Bài 22. SỐNG KHIẾT TỊNH
(ĐIỀU RĂN THỨ VI & IX)
172. Tại sao đức khiết tịnh lại cần đến khổ chế?
“Chủ trương sống phóng túng phát xuất từ quan niệm sai lạc về tự do. Muốn có tự do đích thực, điều tiên quyết là con người phải được giáo dục; phải dạy cho người trẻ biết tôn trọng sự thật, các đức tính, phẩm giá luân lý và thiêng liêng của con người”. [1]
Không có thành quả nào mà không đòi khổ chế, từ nhà bác học cho đến một học sinh nhỏ bé, từ những nhà chính trị cho đến các vận động viên thể thao... tất cả đều phải khổ chế để có thể đạt tới thành công.
Điều đó càng đúng cho những ai muốn giữ đức khiết tịnh: Thân xác chúng ta, mà thánh Phanxicô Assisi gọi là “anh lừa”, luôn cần được kiềm chế bằng sự mệt nhọc của công việc, sự tiết chế trong hưởng thụ, ăn uống, giải trí; đặc biệt là sự điều độ trong chương trình sống và sự nết na trong lời ăn, tiếng nói, cũng như việc ăn mặc.