Hiển thị các bài đăng có nhãn codon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn codon. Hiển thị tất cả bài đăng

Một chút suy tư _ không bao giờ ở một mình

KHÔNG BAO GIỜ Ở MỘT MÌNH…  
Dù chúng ta không thấy được Thiên Chúa giữa những tăm tối, thách đố, hiểm nguy của cuộc đời, nhưng Cha trên Trời luôn ở bên cạnh chúng ta  

Tu đức _ Lời Chúa ngỏ với người cô đơn

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
Phần III. Cám dỗ
Bài 78. LỜI CHÚA NGỎ VỚI NGƯỜI CÔ ĐƠN

Tu đức _ tiến bộ trong ngày cô đơn

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
Phần III. Cám dỗ
Bài 77. TIẾN BỘ TRONG NGÀY CÔ ĐƠN

Tu đức _ ơn an ủi và sự cô đơn nội tâm

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
Phần III. Cám dỗ
Bài 76. ƠN AN ỦI VÀ SỰ CÔ ĐƠN NỘI TÂM

Suy tư tuần thánh _ lá thư tình thứ tư

BẢY LÁ THƯ TÌNH CỦA CHÚA GIÊSU
Lá thư tình thứ tư  
Thầy không bao giờ bỏ rơi con, vì nếu Thầy bỏ rơi con, thì cái chết của Thầy đã trở nên vô nghĩa... 

Một chút suy tư _ cách xa một tầm quăng đá

Cách xa mọi người
MỘT TẦM QUĂNG ĐÁ
Liệu chúng ta có tiếp tục yêu thương một người thù hận chúng ta hay không?... Liệu chúng ta có thể vẫn giữ đức tin nơi Chúa hay không khi mỗi một cảm xúc trong lòng đều nói rằng Chúa đã bỏ rơi ta?... 
Rev. Ron Rolheiser, OMI

Một chút suy tư _ cô đơn mà không cô độc

CÔ ĐƠN MÀ KHÔNG CÔ ĐỘC
Lạy Chúa, chúng con không muốn bỏ rơi những ai đang sống trong cảnh cô đơn và chính vì thế chúng con đặc biệt cầu nguyện cho họ.
Lm. VĨNH SANG, DCCT

Giáo dục _ cậu bé dưới bóng cây

CẬU BÉ DƯỚI BÓNG CÂY
Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ần cần, chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào đâu.  
Jean Dozolme

Suy tư tuần thánh _ nỗi niềm sâu kín của Giêsu

NỖI NIỀM SÂU KÍN CỦA GIÊSU
Vô tâm nối tiếp vô tâm, ta theo Chúa cốt chỉ để tìm lợi cho chính ta, chứ ta chưa bao giờ cố gắng để hiểu Chúa.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Lời Chúa cnmv 4a _ Chúa ở cùng chúng ta

CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
Khi không còn ai lắng nghe tôi nữa, Chúa vẫn nghe tôi. Khi tôi không còn có thể tâm sự hay kêu cầu được với ai, tôi luôn luôn có thể thưa với Chúa. Khi không còn ai giúp tôi biết xử sự thế nào trước nhu cầu hay mong đợi vượt quá khả năng hy vọng của con người, Chúa có thể giúp tôi...  
Lm. HK

Suy tư mùa chay _ tâm hồn cô đơn


TÂM HỒN CÔ ĐƠN
Chúng ta vắt kiệt mình không thương tiếc rồi tự hỏi mình tại sao cô đơn thế?
Mộc Diệp Tử

Nói với chính mình _ cô đơn

CÔ ĐƠN
  Đau của tâm hồn bao giờ cũng khổ cực hơn đau của thân xác. Và trong những nỗi khổ của tâm hồn xem ra không gì đau đớn bằng cô đơn.
  Chúa Giêsu cũng đã trải qua tình trạng đó. Trong suốt cuộc khổ nạn, Chúa không hề kêu đau. Dù chịu trói, chịu đánh, chịu đóng đinh, Chúa vẫn luôn luôn nín thinh chịu đựng.
  Thế nhưng, trong vườn cây dầu Chúa đã phải than: “Tâm hồn thầy buồn rầu đến chết được’’.
  Rồi trên Thánh giá, trong những giờ đau đớn cực độ, Chúa lại thốt ra một lời ảo não: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con!’’ Ôi lời cô đơn của một con người cô đơn nhất. Đúng là một nỗi buồn đang giết chết.
  Nỗi buồn đến chết được thường đẩy con người xuống cô đơn thăm thẳm. Người buồn ưa chui vào trong cô đơn nội tâm heo hút, như để lẩn tránh, như để mình thương cho số phận mình.
  Cô đơn không phải là không có ai, nhưng là một thiếu vắng. Nó là một sự hiện diện cay đắng của một sự thiếu vắng những gì thân yêu nhất. Bởi chưng làm gì có cô đơn, nếu chẳng có chờ đợi.
  Nếu sự thiếu vắng chỉ là vô tình và vô tội, thì cô đơn vẫn không đến nỗi ác nghiệt. Nhưng nếu là một sự thiếu vắng chủ ý do lòng không tốt, thì cô đơn trở thành cực hình. Và khi cô đơn có nghĩa như một sự thiếu vắng vì phản bội và tự ý từ bỏ, thì đó là một cô đơn tàn sát.
  Chúa Giêsu đã cảm thấy tất cả những cô đơn đau đớn nhất. Phêrô phản bội. Các môn đệ bỏ trốn một cách hèn nhát. Những người chịu ơn lánh mặt, dân chúng vô ơn. Cả nhân loại hững hờ. Chính Đức Chúa Cha cũng như bỏ rơi Ngài.
  Người cô đơn là người sống trong một thế giới sụp đổ. Không phải thế giới bên ngoài, nhưng thế giới trong lòng mình. Thế giới khách quan vẫn còn đó. Nó là của chung và lãnh đạm. Nhưng mỗi người đều có một thế giới riêng, một thế giới tâm tư xây dựng bằng những đường dây tình thương, vui buồn và hy vọng. Nó cũng là những ý nghĩa của thế giới khách quan đối với mình. Mình quen sống trong đó như một quê hương lựa chọn. Nhưng khi những đường dây bị đứt, thế giới đó sụp đổ, con người đột nhiên thấy mình trơ trọi bơ vơ.
  Trơ trọi giữa đám đông, thế mới khổ. Những sự gần thì mình nhìn như xa vắng. Những sự xa vắng thì mình lại tìm như một sự thân yêu. Mâu thuẫn đo di chuyển tâm hồn trở đi trở lại trên con đường hai chiều cùng hoang vắng. Sự mình đang có thì vắng lòng chờ đợi. Sự lòng mình chờ đợi thì lại thiếu vắng hiện diện.
  Chung quanh Chúa Giêsu khổ nạn có hàng ngàn người tuôn đến. Nhưng Chúa vẫn cảm thấy cực kỳ cô đơn. Bởi vì cái thế giới hiện diện không phải là cái thế giới Ngài chờ đợi. Sự có mặt của bấy nhiêu người không có ý nghĩa một sự thiện cảm, một sự chia sẻ bênh đỡ, nhưng có ý nghĩa một sự biểu lộ khinh chê thù ghét. Cũng như sự trốn tránh của các môn đệ, và sự chối bỏ của Phêrô đều mang ý nghĩa của một sự ích kỷ, một sự thất hứa, một sự phản bội. Những ý nghĩa đó như những con dao sắc bén đâm sâu vào một trái tim chỉ biết có yêu, chỉ đợi có tình.
  Sự cô đơn của Chúa Kitô khổ nạn là một sự đau khổ ghê gớm. Với sự cô đơn đó, Chúa đã sống trọn vẹn thân phận con người, để sự cô đơn của tôi không trở thành đơn độc.
  Tôi cô đơn vì tôi không nhờ được ai sống hộ cuộc đời của tôi.
  Tôi cô đơn vì tôi nhìn thấy chung quanh tôi có quá nhiều bức tường xa cách.
  Tôi cô đơn vì tôi chạy trốn tình yêu.
  Tôi cô đơn vì nhiều khi tôi gọi những người thân yêu của tôi là ở thế giới bên kia, nhưng tôi vẫn cảm thấy xa vắng lạnh lùng.
  Tôi cô đơn vì nhiều khi tôi thiết tha đi tìm Chúa, nhưng Chúa vẫn như lánh mặt.
  Có những giờ phút cô đơn buồn hơn nước mắt, và đe dọa hơn sự chết.
  Chỉ còn Chúa, nhưng ôi! Lạy Chúa, sao Chúa cũng bỏ con.
  Xưa kia Chúa sống trong đau khổ của cô đơn, nhưng Chúa đã biết trước mọi diễn tiến và giờ khắc của nó: Bắt đầu từ chiều thứ năm sang ngày thứ sáu, chấm dứt ba giờ chiều đêm thứ bảy rạng Chúa Nhật là sống lại vinh quang. Còn con, con đau khổ cô đơn trong mù mịt. Con không biết được sự đau đớn của con sẽ đi tới đâu và bao giờ hết. Con chỉ biết tin vào Chúa. Chúa đã sống lại thì con cũng tin rằng mọi đau khổ, cô đơn của con cũng không trở nên vô ích. Có ngày sẽ hết. Con sẽ được vui với Chúa. Con biết thế đó, nhưng niềm tin không làm con hết khổ. Chính Chúa đã tranh đấu với cơn buồn khổ cô đơn, đến khi phải kêu than và đến toát mồ hôi máu, phương chi một người yếu đuối như con. Ôi! Chúa Giêsu yêu dấu của con, con chấp nhận cô đơn vì Chúa, xin thêm cho con đức tin và can đảm.
ĐGM Bùi Tuần

Một chút suy tư _ nụ hôn cứu người

Cô hầu bàn cứu chàng trai trẻ 
NHỜ NỤ HÔN
Cô đơn là sát thủ giết chết nhiều tâm hồn.
Thế nên, bí quyết thành công của Liu Wenxiu, trước hết là sự đồng cảm của cô đối với chàng trai, “có đau mắt mới thương người mù”.