Hiển thị các bài đăng có nhãn lytuong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lytuong. Hiển thị tất cả bài đăng

Một chút suy tư _ mùa thường niên


MÙA THƯỜNG NIÊN
Mỗi giờ trong ngày và mỗi mùa trong năm đều có một điều gì đó đặc biệt cho chúng ta, nhưng thường thường chúng ta không ứng trực để tiếp nhận tặng vật đó.
Rev. Ron Rolheiser, OMI

Học làm người _ đừng & đừng

ĐỪNG & ĐỪNG
Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
(sưu tầm)

Suy tư ngày xuân _ tôi là người hạnh phúc

TÔI LÀ NGƯỜI HẠNH PHÚC
Hạnh phúc đích thật sẽ đến khi tôi dần dần nên một với Thiên Chúa, trở nên tình yêu… Đó là lúc tôi gặp được chính mình, được là chính mình!

Mark Link _ Lời Chúa thứ sáu tuần 27 thường niên


THỨ SÁU – TUẦN 27
Bài đọc 1 Năm lẻ
Hãy rúc tù và, hãy kêu la… Ngày của Đức Chúa đến rồi (Ge 2,1)
Hơn 1500 người thiệt mạng khi chiếc tàu Titanic chìm sâu ở Đại Tây Dương vào ngày 15-4-1912. Sau đó không lâu, một tạp chí đã đặt câu hỏi: “Nếu bạn có mặt trên tàu Titanic khi nó đang chìm, bạn có mải bận rộn với việc xếp ghế ngồi trên boong tàu không?”

Học làm người _ biết sống

Biết sống  
Hãy để ngày mà chúng ta nhắm mắt, ta có thể mỉm cười và nói rằng: “Tôi không hối hận, tiếc nuối những ngày tháng đã qua… Tôi không phải đau đớn, dằn vặt vì bất cứ điều gì nữa.”  
Sưu tầm

Một chút suy tư _ triết lý sống của Mẹ Teresa

MẸ TÊRÊXA CALCUTTA
MỘT TÌNH YÊU QUÁ TUYỆT VỜI!
Triết lý sống ĐƠN GIẢN và HIỆN THỰC của Mẹ Têrêxa.

Nói với chính mình _ lý tưởng trong việc giáo dục

LÝ TƯỞNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC
+ GM GB Bùi Tuần
Tìm hiểu những thành bại trong việc giáo dục không phải là ghi nhận kết quả, mà còn phải nhận diện những nguyên nhân. Đem nhiều kinh nghiệm ra so sánh và phân tách, người ta thấy rằng: thành công hay thất bại của việc giáo dục tùy thuộc phần lớn ở nguyên nhân tâm lý. Đó là lý tưởng hay không có lý tưởng, tính cách của lý tưởng, sự hấp dẫn của lý tưởng, sự hăng say đối với lý tưởng... Tất cả những khía cạnh đó, nếu không phải là yếu tố cấu thành thì cũng là những yếu tố ảnh hưởng của kết quả giáo dục.
Lý tưởng là một danh từ quen thuộc. Theo nghĩa rộng, lý tưởng được hiểu như tốt đẹp, như vừa ý, hoàn toàn. Một người bạn lý tưởng có nghĩa là một người bạn hoàn toàn. Một buổi chiều lý tưởng là một buổi chiều tốt đẹp vừa ý.
Theo nghĩa hẹp, lý tưởng là một ý tưởng hay một hình ảnh trong trí khôn được chọn làm mẫu để rập theo, hay làm đích để đạt tới. Là lý tưởng hay hình ảnh, nên lý tưởng thuộc phạm vi tinh thần, nằm trong thế giới nội tâm. Là mẫu được chọn, nên lý tưởng đúc kết những nét hoàn bị nhất, chọn lọc bởi kinh nghiệm, suy tư, nên lý tưởng là một tiếng mời gọi đi lên.
Như thế, tất nhiên lý tưởng phải có tính cách siêu việt. Nhưng không vì thế mà nó chỉ là ảo tưởng. Ảo tưởng là sai, không đúng sự thực. Còn lý tưởng thì xây dựng bằng những sự có thực. Lý tưởng siêu việt ở chỗ nó gồm toàn những cao đẹp, những đặc điểm hoàn toàn vượt trên những mức độ tầm thường. Do đó lý tưởng xứng đáng chỉ được hiểu về những gì hoàn bị.
Lý tưởng có thể chỉ là một ý tưởng bao quát. Thí dụ: đạo đức, thông thái, anh hùng. Có khi được xác định trong một vài chi tiết như bác ái, chuyên triết học, diệt xâm lăng. Cũng có khi lý tưởng được đặt vào một hình ảnh của một nhân vật mẫu hay được xây dựng do tưởng tượng sáng tạo. Dù dưới hình thức nào, lý tưởng bao giờ cũng là cái nhìn cao đẹp hấp dẫn. Nó là đối tượng muốn tìm, là mẫu người muốn bắt chước, là mục tiêu muốn đạt tới.
Thực vậy, con người sinh ra là người, nhưng chưa làm người. Muốn nên người thì phải học làm người. Làm người cũng giống như làm một ngôi nhà, vẽ một chân dung. Cần phải có một họa đồ, một kiểu mẫu, để nhìn vào đó mà xây dựng. Chọn một lý tưởng làm mẫu cho nếp sống tức là tìm cho đời mình một hướng đi, một ý nghĩa. Đã hẳn, không có lý tưởng, người ta vẫn sống. Nhưng giá trị con người không phải là sống suông, mà là sống xứng nhân tính với tất cả những gì cao đẹp của nó.
Nhân tính đã có nơi mỗi người từ lúc mới nhập cuộc sống, nhưng lúc đó chỉ là mầm non. Con trẻ sơ sinh mới chỉ là hy vọng. Nó mang nhiều khả năng phong phú, nhưng những khả năng này thường đa diện đa năng. Óc thông minh có thể khám phá điều hữu ích, mà cũng có thể tạo ra điều tai hại. Can đảm có thể làm nên anh hùng, mà cũng có thể làm nên tướng cướp. Chính vì những khả năng nơi con trẻ còn trong tình trạng vô định mênh mông, nên mới cần phải giúp chúng định hướng về mục tiêu lợi ích tối đa. Mục tiêu định hướng đó chính là lý tưởng.
Mục tiêu định hướng là điều quan trọng cho mọi cuộc hành trình. Đi đàng mà không biết đi về đâu là đi vơ vẩn. Đi vơ vẩn trên đường đôi khi còn có một chút ý nghĩa, chứ đi vơ vẩn trên cuộc đời thì là thực sự bi đát. Đời sống là một hành trình dài. Mỗi người đều có trách nhiệm về cuộc hành trình đó. Nếu không tìm mục tiêu hay chọn sai mục tiêu thì hậu quả trách nhiệm chắc sẽ không phải nhỏ.Vai trò của mục tiêu cũng chính là vai trò của lý tưởng.
Nói theo lý thì ai cũng đều có thể có lý tưởng.Vì đã là người thì đều hướng về Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối. Nhưng những tuyệt đối đó chỉ là tư tưởng trừu tượng. Chứ trước mắt đâu có gì gặp được là tuyệt đối. Do đó mới có những trường hợp đi tìm tuyệt đối ở những cái rất mực tương đối, có khi ở cả những cái phản ngược lại đạo đức và chân lý. Nhưng những trường hợp đó thường gọi là những mẫu đời không lý tưởng. Số đó không phải ít. Chính vì thế mà một nền giáo dục toàn diện, không thể không quan tâm đến vấn đề gây lý tưởng.
Lý do rất dễ hiểu, là vì hành động phát sinh từ ham muốn. Ham muốn phát sinh từ ý tưởng. Nên một đường lối giáo dục có lý tưởng phải khởi đầu bằng việc gây ý thức về lý tưởng.
Việc gây ý thức này không phải chỉ có tính cách làm giàu kiến thức, mà còn có mục đích đun đẩy người thụ huấn tới việc thực hiện ý thức đó. Có thể nói, việc gây ý thức về lý tưởng nhằm mục đích thực tiễn hơn là mục đích lý tưởng, nhằm mục đích lý tưởng hơn là mục đích lý thuyết.Chính vì thế, nên lý tưởng phải được khêu gợi bằng những ý thức giàu động lực.
Đó là một vấn dề liên hệ đến tư tưởng thì tất nhiên không thể tránh được trừu tượng. Trừu tượng không phải là không hấp dẫn. Nhưng đối với những bộ óc còn non yếu, thì lý tưởng động lực cần phải đặt vào những hình thức rõ rệt, thiết thực và cụ thể.
Muốn rõ thì phải xác định. Xác định thì phải tách biệt. Thí dụ: Tôi nhìn rõ chữ này, tức là tôi nhận diện các nét của nó trong một tổng hợp và phân tích, đồng thời phân biệt được nó với những chữ chung quanh. Cũng vậy, nếu tôi chọn bác ái làm lý tưởng đời tôi, thì tôi cần phải hiểu rõ thế nào là bác ái với những điều kiện và tương quan của nó, đồng thời phải biết phân biệt bác ái thực với những hình thức bác ái giả tạo thấy nhan nhản khắp nơi. Lý tưởng càng rõ càng dễ thực hiện.
Thêm vào tính cách rõ ràng, lý tưởng cũng cần phải thiết thực. Gọi thiết thực những gì có thể thực hiện được và có tính cách thỏa mãn chính đáng chủ thể cũng như nhu cầu ngoại cảnh. Nếu tôi muốn làm tổng thống và theo đuổi ý muốn đó như một lý tưởng tha thiết đời mình thì chắc chắn lý tưởng đó không có chút gì là thiết thực. Vì sự tôi làm tổng thống là việc chẳng cần, chẳng được và cũng chẳng nên.
Nếu lý tưởng được cụ thể hóa trong một nhân vật, thì càng có tính cách sống động và hấp dẫn hơn. Nói về tinh thần bất khuất của dân tộc, có khi không gây xúc động được ai, nhưng khi thấy trò Ơn bị ngã gục, thì hàng ngàn người đã nhìn vào hình ảnh đó như một tấm gương lý tưởng. Họ thấy như lý tưởng vừa xa, vừa gần, vừa sống động vừa linh thiêng, tuy cao vượt nhưng cũng không quá tầm của họ. Tính cách cụ thể của lý tưởng là một động lực rất hấp dẫn. Và, nó sẽ hấp dẫn một cách lạ lùng đối với học trò nếu lý tưởng lại được cụ thể hóa nơi chính nhà giáo của chúng. Tấm gương của nhà giáo là một cách gợi ý thức nhiều động lực không gì bằng. Nó có thể thay thế tất cả, nhưng không gì thay thế nó được.
Gây ý thức về lý tưởng mới chỉ là khởi đầu. Làm sao đạt được lý tưởng đã ý thức lại là vấn đề khác. Cho tới đây tất cả còn nằm trong lý thuyết. Tuy nhiên, nếu lý thuyết chỉ huy hành động, thì sự giải quyết một vấn đề trên lý thuyết cũng là một điều cần thiết vậy.
+ GM GB Bùi Tuần

Suy tư đầu năm _ xin nhớ đến tôi

XIN NHỚ ĐẾN TÔI
 “Anh ơi, sao anh đã phung phí cuộc đời trong rượu chè?” Người đàn ông nhìn Chúa Giêsu, nhận ra Ngài và thưa: “Chúa ôi, Chúa không nhớ con sao? Con là người phong hủi và Chúa đã chữa con lành?”
Lm. Vincent Travers, OP (Hương Vĩnh chuyển ngữ)

Một chút suy tư _ kiếp người mong manh

KIẾP NGƯỜI MONG MANH
Tất cả tùy thuộc vào ta: Hôm nay ta thế nào là do chọn lựa và quyết định của ta hôm qua thế nào. Tương lai ta thế nào tùy thuộc vào chọn lựa và lối sống của ta hôm nay ra sao.
Thanh Thanh

TU ĐỨC _ đi tìm những con đường

ĐI TÌM NHỮNG CON ĐƯỜNG
1. Rất nhiều người Việt Nam đang sống trên Đất Nước Việt Nam hôm nay là những kẻ đi tìm. Theo tôi, họ không đi tìm niềm tin.
Bởi vì đời họ đã trải qua nhiều niềm tin. Người thì bảo họ hãy tin bên này, thì được hạnh phúc. Họ tin, nhưng tin hoài mà không tìm được hạnh phúc. Rồi người kia lại bảo họ hãy tin bên kia, thì được hạnh phúc. Họ cũng tin, nhưng tin mãi mà cũng chẳng thấy hạnh phúc.
Họ có cảm tưởng nhiều niềm tin là quá xa vời. Họ thất vọng vì nhiều niềm tin. Lỗi tại họ, hay lỗi tại ai, thì họ không đặt thành vấn đề.
Vấn đề họ đặt ra bây giờ là họ đi tìm những con đường, chứ không đi tìm những niềm tin.
2. Những con đường họ tìm không bắt đầu từ niềm tin, mà từ cảm nghiệm là mình được yêu thương, được kính trọng. Bắt đầu con đường đó không phải là gặp được một lý thuyết, mà là gặp được những con người yêu thương. Những con người yêu thương không phải là những người nói thay cho họ, nhưng là những người đau khổ với họ, hơn nữa còn dám chịu khổ thay cho họ và cũng dám chịu chết thay cho họ.
Con người yêu thương không phải là con đường, mà chỉ là một gợi ý cho một con đường. Mỗi người sẽ dần dần khám phá thấy con đường do cảm nghiệm mình được yêu thương, được kính trọng từ người khác. Họ với người đó cùng nhau dấn thân vào đời. Họ coi nhau là bạn đồng hành thân thương.
Trên đường dấn thân vào đời, người bạn đồng hành sẽ dần dần giúp họ khám phá ra những giá trị làm cho đời mình được hạnh phúc, được có ý nghĩa.
Có những giá trị mình phải phấn đấu học hành mới có được. Như những giá trị trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, sản xuất.
Có những giá trị mình phải phấn đấu khôn khéo chọn lựa mới có được. Như những giá trị trong lãnh vực văn hoá, chính trị.
Có những giá trị mình phải phấn đấu với niềm tin vào sự giúp đỡ của thần thánh mới có được. Như sống tốt giữa những sa đoạ xung quanh.
Có những giá trị mình phải phấn đấu với niềm tin vào Đấng Tối Cao mới có được. Như sự Đấng Tối Cao sẽ thứ tha, để có thể về với Người trên cõi phúc.
3. Tâm lý con người Việt Nam hôm nay xem ra đang diễn biến như vậy. Một tâm lý không tìm niềm tin, nhưng tìm những người thực sự yêu thương họ, để cùng với họ đi tìm con đường dẫn tới hạnh phúc.
Những ai đi tìm như thế, đã gặp được Chúa. Chúa gọi họ một cách tự do. Họ trả lời Chúa một cách tự do. Đức tin của họ là một giao ước.
Kinh nghiệm trên đây cho tôi thấy vai trò của người truyền giáo tại Việt Nam hôm nay phải rất tế nhị.
4. Tế nhị thứ nhất là khi nói về đức tin phải rất kính trọng và khiêm tốn, càng không nên ép ai phải chấp nhận đức tin của mình.
Bước đầu cần thiết của truyền giáo là yêu thương kính trọng những người mình muốn chia sẻ Tin Mừng.
Tế nhị thứ hai là phải đồng hành với những người mình muốn truyền giáo. Đồng hành là luôn yêu thương, chia sẻ vui buồn, lo âu và hy vọng. Nhất là phải làm gương sáng.
Gương sáng mà tâm lý người Việt Nam rất coi trọng là chữ hiếu. Hiếu với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Hiếu với những bậc sinh thành còn đang sống. Hiếu với mọi ân nhân xa gần, với xóm làng hay cộng đoàn mà mình là thành phần. Xúc phạm những người mình phải hiếu thảo là rất phản chứng.
Tế nhị thứ ba là bén nhạy với thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa rất khác với ý riêng chúng ta. Nhiều khi người ta tự ý đặt ra nhiều thứ luật lệ, coi đó là hợp thánh ý Chúa, rồi áp đặt, buộc người khác phải tuân giữ. Thực sự Chúa không muốn thế.
Nhiều khi người ta có những lựa chọn riêng, coi là hợp thánh ý Chúa, rồi muốn loại trừ những ai không chọn lựa như mình. Thực sự Chúa đâu muốn thế.
5. Thiết nghĩ tế nhị với thánh ý Chúa là làm chứng về Chúa trong các chiều kích thiêng liêng.
Người truyền giáo nhận ra Chúa hiện diện ở chiều kích thiêng liêng thường có trong đời thường. Nghĩa là trong những quan hệ tình nghĩa, trong cách ứng xử nhã nhặn khiêm nhường, trong cách làm việc có lương tâm, trong lối sống có kỷ luật, trong thái độ giữ được khoảng cách trước tiền bạc, quyền lực và các cám dỗ hưởng thụ.
Chiều kích thiêng liêng rất cần trong lúc này, chính là người truyền giáo giữ được tâm hồn yêu thương dũng cảm khi bị người ta phản bội, và khi coi như bị Chúa bỏ rơi. Chính những trường hợp tăm tối ấy mới chứng tỏ được lòng mình tin yêu trung tín. Nếu người ta không nhận ra hay chưa nhận ra đó là một giá trị thiêng liêng cao cả, thì ít là Chúa biết. Chúa sẽ nhận đó là của lễ ta dâng, có sức tham gia vào công cuộc cứu độ của Chúa. Đang khi đó, nhiều khi những hoành tráng, hùng hồn không những trống vắng chiều kích thiêng liêng, mà còn phản chứng trầm trọng.
Chiều kích thiêng liêng mà tôi cho là quan trọng nhất nơi người truyền giáo tại Việt Nam hôm nay là họ thuộc về Chúa.
Người được sai có đức tin và sống đức tin. Nhưng họ không bắt đầu phục vụ bằng cách ép người ta phải tin như mình. Họ làm chứng đức tin bằng đời sống yêu thương khiêm nhường đúng như người của Chúa. Trong yêu thương khiêm nhường có chiều kích thiêng liêng. Chiều kích thiêng liêng ấy là điểm mở ra, để gặp gỡ con người và Thiên Chúa.
6. Cách họ truyền giáo như thế không có gì mới. Bởi vì cách đó chính là lặp lại con đường cứu độ của Chúa Giêsu, mà thánh Phaolô đã mô tả như sau:
 “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá” (Pl 2,6-8).
Và như thế, người truyền giáo là người sống yêu thương khiêm nhường như Chúa Giêsu, để giới thiệu niềm tin vào chính Chúa Giêsu, Người “là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).
“Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người” (Kinh Hoà Bình).
ĐGM GB Bùi Tuần

Một chút suy tư _ website bị sập vì váy của Kate

Website bị sập vì váy của Kate
Chiếc váy mà nữ công tước xứ Cambridge Catherine, tên trước khi kết hôn là Kate Middleton, mặc khi tiếp đón vợ chồng tổng thống Mỹ đã tạo ra một cơn sốt thời trang và khiến một trang web bị sập.

Nữ công tước Catherine (trái) tiếp chuyện đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama. Ảnh: AFP.

Học làm người _ tôi là ai?

TÔI LÀ AI?
 “Đừng sợ nghịch cảnh. Hãy nhớ rằng cánh diều bay lên ngược chiều gió chứ không phải thuận chiều gió.”  (Hamilton Mabie)
TRẦM THIÊN THU

5 phút cho Chúa _ sẽ được gấp trăm

01/03/11                                thỨ ba tuẦn 8 tn
                                                             Mc 10,28-31
sẼ đưỢc gẤp trăm
Anh em sẽ nhận được gấp trăm ở đời này cùng với
sự ngược đãi và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
(Mc 10,30b)

SUY TƯ NGÀY XUÂN

THỜI GIAN

Mùa hè năm 1932 tại Los Angeles (Mỹ) có cuộc tranh giải thế vận hội về môn lội sải 400 mét. Người có nhiều hy vọng nhất để ghi tên vào bảng vàng là nhà vô địch Pháp J. Taris, vì lúc bấy giờ J. Taris đang giữ chức vô địch thế giới về hạng này. Nhưng rút cuộc khi về mức, một lực sĩ Mỹ, Buster Crabbe đã với tay trên mép hồ trước J. Taris vỏn vẹn một gang tay. 
           Báo chí và những nhà hâm mộ “con gà nòi Pháp” thất vọng kêu ầm lên: đó là mối hận lớn nhất trong đời thể thao của nhà vô địch không may.
          Trên dưới 1/10 sao, anh là một nhà vô địch, tên anh được khắc vào bảng vàng, đời sau còn nhắc nhở, hoặc anh chỉ là kẻ bại trận, chỉ đáng rước những lời an ủi, tên tuổi anh sẽ chìm dần trong quên lãng. Thể thao có những luật lệ khắt khe, nhưng không phải là không công bằng.
(Phạm cao Tùng,  Tôi có thể nói thẳng với anh, 1967, tr 5) 
                                                                                                   
***************************************
          Nếu bạn đang tuổi thiếu niên, bạn hãy dùng hết thời giờ để học và để làm việc, vì bạn phải sửa soạn cho đời sống tương lai. Tứ tuần, ngũ tuần mới học ngoại ngữ thì chỉ dùng được 20, 30 năm. Nếu học ngay từ 18, đôi mươi bạn dùng được gấp đôi thời gian trên. Hơn nữa, còn trẻ dễ học hơn khi trưởng thành, dễ sản xuất hơn là thu nhận. Bởi thế, không chỉ là làm việc suốt ngày đêm mà quên ăn quên ngủ. Không, bạn phải nghỉ ngơi cho đúng độ, nhưng đừng bao giờ vừa làm việc vừa chơi, như thế là “bạn bắt cá hai tay”, kết cuộc không được con nào!
Thời giờ thấm thoát thoi đưa,
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai.
          Bạn đã thấy thời giờ đi mau chừng nào chưa, hay bạn còn đang ngồi mơ mộng, đang thêu dệt ảo tưởng cho tương lai?  Bạn đang làm thơ tả ánh trăng thu, hoa đào nở, hay bạn đang làm việc mà bạn cho là hữu ích cho đời bạn? Bạn hãy xắn tay áo lên làm việc, kẻo cái già xồng xộc nó thì tới nơi!
          Có lẽ bạn thắc mắc, tại sao không được bỏ phí thời giờ bằng cách chơi không hay giải trí vô ích? Cứ “chơi cho thỏa chí tang bồng đã sao”?
          Bạn lầm rồi!  Thời giờ và đời sống dương thế không phải là của bạn!  Thiên Chúa đã cho bạn mượn tất cả, và bạn phải trả lại Ngài một ngày kia đúng như khi bạn nhận. Ngày nào Chúa đòi, bạn không biết trước được. Nhưng chắc chắn bạn có thể chết bất cứ lúc nào. Nếu bạn nghĩ rằng mình còn lâu mới chết, mình còn đang “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” mà! Giả như ý nghĩ đó đúng, thì bạn cũng phải ý thức rằng: mỗi giờ là một bước đi gần đến sự chết… Nhưng bạn có thấy bao nhiêu người chết lúc 12, 15 hay 18 xuân xanh không?
          Bây giờ giả sử có một bác sĩ quả quyết là chỉ 7 ngày nữa bạn sẽ chết, bạn sẽ làm gì?  Chắc là bạn sửa soạn kỹ càng lắm: nào là lo xin lỗi người này kẻ khác, nào là thanh toán nợ nần, hay lo xưng tội để rửa sạch linh hồn… Làm gì thì làm, chắc bạn phải dùng tuần lễ ấy hơn những tuần lễ trước nhiều lắm!
          Bạn có biết một phần tư trẻ con chết dưới 7 tuổi, một nửa không sống tới 17 tuổi, 100 người mới có một hay hai người thọ tới 60, và 500 người mới có vài người thọ bát tuần. Và bạn hãy tưởng tượng mỗi phút có ít nhất hàng trăm người chết?
          Bạn có vặn ngược kim đồng hồ lại, giờ chết vẫn đẩy nó đi… Thời gian trôi nhanh lắm. Bạn hãy dùng nó hết sức của bạn. Nếu bạn đã bỏ phí thời gian qua để làm những việc vô ích, để hưởng lạc thú, để vùi đầu vào chốn chơi bời, trác táng, thì năm mới bạn hãy ngẩng đầu lên nhìn vào Thượng Đế, Đấng khoan nhân vô cùng. Như Charles de Foucauld, như Madeleine… bạn sẽ được hạnh phúc vô cùng của Thiên Chúa phú ban. Vì thế muốn sống khôn ngoan, bạn sẽ biết rằng, lúc nào bạn cũng gần cái chết. Nghĩ đến cái chết, không phải để bi quan, yếm thế, nhưng để vui tươi hơn, yêu đời hơn, lăn xả vào đời để làm việc hữu ích.
          Bạn ạ, chỉ có phút hiện tại mới thuộc về bạn. Bạn phải cố gắng dùng cái phút ấy cho nên. Chắc đã nhiều lần bạn vào thăm một nghĩa địa. Trên mỗi tấm mộ, người ta thường ghi người này thọ 80 tuổi, người kia 20 tuổi… Chắc bạn cho cô nàng 20 ấy sống ít quá! Sao mới nửa chừng xuân mà đã vội vàng ra đi?  Ít quá thật không?  Không, nếu cô ta đã sống trọn 20 năm cố gắng, sống theo ý muốn của Thiên Chúa: không bỏ phí một giây phút nào vô ích. Thiên Chúa không tính năm, tính tháng, nhưng Ngài cân những năm bạn đã sống.
          Lẽ tất nhiên ai chả muốn sống lâu. Ngày xuân, người ta hay chúc nhau “trăm tuổi bạc đầu râu”, muôn ngàn phúc, lộc thọ…  Nhưng bạn chớ quên rằng: đời sống thế gian lâu dài mấy rồi cũng có cùng. Bạn phải tìm một đời sống vô cùng và đời đời hạnh phúc, bằng cách sống tốt lành, đạo đức ở trần gian. Lắm khi bạn nghĩ: hoạt động để làm gì? Làm việc đạo đức, ích lợi chi, nếu một ngày kia sẽ phải chôn vùi dưới 3 thước đất!  Nhưng, bạn ơi, đàng sau cái chết, một đời sống đời đời đang chờ đợi bạn.
          Nói về thời gian thì không bao giờ hết. Nhưng chắc chắn một điều là thời gian đi nhanh lắm. Chiếc đồng hồ tinh vi nhất cũng chỉ chứng minh có một điều là: thời gian bay như tên. Vậy bạn phải làm gì?  Bạn hãy nắm lấy hiện tại, hãy lợi dụng từng phút của đời bạn để làm những việc hữu ích. Làm một việc gì không cần lắm, còn hơn nói rằng một nửa giờ không cần. Bạn có thể bắt chước nhà văn sĩ nọ đã lợi dụng thời gian 15 phút dọn cơm muộn của vợ, để viết một tác phẩm thời danh “Time is money” (Thời giờ là vàng). Tóm lại, bạn phải luôn nghĩ rằng, đời sống của bạn có cùng, sẽ có ngày bạn phải trả lại tất cả thời gian mà Thiên Chúa ban cho bạn.
Thiên Chúa sẽ ban cho bạn hạnh phúc vĩnh cửu nếu bạn biết dùng ngày giờ ở dương thế theo thánh ý của Ngài. Bạn đã sửa soạn chưa?  Vì Thiên Chúa đến bất ngờ như chớp phương đông lòe sang phương tây!  Chúc bạn một đời sống mới, nhất là biết dùng thì giờ vàng ngọc Thiên Chúa đã ban cho bạn.
          Năm hết Tết đến, mai vàng nở rộ khắp nơi, tô điểm cho ngày xuân thêm tươi đẹp, người ta chúc nhau được gặp nhiều may mắn:
Mai vàng nở khắp quê nhà,
An khang, thịnh vượng món quà chúc Xuân.
          Còn tôi sẽ chúc bạn hai chữ “Phúc đức”, một câu đối bằng chữ Nho, nghe cũng hay hay. Hy vọng trong năm mới này bạn được hạnh phúc tràn đầy, nhất là được tăng trưởng trên đường nhân đức:

Phúc mãn đường, niên tăng phú quí,  
Đức lưu quang, nhật tiến vinh hoa.
Phúc đầy nhà, năm thêm giầu có  
Đức ngập tràn, ngày một vinh hoa.
 

Viết theo GM Tihamer Toth
TV và Lm Giuse Đinh lập Liễm

Sống đức tin _ thần tượng của tôi

THẦN TƯỢNG CỦA TÔI
Đức Giêsu là thần tượng của giới trẻ chính vì Người là Đấng giải thoát họ... không áp đặt, không ép buộc... Người nói: “Thầy gọi các con là bạn hữu.” Và với tư cách người bạn của giới trẻ, Người nói chân tình đầy yêu thương: “Các con hãy ở lại trong Tình Yêu của Thầy.”
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs