Hiển thị các bài đăng có nhãn hoabinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoabinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thời sự GH _ cầu nguyện cho hòa bình tại Vatican

Buổi cầu nguyện cho hòa bình
do ĐTC Phanxicô triệu tập tại Vatican
Xin làm cho chúng con sẵn sàng lắng nghe tiếng kêu của các công dân chúng con, yêu cầu chúng con biến các võ khí của mình thành những dụng cụ hòa bình, biến sự sợ hãi thành tín nhiệm và những căng thẳng của chúng con thành tha thứ.  
Đặng Tự Do

5 phút cho Chúa _ lên án tử cho lòng giận ghét

10/06/10                                              THỨ NĂM TUẦN 10 TN
                                                                         Mt 5,20-26
LÊN ÁN TỬ CHO LÒNG GIẬN GHÉT
“Thầy bảo thật cho anh em biết: bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà.” (Mt 5,22)
Suy niệm: Báo chí hằng ngày tường thuật biết bao nhiêu vụ án mạng mà nguyên nhân có khi chỉ vì một sự xích mích hoặc va chạm nhỏ nhặt. “Phần nổi của tảng băng” đó cảnh báo một thực trạng đáng ngại hơn gấp bội phần: Có biết bao người ôm hận chưa thể “xả thây đối phương thành trăm mảnh” cho thoả lòng giận ghét nên đành chọn giải pháp “giết người trong mộng” để tạm xoa dịu con tim hận thù của mình. Quả thật, không ai phạm tội cố sát nếu trước đó đã không nung nấu một lòng hận thù. Để diệt trừ tận căn tội ác đó, Chúa Giêsu công bố phán quyết của toà án lương tâm: ai giận ghét anh em thì đã đáng bị luận phạt bởi toà án lương tâm rồi.
Mời Bạn: Chúng ta dễ bằng lòng với thứ thước đo “đời này” để đo lường mức độ “công chính” của mình hay của người khác. Trước mắt mọi người, tôi vẫn là con người đạo đức mô phạm nếu tôi không bị tuyên án với tang chứng rành rành và với tội danh rõ ràng trong bộ luật hình sự. Thế nhưng Chúa mời gọi chúng ta hãy tự đặt mình trước toà án lương tâm để tuyên án tử cho lòng giận ghét của mình bằng cách bắt tay làm hoà với anh chị em mình ngay khi có chuyện bất thuận với nhau. Được như thế, Thiên Chúa là vị thẩm phán chí công sẽ không phải xét xử chúng ta trong ngày sau hết nữa.
Chia sẻ: Mỗi khi bạn giận ghét anh chị em mình, bạn làm thế nào để hoà giải?
Sống Lời Chúa: Lãnh nhận bí tích Giao hoà và thành thật nói lời xin lỗi với tha nhân, đó là dấu hiệu bạn đang dùng thước đo công chính của Chúa.
Cầu nguyện: Hát kinh Hoà Bình.

Suy tư phục sinh _ một tấm lòng vĩ đại

MỘT TẤM LÒNG VĨ ĐẠI
Gương thánh thiện của cha Pierre hầu như có mãnh lực cảm hóa được bốn tâm hồn đậm nét hận thù và tội lỗi: chúng tôi có cảm tưởng được cứu chuộc và dung thứ.  
Lm. HK

Lời Chúa Lễ Hiển Linh _ nên thánh

NÊN THÁNH
Hòa bình và hạnh phúc không thể có nếu thiếu Hài Nhi Giêsu. Ngài là “Thái Tử của Hòa Bình”. Tách rời ra khỏi Thiên Chúa, con người không thể tự tạo ra hòa bình được.
(Sưu tầm)

Thời sự GH _ thông điệp urbi et orbi 2013


Thông Điệp Urbi et Orbi Giáng Sinh 2013
của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chúng ta hãy tạm dừng trước Hài Nhi của Bethlehem. Chúng ta hãy để cho quả tim của mình được chạm đến, chúng ta hãy để cho mình được sưởi ấm bởi sự dịu dàng của Thiên Chúa, chúng ta cần sự âu yếm của Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,
và bình an dưới thế cho người Chúa thương (Lc 2:14)

Sống đức tin _ sứ điệp hòa bình 2014

Toàn văn Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha
... một nỗi khao khát về một đời sống sung mãn, bao gồm khao khát không thể kìm nén được về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến với người khác và giúp chúng ta đối xử với họ không như là kẻ thù hay người đối địch, nhưng như là anh chị em được đón nhận và ôm ấp.
Nguyễn Minh Triệu sj chuyển ngữ

Daily reflection _ live in God's peace

LIVE IN GOD'S PEACE

What are we to do? Well, that is precisely what Advent is all about. We are to prepare for the celebration of God's Presence as one of us.
Deacon John Ruscheinsky

Truyện thánh _ 10/11


Thánh Leo I (Giáo hoàng hòa bình)  
(400-461)  
Nhờ sự khôn ngoan, ngài thường giải hoà giữa các thủ lãnh quốc gia. Ngài được coi là "giáo hoàng hòa bình".

Sống đức tin _ cổ võ hòa bình


CỔ VÕ HÒA BÌNH
Hòa bình không chỉ là không có chiến tranh, không chỉ giản lược vào thế quân bình giữa các lực lượng đối nghịch... hòa bình là kết quả của tình thương, thứ tình thương vượt quá những lợi ích do đức công bình đem lại.
(Hiến chế mục vụ Vui Mừng và Hy Vọng)

5 phút cho Chúa _ đòi hỏi của hòa bình

THỨ SÁU TUẦN 1 MC                                              Mt 5,20-26
15/02/08
ĐÒI HỎI CỦA HÒA BÌNH
“Nếu anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5, 23-24)
Suy niệm: Những cuộc xung đột lớn nhỏ, đủ mọi phương diện, “nóng” có, “lạnh” có, đang diễn ra trên khắp thế giới, dường như có chiều hướng gia tăng, mặc dù không thiếu những nỗ lực hòa giải tìm kiếm hòa bình. Nguyên nhân bởi đâu? Đức Giám Mục Fulton Sheen cho rằng: “Vì mỗi chúng ta khóa chặt mảnh vườn riêng của mình, trong đó có giấu kín một điều chúng ta không muốn bỏ đi để đổi lấy hòa bình đích thực của tâm hồn.” Thực vậy, một khi hai bên hoặc một bên cứ đóng chặt những định kiến, những toan tính bất chấp công lý, sự lương thiện, thì hòa bình không còn chỗ lưu trú. Hòa bình chỉ có khi mọi người đều mở cửa cho Thiên Chúa vào ngự trị, khi sự thiện hảo của Ngài thế chỗ cho những lọc lừa ghen tương. Hòa bình chỉ dành cho những người có lòng ngay.
Mời Bạn: Khi giải quyết những bất bình, bạn thường dựa vào lý lẽ, thế mạnh hay bạn tôn trọng công lý và lòng kính sợ Thiên Chúa?
Chia sẻ: Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm bạn có sau khi làm hòa được với người chung quanh.
Sống Lời Chúa: Bạn cầu nguyện cho người đang có mối bất bình với bạn được nhiều sự lành.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho nền hòa bình và công chính Chúa thiết lập ở trần gian được nảy nở trong tâm hồn của tất cả chúng con, để mọi người mọi nơi biết quý chuộng hòa bình, biết tôn trọng công lý và luôn tìm cách kiến tạo hòa bình.

Lễ Giáng Sinh _ khởi đầu của hòa bình

Sinh nhật của Chúa là khởi đầu của hòa bình
Con Thiên Chúa uy nghi cao cả đã chẳng coi khinh tình trạng trẻ thơ. Với thời gian, trẻ thơ đã lớn, đã đạt tới mức trưởng thành. Sau khi Người đã được chiến thắng hoàn toàn nhờ cuộc thương khó và phục sinh, thì tất cả mọi hành động của kiếp người hèn hạ Người đã chấp nhận vì yêu thương chúng ta, đã trở thành quá khứ. Tuy nhiên, ngày lễ hôm nay nhắc lại cho chúng ta những biến cố đầu tiên của Đức Giê-su sinh làm con Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.

Daily Reflection _ peace and prosperity

PEACE AND PROSPERITY
If the nations are ever to beat their swords into plowshares, we must beat down our own personal feelings of hatred and contempt into love and concern.  
Deacon John Ruscheinsky

Nói với chính mình _ hòa bình từ đâu

HOÀ BÌNH BẮT ĐẦU XÂY DỰNG TỪ ĐÂU
  “... Bình an dưới thế cho người thiện tâm’’
Lời kinh của thiên thần trong đêm Giáng Sinh đã trở thành đầu kinh “ Vinh Danh’’ trong Thánh Lễ.
 Lời ca đó, tôi nghe và đọc hoài từ nhỏ tới giờ, không biết đã mấy chục ngàn lần.
Còn nhỏ, tôi đã đọc những lời đó giữa những tin của đại chiến.
  Lớn lên, tôi đọc lời đó giữa cảnh đấu tranh Cách Mạng Mùa Thu.
Trưởng thành, tôi đọc lời đó trong khói lửa chinh chiến và hôm nay tôi đọc lời đó bên một chân trời còn vang tiếng súng.
 Bình an đâu?
 “Bình an dưới thế cho người thiện tâm’’.
  Càng nghe tôi càng thấy lòng chua xót. Chua xót như phải nhìn một bất lực của thiện chí, như chứng kiến sự thắng thế của bạo tàn.
  Tôi muốn oán thù những người đã gây nên cuộc chiến.
  Tôi muốn tiêu diệt những người gieo rắc đau thương.
 Tôi coi họ là những người phá hoại hòa bình.
 Nhưng, chính trong cảm nghĩ đó tôi mới chợt nhìn thấy rằng: Nếu tôi oán thù, nếu tôi căm giận, nếu tôi ước muốn tiêu diệt kẻ khác thì chính tôi lại là người đang mất bình an, đang phá hoại hòa bình.
  Thì ra trách nhiệm đánh mất sự bình an không phải bắt đầu tìm ở nơi người khác, mà phải bắt đầu tìm ở trong tôi. Khởi điểm xây dựng hòa bình là chính lòng tôi.
 Xây dựng làm sao đây?
   Thiên Thần bảo: Có thiện tâm sẽ có hòa bình.
 Thiện tâm là tôn trọng công lý. Nghĩa là chu toàn bổn phận đối với Chúa và tha nhân.
 Thiện tâm là biết yêu thương. Thương yêu là cho đi sự tốt lành bằng ước muốn, thái độ, việc làm và tiền của. Và vì thương yêu là cho đi sự tốt lành, nên tôi phải biết tha thứ, chịu đựng, phải biết thông cảm, không được phán đoán xấu cho ai, không được nói hành, nói bôi lọ một ai.
Do đó, thiện tâm đòi hỏi phải khiêm nhường như trẻ thơ vô tội, không ác ý, thù hằn, không kiêu căng, ích kỷ.
Chúa Giêsu Hài Đồng trong máng cỏ là hình ảnh bình an, vì Ngài bé nhỏ, vì Ngài khiêm nhường.
  Tôi phải bắt chước Ngài. Và tôi phải bắt đầu xây dựng ngay tại lòng tôi.
Lạy Chúa, xin giúp con biết cố gắng tự thắng chính mình, tự thắng ích kỷ và kiêu căng để thực hiện công lý và tình thương, xây nền cho hòa bình chân chính.
ĐGM GB Bùi Tuần

NÓI VỚI CHÍNH MÌNH _ hòa bình bắt đầu xây dựng từ đâu


HOÀ BÌNH BẮT ĐẦU XÂY DỰNG TỪ ĐÂU
“... Bình an dưới thế cho người thiện tâm’’
Lời kinh của thiên thần trong đêm Giáng Sinh đã trở thành đầu kinh “ Vinh Danh’’ trong Thánh Lễ.
Lời ca đó, tôi nghe và đọc hoài từ nhỏ tới giờ, không biết đã mấy chục ngàn lần.
Còn nhỏ, tôi đã đọc những lời đó giữa những tin của đại chiến.
Lớn lên, tôi đọc lời đó giữa cảnh đấu tranh Cách Mạng Mùa Thu.
Trưởng thành, tôi đọc lời đó trong khói lửa chinh chiến và hôm nay tôi đọc lời đó bên một chân trời còn vang tiếng súng.
Bình an đâu?
“Bình an dưới thế cho người thiện tâm’’.
Càng nghe tôi càng thấy lòng chua xót. Chua xót như phải nhìn một bất lực của thiện chí, như chứng kiến sự thắng thế của bạo tàn.
Tôi muốn oán thù những người đã gây nên cuộc chiến.
Tôi muốn tiêu diệt những người gieo rắc đau thương.
Tôi coi họ là những người phá hoại hòa bình.
Nhưng, chính trong cảm nghĩ đó tôi mới chợt nhìn thấy rằng: Nếu tôi oán thù, nếu tôi căm giận, nếu tôi ước muốn tiêu diệt kẻ khác thì chính tôi lại là người đang mất bình an, đang phá hoại hòa bình.
Thì ra trách nhiệm đánh mất sự bình an không phải bắt đầu tìm ở nơi người khác, mà phải bắt đầu tìm ở trong tôi. Khởi điểm xây dựng hòa bình là chính lòng tôi.
Xây dựng làm sao đây?
Thiên Thần bảo: Có thiện tâm sẽ có hòa bình.
Thiện tâm là tôn trọng công lý. Nghĩa là chu toàn bổn phận đối với Chúa và tha nhân.
Thiện tâm là biết yêu thương. Thương yêu là cho đi sự tốt lành bằng ước muốn, thái độ, việc làm và tiền của. Và vì thương yêu là cho đi sự tốt lành, nên tôi phải biết tha thứ, chịu đựng, phải biết thông cảm, không được phán đoán xấu cho ai, không được nói hành, nói bôi lọ một ai.
Do đó, thiện tâm đòi hỏi phải khiêm nhường như trẻ thơ vô tội, không ác ý, thù hằn, không kiêu căng, ích kỷ.
Chúa Giêsu Hài Đồng trong máng cỏ là hình ảnh bình an, vì Ngài bé nhỏ, vì Ngài khiêm nhường.
Tôi phải bắt chước Ngài. Và tôi phải bắt đầu xây dựng ngay tại lòng tôi.
Lạy Chúa, xin giúp con biết cố gắng tự thắng chính mình, tự thắng ích kỷ và kiêu căng để thực hiện công lý và tình thương, xây nền cho hòa bình chân chính.
ĐGM Bùi Tuần 

THỜI SỰ GIÁO HỘI

Một kỷ niệm
và một biến cố lớn đang mời gọi chúng ta:
Cách đây 25 năm, ngày 27 tháng 10, 1986, Ðức Chân Phước Gioan Phaolô II mời các tôn giáo lớn đến Assisi, quê hương Thánh Phanxicô Nghèo, để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Năm đó Liên Hiệp Quốc công bố là năm Quốc Tế Hòa Bình trong bối cảnh chiến tranh lạnh còn đang gay go, và chiến tranh nóng đang hoành hành ở Liban. Trong bài diễn văn chào mừng, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói về cuộc hội ngộ này rằng “Ý nghĩa lớn của nó cho con người thời đại, ấy là trong cuộc đấu tranh lớn vì hòa bình, nhân loại, với tất cả tính chất đa dạng của mình phải trở về những nguồn suối uyên nguyên đầy sức sống là chốn sinh thành lương tâm, cuộc sống đạo đức của con người cũng từ đó mà nảy nở.”

Assisi 1986
160 nhà lãnh đạo tinh thần thuộc 32 tổ chức Kitô Giáo và 11 tôn giáo ngoài Kitô Giáo đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ðức Gioan Phaolô II. Các vị đã tìm về Assisi, không phải để “cùng cầu nguyện với nhau” nhưng để “ĐẾN VỚI NHAU ĐỂ CẦU NGUYỆN” (nói như vậy để tôn trọng sự khác biệt giữa các niềm tin tôn giáo). Cuộc hội ngộ Assisi có thể coi là một biến cố tâm linh rất lớn và rất có ý nghĩa. Trong những năm sau đó có những tôn giáo khác nối tiếp tinh thần Assisi cũng tổ chức những ngày liên tôn cầu nguyện vì hòa bình thế giới.
Riêng Giáo Hội Công Giáo đã đăng cai hai lần nữa ở Assisi. Lần thứ II, năm 1993, trong bối cảnh chiến tranh ở Nam Tư cũ. Lần thứ III là năm 2002 diễn ra trong lúc tình hình quốc tế đang cực kỳ căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố vào Tòa Tháp Ðôi ở New York ngày 11 tháng 9 năm trước, đã đưa đến chiến tranh Afganistan và sẽ đưa đến chiến tranh Iraq. Vấn đề tương quan giữa các nước phương Tây và thế giới Hồi Giáo đang làm cho mọi người quan ngại. Máu đã đổ và người ta nói đến “đụng độ giữa các nền văn minh”. Trong lần cầu nguyện này, có 29 vị lãnh đạo tôn giáo đến từ các nước theo đạo Hồi.
Năm nay, 2011, kỷ niệm 25 năm cuộc hội ngộ đầu tiên, Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại đưa ra lời mời gọi các tôn giáo trở lại Assisi. Chủ đề ngày Gặp Mặt và Cầu Nguyện năm nay là “Hành Hương Chân Lý, Hành Hương Hòa Bình”. Sau đây là bản thông cáo của Phòng Báo Chí Vatican:
“Hành Hương Chân Lý, Hành Hương Hòa Bình”.
Ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới.
Ngày 1.1.2011, sau Kinh Truyền Tin, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã báo tin ngài mong muốn kỷ niệm 25 năm cuộc hội ngộ lịch sử đã diễn ra ở Assisi ngày 27.10.1986, do ước muốn của tôi tá Chúa Ðức Gioan Phaolô II. Ngày kỷ niệm 27 tháng 10 năm nay, Ðức Thánh Cha có ý chủ trì một ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới, ngài hành hương về quê nhà của Thánh Phanxicô và mời gọi anh chị em Kitô hữu thuộc các danh xưng khác nhau, các vị đại diện của các truyền thống tôn giáo trên thế giới, và theo một nghĩa nào đó, mọi anh chị em thiện chí, cùng đi với ngài.
Chủ đề của ngày hôm đó là: “Hành Hương Chân Lý, Hành Hương Hòa Bình”. Xét cho cùng mỗi con người là một kẻ lữ hành đi tìm chân lý và sự thiện. Những người có đức tin cũng hành trình liên tục về với Thiên Chúa: vì thế có khả năng, đúng ra là có nhu cầu tất yếu nói và đối thoại với mọi người, có tín ngưỡng cũng như không có tín ngưỡng, mà không hy sinh chân tính của riêng mình hay sa đà vào những dạng thức hỗn giao tôn giáo. Trong mức độ ta thực sự sống cuộc hành hương chân lý, thì cuộc hành hương này mở đường cho đối thoại với người khác, không loại trừ ai và khiến cho mỗi người góp tay xây dựng tình huynh đệ và hòa bình. Ðó là những nhân tố mà Ðức Thánh Cha muốn lấy làm chủ đề trọng tâm để suy tư.
Vì lẽ đó, cùng với các đại diện của các cộng đồng Kitô và của các truyền thống tôn giáo chính, một số nhân vật trong giới văn hóa và khoa học sẽ được mời chia sẻ chuyến hành hương, đó là những người, tuy không theo tôn giáo nào nhưng tự coi mình là những người kiếm tìm chân lý, và có ý thức rằng mình có phần chia sẻ trách nhiệm vì chính nghĩa công lý và hòa bình trên thế giới. Cho nên hình ảnh một cuộc hành hương cô đọng ý nghĩa của biến cố này. Ðây sẽ là một cơ hội để nhìn lại con đường đã đi từ cuộc hội ngộ đầu tiên ở Assisi, đến cuộc hội ngộ lần sau tháng 1, 2002, và cũng để nhìn về tương lai trước mặt, để tiếp tục cùng với mọi anh chị em thiện chí đi tới trên con đường đối thoại huynh đệ, giữa một thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Thánh Phanxicô, nghèo và khiêm tốn sẽ một lần nữa đón tiếp từng người, nơi quê hương của ngài vốn đã trở nên biểu tượng của tình huynh đệ và hòa bình.
Các phái đoàn sẽ lên đường từ Rôma bằng xe lửa sáng ngày 27 tháng 10, cùng với Ðức Thánh Cha. Ðến Assisi, các vị sẽ đi lên Ðền Thánh Ðức Mẹ Các Thiên Thần, ở đây sẽ ôn lại những cuộc hội ngộ trước và chủ đề của năm nay sẽ được tìm hiểu sâu sắc hơn. Những vị lãnh đạo của một số phái đoàn hiện diện sẽ đọc diễn văn và Ðức Thánh Cha cũng sẽ ngỏ lời. 
Sau đó các vị đại biểu sẽ cùng chia sẻ một bữa ăn đơn sơ, bữa ăn mang tính chất thanh đạm có ý diễn tả tình huynh đệ thân ái, và đồng thời là tình liên đới với những đau khổ của bao nhiêu anh chị em không được biết đến hòa bình. Tiếp sau đó sẽ có một thời gian yên lặng để mỗi người suy tư và cầu nguyện. Buổi chiều, tất cả những ai có mặt ở Assisi sẽ cũng tiến về Ðền Thánh Phanxicô. Ðấy sẽ là cuộc hành hương mà khi đến chặng cuối thì thành viên của các phái đoàn cũng sẽ tham gia; cuộc hành hương này có ý gợi lên hành trình của mỗi con người vẫn chuyên tâm tìm kiếm chân lý và tích cực xây dựng công lý và hòa bình. Sẽ hành hương trong yên lặng dành chỗ cho mỗi người suy niệm và cầu nguyện. Dưới bóng Ðền Thánh Phanxicô là nơi các cuộc hội ngộ lần trước đã kết thúc, phần cuối của ngày hành hương mọi người sẽ cùng nhau long trọng xác nhận một lần nữa sự cam kết xây dựng hòa bình.
Ðể chuẩn bị cho ngày này, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ chủ sự một tối canh thức cầu nguyện ở ÐềnThánh Phêrô vào tối hôm trước, cùng với các tín hữu của Giáo Phận Rôma. Các giáo hội địa phương và các cộng đồng trên khắp thế giới được mời gọi tổ chức những thời gian cầu nguyện tương tự. Trong những tuần sắp tới, các Ðức Hồng Y Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Phát Huy Hợp Nhất Kitô Giáo và Ðối Thoại Liên Tôn và Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hóa sẽ nhân danh Ðức Thánh Cha gửi thư đến khách mời. 
Ðức Giáo Hoàng xin các tín hữu Công Giáo hợp ý với ngài cầu nguyện cho việc cử hành biến cố quan trọng này, và ngài cảm ơn tất cả những ai có thể đến thành phố quê hương của Thánh Phanxicô để chia sẻ cuộc hành hương tâm linh này.”
Ðể chuẩn bị cho ngày này, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ chủ sự một tối canh thức cầu nguyện ở ÐềnThánh Phêrô vào tối hôm trước, cùng với các tín hữu của Giáo Phận Rôma. Các giáo hội địa phương và các cộng đồng trên khắp thế giới được mời gọi tổ chức những thời gian cầu nguyện tương tự. Trong những tuần sắp tới, các Ðức Hồng Y Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Phát Huy Hợp Nhất Kitô Giáo và Ðối Thoại Liên Tôn và Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hóa sẽ nhân danh Ðức Thánh Cha gửi thư đến khách mời. 

Cầu nguyện cho hòa bình
Ðức Giáo Hoàng xin các tín hữu Công Giáo hợp ý với ngài cầu nguyện cho việc cử hành biến cố quan trọng này, và ngài cảm ơn tất cả những ai có thể đến thành phố quê hương của Thánh Phanxicô để chia sẻ cuộc hành hương tâm linh này.”
Chúng tôi xin chuyển đến các anh chị em đã từng bao nhiêu lần hát Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô những thông tin trên đây để chúng ta hiệp thông trong ngày kỷ niệm lớn.
V.K.P. (VRNs)