khiển của sự dữ, và không thể nào thỏa mãn được mình nữa. Như cánh diều chỉ có thể tự do bay bổng khi còn được ràng buộc với sợi dây, con người chỉ có thể được tự do thực sự khi chọn tuân phục Thiên Chúa.

GLCG _ tự do và trách nhiệm

 Bài 2. TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM
9.      Chúng ta có thể bị mất tự do không?
Sự không biết, bị áp lực, hay sợ hãi, và nhiều nguyên nhân khác có thể giảm bớt một phần hoặc làm mất hẳn tự do của chúng ta.
          Vì thế, “việc quy tội và trách nhiệm của một hành động nào đó có thể được giảm thiểu hay được loại bỏ vì lý do không biết, do áp lực, do sợ hãi, và do các nguyên nhân khác về tâm thần và xã hội.” [1]

GLCG _ tự do và trách nhiệm

Bài 2. TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM
8.      Đâu là tương quan giữa tự do và trách nhiệm?
“Tự do là nét đặc trưng của các hành vi nhân linh. Vì có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi mình chủ ý làm.” [1] 
Tự do là nguồn mạch “để được ca tụng hay bị khiển trách, nguồn mạch của công trạng hay tội trạng.” [2] Một hành vi xấu nhưng không có tự do thì không bị quy tội, ngược lại khi thiếu tự do chúng ta cũng không lập được công trạng gì cho mình (một người bố thí vì bị ép buộc thì chẳng lập được công trạng gì).

GLCG _ tư do và trách nhiệm

Bài 2. TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM
7.      Trách nhiệm là gì?
Bởi quyền tự do, chúng ta có khả năng làm chủ từng chi tiết và tất cả cuộc sống mình, và phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, là được thưởng công hay phải quy tội về những gì chúng ta muốn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.
           - Trực tiếp muốn: Là khi chủ ý muốn điều gì, như vua Đa-vít muốn giết người khi ra mật lệnh đặt tướng Uria vào chỗ chết để cướp vợ của ông ấy.
 Uria bị đặt vào chỗ chết
           - Gián tiếp muốn: Là khi thấy trước việc làm có thể gây ra một hậu quả nào đó, mình có thể tránh việc đó mà vẫn không tránh.
“Một hậu quả xấu sẽ không bị quy tội, nếu nó không phải là mục đích hay phương tiện của một hành động cố ý, thí dụ một người bị thiệt mạng vì cứu người đang gặp nguy hiểm. Để một hậu quả xấu bị quy tội, hậu quả này phải có thể được thấy trước, và tác giả có khả năng tránh được hậu quả đó, thí dụ trường hợp làm chết người do lái xe trong tình trạng say rượu.” [1]

GLCG _ tự do và trách nhiệm

Bài 2. TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM
6.      Có phải tự do là làm gì cũng được không?
“Quyền sử dụng tự do là một đòi hỏi không thể tách biệt khỏi phẩm giá con người, đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo và luân lý. Thực thi quyền tự do không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.” [3]
Đúng thế, với tự do, người ta có “khả năng lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu, nghĩa là có thể tiến tới sự trọn hảo hoặc có thể sai lỗi và phạm tội.” [4] Vì thế mỗi người phải chịu trách nhiệm về các việc làm tự do của mình.

GLCG - tự do và trách nhiệm

Bài 2. TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM

5.      Tự do là gì?
Là con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta có tự do. “Sự tự do đích thực là dấu chỉ tuyệt hảo của hình ảnh thần linh nơi con người”, [1] nhờ đó “mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình.” [2]
6.      Có phải tự do là làm gì cũng được không?
 “Quyền sử dụng tự do là một đòi hỏi không thể tách biệt khỏi phẩm giá con người, đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo và luân lý. Thực thi quyền tự do không có nghĩa là muốn nói gì thì nói, muồn làm gì thì làm.” [3]
Đúng thế, với tự do, người ta có “khả năng lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu, nghĩa là có thể tiến tới sự trọn hảo hoặc có thể sai lỗi và phạm tội.” [4] Vì thế mỗi người phải chịu trách nhiệm về các việc làm tự do của mình.
7.      Trách nhiệm là gì?
Bởi quyền tự do, chúng ta có khả năng làm chủ từng chi tiết và tất cả cuộc sống mình, và phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, là được thưởng công hay phải quy tội về những gì chúng ta muốn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.
           - Trực tiếp muốn: Là khi chủ ý muốn điều gì, như vua Đa-vít muốn giết người khi ra mật lệnh đặt tướng Uria vào chỗ chết để cướp vợ của ông ấy.
           - Gián tiếp muốn: Là khi thấy trước việc làm có thể gây ra một hậu quả nào đó, mình có thể tránh việc đó mà vẫn không tránh.
 “Một hậu quả xấu sẽ không bị quy tội, nếu nó không phải là mục đích hay phương tiện của một hành động cố ý, thí dụ một người bị thiệt mạng vì cứu người đang gặp nguy hiểm. Để một hậu quả xấu bị quy tội, hậu quả này phải có thể được thấy trước, và tác giả có khả năng tránh được hậu quả đó, thí dụ trường hợp làm chết người do lái xe trong tình trạng say rượu.” [5]
8.      Đâu là tương quan giữa tự do và trách nhiệm?
 “Tự do là nét đặc trưng của các hành vi nhân linh. Vì có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi mình chủ ý làm.” [6] 
Tự do là nguồn mạch “để được ca tụng hay bị khiển trách, nguồn mạch của công trạng hay tội trạng.” [7] Một hành vi xấu nhưng không có tự do thì không bị quy tội, ngược lại khi thiếu tự do chúng ta cũng không lập được công trạng gì cho mình (một người bố thí vì bị ép buộc thì chẳng lập được công trạng gì).
9.      Chúng ta có thể bị mất tự do không?
Sự không biết, bị áp lực, hay sợ hãi, và nhiều nguyên nhân khác có thể giảm bớt một phần hoặc làm mất hẳn tự do của chúng ta.
Vì thế, “việc quy tội và trách nhiệm của một hành động nào đó có thể được giảm thiểu hay được loại bỏ vì lý do không biết, do áp lực, do sợ hãi, và do các nguyên nhân khác về tâm thần và xã hội.” [8]
10.      Con người có thể làm ngược lại ý Chúa không?
Sự tự do Chúa ban để con người làm chủ mình lớn lao đến nỗi chúng ta có thể dùng nó để tuân phục, hoặc lạm dụng tự do mà bất tuân phục Thiên Chúa.
 “Ngay từ đầu lịch sử, con người đã bị thần Dữ cám dỗ nên đã lạm dụng tự do của mình”. [9] Thế nhưng, ngay khi lạm dụng tự do mà bất tuân phục Thiên Chúa và làm điều ác thì cũng là lúc chúng ta đánh mất tự do của mình mà làm nô lệ cho sự ác (cũng như một người được tự do hoặc là uống đến say mèm, hoặc là không uống rượu, nhưng khi uống đến say mèm thì anh ta lại trở nên nô lệ cho men rượu và không tự chủ được mình nữa).
Khi lạm dụng tự do, “trong chính con người đã có sự chia rẽ. Vì thế, tất cả cuộc sống con người, hoặc riêng rẽ, hoặc tập thể, đều biểu hiện như một cuộc chiến, dĩ nhiên là bi thảm, giữa tốt và xấu, giữa ánh sáng và tối tăm”. [10]
11.      Khi nào chúng ta được tự do thực sự?
Chúa dựng nên chúng ta theo hình ảnh Ngài. Vì thế, chính Chúa là khát vọng thâm sâu nhất trong lòng chúng ta, là hạnh phúc toàn hảo và tối hậu của chúng ta. Bởi đó mà chúng ta chỉ có tự do đích thực khi tuân phục Chúa:
 “Thiên Chúa đã muốn con người ‘tự quyết định lấy’ (Hc 15,14), để chính họ tự nguyện tìm kiếm Đấng Tạo Hóa của mình và tự do đạt tới sự hoàn hảo sung mãn và hạnh phúc bằng việc kết hợp với Ngài”. [11]
Khi tuân phục Chúa, khát vọng sâu thẳm nhất trong chúng ta được thỏa mãn: “Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo khi nó được quy hướng về Thiên Chúa là sự thiện tối thượng.” [12]
Bất tuân Thiên Chúa là đánh mất nền tảng của đời mình, là đặt cuộc sống mình dưới quyền điều khiển của sự dữ, và không thể nào thỏa mãn được mình nữa. Như cánh diều chỉ có thể tự do bay bổng khi còn được ràng buộc với sợi dây, con người chỉ có thể được tự do thực sự khi chọn tuân phục Thiên Chúa.
[1] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 17
[2] GLCG 1731
[3] GLCG 1747
[4] GLCG 1732
[5] GLCG 1737
[6] GLCG 1745
[7] GLCG 1732
[8] GLCG 1746
[9] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 13
[10] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 13
[11] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 17
[12] GLCG 1744
 Tìm câu trong bài: 5 6 7 8 9 10 11
 HOME