Hiển thị các bài đăng có nhãn lichsu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lichsu. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

27/06/15 THỨ BẢY TUẦN 12 TN
Th. Sy-ri-lô, giám mục A-lê-xan-ri, tiến sĩ HT               Mt 8,5-17
LỰA LỜI MÀ NÓI
CHO VỪA LÒNG NHAU
“Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi khỏi bệnh.” (Mt 8,8)
Lời nói có sức mạnh, đem lại niềm vui, nhưng cũng có sức hủy diệt, đem lại chết chóc.

Học làm người _ mạn đàm, trò chuyện


‪ MẠN ĐÀM, TRÒ CHUYỆN  
Có mấy điều nên theo, vài điều nên tránh để cuộc trao đổi được hào hứng, thân tình.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Học làm người _ xin phép, cám ơn, xin lội


Xin phép, cám ơn và xin lỗi
 “nền giáo dục tốt là một nửa sự thánh thiện.”  (Thánh Phanxicô de Sales)
Linh Tiến Khải

Học làm người _ nhặt cái ý thức

Nhặt cái ý thức…  
Hình ảnh những bạn trẻ Đà nẵng cặm cụi cúi xuống nhặt nhạnh từng mẫu bọc, giấy, thức ăn thừa… làm sáng lên một vùng trời đêm, làm sáng lên một góc văn hóa trong lòng dân tộc.
Tieu Ho

Học làm người _ văn hóa xin lỗi

VĂN HÓA XIN LỖI
Nhìn vào người Nhật, người Hàn, chúng ta mới nhận ra rằng đã từ rất lâu rồi chưa được nghe lời xin lỗi nào từ những người có trách nhiệm sau khi xẩy ra sự cố.  
Nguyễn Khắc Giang (vnexpress.net)

Học làm người _ những chuyện có thật

Căn bản và cần thiết: Dân trí
Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha.  
Joseph (BVĐKNN)

Lễ Thánh Tâm _ lịch sử việc tôn thờ Thánh Tâm

Lịch sử việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
 “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu qua” (Ga 19, 37).
Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên thánh giá.
Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đanh và hạ xác Chúa Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt máu vì đã bị ngọn giáo thâu qua…

Phép lịch sự _ chào hỏi

LỊCH SỰ KHI CHÀO HỎI
1. Tại Sao Phải Chào Hỏi
Chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm. Người dưới gặp người trên mà không chào hỏi sẽ là kẻ thiếu lễ độ. Còn người trên không biết đáp lại lời chào của người dưới sẽ bị mang tiếng là kẻ hách dịch, khinh người.
2. Sự Chào Hỏi Thông Thường
Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể cúi đầu chào họ. Gặp người trên, chúng ta cúi đầu, hai tay xếp lại trước ngực. Gặp người ngang hàng, chúng ta chỉ cần cúi đầu.

Học làm người _ chuyện lịch sự

Chuyện Lịch Sự
Nhân vô thập toàn, không ai lại không có lỗi, hơn thua nhau là biết “đứng dậy”, can đảm nhận lỗi và sửa sai.  
Trầm Thiên Thu

Phép lịch sự

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU                                                           

LỊCH SỰ TRONG LỜI NÓI                         
LỊCH SỰ KHI RA ĐƯỜNG                          
LỊCH SỰ NƠI CÔNG CỘNG                       
LỊCH SỰ QUA THƯ TỪ VÀ QUÀ TẶNG
LỊCH SỰ QUA ĐIỆN THOẠI                      
LỊCH SỰ KHI ĐI DỰ TIỆC                         
LỊCH SỰ KHI ĐI CẮM TRẠI HAY DU NGOẠN

Nhân bản Kitô giáo _ mục lục

NHÂN BẢN KITÔ GIÁO
Lm. Giuse Đinh Quang Thịnh

MỤC LỤC

NÓI VỚI CHÍNH MÌNH _ lịch sự

LỊCH SỰ
  Có những con đường tự hình thành. Nó không được phác họa theo họa đồ, một chương trình. Nó không được kiến thiết do một kỹ sư, một tổ chức. Nó hình thành dần dần. Ban đầu một số người đi theo lối đó. Rồi nhiều người cũng đi theo lối đó. Đi nhiều thành đường.
  Hồi xưa, phần lớn đường xá được hình thành theo cách đó. Bây giờ, những đường như thế vẫn còn thấy ở các xóm ngõ, nhất là tại miền quê. Khi xã hội tiến triển và nhu cầu liên lạc gia tăng, nhiều đường mòn được xã hội chỉnh trang, mở rộng và đặt vào một hệ thống. Thế rồi hệ thống đường sá trở thành một thứ luật cho sự di chuyển.
  Lịch sự cũng giống như đường đi. Nó thành hình dần dần. Ban đầu còn thô sơ, sau trở thành những hình thức tinh tế tùy theo tiến triển của văn minh. Nó là những thái độ khởi sự từ những hành vi tự phát và hồn nhiên. Dần dần những hành vi đó được tinh luyện và phổ biến. Rồi trở thành tục lệ. Tục lệ cũng có giá trị như một thứ luật.
  Lịch sự hiện nay là một hệ thống những hình thức được xã hội thỏa thuận chấp nhận như những con đường liên lạc giữa người với người, tùy theo tính chất những tương quan.
  Vì lịch sự là những hình thức đã được xã hội thỏa thuận, nên tôi tự buộc mình giữ những hình thức đó. Những hình thức đó là những con đường liên lạc. Nếu không theo đường đó, tôi sẽ khó tới được tha nhân. Thí dụ: Chào hỏi lễ phép là một hình thức, nhưng nếu tôi muốn thoát mọi hình thức lịch sự để không chịu chào người trên của tôi, hay chào một cách xấc xược, thì giữa tôi và vị đó ít còn đường liên lạc hay chỉ có liên lạc mà không liên kết.
  Vì lịch sự là những hình thức kính trọng bề ngoài diễn tả một thái độ bên trong, nên tôi không thể khước từ những hình thức đó. Con người có hồn, nhưng cũng có xác. Con người là con xã hội. Bên trong không đủ phải có bên ngoài. Nội tâm của tôi ai biết được. Kính trọng, biết ơn, yêu mến là những tâm tình phải chứng minh. Chứng minh ít nhất cũng bằng một thái độ đọc được ý nghĩa. Vì lịch sự là đặc điểm của con người có giáo dục, nên tôi không coi thường. Không ai bảo cái máy vô lễ. Không ai trách con vật thất lễ, vì chúng không có ý thức, không có ý chí tự do để lựa chọn thái độ. Còn tôi là người. Gíao dục đưa tôi từ chỗ là người đến chỗ làm người và nên người. Nếu tôi vô lễ, người ta có quyền cho tôi thiếu giáo dục. Đó không phải là một lời khen.
  Vì lịch sự là bông hoa thơm đẹp của giống người, nên tôi không thiếu sót. Bông hồng cài áo làm đẹp cho người mặc. Nhưng tôi phải mua, phải kiếm mới có. Còn bông hoa lịch sự tôi có thể tự làm lấy ngay tại mình tôi. Một cử chỉ nhã nhặn, một lời chào lịch thiệp, một câu cảm ơn chân thành, một thái độ trọng kính, một cách đi đứng ăn nói đoan trang. Tất cả đều là những bông hoa làm đẹp cho người có nó. Không đẹp vì nhan sắc, không đẹp vì áo quần, nhưng đẹp vì lịch sự, thì vẫn là một thứ đẹp đáng mến đáng kính. Có sắc đẹp nhưng không có lịch sự, thì chỉ là một thứ đẹp dễ coi, nhưng không dễ kính.
  Khi tôi giữ lịch sự, tôi phải chân thành. Ngoài sao, trong vậy. Nhưng nếu trường hợp bên trong tôi không ưa thích, tôi nên có thái độ trong sao ngoài vậy không? Có lúc tôi muốn lựa chọn thái độ đó, vì tôi cho thế là thành thật. Nhưng nghĩ lại tôi thấy không được. Lịch sự cũng như các lễ nghi. Nó gồm những dấu bề ngoài. Vấn đề đặt ra cho tôi chỉ là có phải giữ lịch sự và những dấu đó không. Một khi tôi thấy phải giữ, thì tôi phải điều chỉnh nội tâm của tôi sao cho ăn hợp với các dấu bề ngoài đó. Sự thành thật tôi phải có ở đây là làm sao thái độ bên trong tâm hồn tôi cũng đẹp như thái độ lịch sự bên ngoài. Lịch sự phải thành thật. Nhưng thành thật cũng phải lịch sự.
  Khi tôi giữ lịch sự tôi rất cần tinh thần bác ái. Lịch sự là một cách đối xử dựa trên sự tôn trọng và yêu mến tha nhân. Sẽ không có lịch sự, nếu không biết dể ý làm vui lòng người khác. Nhiều lúc việc đó đồi hỏi phải tự chế, hy sinh. Lịch sự là một thứ kỷ luật. Lịch sự là một sự cho đi. Có tinh thần bác ái, lịch sự sẽ trở thành một khía cạnh của nhân đức thương yêu.
  Đừng cho lịch sự là không quan trọng. Có những người đáng lẽ đã thành công, nếu biết ăn ở lịch sự hơn chút nữa. Có những người tài thông giỏi, lương thiện, nhưng chẳng được mấy ai ưa, chỉ vì thiếu lịch sự. Có những thất bại lớn chỉ vì một thất lễ nhỏ. Được cảm tình, hay bị ác cảm, một phần cũng do lịch sự, hay không lịch sự.
  Càng lớn càng cần lịch sự. Nhưng không mấy ai dám giảng lịch sự cho người lớn. Hình như đó là một thái độ lịch sự. Nhưng đó cũng là một đợi chờ tự giác.
Tôi có hay tự xét và tự sửa không?
ĐGM Bùi Tuần

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ thư tư, danh thiếp, điện thoại

    Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
LỊCH SỰ TRONG GIAO TẾ XÃ HỘI
IV. THƯ TỪ - DANH THIẾP – ĐIỆN THOẠI
1.  Thư tín
a. Tổng quát:
-  Viết thư cũng như nói chuyện, lời lẽ phải êm đẹp để làm người xem vui lòng. Hơn nữa, chữ viết còn mãi nên phải thận trọng trong từng chữ, từng câu, vì nó sẽ là bằng chứng về sự lễ độ hay bất nhã của ta.
-  Có nhiều loại thư tín: gia đình, xã hội, nghề nghiệp v.v...
-  Lời văn trong thư phải giản dị, rõ ràng, vắn tắt.
-  Xin ân huệ thì phải đơn sơ, thành thật.
-  Thường không nên nhờ người trên viết thư dùm, hay chuyển lời cho ai, nếu có, thì phải dùng lời nói rất lịch sự: “xin ba vui lòng giúp”.
-  Khi nhắc đến người có chức quyền, phải kèm theo chức vụ người đó một cách kính trọng.
   b. Nội dung:
-  Ghi địa danh, ngày, tháng, năm.
-  Mở đầu: chào hỏi (vắn tắt)
- Thân: diễn tả những gì mình muốn cho người khác biết, như cám ơn, chúc mừng, hay xin một điều gì v.v...
-  Cuối thư: cám ơn, tỏ  lòng thương mến, kính trọng.
-  Viết xong rồi, nếu thấy quên điều gì, hay muốn viết thêm điều gì nữa thì đề P.S. (viết tắt của Post Scriptum), hoặc T.B. (tái bút).
-  Là người công giáo, nên có những lời cầu chúc của người công giáo ở cuối thư.
   c. Hình thức:
-  Giấy phải sạch, nếu viết cho thân nhân ta có thể dùng nửa tờ, còn viết cho cấp trên thì phải dùng nguyên tờ giấy viết thư (giấy cỡ 21x27 cm).
-  Viết sạch, rõ ràng, không tẩy xóa, không dài dòng.
-  Viết phải thẳng hàng, thẳng lề; để lề rộng vừa phải.
-  Kính thưa, kính gửi... (ghi tước hiệu).
-  Chừa một khoảng rộng giữa câu kính thưa... đến câu đầu tiên.
-  Không viết kín mặt giấy, nhất là khi viết cho người trên.
-  Nếu ghi ngày tháng và địa danh của đầu thư, thì ghi ở tay mặt, còn nếu ghi ở cuối thư, thì ghi ở bên trái.
-  Ký tên rõ ràng, nên viết đầy đủ họ tên và địa chỉ ngay bên dưới chữ ký nếu ta gửi thư cho người nào đó lần đầu, dù bên ngoài phong bì cũng đã có địa chỉ.
d. Cách để bao thư và dán tem:
-  Phần địa chỉ người gửi để ở góc trên bên trái phong thư, hoặc phía sau phong thư.
-  Phần địa chỉ người nhận thư đề ở giữa phong thư bên phải, ghi đầy đủ tên và chức vị người nhận, số nhà, tên đường phố, làng xã, tỉnh, thành phố, nước. Phải ghi thật rõ ràng, sáng sủa.
-  Dán tem ở góc trên bên phải phong thư.
e. Cần lưu ý:
-  Nhận được thư phải trả lời càng sớm càng tốt.
-  Thư viết cho công sở để hỏi thăm tin tức hay công việc gì, bao giờ cũng phải đính kèm tem thì mới mong được trả lời.
-  Thư gửi tay, thường để ngỏ, không dán.
-  Tuyệt đối không bao giờ được xem thư người khác.
2.  Danh thiếp:
a. Hình thức:
-  Danh thiếp là những thiếp nhỏ biên tên nguòi dùng trong khi giao tiếp với nguòi khác.
-  Có thể chọn khổ giấy vuông hay chữ nhật. Về chức vị phải nhã nhặn, nên ghi chức vị nào chính và trọng yếu nhất.
b. Công dụng:
Dùng thay cho thư khi có việc phải biên mấy chữ:
-  Tặng quà: Gửi món quà kèm danh thiếp, không viết gì cả.
-  Để tự trình danh tánh khi đến nhà lạ.
-  Để báo tin mình có đến thăm ai trong lúc họ đi vắng: trao cho nguòi nhà danh thiếp đã bị bẻ góc trên bên phải.
-  Để chúc tuổi dịp tết, trên danh thiếp có vài lời chúc mừng.
-  Để chia vui dịp lễ bổn mạng, sinh nhật, cuói hỏi, v.v... gửi danh thiếp với vài lời chúc mừng.
-  Phân ưu trong việc tang chế: gửi danh thiếp với ít lời phân ưu.
3.  Điện thoại:
a. Mục đích:
Điện thoại là phuong tiện giao dịch rất tiện lợi nhằm để nói những câu chuyện quan trọng và khẩn cấp. Không dùng để nói chuyện phiếm.
b. Cách sử dụng:
-  Lựa thời gian thuận tiện cho nguòi đuọc gọi.
-  Tránh bớt những câu xã giao dài dòng, nói đơn sơ và ngắn gọn hết sức có thể. Đừng làm bộ tịch mất giờ.
Nếu cần gọi về tổng đài thì nói vắn tắt: “Alô, xin cho tôi số muòi hai chín không (1290). Nguòi đuọc gọi trả lời: “Alô, đây là X, có phải ông M đó không?” rồi vào ngay câu chuyện.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ cách nói chuyện

    Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
LỊCH SỰ TRONG GIAO TẾ XÃ HỘI
III. CÁCH NÓI CHUYỆN
1. Giọng nói:
-  Giọng nói phải rõ ràng, rành mạch, nói giản dị, miễn làm sao cho người đủ nghe, đủ hiểu.
-  Tránh vừa nói vừa cười nghiêng ngả, nói oang oang, ầm ĩ, hoặc dùng những kiểu nói cầu kỳ, nói lóng để tỏ ra ta khác mọi người.
2.  Dùng tiếng lịch sự và chính xác:
Trong lúc nói chuyện, cần trách hai thái cực: một là dùng những câu văn quá bay bướm, quá “tiểu thuyết” làm mất tự nhiên, hai là dùng những từ quá tầm thường, quê kệch, tiếng lóng v.v...
        Ví dụ:
        Đừng nói                           nên nói
        Con mẻ                               Bà ấy                       
        Thằng chả                           Ông ấy
        Ông già tui                          Ba tôi
        Tao mới tậu cái đổng          Tôi mới mua cái đồng hồ
        Mày nói bậy                       Có lẽ anh lầm chăng v.v...
3.  Những đức tính phải giữ khi nói chuyện:
   a. Thận trọng:
Đức Giám mục Bùi Tuần có viết: “Lời nói là người, có người càng nói nhiều, càng tỏ ra mình trống rỗng. Người ta dễ khen kẻ ít nói. Chẳng ai khen kẻ nói nhiều. Nói nhiều chưa chắc đã làm nhiều. Làm nhiều nói ít thì hơn là nói nhiều làm ít. Nói hay, không tại hay nói. Thà ít nói mà tư tưởng phong phú, rõ rệt, còn hơn là hay nói mà tư tưởng nghèo nàn, luộm thuộm. Nói nhiều khó tránh khỏi sai lỗi (đa ngôn đa quá) và dư thừa. Sai lỗi tất nhiên là không tốt, mà dư thừa cũng chẳng là điều hay. Do đó, chọn lời mà nói, chọn chữ mà dùng. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.
   b. Nghiêm túc:
Không nói những chuyện, lời thiếu thanh nhã, một lời hai ý, kẻo người ta lại có dịp đánh giá ta: “Lòng ứa đầy những gì, thì miệng nói ra” (Mt 12, 34).
   c. Khiêm tốn:
Không nói về mình, dù là nói về điều tốt hay điều xấu
   d. Bác ái:
Đừng có những lời nói chua cay, hoặc châm biến mỉa mai.
4.  Nghệ thuật nói chuyện:
      Tất cả nghệ thuật nói chuyện là phải biết nghe lời người khác hơn là chỉ nghĩ đến lời của mình. Biết nghe người khác là bí quyết để kiếm được nhiều bạn và làm cho người ta nghe mình.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ tiếp khách đỗ nhà

    Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
LỊCH SỰ TRONG GIAO TẾ XÃ HỘI
II. TIẾP KHÁCH ĐỖ NHÀ
1.  Bổn phận của chủ nhà:
a. Nguyên tác chung:
“Phải làm cho người ta coi nhà mình như nhà của họ”
nghĩa là:    
-  Tôn trọng tự do của khách.
-  Giữ mực tình cảm trung bình: đừng quá săn đón lúc đầu rồi lạnh nhạt vê sau.
b. Cách thức đón tiếp:
      Khi được báo tin trước, ta có thể đến tận sân ga, bến tàu để đón khách. Mặt khác, lo dọn dẹp phòng riêng cho khách với tất cả mọi thứ cần thiết: giường, chiếu, gối, nơi rửa mặt, guốc dép, xà bông, gương lược v.v... Tất cả đều phải sạch sẽ.
c. Thời gian khách lưu trú:
-  Về cơm nước: đừng trịnh trọng buổi đầu rồi sau đó quá sơ sài, nhưng nên giữ đều đều; nếu muốn có một bữa thịnh soạn hơn thì nên chờ đến khách gần ra về.
-  Có thể tổ chức vài cuộc giải trí: tham quan, xem hát, ăn tiệm...
-  Luôn giữ một bầu khí vui vẻ, đừng đánh chó đuổi mèo v.v...
2.  Bổn phận người khách trọ:
a. Nguyên tắc chung:
      “Nhập gia tuỳ tục” Trước khi đi nên mang theo đồ dùng cá nhân: khăn mặt, bàn chải đáng răng, gương lược v.v...
b. Trong thời gian ở trọ:
-  Phải nhã nhặn với người, vật trong nhà mình trú ngụ.
-  Biết khen tặng: tài làm bếp của bà chủ, con cái chủ nhà v.v...
-  Biết tặng quà: khi đi phố, đừng quên mua quà cho trẻ.
-  Biết dành trả tiền phí tổn khi cùng đi chơi với chủ nhà.
-  Không quên thù lao cho người giúp việc trong nhà.
-  Không đòi quá đáng, không cần thiết, làm phiền chủ nhà.
-  Đừng bừa bãi, vứt bỏ lộn xộn các đồ vật trong nhà.
-  Không tọc mạch, tò mò đến sổ sách, giấy tờ trong phòng.
c. Khi về đến quê nhà:
      Ngay khi về đến nhà, nên biên thư cám ơn chủ nhà; và nếu có dịp gần đó, ta có thể gởi món quà gì xứng đáng với lòng thảo của chủ nhà.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ chữ nhân _ giao tế xã hội

    Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
LỊCH SỰ TRONG GIAO TẾ XÃ HỘI
I. TIẾP KHÁCH TRONG BỮA ĂN
     Chìa khóa thành công trong giao tế không ở tại tiếp đãi những món quí giá cho bằng sự am tường và áp dụng đúng phép xã giao.
1.  Phải mời những ai?
a. Về số người: Mời số người vừa đủ dung nạp trong nhà mình.
b. Về thành phần:
-  Cơm gia đình: Mời người trong thân quyến hoặc vài người bạn thân.
-  Dịp lễ: Mời rộng hơn: Bạn đồng sự, hoặc những chỗ giao thiệp, quen biết xa hơn.
2.  Cách đãi ăn:
a. Tiệc trà: Thường tổ chức tại phòng khách, nơi đây nên đặt thêm nhiều bàn nhỏ để ly cốc và một bàn dài để thức ăn.
* Giờ mời: Nên mời những lúc người ta có nhiều giờ rảnh hơn, và không trùng với bữa ăn tối ở nhà họ.
* Thức ăn: Các thức mặn, thường là đồ nguội, và bánh ngọt.
* Thức uống: Các loại nước giải khát, không có rượu mạnh.
* Cách tiếp khách: Khi thấy khách đông đủ, chủ nhà sẽ bưng thức ăn mời khách, từ những người có địa vị trước; đồng thời mời nước. Có thể nhờ người khác làm thay, miễn là biết cách tiếp đãi.
* Cách ăn uống:
-  Khi được mời ngồi, hãy ngồi tự nhiên, nhẹ nhàng.
-  Những khăn tay nhỏ, người lịch sự chỉ dùng để lau qua mấy đầu ngón tay. Không nên chê bánh trái dọn ra cho mình.
-  Nước nóng không nên thổi, mà chờ cho nguội rồi uống. Khi uống, tay phải cầm tách, tay trái cầm đĩa hứng ở dưới.
-  Khi chủ nhà tiếp rước, ta phải để ý trông và xin rót vừa đủ.
b. Tiệc cỗ: Là tiệc đãi trong phòng ăn, có bàn ăn và chỗ ngồi nhất định.
* Giờ mời:    
-  Bũa trưa: từ 11 giờ hay 12 giờ
-  Bữa tối  : từ 18 giờ 30 hay 19 giờ 30
* Bầy bàn:
-  Bàn trải khăn trắng, chỗ ngồi cách nhau 60 cm.
-  Nếu là bữa ăn tây về buổi chiều, phải đặt hai đĩa ở mỗi chỗ: một sâu để ăn súp, một nông để ăn cá. Bữa sáng không có súp thì chỉ đặt hai đĩa nông.
-  Trước đĩa bầy ba ly: một ly lớn để uống nước, một ly vừa để uống rượu vang đỏ, một ly nhỏ để uống rượu vang trắng.
-  Bên phải đĩa, đặt một con dao, một cái muỗm (nếu ăn sáng thì không cần muỗm); bên trái đặt một cái nĩa (xiên).
-  Khăn ăn gấp nhỏ đặt trên đĩa.
-  Nếu là bữa ăn Việt Nam, trước mặt mỗi người úp một chén nhỏ, bên dưới xếp một cái khăn ăn; bên phải đặt một cái muỗm và một đôi đũa.
-  Nếu đãi rượu tây, thì cũng bày ba ly như trên; còn nếu đãi rượu ta chỉ đặt một ly là đủ.
-  Giữa bàn có một ống tăm sạch sẽ, tinh khiết.
-  Khách ăn xong, dọn hết chén bát, đũa muỗm đi, rồi mới bưng đồ tráng miệng lên. Cần có đôi ba người để phục vụ cho mau lẹ.
-  Trong bữa tiệc trịnh trọng, nên để thực đơn kê các món ăn theo thứ tự ở giữa bàn, để khách tuỳ thích ăn uống.
* Cách xếp đặt chỗ ngồi:
-  Chỗ danh dự: ở gần chủ nhà, thường ở hai bên chủ nhà theo kiểu xếp đặt của người Việt Nam; lẽ thường, người nhà phải nhường cho khách.
-  Đừng tằn tiện chỗ ngồi; đừng xếp dư số người cho mỗi bàn.
-  Dưới đây là sơ đồ một bàn ăn với các chỗ ngồi xếp theo thứ tự cao thấp theo kiểu Tây phương:
* Cách xếp đặt bàn theo phong tục việt nam:
* Lúc khách đến:
-  Người khách lịch sự bao giờ cũng đến trước 5 – 10 phút.
-  Người chủ nhà lịch sự bao giờ cũng giữ đúng giờ đã mời; có thể đợi khách đến trễ nhiều lắm là 10 phút.
-  Trừ ra khách quí mới ra cổng đón, còn thì chủ nhà cần ở trong nhà đón khách: chào hỏi và giới thiệu theo nghi thức; rồi mời khách ngồi và mời trà thuốc, đợi khách đến đầy đủ.
-  Nếu có rượu khai vị, nên dùng vào lúc này.
-  Nếu mời đông khách, chủ nhà nên dọn ghế phòng khách cho từng nhóm để dễ nói chuyện trong khi chờ đợi.
-  Khi dọn bàn xong, chủ nhà mời khách vào bàn và xếp chỗ cho mọi người, hoặc có tờ giấy nhỏ ghi tên để trước ở từng chỗ.
* Lúc khách ra về:
-  Trong bữa tiệc đông người, lúc ra về, khách chỉ cần đến chào chủ nhà rồi rút lui êm, không phải chào những người có mặt.
-  Nếu khách ra về không đều, chủ nhà phải xếp đặt có người ở trong cầm khách, có người ra ngoài tiễn khách.
-  Nếu có người khách quí ra về, chủ cần tiễn tới ngõ, thì nói lời xin phép những người có mặt: “Các ông cho phép”.