Hiển thị các bài đăng có nhãn giaoduc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giaoduc. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo dục _ thư gửi giáo chức công giáo 2014

ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
___________________________________________
210 Hùng Vương, Phường Xuân Bình, Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Email: uybangiaoduc@gmail.com; Đt: 098 250 4545

THƯ GỬI ANH CHỊ EM GIÁO CHỨC CÔNG GIÁO
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2014

Học làm người _ giáo dục tình yêu quê hương

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam  
THOÁNG NHÌN VỀ GIÁO DỤC
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
Tình yêu Quê Hương đòi tôi phải chấn chỉnh đạo đức một cách cụ thể và quyết liệt, ưu tiên ngay nơi chính bản thân tôi.
ĐGM. GB Bùi Tuần

Giáo dục _ cậu bé dưới bóng cây

CẬU BÉ DƯỚI BÓNG CÂY
Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ần cần, chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào đâu.  
Jean Dozolme

Thời sự GH _ Việt Nam sắp có đại học Công Giáo

Việt Nam sắp có đại học Công Giáo đầu tiên
Giáo Hội Công Giáo có thể mang lại triết lý và kinh nghiệm giáo dục của mình để giáo dục người ta trở nên những con người có trách nhiệm, vì lợi ích của toàn thể xã hội,” Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam khẳng định.  
Tý Linh  

Vị thánh trong ngày _ 07/4

Thánh Gioan La San
(1615 - 1719)  
Càng ngày Thánh Gioan La San càng say mê hoạt động cho các thiếu niên nghèo túng, mong muốn các thiếu niên trở nên một Kitô Hữu tốt lành.

Học làm người _ facebook là một tội đồ?

Câu chuyện giáo dục
Facebook là một... “tội đồ”?
Thay vì khiến con người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn, Facebook thực tế khiến con người bi quan về bản thân nếu họ hay so sánh mình với người khác.
Bích Ngọc (Theo DM)

Vị thánh trong ngày _ 31/1


Thánh Gioan Bosco
(1815 - 1888)  
Thánh Gioan Bosco giáo dục toàn thể con người -- thể xác và linh hồn. Ngài tin rằng tình yêu Ðức Kitô và sự tin tưởng của chúng ta vào tình yêu ấy phải thấm nhập vào tất cả sinh hoạt của chúng ta -- học hành, chơi đùa, làm việc. 

Vị thánh trong ngày _ 27/1

Thánh Angela Merici
(1470 - 1540)  
Ở khắp nơi trong thành phố, đâu đâu ngài cũng thấy các em gái nghèo nàn, không có học vấn và cũng không có tương lai.

Giáo dục _ dạy trẻ em như thế này sao?


Dạy trẻ em như thế này sao?
“Ở với ai? Với bà. Bà gì? Bà ngoại. Ngoại gì? Ngoại xâm. Xâm gì? Xâm lăng. Lăng gì? Lăng bác. Bác gì? Bác Hồ. Hồ gì? Hồ ao. Ao gì? Ao cá. Cá gì? Cá quả. Quả gì? Quả đấm.”

Sống đức tin _ sắc màu trắng đen


SẮC MÀU TRẮNG ĐEN

(NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM)
“Tình thương yêu phải là nét đặc trưng và là phương pháp chính yếu của các Thầy Cô Giáo để dạy và giáo dục từng học sinh, sinh viên thân yêu của mình, theo cách của Người Thầy tuyệt hảo nhất của nhân loại là Chúa Giêsu, Thiên Chúa Tình Yêu” (ĐGM Đinh Đức Đạo)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Giáo dục _ để cho tình yêu hướng dẫn


Noi gương Đức Giê-su
và để cho tình yêu hướng dẫn
Trích thư của thánh Gio-an Bốt-cô, linh mục
Nếu chúng ta muốn tỏ ra là người tha thiết quan tâm tới lợi ích đích thực của các học sinh chúng ta, và thôi thúc chúng chu toàn bổn phận, các con đừng bao giờ quên rằng mình đang thay mặt cho cha mẹ của lớp trẻ thân yêu này, lớp trẻ đã từng là đối tượng ưu ái khiến cha luôn bận tâm, lao nhọc, học hỏi, và thực thi tác vụ linh mục.

Học làm người _ dạy con làm người


Dạy Con Làm Người
Giáo sư Kobayashi Yoshisuke – viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh Kobayashi (thành phố Sapporo, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản) trong buổi trò chuyện với chúng tôi tại quê hương ông, đã nói một câu khiến chúng tôi nhớ mãi: "các bạn đã có con cái, hãy coi con cái mình là ”tài sản quốc gia”, chính vì thế phải hướng dẫn con đi đúng con đường đất nước cần và nuôi dưỡng nhân cách đẹp, học làm người từ nhỏ cho con”.

Một chút suy tư _ ngọn nến không cháy

NGỌN NẾN KHÔNG CHÁY
Nhà thơ nổi tiếng người Nga Gamzatovich Gamzatov có câu nói nổi tiếng:  “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác”. Hãy từ bỏ nỗi đau của quá khứ để cuộc sống tươi đẹp hơn, bạn không thể nào sống mãi với quá khứ để rồi ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong câu chuyện “Ngọn nến không cháy”, nỗi buồn của người cha vì mất con vô tình làm cho cô bé không thể lên thiên đàng vì nước mắt quá thương con của ông.

Giáo dục _ để cho tình yêu hướng dẫn

Noi gương Đức Giêsu
và để cho tình yêu hướng dẫn.
 (Thư gửi các tu sĩ Salêdiêng về công việc giáo dục)

Giáo dục _ lựa chọn phương pháp giáo dục

LỰA CHỌN HỆ THỐNG GIÁO DỤC
 “Hai phương pháp đã được sử dụng trong công cuộc giáo dục thanh thiếu niên : Phương pháp dự phòng Phương pháp đàn áp
Phương pháp đàn áp ở tại sự làm cho các người bề dưới biết rõ luật pháp, rồi trông chừng để khám phá ra những kẻ phạm pháp và áp dụng những hình phạt mà họ đáng chịu... 
Phương pháp dự phòng thì khác hẳn và có thể nói là đối lập với phương pháp trên đây. Bản chất của phương pháp dự phòng là làm cho hiểu rõ các lời dạy và các luật lệ của một tư thục và trông coi các học sinh để các em luôn sống dưới cái nhìn chăm chú của vị Giám đốc, hoặc của các hộ trực (các giám thị). Các vị này nói năng với các em như những người hướng dẫn các em trong mọi tình huống, không ngớt khuyên bảo các em, và sửa dạy sai lỗi của các em một cách nhân hậu.”  Don Bosco đã trình bày ngay ở những dòng đầu tiên trong cuốn sách về hệ thống giáo dục của mình.

Mục vụ: tình yêu sẽ chống lại cái ác

Từ vụ án Lê Văn Luyện:
Tình thương yêu sẽ chống lại cái ác
TT - Phiên tòa xét xử vụ án Lê Văn Luyện đã để lại nhiều dư luận khác nhau. Tòa án đã làm tròn nhiệm vụ, không thể xử bị cáo cướp của giết người dã man này mức án cao hơn 18 năm tù, vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để không còn những “Lê Văn Luyện” khác.
 Lê Văn Luyện tại tòa
Xin giới thiệu ý kiến của một tiến sĩ tâm lý:
Hầu như ngày nào chúng ta cũng đọc và nghe thấy những vụ án dã man ở nhiều góc độ, nhiều hình thức khác nhau... Đọc mà thấy xé lòng. Tại sao? Sao các vụ án lại khủng khiếp và nhiều thế? Sao nhiều người lại trở nên vô cảm và tàn ác thế?

Giáo dục _ loi hứa

LỜI HỨA
Trầm Thiên Thu

Nhà giáo dục Carmel Wynne nói: “Khi cha mẹ không chân thật với con cái hoặc thường xuyên không giữ lời hứa, điều đó có thể phá hủy niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ”. Dạy con cái chân thật và trung thực là một trong những nhiệm vụ khó nhất đối với các bậc cha mẹ ngày nay.

Nói với chính mình _ lý tưởng trong việc giáo dục

LÝ TƯỞNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC
+ GM GB Bùi Tuần
Tìm hiểu những thành bại trong việc giáo dục không phải là ghi nhận kết quả, mà còn phải nhận diện những nguyên nhân. Đem nhiều kinh nghiệm ra so sánh và phân tách, người ta thấy rằng: thành công hay thất bại của việc giáo dục tùy thuộc phần lớn ở nguyên nhân tâm lý. Đó là lý tưởng hay không có lý tưởng, tính cách của lý tưởng, sự hấp dẫn của lý tưởng, sự hăng say đối với lý tưởng... Tất cả những khía cạnh đó, nếu không phải là yếu tố cấu thành thì cũng là những yếu tố ảnh hưởng của kết quả giáo dục.
Lý tưởng là một danh từ quen thuộc. Theo nghĩa rộng, lý tưởng được hiểu như tốt đẹp, như vừa ý, hoàn toàn. Một người bạn lý tưởng có nghĩa là một người bạn hoàn toàn. Một buổi chiều lý tưởng là một buổi chiều tốt đẹp vừa ý.
Theo nghĩa hẹp, lý tưởng là một ý tưởng hay một hình ảnh trong trí khôn được chọn làm mẫu để rập theo, hay làm đích để đạt tới. Là lý tưởng hay hình ảnh, nên lý tưởng thuộc phạm vi tinh thần, nằm trong thế giới nội tâm. Là mẫu được chọn, nên lý tưởng đúc kết những nét hoàn bị nhất, chọn lọc bởi kinh nghiệm, suy tư, nên lý tưởng là một tiếng mời gọi đi lên.
Như thế, tất nhiên lý tưởng phải có tính cách siêu việt. Nhưng không vì thế mà nó chỉ là ảo tưởng. Ảo tưởng là sai, không đúng sự thực. Còn lý tưởng thì xây dựng bằng những sự có thực. Lý tưởng siêu việt ở chỗ nó gồm toàn những cao đẹp, những đặc điểm hoàn toàn vượt trên những mức độ tầm thường. Do đó lý tưởng xứng đáng chỉ được hiểu về những gì hoàn bị.
Lý tưởng có thể chỉ là một ý tưởng bao quát. Thí dụ: đạo đức, thông thái, anh hùng. Có khi được xác định trong một vài chi tiết như bác ái, chuyên triết học, diệt xâm lăng. Cũng có khi lý tưởng được đặt vào một hình ảnh của một nhân vật mẫu hay được xây dựng do tưởng tượng sáng tạo. Dù dưới hình thức nào, lý tưởng bao giờ cũng là cái nhìn cao đẹp hấp dẫn. Nó là đối tượng muốn tìm, là mẫu người muốn bắt chước, là mục tiêu muốn đạt tới.
Thực vậy, con người sinh ra là người, nhưng chưa làm người. Muốn nên người thì phải học làm người. Làm người cũng giống như làm một ngôi nhà, vẽ một chân dung. Cần phải có một họa đồ, một kiểu mẫu, để nhìn vào đó mà xây dựng. Chọn một lý tưởng làm mẫu cho nếp sống tức là tìm cho đời mình một hướng đi, một ý nghĩa. Đã hẳn, không có lý tưởng, người ta vẫn sống. Nhưng giá trị con người không phải là sống suông, mà là sống xứng nhân tính với tất cả những gì cao đẹp của nó.
Nhân tính đã có nơi mỗi người từ lúc mới nhập cuộc sống, nhưng lúc đó chỉ là mầm non. Con trẻ sơ sinh mới chỉ là hy vọng. Nó mang nhiều khả năng phong phú, nhưng những khả năng này thường đa diện đa năng. Óc thông minh có thể khám phá điều hữu ích, mà cũng có thể tạo ra điều tai hại. Can đảm có thể làm nên anh hùng, mà cũng có thể làm nên tướng cướp. Chính vì những khả năng nơi con trẻ còn trong tình trạng vô định mênh mông, nên mới cần phải giúp chúng định hướng về mục tiêu lợi ích tối đa. Mục tiêu định hướng đó chính là lý tưởng.
Mục tiêu định hướng là điều quan trọng cho mọi cuộc hành trình. Đi đàng mà không biết đi về đâu là đi vơ vẩn. Đi vơ vẩn trên đường đôi khi còn có một chút ý nghĩa, chứ đi vơ vẩn trên cuộc đời thì là thực sự bi đát. Đời sống là một hành trình dài. Mỗi người đều có trách nhiệm về cuộc hành trình đó. Nếu không tìm mục tiêu hay chọn sai mục tiêu thì hậu quả trách nhiệm chắc sẽ không phải nhỏ.Vai trò của mục tiêu cũng chính là vai trò của lý tưởng.
Nói theo lý thì ai cũng đều có thể có lý tưởng.Vì đã là người thì đều hướng về Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối. Nhưng những tuyệt đối đó chỉ là tư tưởng trừu tượng. Chứ trước mắt đâu có gì gặp được là tuyệt đối. Do đó mới có những trường hợp đi tìm tuyệt đối ở những cái rất mực tương đối, có khi ở cả những cái phản ngược lại đạo đức và chân lý. Nhưng những trường hợp đó thường gọi là những mẫu đời không lý tưởng. Số đó không phải ít. Chính vì thế mà một nền giáo dục toàn diện, không thể không quan tâm đến vấn đề gây lý tưởng.
Lý do rất dễ hiểu, là vì hành động phát sinh từ ham muốn. Ham muốn phát sinh từ ý tưởng. Nên một đường lối giáo dục có lý tưởng phải khởi đầu bằng việc gây ý thức về lý tưởng.
Việc gây ý thức này không phải chỉ có tính cách làm giàu kiến thức, mà còn có mục đích đun đẩy người thụ huấn tới việc thực hiện ý thức đó. Có thể nói, việc gây ý thức về lý tưởng nhằm mục đích thực tiễn hơn là mục đích lý tưởng, nhằm mục đích lý tưởng hơn là mục đích lý thuyết.Chính vì thế, nên lý tưởng phải được khêu gợi bằng những ý thức giàu động lực.
Đó là một vấn dề liên hệ đến tư tưởng thì tất nhiên không thể tránh được trừu tượng. Trừu tượng không phải là không hấp dẫn. Nhưng đối với những bộ óc còn non yếu, thì lý tưởng động lực cần phải đặt vào những hình thức rõ rệt, thiết thực và cụ thể.
Muốn rõ thì phải xác định. Xác định thì phải tách biệt. Thí dụ: Tôi nhìn rõ chữ này, tức là tôi nhận diện các nét của nó trong một tổng hợp và phân tích, đồng thời phân biệt được nó với những chữ chung quanh. Cũng vậy, nếu tôi chọn bác ái làm lý tưởng đời tôi, thì tôi cần phải hiểu rõ thế nào là bác ái với những điều kiện và tương quan của nó, đồng thời phải biết phân biệt bác ái thực với những hình thức bác ái giả tạo thấy nhan nhản khắp nơi. Lý tưởng càng rõ càng dễ thực hiện.
Thêm vào tính cách rõ ràng, lý tưởng cũng cần phải thiết thực. Gọi thiết thực những gì có thể thực hiện được và có tính cách thỏa mãn chính đáng chủ thể cũng như nhu cầu ngoại cảnh. Nếu tôi muốn làm tổng thống và theo đuổi ý muốn đó như một lý tưởng tha thiết đời mình thì chắc chắn lý tưởng đó không có chút gì là thiết thực. Vì sự tôi làm tổng thống là việc chẳng cần, chẳng được và cũng chẳng nên.
Nếu lý tưởng được cụ thể hóa trong một nhân vật, thì càng có tính cách sống động và hấp dẫn hơn. Nói về tinh thần bất khuất của dân tộc, có khi không gây xúc động được ai, nhưng khi thấy trò Ơn bị ngã gục, thì hàng ngàn người đã nhìn vào hình ảnh đó như một tấm gương lý tưởng. Họ thấy như lý tưởng vừa xa, vừa gần, vừa sống động vừa linh thiêng, tuy cao vượt nhưng cũng không quá tầm của họ. Tính cách cụ thể của lý tưởng là một động lực rất hấp dẫn. Và, nó sẽ hấp dẫn một cách lạ lùng đối với học trò nếu lý tưởng lại được cụ thể hóa nơi chính nhà giáo của chúng. Tấm gương của nhà giáo là một cách gợi ý thức nhiều động lực không gì bằng. Nó có thể thay thế tất cả, nhưng không gì thay thế nó được.
Gây ý thức về lý tưởng mới chỉ là khởi đầu. Làm sao đạt được lý tưởng đã ý thức lại là vấn đề khác. Cho tới đây tất cả còn nằm trong lý thuyết. Tuy nhiên, nếu lý thuyết chỉ huy hành động, thì sự giải quyết một vấn đề trên lý thuyết cũng là một điều cần thiết vậy.
+ GM GB Bùi Tuần

GLCG _ nuôi dạy con cái


Bài 17. NUÔI DẠY CON CÁI
ĐIỀU RĂN THỨ BỐN
121.          Cha mẹ có bổn phận gì đối với con cái?
“Cha mẹ phải xem con cái mình như những người con của Thiên Chúa”. [1] Bởi đó mà bổn phận của cha mẹ đối với con cái không chỉ là một hành vi theo tình cảm hay bản năng tự nhiên, mà còn là một trách nhiệm đối với Thiên Chúa, để cố gắng chu toàn trách nhiệm Chúa đã trao là yêu thương, nuôi dưỡng, dạy dỗ, và làm gương sáng cho con cái.
122.          Cha mẹ phải yêu thương con cái như thế nào?
Yêu thương là bổn phận đầu tiên, gồm tóm mọi bổn phận khác của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ phải yêu thương con cái là định luật tự nhiên được khắc sâu trong lòng mọi người, nhưng phải yêu thương như thế nào?
“Khi con cái còn nhỏ, sự tôn trọng và yêu thương của cha mẹ được biểu lộ trước hết qua việc chăm sóc và lưu tâm nhằm dạy dỗ con cái mình, để đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của chúng. Khi chúng lớn lên, cũng vẫn sự tôn trọng và tận tuỵ đó thúc đẩy cha mẹ giáo dục con cái để chúng biết sử dụng lý trí và sự tự do của mình một cách đúng đắn”. [2] Hai điểm cần chú ý nhiều hơn về tình yêu thương mà cha mẹ phải dành cho con cái, là
- Hãy đối xử công bằng với các con. Gia đình Giacob là một tấm gương đáng buồn về sự thù ghét, ghen tị, nẩy sinh giữa anh em một nhà, bởi cảnh con yêu con ghét, bởi sự ưu đãi dành riêng cho đứa con xinh xắn hơn, có tài hơn, v. v. . .
- Hãy sẵn lòng tha thứ cho con cái. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh người cha để diễn tả tình thương tha thứ của Thiên Chúa trong dụ ngôn người con hoang đàng. Đối với người Kitô hữu, không tha thứ cho người khác là một lỗi nặng, thì cha mẹ không sẵn lòng tha thứ cho con cái sẽ như thế nào?
123.          Cha mẹ phải nuôi dưỡng con cái ra sao?
Nuôi dưỡng trước hết là coi sóc và bảo vệ đời sống con cái ngay từ lúc thụ thai cho đến tuổi trưởng thành.
Ngay từ lúc thụ thai, người mẹ có bổn phận giữ gìn sức khỏe của mình, ăn uống những chất bổ dưỡng, tránh những sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe của người con trong lòng, như làm việc quá sức, say sưa, nghiện ngập. . .
Phá thai là một tội ác ghê tởm không thể chấp nhận được nơi những bậc làm cha mẹ dù với bất cứ lý do gì.
Khi đứa bé đã được sinh ra, cha mẹ có bổn phận coi sóc, đừng để xẩy ra tai nạn gì cho con vì sự bất cẩn hay vô ý của mình. Cha mẹ phải cẩn thận về việc ăn uống của con cái: cho chúng ăn những thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng (cần lưu ý là không phải món mắc tiền nào cũng tốt, cũng như không phải món ăn tốt thì mắc tiền). Cha mẹ phải đáp ứng cho con những nhu cầu cần thiết để sống xứng với nhân phẩm, như áo quần, nhà cửa, văn hóa. Cha mẹ mắc tội nặng nếu để con phải thiếu thốn do sự lười biếng, phung phí, hay thói rượu chè, bài bạc của mình. Hai điều góp phần nhiều nhất trong việc tàn phá gia đình là tiêu xài phung phíquản lý tiền bạc lơi lỏng.
Cha mẹ cũng mắc lỗi, nếu dùng tiền mua danh tiếng trong việc từ thiện mà để con phải túng thiếu. Việc bác ái cũng phải theo thứ tự: chúng ta nên làm việc bác ái, từ thiện, nhưng phải bắt đầu từ gia đình mình, từ con cái mình, vì “Ai không chăm lo đến thân thuộc và cách riêng đến nguời trong gia đình mình thì chối bỏ đức tin rồi và tồi tệ hơn người không tin” (1Tm 5,8).
124.          Cha mẹ phải dạy dỗ con cái như thế nào?
“Quyền và bổn phận giáo dục con cái là bổn phận hàng đầu và bất khả nhượng của cha mẹ”. [3] “Nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục hết sức quan trọng đến nỗi, nếu thiếu, chắc chắn là không gì thay thế được”. [4] Nhưng giáo dục con cái còn là một nghệ thuật mà không phải cha mẹ nào cũng biết, vì giáo dục là phải làm sao cho con cái tự nguyện bước vào con đường tốt lành mà cha mẹ chỉ vẽ cho, chứ không phải là bắt ép bằng roi đòn, hình phạt. . .
Muốn được thế, cha mẹ cần phải:
a. Thăng tiến chính bản thân mình: “Lời nói hay bay, gương bày lôi cuốn”. Không có bài giảng nào sống động và thu hút con cái cho bằng đời sống đức tin, và sự thực hành các nhân đức nơi cha mẹ; và cũng không có bài giảng nào phản tác dụng cho bằng bài giảng của người không giữ điều mình dạy. “Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nêu gương tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trước mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hướng dẫn và sửa dạy con cái”. [5]
b. Tạo được bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, tôn trọng, phục vụ nhau, và biết nhịn nhục, tha thứ cho nhau.
- Lành mạnh: Cha mẹ phải gìn giữ gia đình khỏi các gương xấu, sản phẩm văn hóa xấu, và dịp tội.
- Cởi mở: Mọi người trong gia đình sống chân tình, thẳng thắn với nhau, không dấu diếm nhau; giữa vợ chồng có sự nhất trí trong chương trình sống của gia đình, trong cách thức giáo dục con cái.
- Tôn trọng nhau và có tinh thần phục vụ: Đây là nguyên lý của đời sống hạnh phúc trong gia đình, vì không thể có một gia đình êm ấm mà trong đó ai cũng chỉ nghĩ đến mình.
- Sau hết, “mọi người và mỗi người phải biết quảng đại và luôn sẵn sàng tha thứ cho nhau khi gặp những xúc phạm, gây gỗ, bất công và bỏ rơi”. [6]
Sự nhịn nhục, tha thứ lẫn nhau là thứ dầu bôi trơn vạn năng, mà không có nó cuộc sống gia đình đôi lúc sẽ trở thành hết sức nặng nề và khó chịu.
c. Biết sửa lỗi con cái: Yêu thương không có nghĩa là cho con cái được sống tùy thích; và tha thứ cũng không phải là nhắm mắt làm ngơ trước lỗi lầm. Cha mẹ có lỗi nặng nếu không biết sửa lỗi con cái.
“Yêu cho roi cho vọt, ai sửa dạy con mình sẽ thấy điều ích lợi” (Hc 30,1-2). Việc sửa dạy con cái là cần thiết, nhất là khi chúng còn trẻ; vì nếu không, những thói xấu cũng sẽ lớn lên cùng với tuổi tác, và việc sửa lỗi sẽ khó khăn hơn bội phần, đôi khi như không thể sửa được nữa.
Muốn sửa sai phải thận trọng và tùy theo hoàn cảnh cũng như bản chất của lỗi lầm. Đôi khi dịu dàng, đôi khi cứng rắn, nhưng không bao giờ sửa sai với sự nóng nẩy và thô bạo. Cũng phải loại trừ thái độ bênh con bất kể đúng sai, dù là với thầy cô hay với xóm giềng. Thái độ bênh con đó sẽ tạo nên những đứa con không ai bảo được, kể cả cha mẹ nó.
125.          Cha mẹ phải dạy con cái những gì?
Để trở thành người Kitô hữu trưởng thành, con cái cần được giáo dục đầy đủ, theo những điểm cốt yếu sau:
- Giáo dục đức tin: “Việc giáo dục đức tin cho con cái phải được bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ của chúng”. [7] Đây là điều cần được lưu tâm trước tiên, vì đức tin là nền tảng cho hầu hết những gì phải dạy dỗ.  
Cha mẹ nên lo liệu cho con cái được rửa tội, lại phải tiếp tục nuôi dưỡng hạt giống đức tin nơi con cái bằng lời nói, việc làm, và một đời sống phù hợp với Phúc Âm, dạy con cầu nguyện, dạy con học biết giáo lý, thúc giục con cái tham dự các lớp giáo lý tại xứ đạo, và lãnh nhận các bí tích đức tin cần thiết. [8]
- Giáo dục nhân bản: là dạy con sống đúng với phẩm giá của một con người qua việc luyện tập các đức tính tự nhiên, như cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, v. v. . . Qua đó, chúng tập được thói quen bỏ mình, sống vì người khác, biết làm chủ bản thân, và có một khả năng phán đoán lành mạnh.
- Giáo dục văn hóa: Cha mẹ cần quan tâm đến việc học của con cái, không được bắt con nghỉ học nếu không có lý do chính đáng; ngoài ra, cha mẹ cũng cần biết hướng dẫn con chọn bạn bè, phim ảnh, sách báo.
- Giáo dục sức khỏe: Cha mẹ phải dạy cho con cái biết cách gìn giữ, tăng cường sức khỏe, và tập luyện cho được một tinh thần sống lạc quan, vui tươi.
- Hướng nghiệp: “Cha mẹ phải tránh ép buộc con cái trong việc chọn nghề, cũng như trong việc chọn người bạn đời. Dù phải dè dặt, cha mẹ vẫn có thể giúp đỡ con cái bằng những ý kiến khôn ngoan, nhất là khi con cái chuẩn bị lập gia đình”.  [9]
Nếu nhận thấy nơi con cái mình có ơn gọi sống đời tu trì, một ơn gọi riêng đến từ Thiên Chúa, cha mẹ đừng quên rằng: “Các mối liên hệ trong gia đình dù quan trọng, nhưng không phải tuyệt đối … cha mẹ phải tôn trọng ơn gọi này và khuyến khích con cái đáp trả bằng việc đi theo ơn gọi đó”. [10]
Hơn nữa, cha mẹ hãy “đón nhận và tôn trọng với tâm tình vui mừng và tạ ơn, ơn gọi mà Chúa dành cho một người nào đó trong số con cái mình để đi theo Người trong sự trinh khiết vì Nước Trời, trong đời sống thánh hiến hay trong thừa tác vụ tư tế”. [11]


[1] GLCG, 2222
[2] GLCG, 2229
[3] Tông huấn Familiaris Consortio, 36
[4] CĐ Vat. II, Tuyên ngôn Gravissimum educationis, 3
[5] GLCG, 2223
[6] GLCG, 2227
[7] GLCG, 2226
[8] GLCG, 2226
[9] GLCG, 2230
[10] GLCG, 2232

GIÁO DỤC _ làm sao cho trẻ hoạt bát

LÀM SAO CHO TRẺ
HOẠT BÁT, LẠC QUAN,
PHÓNG KHOÁNG
Những đửa trẻ hoạt bát phóng khoáng tư duy rất nhanh nhạy. Tính cách lạc quan, khoáng đạt, luôn cảm thấy hứng thú đối với cái mới, và cũng thích ứng nhanh với hoàn cảnh mới. Những đửa trẻ như thế được mọi người yêu quý, quan hệ với bạn bè cũng tốt, vậy cha mẹ làm thế nào để giáo dục tính hoạt bát cho trẻ?
Một là, dân chủ trị gia (tạo không khí bình đẳng trong gia đình), cha mẹ có tác phong dân chủ bình đẳng, tâm lý con cái không chịu sự gò bó nên có thể dễ dàng hình thành không khí gia đình vui vẻ thoái mái. Đứa trẻ được sống trong một không khí gia đình thoải mái như thế sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, thích nói chuyện và giao tiếp với cha mẹ, nên dễ hình thành tính cách hoạt bát, thoải mái.
Hai là, đi sát với thực tế khi kỳ vọng vào con cái. Cha mẹ phải căn cứ vào trình độ thực tế và đặc điểm của con mình để có một kỳ vọng hợp lý ở trẻ. Một kỳ vọng thích đáng sẽ làm trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ, nhưng một sự kỳ vọng mù quáng sẽ dễ trở thành áp lực, làm xấu đi tính cách ở trẻ. Có một cô bé 6 tuổi đang ngồi làm bài tập, bỗng nhiên hỏi mẹ: “Con làm sai bài tập, mẹ có giết con không?” Tại sao trẻ lại có những ý nghĩ như vậy? Cô bé này vốn rất ngây thơ hoạt bát, nhưng lịch học quá dày, cùng đống bài vở cao như núi đã làm em nảy sinh sự sợ hãi với cuộc sống, dẫn đến tình trạng nằm ngủ cũng mơ thấy có người giết mình vì mình không làm đúng bài tập. Có thể thấy, những kỳ vọng không thích đáng sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho trẻ, làm trẻ từ lạc quan chuyển thành tự ti, từ ngây thơ trở nên u tối.
Ba là, bản thân cha mẹ cũng phải lạc quan vui vẻ, tinh thần, tính cách và cách đối nhân xử thế của cha mẹ không những ảnh hưởng trực tiếp đến không khí trong gia đình mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý trẻ. Bản thân cha mẹ cũng nên sống lạc quan, khoáng đạt, nói chuyện sinh động hài hước, cố gắng tránh tỏ ra ưu phiền, buồn bã, hay có những biểu hiện tinh thần không tốt trước mặt trẻ.
Bốn là, tạo ra cơ hội để trẻ nói nhiều, hoạt động nhiều, giao tiếp nhiều với bạn bè. Cha mẹ có thể để trẻ kể về chuyện sinh hoạt ở trường, để trẻ tự làm một số việc như đi mượn đồ hay kể chuyện cho người khác, để trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí, bồi dưỡng hứng thú ở trẻ trên nhiều phương diện. Trong quá trình giao lưu với bạn bè cùng tuổi, có thể những ý kiến trẻ đưa ra sẽ được bạn bè chấp nhận và thực thi, nên việc giao lưu là rất có ích đối với việc hình thành tính cách hoạt bát, vui vẻ cho trẻ.
Nguyễn Hương (st)