Hiển thị các bài đăng có nhãn lienton. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lienton. Hiển thị tất cả bài đăng

Một chút suy tư _ tạ ơn là một tâm tình


TẠ ƠN LÀ MỘT TÂM TÌNH
Có những cặp vợ chồng nay mỗi người là một giám đốc. Chẳng ai phải nhờ ai. Có những anh em, không ai phải cậy ai. Xa những ngày nghèo túng rồi. Không ai phải dựa ai. Ðầy đủ. Mà sao cứ như có nỗi vắng trong lòng.
Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J. – (Ðường Ði Một Mình)

Thời sự giáo hội _ sứ điệp gửi các phật tử ngày Vesak

(Phật lịch 2557)  
Sứ điệp gửi các Phật tử
nhân dịp Đại lễ Vesak năm 2014
WHĐ (26.04.2014) – Nhân dịp Đại lễ Vesak 2014 (Phật lịch 2557) của Phật giáo, nhằm ngày 13-05-2014, Đức hồng y Jean-Louis Tauran đã gửi một sứ điệp chúc mừng đến các Phật tử trên toàn thế giới.  
Huy Hoàng chuyển ngữ  

Suy tư mùa chay _ cuộc sống quanh ta

CUỘC SỐNG QUANH TA
Thiên Chúa cần nơi cầu nguyện nguy nga để chúng ta hằng ngày đến đọc kinh hay Ngài cần chúng ta mở rộng tấm lòng bác ái ra cho kẻ khốn khó ?
(MichelLuong)

Truyền giáo _ tin Chúa mà vẫn mến Phật


Làm sao tin Chúa
mà vẫn không mất lòng mến Đức Phật?
Chúng ta cần có cái nhìn đối thoại hơn với Đạo Phật cũng như với các tôn giáo khác, cần hiểu đạo Phật và giáo lý của ngài, ta sẽ dễ dàng có một cái bắt tay thân thiện để cùng nhau thăng tiến đời sống tâm linh cho con người.
Nguyễn Ngọc Phú Đa

THỜI SỰ GIÁO HỘI

Một kỷ niệm
và một biến cố lớn đang mời gọi chúng ta:
Cách đây 25 năm, ngày 27 tháng 10, 1986, Ðức Chân Phước Gioan Phaolô II mời các tôn giáo lớn đến Assisi, quê hương Thánh Phanxicô Nghèo, để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Năm đó Liên Hiệp Quốc công bố là năm Quốc Tế Hòa Bình trong bối cảnh chiến tranh lạnh còn đang gay go, và chiến tranh nóng đang hoành hành ở Liban. Trong bài diễn văn chào mừng, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói về cuộc hội ngộ này rằng “Ý nghĩa lớn của nó cho con người thời đại, ấy là trong cuộc đấu tranh lớn vì hòa bình, nhân loại, với tất cả tính chất đa dạng của mình phải trở về những nguồn suối uyên nguyên đầy sức sống là chốn sinh thành lương tâm, cuộc sống đạo đức của con người cũng từ đó mà nảy nở.”

Assisi 1986
160 nhà lãnh đạo tinh thần thuộc 32 tổ chức Kitô Giáo và 11 tôn giáo ngoài Kitô Giáo đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ðức Gioan Phaolô II. Các vị đã tìm về Assisi, không phải để “cùng cầu nguyện với nhau” nhưng để “ĐẾN VỚI NHAU ĐỂ CẦU NGUYỆN” (nói như vậy để tôn trọng sự khác biệt giữa các niềm tin tôn giáo). Cuộc hội ngộ Assisi có thể coi là một biến cố tâm linh rất lớn và rất có ý nghĩa. Trong những năm sau đó có những tôn giáo khác nối tiếp tinh thần Assisi cũng tổ chức những ngày liên tôn cầu nguyện vì hòa bình thế giới.
Riêng Giáo Hội Công Giáo đã đăng cai hai lần nữa ở Assisi. Lần thứ II, năm 1993, trong bối cảnh chiến tranh ở Nam Tư cũ. Lần thứ III là năm 2002 diễn ra trong lúc tình hình quốc tế đang cực kỳ căng thẳng sau vụ tấn công khủng bố vào Tòa Tháp Ðôi ở New York ngày 11 tháng 9 năm trước, đã đưa đến chiến tranh Afganistan và sẽ đưa đến chiến tranh Iraq. Vấn đề tương quan giữa các nước phương Tây và thế giới Hồi Giáo đang làm cho mọi người quan ngại. Máu đã đổ và người ta nói đến “đụng độ giữa các nền văn minh”. Trong lần cầu nguyện này, có 29 vị lãnh đạo tôn giáo đến từ các nước theo đạo Hồi.
Năm nay, 2011, kỷ niệm 25 năm cuộc hội ngộ đầu tiên, Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại đưa ra lời mời gọi các tôn giáo trở lại Assisi. Chủ đề ngày Gặp Mặt và Cầu Nguyện năm nay là “Hành Hương Chân Lý, Hành Hương Hòa Bình”. Sau đây là bản thông cáo của Phòng Báo Chí Vatican:
“Hành Hương Chân Lý, Hành Hương Hòa Bình”.
Ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới.
Ngày 1.1.2011, sau Kinh Truyền Tin, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã báo tin ngài mong muốn kỷ niệm 25 năm cuộc hội ngộ lịch sử đã diễn ra ở Assisi ngày 27.10.1986, do ước muốn của tôi tá Chúa Ðức Gioan Phaolô II. Ngày kỷ niệm 27 tháng 10 năm nay, Ðức Thánh Cha có ý chủ trì một ngày suy tư, đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới, ngài hành hương về quê nhà của Thánh Phanxicô và mời gọi anh chị em Kitô hữu thuộc các danh xưng khác nhau, các vị đại diện của các truyền thống tôn giáo trên thế giới, và theo một nghĩa nào đó, mọi anh chị em thiện chí, cùng đi với ngài.
Chủ đề của ngày hôm đó là: “Hành Hương Chân Lý, Hành Hương Hòa Bình”. Xét cho cùng mỗi con người là một kẻ lữ hành đi tìm chân lý và sự thiện. Những người có đức tin cũng hành trình liên tục về với Thiên Chúa: vì thế có khả năng, đúng ra là có nhu cầu tất yếu nói và đối thoại với mọi người, có tín ngưỡng cũng như không có tín ngưỡng, mà không hy sinh chân tính của riêng mình hay sa đà vào những dạng thức hỗn giao tôn giáo. Trong mức độ ta thực sự sống cuộc hành hương chân lý, thì cuộc hành hương này mở đường cho đối thoại với người khác, không loại trừ ai và khiến cho mỗi người góp tay xây dựng tình huynh đệ và hòa bình. Ðó là những nhân tố mà Ðức Thánh Cha muốn lấy làm chủ đề trọng tâm để suy tư.
Vì lẽ đó, cùng với các đại diện của các cộng đồng Kitô và của các truyền thống tôn giáo chính, một số nhân vật trong giới văn hóa và khoa học sẽ được mời chia sẻ chuyến hành hương, đó là những người, tuy không theo tôn giáo nào nhưng tự coi mình là những người kiếm tìm chân lý, và có ý thức rằng mình có phần chia sẻ trách nhiệm vì chính nghĩa công lý và hòa bình trên thế giới. Cho nên hình ảnh một cuộc hành hương cô đọng ý nghĩa của biến cố này. Ðây sẽ là một cơ hội để nhìn lại con đường đã đi từ cuộc hội ngộ đầu tiên ở Assisi, đến cuộc hội ngộ lần sau tháng 1, 2002, và cũng để nhìn về tương lai trước mặt, để tiếp tục cùng với mọi anh chị em thiện chí đi tới trên con đường đối thoại huynh đệ, giữa một thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Thánh Phanxicô, nghèo và khiêm tốn sẽ một lần nữa đón tiếp từng người, nơi quê hương của ngài vốn đã trở nên biểu tượng của tình huynh đệ và hòa bình.
Các phái đoàn sẽ lên đường từ Rôma bằng xe lửa sáng ngày 27 tháng 10, cùng với Ðức Thánh Cha. Ðến Assisi, các vị sẽ đi lên Ðền Thánh Ðức Mẹ Các Thiên Thần, ở đây sẽ ôn lại những cuộc hội ngộ trước và chủ đề của năm nay sẽ được tìm hiểu sâu sắc hơn. Những vị lãnh đạo của một số phái đoàn hiện diện sẽ đọc diễn văn và Ðức Thánh Cha cũng sẽ ngỏ lời. 
Sau đó các vị đại biểu sẽ cùng chia sẻ một bữa ăn đơn sơ, bữa ăn mang tính chất thanh đạm có ý diễn tả tình huynh đệ thân ái, và đồng thời là tình liên đới với những đau khổ của bao nhiêu anh chị em không được biết đến hòa bình. Tiếp sau đó sẽ có một thời gian yên lặng để mỗi người suy tư và cầu nguyện. Buổi chiều, tất cả những ai có mặt ở Assisi sẽ cũng tiến về Ðền Thánh Phanxicô. Ðấy sẽ là cuộc hành hương mà khi đến chặng cuối thì thành viên của các phái đoàn cũng sẽ tham gia; cuộc hành hương này có ý gợi lên hành trình của mỗi con người vẫn chuyên tâm tìm kiếm chân lý và tích cực xây dựng công lý và hòa bình. Sẽ hành hương trong yên lặng dành chỗ cho mỗi người suy niệm và cầu nguyện. Dưới bóng Ðền Thánh Phanxicô là nơi các cuộc hội ngộ lần trước đã kết thúc, phần cuối của ngày hành hương mọi người sẽ cùng nhau long trọng xác nhận một lần nữa sự cam kết xây dựng hòa bình.
Ðể chuẩn bị cho ngày này, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ chủ sự một tối canh thức cầu nguyện ở ÐềnThánh Phêrô vào tối hôm trước, cùng với các tín hữu của Giáo Phận Rôma. Các giáo hội địa phương và các cộng đồng trên khắp thế giới được mời gọi tổ chức những thời gian cầu nguyện tương tự. Trong những tuần sắp tới, các Ðức Hồng Y Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Phát Huy Hợp Nhất Kitô Giáo và Ðối Thoại Liên Tôn và Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hóa sẽ nhân danh Ðức Thánh Cha gửi thư đến khách mời. 
Ðức Giáo Hoàng xin các tín hữu Công Giáo hợp ý với ngài cầu nguyện cho việc cử hành biến cố quan trọng này, và ngài cảm ơn tất cả những ai có thể đến thành phố quê hương của Thánh Phanxicô để chia sẻ cuộc hành hương tâm linh này.”
Ðể chuẩn bị cho ngày này, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ chủ sự một tối canh thức cầu nguyện ở ÐềnThánh Phêrô vào tối hôm trước, cùng với các tín hữu của Giáo Phận Rôma. Các giáo hội địa phương và các cộng đồng trên khắp thế giới được mời gọi tổ chức những thời gian cầu nguyện tương tự. Trong những tuần sắp tới, các Ðức Hồng Y Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Phát Huy Hợp Nhất Kitô Giáo và Ðối Thoại Liên Tôn và Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hóa sẽ nhân danh Ðức Thánh Cha gửi thư đến khách mời. 

Cầu nguyện cho hòa bình
Ðức Giáo Hoàng xin các tín hữu Công Giáo hợp ý với ngài cầu nguyện cho việc cử hành biến cố quan trọng này, và ngài cảm ơn tất cả những ai có thể đến thành phố quê hương của Thánh Phanxicô để chia sẻ cuộc hành hương tâm linh này.”
Chúng tôi xin chuyển đến các anh chị em đã từng bao nhiêu lần hát Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô những thông tin trên đây để chúng ta hiệp thông trong ngày kỷ niệm lớn.
V.K.P. (VRNs)

TIN GIÁO HỘI _ đối thoại với hồi giáo


Đối thoại với người Islam (Hồi giáo)
ĐỂ XÂY DỰNG TÌNH BẠN
WHĐ (23.08.2011) – Như mọi năm, nhân dịp kết thúc tháng Ramadan, Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn đã gửi sứ điệp chúc mừng tới người Islam. Trong cuộc trao đổi với Đài phát thanh Vatican sau khi công bố sứ điệp này, Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng này, nói rằng cuộc đối thoại với người Islam trước hết nhằm xây dựng một tình bạn.

ĐHY Tauran
ĐHY giải thích: “Đối thoại liên tôn là một hoạt động chủ yếu mang tính tôn giáo. Không phải các tôn giáo đối thoại, mà là các tín hữu gặp gỡ nhau mặc dù họ thuộc về các nền văn hóa và truyền thống khác nhau”.
“Không hề biện minh cho những rào cản, những chia rẽ,” cuộc đối thoại phải “thúc đẩy các tín hữu vượt qua những rào cản của hiểu lầm và định kiến bằng cách giúp mở lòng ra với tha nhân trong sự tôn trọng lẫn nhau”.​​
Vẫn nhìn nhận còn có những “khó khăn” trong cuộc đối thoại với người Islam, Đức Hồng y Tauran nhấn mạnh tầm quan trọng của “việc dành ưu tiên cho các mối tương quan giữa con người, các cuộc tiếp xúc”. “Đối thoại liên tôn chủ yếu dựa trên lòng quý mến lẫn nhau, khởi đầu bằng lòng tôn trọng và phải dẫn đến tình bạn. Vào lúc này, điều quan trọng là xây dựng tình bạn”.
ĐHY Tauran đặt câu hỏi: “Tại sao người Islam làm chúng ta sợ?”. “Trước hết vì chúng ta không hiểu biết họ. Phần nào chúng ta nhìn họ theo những định kiến phổ biến trong giới truyền thông”. Ngài nói thêm: Phải nói rằng đạo Islam “là một thực tại rất phức tạp: vừa là một nền văn minh, một tôn giáo, lại vừa là một hệ thống chính trị. Đây là một thực tại không như những khuôn thức tinh thần và như cách chúng ta ứng xử trong xã hội. Và ta không thể phủ nhận rằng chủ nghĩa khủng bố vì lý do tôn giáo khiến người ta sợ hãi”.
Tuy nhiên “không có gì phải sợ hãi người Islam khi chúng ta là những Kitô hữu xác tín, nhưng nếu chúng ta là những Kitô hữu nguội lạnh, thì đúng là có thể sợ hãi. Sự sợ hãi này hữu ích theo nghĩa đó là một lời mời gọi Kitô giáo phải hữu lý hơn. Người Kitô hữu phải thực sự biết tại sao mình tin và tin vào ai. Ngày nay, chúng ta buộc phải trình bày Kitô giáo với tất cả sự nghiêm túc của nó”.
Được hỏi về tinh thần của cuộc gặp gỡ sẽ tổ chức tại Assisi vào tháng Mười sắp tới, 25 năm sau cuộc gặp gỡ lịch sử theo ý muốn của Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng y Tauran nói rằng đó sẽ là một cơ hội, theo mong muốn của Đức giáo hoàng, “để thinh lặng suy tư, để cầu nguyện - không phải cầu nguyện chung, nhưng mỗi tín hữu (cầu nguyện) theo truyền thống  tôn giáo của mình, để xét xem chúng ta có thể làm gì cho xã hội với tư cách là những người tin”.

Bản đồ các tôn giáo
Ngài nói thêm: “Và để lặp lại rằng hòa bình là điều có thể đạt được. Thiên Chúa dựng nên con người để họ được hạnh phúc. Vấn đề là làm sao cho xã hội chúng ta trở thành nơi tốt đẹp để sống cùng nhau, chung hưởng hạnh phúc. Không thể hạnh phúc mà không có nhau”.
ĐHY kết luận: “Chủ đề tự do tôn giáo có lẽ cũng được đề cập đến. Khi tự do tôn giáo bị đe dọa, các quyền tự do khác cũng bị đe dọa. Không thể tưởng tượng rằng năm 2011 vẫn còn có những tín hữu bị phân biệt đối xử và thậm chí bị hành quyết, vì là tín hữu. Ngay tại nơi mình sống, chúng ta hãy cố gắng tìm ra những gì có thể cùng nhau thực hiện vì thiện ích của xã hội”.
(Theo zenit.org, 22-08-2011)
Minh Đức