Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.6.9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.6.9. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
174.          Tại sao phải cầu nguyện để giữ đức khiết tịnh?
          Trong cuốn “Tự thuật”, thánh Augustinô thú nhận: “Con cứ tưởng: tự sức mình có thể sống tiết dục được (…) nhưng thực ra con đâu có sức. Con khờ dại nên không biết rằng nếu Chúa không ban ơn, thì không sống tiết dục được. Con chắc chắn Chúa sẽ ban nếu con tha thiết kêu cầu và vững tin phó thác nơi Chúa”. [1]
          Siêng năng cầu nguyệnlãnh nhận các bí tích Giao hoà và Thánh Thể là nguồn ân sủng lớn lao cho người yếu đuối, giúp ta giữ lòng trong sạch, và có sức đứng dậy ngay nếu lỡ sa ngã.
          Đức Mẹ luôn đặc biệt bảo vệ những tâm hồn thanh khiết cầu mong sự gìn giữ của Mẹ, và sẽ nâng dậy những ai muốn thoát khỏi sự lỡ lầm. Hãy cầu xin Đức Mẹ với lòng tin tưởng và chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
173.          Chúng ta phải giữ đức nết na như thế nào?

Ngồi lê đôi mách
  Nết na là một phần của đức tiết độ. Người giữ đức nết na là người nhẫn nại, đoan trangkín đáo. Người nết na biết giữ kín những điều thầm kín của mình và của người khác”. [1]
          “Người nết na biết giữ cái nhìncử chỉ hợp với phẩm giá của con người và của những tương quan giữa con người với nhau” [2]
          “Người nết na cẩn trọng trong cách ăn mặc, biết im lặng hay dè dặt tránh những tò mò thiếu lành mạnh. [3]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
172.          Tại sao đức khiết tịnh lại cần đến khổ chế?
          “Chủ trương sống phóng túng phát xuất từ quan niệm sai lạc về tự do. Muốn có tự do đích thực, điều tiên quyết là con người phải được giáo dục; phải dạy cho người trẻ biết tôn trọng sự thật, các đức tính, phẩm giá luân lý và thiêng liêng của con người”. [1]
          Không có thành quả nào mà không đòi khổ chế, từ nhà bác học cho đến một học sinh nhỏ bé, từ những nhà chính trị cho đến các vận động viên thể thao... tất cả đều phải khổ chế để có thể đạt tới thành công.
          Điều đó càng đúng cho những ai muốn giữ đức khiết tịnh: Thân xác chúng ta, mà thánh Phanxicô Assisi gọi là “anh lừa”, luôn cần được kiềm chế bằng sự mệt nhọc của công việc, sự tiết chế trong hưởng thụ, ăn uống, giải trí; đặc biệt là sự điều độ trong chương trình sống và sự nết na trong lời ăn, tiếng nói, cũng như việc ăn mặc.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
171.          Thế nào là biết mình?
          Biết mình yếu đuối là điều đầu tiên phải biết. Thánh Kinh và kinh nghiệm của các thánh dạy chúng ta điều đó. Biết mình yếu đuối nên chúng ta phải:
          1. Xa lánh dịp tội: Thánh Gioan M. Vianney dạy có ba phương pháp để tránh các tội lỗi đức khiết tịnh: cách thứ nhất là chạy trốn, cách thứ hai là chạy trốn, cách thứ ba là chạy trốn. Câu trả lời của thánh nhân nhằm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xa lánh dịp tội: Tất cả mọi phương pháp đều vô hiệu nếu không có sự xa lánh dịp tội, cũng như xa lánh những căn cớ gần của tội dâm ô.
          Ai muốn xa lánh dịp tội cho mình, thì phải tránh nên dịp tội cho người khác, đặc biệt là việc giữ nết na  trong lời nói, cử chỉ, trang phục.
          Chính Chúa Giêsu cũng dạy phải xa lánh dịp tội một cách triệt để và dứt khoát: “Nếu mắt ngươi nên dịp tội làm cho người vấp phạm thì hãy móc mắt mà quảng đi khỏi ngươi, vì thà mất một chi thể còn lợi cho ngươi hơn là toàn thân bị xô vào hỏa ngục” (Mt 5,29-30).
          2. Tỉnh thức đề phòng: Theo thánh Phaolô, đức khiết tịnh là một kho tàng quí giá, nhưng lại đựng trong những bình mỏng manh; vì thế, muốn giữ được đức khiết tịnh, ta cần phải luôn canh chừng các giác quan, trí nhớ, trí tưởng tượng... đừng bao giờ để cho một tư tưởng, hay một hình ảnh xấu nào lọt vào.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
170.           Ta phải làm gì để giữ đức khiết tịnh?
          “Ai muốn trung thành với những lời hứa khi được rửa tội và chống lại các cơn cám dỗ, phải dùng những phương thế sau: phải
          biết mình,
          khổ chế tuỳ theo hoàn cảnh,
          tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa,
          thực hành các đức tính luân lý
          và chuyên cần cầu nguyện”.
[1] 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
169.           Các căn cớ gần của tội dâm ô là gì?
          Dục vọng cần được kiềm chế để nó khỏi làm hỗn loạn năng lực luân lý nơi con người. Có bốn thói quen xấu mở cửa cho dục vọng tung hoành. Đó là
          1. Thói lười biếng: Lười biếng là trường dạy nết xấu: “Biếng nhác dạy bao sự dữ” (Hc 33,28). Tâm trí của người ở nhưng lúc nào cũng sẵn sàng để được đổ đầy với những tư tưởng  và hình ảnh nhơ bẩn. Trái lại, ma quỉ khó mà chen được vào tâm trí một người suốt ngày bận bịu với việc bổn phận của mình.
          2. Đọc, xem sách báo hay phim ảnh xấu: Lấy cớ giết thời giờ, tiêu khiển, hay xem cho biết, đọc để được hướng dẫn... là những mánh khóe rất hiệu quả ma quỉ thường dùng khi muốn cám dỗ ai phạm tội, vì phim ảnh, sách báo xấu, là nguyên nhân chắc chắn cho sự đổ nát tâm hồn những ai muốn tìm thú tiêu khiển nơi chúng. Jean Jacques Rousseau, trong lời mở đầu cuốn “Julie”, đã khẳng định rằng ông coi những thanh niên đọc những thứ sách báo đó là loại bỏ đi.
          3. Ăn uống thái quá: Sự ăn uống thái quá là kẻ thù của đức khiết tịnh. Thánh Jérome nói rằng, ngài không thể tin được một người say sưa lại có thể là một người thanh khiết.
          4. Tiếp xúc thân mật với người khác phái: “Thường xuyên mặt giáp mặt, mà không phạm tội”, thánh Augustinô nói, “thì còn lạ hơn là làm cho người chết sống lại”. Ca dao Việt Nam có câu “Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy” để cảnh báo rằng, những quan hệ thân mật giữa nam và nữ với nhau vốn là căn cớ của những hậu quả tai hại khôn lường.
          Đừng tự bào chữa là mình phạm tội vì tính yếu đuối của con người, nếu không biết xa lánh những cuộc gặp gỡ thân mật với người khác phái, qua thư từ, tin nhắn, điện thoại, nhất là những cuộc gặp gỡ riêng tư ở nơi kín đáo, vì “ai ưa sự cheo leo sẽ chết trong sự cheo leo”. 
HOME 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
168.           Căn cớ sâu xa nhất của tội dâm ô là gì?
          Các tội dâm ô là những tội rất dễ thành tội nặng; do đó, rất cần thiết phải có sự biện pháp phòng trước, là tìm biết nguyên nhân phát sinh ra nó để xa tránh.
          Dục vọng là căn cớ sâu xa và mãnh liệt dẫn người ta đến tội dâm ô: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,28)
          “Theo nguyên ngữ, ‘dục vọng’ có thể chỉ mọi hình thức thèm muốn mãnh liệt của con người. Thần học Kitô giáo dùng từ này với ý nghĩa đặc biệt là cơn ham muốn của giác quan đi ngược với lý trí. Dục vọng là hậu quả của tội đầu tiên, khi con người không vâng phục Thiên Chúa,… làm hỗn loạn các năng lực luân lý nơi con người.
          Dục vọng tự nó không phải là một tội, nhưng nó hướng con người đến chỗ phạm tội”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN VI & IX)
 
167.          Có những bậc sống khiết tịnh nào?
          “Mỗi người giữ đức khiết tịnh tuỳ theo bậc sống của mình: người này trong bậc trinh khiết hay độc thân của đời thánh hiến, một cách thức dễ dàng tận hiến trọn vẹn tâm hồn cho Thiên Chúa; kẻ khác trong bậc gia đình hay độc thân, tuỳ theo luật luân lý xác định”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
ĐIỀU RĂN THỨ SÁU VÀ THỨ CHÍN
166.          Những ai phải giữ đức khiết tịnh?
          Mọi tín hữu đều được mời gọi sống khiết tịnh. Kitô hữu là người đã “mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,27), khuôn mẫu của đời sống khiết tịnh. Ai tin vào Đức Kitô đều được mời gọi sống khiết tịnh tuỳ theo bậc sống của mình. Khi chịu bí tích Thánh Tẩy, người tín hữu cam kết giữ đức khiết tịnh trong đời sống tình cảm”. [1]

GLCG - 10 Điều Răn _ câu 165

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
(ĐIỀU RĂN THỨ VI)
165.           Các tội xúc phạm đến phẩm giá hôn nhân là gì?
          Tội phạm đến phẩm giá hôn nhân là: ngoại tình, ly dị, đa thê, loạn luân, tự do kết hôn, và đồng tính luyến ái.

GLCG - 10 Điều Răn _ câu 164

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
(ĐIỀU RĂN THỨ VI)
164.          Lỗi đức khiết tịnh trong tâm tưởng là gì?
          1. Nhìn xem: Tất nhiên, chúng ta không có lỗi gì khi thấy những hình ảnh xấu xa, khi nhìn người khác phái trong lúc nói chuyện. Nhìn ngắm vẻ đẹp vì vẻ đẹp cũng không có tội gì, như các nhà phê bình, thưởng lãm nghệ thuật tranh ảnh; nhưng hãy hết sức cẩn thận: nếu việc nhìn xem đó có thể dẫn đến nguy hiểm phạm tội thì chúng ta không thể nói là không có tội: vua Đavít đã phạm tội ngoại tình và giết người chỉ vì một cái nhìn thiếu thận trọng.

GLCG - 10 điều răn

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
(ĐIỀU RĂN THỨ VI)
163.          Các tội xúc phạm đến đức khiết tịnh là gì?
Đó là những tội: mê dâm dục, thủ dâm, gian dâm, khiêu dâm, mại dâm và thú dâm.
          1. Mê dâm dụcham muốn sai trái hay hưởng thụ vô độ khoái lạc tình dục. Khoái lạc tình dục trở thành sai trái khi con người chỉ tìm hưởng thụ để thoả mãn chính mình, chứ không nhằm mục đích truyền sinh và kết hợp trong tình yêu”. [1] 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
(ĐIỀU RĂN THỨ VI)
162.          Các sai lỗi trong đời sống tính dục là gì?
Các sai trái trong đời sống tính dục được phân chia thành hai loại chính là:
 1. Xúc phạm đến đức khiết tịnh, là những hành vi coi trọng sự thoả mãn khoái lạc xác thịt hơn tình hiệp thông yêu thương và mục đích truyền sinh.
         2. Xúc phạm đến phẩm giá hôn nhân, là những hành vi không chỉ phạm đến đức khiết tịnh mà còn phạm đến giao ước hôn nhân cũng như đời sống gia đình nữa. 
HOME 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
(ĐIỀU RĂN THỨ VI)
161.          Đời sống tính dục có những sai trái nào?
Các hành vi tính dục là quan hệ xác thịt, diễn tả và thực hiện tình hiệp thông yêu thương giữa hai vợ chồng, và thực hiện việc sinh sản con cái, hoa trái của tình yêu đó. Tự bản chất, các hành vi tính dục là tốt lành và thánh thiện, hai điều răn thứ sáu và thứ chín được Thiên Chúa đặt ra là để bảo vệ sự thánh thiện đó của các hành vi giới tính.
Tất cả những gì xúc phạm đến ý định của Thiên Chúa đã muốn khi sáng tạo đời sống giới tính đều lỗi phạm đến điều răn thứ sáu và thứ chín. 
HOME 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 21. CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC
(ĐIỀU RĂN THỨ VI)
160.           Sống khiết tịnh là gì?
Đời sống phái tính “ảnh hưởng trên toàn bộ con người, cả xác và hồn. Phái tính đặc biệt liên quan đến đời sống tình cảm, khả năng yêu thương và truyền sinh, nói chung mọi tương quan với người khác”. [1] 
Vì thế, những sai trái trong đời sống phái tính ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống con người. “Đức Giêsu đã đến trả lại cho thụ tạo tình trạng tinh tuyền nguyên thuỷ của chúng. Trong Bài Giảng Trên Núi, Người đã giải thích chính xác ý định của Thiên Chúa: “Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: ‘chớ ngoại tình’. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: ‘Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì đã ngoại tình trong lòng với người ấy rồi” (Mt 19,6). [2]
“Sống khiết tịnh là làm chủ phái tính, nhờ đó thống nhất được đời sống thể lý và tinh thần. Phái tính cho thấy con người thuộc về thế giới vật chất và sinh học, nhưng khi được hội nhập vào tương quan giữa người với người, trong đó người nam và người nữ hiến thân cho nhau trọn vẹn và vĩnh viễn, phái tính mới có giá trị thực sự nhân linh. ”. [3]