Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dr. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 10dr. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN VII & X)
185.          Có khi nào được phép lấy của người không?
          “Nếu có thể đoán trước được sự ưng thuận của chủ, hoặc sự khước từ của họ nghịch với lẽ phải và với quyền sở hữu chung của cải trần thế thì việc chiếm hữu tài sản không còn là tội ăn cắp. Như thế, trong trường hợp khẩn cấp và rõ ràng, và không còn cách nào khác để đáp ứng cho các nhu cầu cấp thời và thiết yếu (thức ăn, chỗ ở, áo quần …) thì được quyền sử dụng tài sản tha nhân”. [1]  Do đó mà:
         

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
184.          Lỗi đức công bằng là tội nặng hay tội nhẹ?
Lương tâm tự nhiên luôn lên án sự bất công: Kẻ trộm cắp luôn bị khinh bỉ ở mọi nơi và trong mọi lúc. Ngay cả kẻ trộm cũng không nghĩ tốt về mình, vì chúng luôn tìm kiếm bóng tối để che dấu việc làm của mình và không chịu cho ai gọi mình là trộm cắp.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
183.          Có được chơi các trò chơi may rủi không?
“Các trò đỏ đen (cờ bạc …) hoặc cá cược, tự chúng không nghịch với phép công bằng, nhưng về phương diện luân lý, không thể chấp nhận được khi chúng cướp đi những cái cần thiết để nuôi sống bản thân và người khác. Cờ bạc biến kẻ ham mê thành nô lệ. Cờ gian bạc lận là một lỗi nặng, trừ khi gây thiệt hại rất nhẹ đến độ người bị thiệt thấy việc đó không đáng kể”. [1]
- Xổ số là một trò chơi hợp pháp, nhưng có thể lỗi đức công bằng khi dùng mưu gian để được giải, hay khi không phát giải cho số trúng như đã cam kết.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 24. CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
182.          Làm thiệt hại tài sản có những tội nào?
           - Lãng phí của công: Khác với thâm lạm của công, người lãng phí không lấy của công làm của tư mà sử dụng của công một cách hoang phí quá sự cần thiết; hoặc không bảo quản của cải được giao cho mình coi sóc; làm hư hao, mất mát, hoặc làm việc cẩu thả, thiếu tinh thần trách nhiệm mà gây nên sự thiệt hại cho công sở, hoặc phá hoại hay phung phí tài nguyên của trái đất, làm thiệt hại cho môi trường sống.
           - Làm khổ các sinh vật và phí phạm sinh mạng chúng một cách vô ích; hoặc ngược lại, chi phí quá tốn kém cho những con vật “cưng”, đều là những sự lãng phí không thể biện minh được. [1]
           - Gây ra thiệt hại cho người khác hoặc cố ý, hoặc do bất cẩn, như gây tai nạn giao thông, làm cháy nhà, đánh thuốc độc gia súc, ao cá, vu cáo làm mất danh dự, làm việc tắc trách gây thiệt hại cho chủ v. v. . .
           - Đình công “là việc chính đáng, khi đó là một phương thế không tránh được hoặc cần thiết để đạt được lợi ích tương xứng. Đình công không thể chấp nhận về mặt luân lý, khi kèm theo bạo động hoặc khi chỉ được dùng nhằm những mục tiêu không trực tiếp liên hệ đến các điều kiện làm việc hay trái nghịch với công ích”. [2]
           - Cuối cùng, tội làm thiệt hại đáng ghê sợ nhất là tội mua bán, trao đổi con người như một thứ hàng hoá. Đây là sự rối loạn đến cùng cực, khi giá trị tiền của được đặt lên trên giá trị con người. “Tội này xúc phạm đến nhân phẩm và những quyền lợi căn bản của con người vì dùng bạo lực biến họ thành một vật dụng hoặc nguồn lợi”. [3] 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
181.           Giữ của người cách bất công là những tội nào?
           Giữ của người cách bất công có những tội như:
           - Không trả nợ: không hoàn trả cho người khác tiền bạc, của cải mình đã vay mượn họ theo đúng hạn kỳ đã ước định, đúng với số lượngphẩm chất của vật được vay mượn. Chạy hụi (bỏ không đóng hụi nữa khi đã nhận tiền) cũng là một hình thức không trả nợ mình đã mượn của những người cùng chơi.
           - Không trả tiền công xứng đáng: Là tội bất công của người chủ khi không trả tiền lương, hay chậm trễ quá lâu, hoặc bắt công nhân làm thêm giờ mà không thêm lương, hoặc bắt chẹt người làm phải làm công việc quá nặng với đồng lương không tương xứng, dù có sự thỏa thuận của hai bên. “Tùy theo nhiệm vụ và năng suất của mỗi người, tình trạng của xí nghiệp và công ích, việc làm phải được trả lương sao cho con người có đủ khả năng xây dựng cho mình một đời sống xứng hợp về phương diện vật chất, văn hóa và tinh thần”. [1]
           - Trốn thuế: Thuế là phần đóng góp do nhà cầm quyền hợp pháp đặt ra cho dân chúng để chi phí vào những việc thiện ích chung, như trả lương cho các viên chức nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phát triển văn hoá, giao thông v.v...
           “Không đóng góp lệ phí cho những cơ quan an ninh xã hội do chính quyền hợp pháp quy định là điều bất công”. [2] Người trốn thuế là người lấy cắp của mọi người, hưởng dùng tài sản của mọi người.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
180.           Lấy của người cách bất công là gì?
           Lấy của người cách bất công có những hành vi sau:
           - Gian lận trong khi mua bán: là cố ý giao hàng không đúng phẩm chất, số lượng, giá cả, hay thứ loại hàng theo ý người mua; hoặc vì nhằm thủ lợi mà không báo cho người kia biết sự lầm lẫn của họ về giá trị thực của món hàng, về số tiền đếm lộn, số lượng món hàng đếm sai …
           Cũng là gian lận khi cố ý làm hàng giả để bán với giá hàng thật, hoặc làm hoá đơn giả để ghi số tiền không đúng với số tiền đã trao hay nhận.
           - Xâm lấn: là thay đổi ranh giới đất đai hay của cải có lợi cho mình cách bất công, như sửa hàng rào, bờ ruộng, lấn sang đất người khác; xây tường, sân, lấn ra đường.
           - Cho vay ăn lời quá đáng: là cho vay với mức lời vượt quá quy định của pháp luật hoặc quá thói quen của địa phương được mọi người chấp nhận.  
           - Hối lộ: là việc người có chức quyền nhận tiền bạc hay của cải của ai, để ban cho người đó những quyền lợi mà họ không đáng được, hoặc miễn giảm phần phạt mà họ đáng phải chịu. Cả người đưa hối lộ và người nhận đều phạm tội hối lộ, lỗi đức công bằng phân phối.
           - Thâm lạm của công: là hành vi chiếm dụng của công làm của riêng, hay sử dụng của công vào việc riêng tư, như dùng xe công để chạy việc riêng, bàn công việc riêng bằng điện thoại của công sở. . .
           - Đầu cơ tích trữ: là hành vi tạo sự khan hiếm giả tạo một món nhu yếu phẩm nào đó, để có thể độc quyền bán với giá cao. Tội đầu cơ chẳng những lỗi đức công bằng mà còn lỗi đức bác ái, và còn có thể vi phạm điều răn thứ năm nếu nó gây nên nạn đói kém. Cùng loại với tội đầu cơ là tội tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách loan tin đồn về sự tăng hay giảm giá của một món hàng, về sự khan hiếm của một món hàng, để trục lợi. 
HOME 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

 Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
179.           Thế nào là không tôn trọng tài sản tha nhân?
          “Mọi hình thức chiếm đoạt và cầm giữ cách bất công tài sản của tha nhân, dù không nghịch với dân luật, vẫn nghịch điều răn thứ bảy, như cố tình không trả của đã mượn, giữ lại của rơi, buôn gian bán lận, trả lương thiếu công bằng, lợi dụng sự không biết và khó khăn của tha nhân để tăng giá”. [1]
          “Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, nghĩa là cấm chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của sở hữu chủ”. [2]
          Chiếm đoạt tài sản tha nhân bất chấp ý muốn chính đáng của họ là lấy và giữ của người cách bất công.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
178.           Quyền tư hữu của cải có cần thiết không?
          Tuy cả trái đất được ban cho nhân loại chung hưởng, nhưng quyền tư hữu của cải vẫn cần thiết, vì “quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Sau cùng, những quyền này còn là một điều kiện tạo nên tự do của người công dân, vì khuyến khích họ đảm trách và thi hành phận vụ của mình”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23.  GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
177.           Quyền chung hưởng của cải là gì?
          “Quyền tư hữu của cải do mình làm ra hay nhận được một cách chính đáng không huỷ bỏ việc Thiên Chúa ban địa cầu cho toàn thể nhân loại ngay từ nguyên thuỷ. Quyền chung hưởng của cải vẫn ưu tiên, cho dù sự thăng tiến công ích đòi phải tôn trọng tư sản, quyền tư hữu và việc hành sử quyền này”. [1]
          “Khi sử dụng của cải, con người phải coi của cải vật chất mà mình sở hữu một cách chính đáng không chỉ như của riêng mình, nhưng còn là của chung nữa: nghĩa là của cải đó có thể sinh ích không những cho riêng mình mà còn cho cả người khác nữa”. [2]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
(ĐIỀU RĂN THỨ VII & X)
176.           Mục đích của hai điều răn 7 và 10 là gì?
          Hết mọi của cải đều thuộc về Chúa vì Ngài tác tạo nên chúng. Bởi đó, chúng phải phụng sự Ngài và Ngài muốn dùng chúng như thế nào tùy ý. Thế nhưng Chúa là Cha nhân lành đã “trao địa cầu và tài nguyên cho nhân loại chung sức quản lý, để con người chăm sóc, chế ngự chúng bằng lao động và hưởng dùng hoa trái của địa cầu”. [1]
          Của cải trở thành vô giá trị nếu không được sử dụng, và còn trở thành tai họa nếu bị sử dụng sai mục đích. Điều răn 7 và 10 được đặt ra để gìn giữ của cải trong vị trí đúng thực của nó, là thỏa mãn nhu cầu của đời sống mọi người.
          Với cái nhìn đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao điều răn 7 và 10 không chỉ ngăn cấm những hành vi bất công, mà còn đòi buộc chúng ta phải chung hưởng của cải, sử dụng của cải trong tình bác ái huynh đệ .

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 23. GIỮ ĐỨC CÔNG BẰNG
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ MƯỜI
175.           Điều răn 7 và 10 dạy ta điều gì?
          Điều răn thứ bảy dạy ta giữ đức công bằng và bác ái trong việc quản lý và sử dụng của cải đời này.
          Công bằng và công ích đòi ta “tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế và quyền tư hữu. [1]
          Vì thế, điều răn thứ bảy “cấm ta lấy hay giữ tài sản của người khác cách bất công, cấm làm hại của cải họ bằng bất cứ cách nào”, vì thế mà buộc ta hoàn trả những gì đã lấy cách bất công, và bồi thường những thiệt hại đã gây ra.
          Không chỉ tôn trọng quyền tư hữu mà còn dạy ta tôn trọng quyền chung hưởng của cải trần thế, điều răn thứ bảy hướng chúng ta về sự hoàn hảo của đức công bằng, là đức bác ái.
          Bác ái dạy ta “cố gắng sử dụng mọi của cải trần thế để phụng sự Thiên Chúathực thi tình bác ái huynh đệ”. [2]
          Điều răn thứ mười dạy ta không được ham muốn của cải người khác: ”Ngươi sẽ không được thèm muốn của gì của người đồng loại ngươi” (Xh 20,17).

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
174.          Tại sao phải cầu nguyện để giữ đức khiết tịnh?
          Trong cuốn “Tự thuật”, thánh Augustinô thú nhận: “Con cứ tưởng: tự sức mình có thể sống tiết dục được (…) nhưng thực ra con đâu có sức. Con khờ dại nên không biết rằng nếu Chúa không ban ơn, thì không sống tiết dục được. Con chắc chắn Chúa sẽ ban nếu con tha thiết kêu cầu và vững tin phó thác nơi Chúa”. [1]
          Siêng năng cầu nguyệnlãnh nhận các bí tích Giao hoà và Thánh Thể là nguồn ân sủng lớn lao cho người yếu đuối, giúp ta giữ lòng trong sạch, và có sức đứng dậy ngay nếu lỡ sa ngã.
          Đức Mẹ luôn đặc biệt bảo vệ những tâm hồn thanh khiết cầu mong sự gìn giữ của Mẹ, và sẽ nâng dậy những ai muốn thoát khỏi sự lỡ lầm. Hãy cầu xin Đức Mẹ với lòng tin tưởng và chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
173.          Chúng ta phải giữ đức nết na như thế nào?

Ngồi lê đôi mách
  Nết na là một phần của đức tiết độ. Người giữ đức nết na là người nhẫn nại, đoan trangkín đáo. Người nết na biết giữ kín những điều thầm kín của mình và của người khác”. [1]
          “Người nết na biết giữ cái nhìncử chỉ hợp với phẩm giá của con người và của những tương quan giữa con người với nhau” [2]
          “Người nết na cẩn trọng trong cách ăn mặc, biết im lặng hay dè dặt tránh những tò mò thiếu lành mạnh. [3]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
172.          Tại sao đức khiết tịnh lại cần đến khổ chế?
          “Chủ trương sống phóng túng phát xuất từ quan niệm sai lạc về tự do. Muốn có tự do đích thực, điều tiên quyết là con người phải được giáo dục; phải dạy cho người trẻ biết tôn trọng sự thật, các đức tính, phẩm giá luân lý và thiêng liêng của con người”. [1]
          Không có thành quả nào mà không đòi khổ chế, từ nhà bác học cho đến một học sinh nhỏ bé, từ những nhà chính trị cho đến các vận động viên thể thao... tất cả đều phải khổ chế để có thể đạt tới thành công.
          Điều đó càng đúng cho những ai muốn giữ đức khiết tịnh: Thân xác chúng ta, mà thánh Phanxicô Assisi gọi là “anh lừa”, luôn cần được kiềm chế bằng sự mệt nhọc của công việc, sự tiết chế trong hưởng thụ, ăn uống, giải trí; đặc biệt là sự điều độ trong chương trình sống và sự nết na trong lời ăn, tiếng nói, cũng như việc ăn mặc.