Hiển thị các bài đăng có nhãn tuduc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuduc. Hiển thị tất cả bài đăng

Sống đức tin _ luôn mãi phân tâm

LUÔN MÃI PHÂN TÂM
Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe.  
Rev. Ronlheiser, OMI

Sống đức tin _ đạo đức xuống dốc

ĐẠO ĐỨC XUỐNG DỐC
Xây dựng đạo đức không phải là bằng cách ra nhiều lề luật, mà là hãy đào tạo trái tim cho biết yêu thương như Chúa yêu thương.
ĐGM. GB Bùi Tuần

Tu đức _ vâng lời và chịu đựng

VÂNG LỜI VÀ CHỊU ĐỰNG
Chúng ta tiến bộ nhờ vâng lời nhiều hơn là ra lệnh.  
Jos Hữu Chức

Sống đức tin _ Sức khỏe năm mới phụng vụ


ĐẦU NĂM PHỤNG VỤ
KHÁM SỨC KHỎE
Để bắt đầu một năm phụng vụ mới với sức khỏe tâm hồn thật tốt, mời bạn đi khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa Giêsu, (địa chỉ: Số 1 đường Lên Trời, P. Ánh Sáng, Q. Hạnh Phúc, Tp. Tình Yêu).  
Dưới đây là hồi ký của một bệnh nhân mới ở đó về.
Nhân viên Bệnh viện Đa khoa Giêsu  

Tu đức _ bí quyết sống của Mẹ Têrêxa


BÍ QUYẾT SỐNG
CỦA MẸ TERESA
Nếu chúng ta cầu nguyện, thì chúng ta mới tin; nếu chúng ta tin, thì chúng ta mới yêu thương; nếu chúng ta yêu thương thì chúng ta mới phục vụ.  
(Mẹ Terêsa Calcutta)

Sống đức tin _ hành hương tại chỗ


HÀNH HƯƠNG TẠI CHỖ
Khi hành hương tại chỗ, tôi không theo một nghi thức nào cả. Thường là tôi gặp Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá.  
ĐGM. GB Bùi Tuần

Thánh Giuse _ gương thánh cả Giuse

Gương thánh cả Giuse
Biết bao nhiêu lần tôi muốn viết ra những suy nghĩ của mình về gương Thánh Cả Giuse, mà vẫn chưa viết được .
Hôm nay nhân ngày kính Thánh cả Giuse là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, 19/3 tôi xin viết đôi dòng để xin mừng Quan Thầy của các Cha, của bà con anh em bạn hữu xa gần và nhất là của con trai, của anh trai , của em trai, của người Gia trưởng trong nhà mình, cũng như mọi người Gia trưởng khác và các Gia trưởng tương lai của mọi gia đình trong tương lai nữa .

Tu đức _ gieo trồng Lời Chúa

Gieo trồng Lời Chúa
Ðể việc gieo lúa trồng cây đem lại thu hoạch tốt, thì phải chuẩn bị ruộng vườn cho thật kỹ. Cũng vậy, để chương trình Lời Chúa đem lại một mùa màng thiêng liêng phong phú, thì phải quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị lòng những người, mà ta gieo trồng Lời Chúa.
Có ba chuẩn bị tôi cho là rất cần, để Lời Chúa gieo trồng vào lòng người được đâm rễ sâu, trở thành cây tốt.

Tu đức _ buông mình cho ý Chúa

Đức Thánh Cha (bài giáo lý về cầu nguyện)
Buông mình cho ý Chúa
WHĐ (01.02.2012) / Vatican Radio – Mặc dù sáng hôm nay thứ Tư tại Roma có mưa, hàng ngàn người hành hương vẫn tụ tập tại Thính đường Phaolô VI để tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha. ĐTC ngỏ lời chào các tín hữu và nói tuần này ngài muốn tập trung vào một sự kiện quan trọng, đó là Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu và lời cầu nguyện của Người.
ĐTC nói: “Trong loạt bài giáo lý về lời cầu nguyện Kitô giáo, hôm nay chúng ta trở lại với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu tại Vườn Cây Dầu, sau Bữa Tiệc Ly. Khi chuẩn bị đối mặt với cái chết, Chúa cầu nguyện một mình, vì Người là Con đời đời trong sự hiệp thông với Chúa Cha. Nhưng Người cũng muốn đem theo Phêrô, Giacôbê và Gioan; sự hiện diện của họ là lời mời gọi mỗi người môn đệ đến gần với Chúa Giêsu trên con đường Thập Giá”.
Đức Thánh Cha đã lưu ý đến những phẩm chất rất con người của Chúa Giêsu khi Người đến gần cái chết. ĐTC mời gọi mọi người suy ngẫm về lời cầu nguyện của Chúa để tìm ra sự hướng dẫn.
 “Lời cầu nguyện của Chúa Kitô cho thấy nỗi sợ hãi và đau khổ mang tính con người khi đối diện với cái chết, đồng thời cho thấy Ngài hoàn toàn vâng phục ý muốn của Chúa Cha: Không phải theo ý con, nhưng theo ý Cha. Lời này dạy chúng ta rằng chỉ khi buông mình hoàn toàn cho ý Chúa, chúng ta mới đạt đến chiều kích đầy đủ của nhân tính. Trong lời thưa “Vâng” của Chúa Kitô với Chúa Cha, tội của Adam được cứu chuộc và nhân loại đạt được tự do thực sự, tự do của con cái Thiên Chúa. Ước chi khi chiêm niệm lời cầu nguyện của của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu, chúng ta biết phân định ý Thiên Chúa dành cho chúng ta và cuộc đời chúng ta, và hằng cầu xin cho ý Cha được thể hiện, “dưới đất cũng như trên trời”.
Ngỏ lời bằng tiếng Ý, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong đời sống chúng ta. Ngài nói rằng trong khi cầu nguyện chúng ta có thể trình bày những vấn đề của mình cho Chúa và Người sẽ chỉ cho chúng ta ánh sáng cho cuộc hành trình của đời sống chúng ta.
 (Vatican Radio, 01-02-2012)
Huy Hoàng

Tu đức _ đi tìm những con đường

+ Gm. G.B. Bùi Tuần
 Đi tìm những con đường
1. Rất nhiều người Việt Nam đang sống trên Đất Nước Việt Nam hôm nay là những kẻ đi tìm. Theo tôi, họ không đi tìm niềm tin.
Bởi vì đời họ đã trải qua nhiều niềm tin. Người thì bảo họ hãy tin bên này, thì được hạnh phúc. Họ tin, nhưng tin hoài mà không tìm được hạnh phúc. Rồi người kia lại bảo họ hãy tin bên kia, thì được hạnh phúc. Họ cũng tin, nhưng tin mãi mà cũng chẳng thấy hạnh phúc.
Họ có cảm tưởng nhiều niềm tin là quá xa vời. Họ thất vọng vì nhiều niềm tin. Lỗi tại họ, hay lỗi tại ai, thì họ không đặt thành vấn đề.
Vấn đề họ đặt ra bây giờ là họ đi tìm những con đường, chứ không đi tìm niềm tin.

Tu đức _ Chúa trong công việc của Ngài


CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
31.      Tình yêu chúng ta dành cho Ngài
Tim chúng ta được tạo nên để yêu một tình yêu to lớn nhất, trong trắng nhất. Vì Chúa không tạo nên những gì kém hơn Ngài dự định. Thật là xấu hổ khi tim phải chứa đựng tình yêu chỉ dựa trên động cơ thúc đẩy của thưởng hay phạt cho dù điều đó củng tốt. Chúng ta hãy cố gắng dâng tình yêu mình cho Đấng Chăn Chiên nhân từ lên tận đỉnh cao, vượt khỏi nghĩ về mình và yêu Ngài…” không phải trên thiên đàng chúng ta được ngự trị… không phải để tránh đau đớn vĩnh cữu… hay hy vọng được lợi lộc” nhưng chính vì Ngài và chúng ta có thể mãn nguyện với cái trong sạch mà tình yêu cao cả của Ngài thèm muốn nơi tình yêu của chúng ta.
Và khi tình yêu trong sạch nầy mạnh dần trong tim ta, nó sẽ không còn kiên nhẫn nữa, như chim phụng hoàng, bay qua đỉnh núi, và đói khát từ đỉnh cao nầy đến đỉnh cao nhất, cho đến khi- với Đóa Hoa Nhỏ - sẽ kêu gào lên trong mong đợi: “ Lạy Chúa Jesus! Lạy Chúa Jesus!. . . con muốn yêu Ngài… yêu Ngài như chưa bao giờ Ngài được yêu như vậy. ”
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

Nói với chính mình _ lý tưởng trong việc giáo dục

LÝ TƯỞNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC
+ GM GB Bùi Tuần
Tìm hiểu những thành bại trong việc giáo dục không phải là ghi nhận kết quả, mà còn phải nhận diện những nguyên nhân. Đem nhiều kinh nghiệm ra so sánh và phân tách, người ta thấy rằng: thành công hay thất bại của việc giáo dục tùy thuộc phần lớn ở nguyên nhân tâm lý. Đó là lý tưởng hay không có lý tưởng, tính cách của lý tưởng, sự hấp dẫn của lý tưởng, sự hăng say đối với lý tưởng... Tất cả những khía cạnh đó, nếu không phải là yếu tố cấu thành thì cũng là những yếu tố ảnh hưởng của kết quả giáo dục.
Lý tưởng là một danh từ quen thuộc. Theo nghĩa rộng, lý tưởng được hiểu như tốt đẹp, như vừa ý, hoàn toàn. Một người bạn lý tưởng có nghĩa là một người bạn hoàn toàn. Một buổi chiều lý tưởng là một buổi chiều tốt đẹp vừa ý.
Theo nghĩa hẹp, lý tưởng là một ý tưởng hay một hình ảnh trong trí khôn được chọn làm mẫu để rập theo, hay làm đích để đạt tới. Là lý tưởng hay hình ảnh, nên lý tưởng thuộc phạm vi tinh thần, nằm trong thế giới nội tâm. Là mẫu được chọn, nên lý tưởng đúc kết những nét hoàn bị nhất, chọn lọc bởi kinh nghiệm, suy tư, nên lý tưởng là một tiếng mời gọi đi lên.
Như thế, tất nhiên lý tưởng phải có tính cách siêu việt. Nhưng không vì thế mà nó chỉ là ảo tưởng. Ảo tưởng là sai, không đúng sự thực. Còn lý tưởng thì xây dựng bằng những sự có thực. Lý tưởng siêu việt ở chỗ nó gồm toàn những cao đẹp, những đặc điểm hoàn toàn vượt trên những mức độ tầm thường. Do đó lý tưởng xứng đáng chỉ được hiểu về những gì hoàn bị.
Lý tưởng có thể chỉ là một ý tưởng bao quát. Thí dụ: đạo đức, thông thái, anh hùng. Có khi được xác định trong một vài chi tiết như bác ái, chuyên triết học, diệt xâm lăng. Cũng có khi lý tưởng được đặt vào một hình ảnh của một nhân vật mẫu hay được xây dựng do tưởng tượng sáng tạo. Dù dưới hình thức nào, lý tưởng bao giờ cũng là cái nhìn cao đẹp hấp dẫn. Nó là đối tượng muốn tìm, là mẫu người muốn bắt chước, là mục tiêu muốn đạt tới.
Thực vậy, con người sinh ra là người, nhưng chưa làm người. Muốn nên người thì phải học làm người. Làm người cũng giống như làm một ngôi nhà, vẽ một chân dung. Cần phải có một họa đồ, một kiểu mẫu, để nhìn vào đó mà xây dựng. Chọn một lý tưởng làm mẫu cho nếp sống tức là tìm cho đời mình một hướng đi, một ý nghĩa. Đã hẳn, không có lý tưởng, người ta vẫn sống. Nhưng giá trị con người không phải là sống suông, mà là sống xứng nhân tính với tất cả những gì cao đẹp của nó.
Nhân tính đã có nơi mỗi người từ lúc mới nhập cuộc sống, nhưng lúc đó chỉ là mầm non. Con trẻ sơ sinh mới chỉ là hy vọng. Nó mang nhiều khả năng phong phú, nhưng những khả năng này thường đa diện đa năng. Óc thông minh có thể khám phá điều hữu ích, mà cũng có thể tạo ra điều tai hại. Can đảm có thể làm nên anh hùng, mà cũng có thể làm nên tướng cướp. Chính vì những khả năng nơi con trẻ còn trong tình trạng vô định mênh mông, nên mới cần phải giúp chúng định hướng về mục tiêu lợi ích tối đa. Mục tiêu định hướng đó chính là lý tưởng.
Mục tiêu định hướng là điều quan trọng cho mọi cuộc hành trình. Đi đàng mà không biết đi về đâu là đi vơ vẩn. Đi vơ vẩn trên đường đôi khi còn có một chút ý nghĩa, chứ đi vơ vẩn trên cuộc đời thì là thực sự bi đát. Đời sống là một hành trình dài. Mỗi người đều có trách nhiệm về cuộc hành trình đó. Nếu không tìm mục tiêu hay chọn sai mục tiêu thì hậu quả trách nhiệm chắc sẽ không phải nhỏ.Vai trò của mục tiêu cũng chính là vai trò của lý tưởng.
Nói theo lý thì ai cũng đều có thể có lý tưởng.Vì đã là người thì đều hướng về Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối. Nhưng những tuyệt đối đó chỉ là tư tưởng trừu tượng. Chứ trước mắt đâu có gì gặp được là tuyệt đối. Do đó mới có những trường hợp đi tìm tuyệt đối ở những cái rất mực tương đối, có khi ở cả những cái phản ngược lại đạo đức và chân lý. Nhưng những trường hợp đó thường gọi là những mẫu đời không lý tưởng. Số đó không phải ít. Chính vì thế mà một nền giáo dục toàn diện, không thể không quan tâm đến vấn đề gây lý tưởng.
Lý do rất dễ hiểu, là vì hành động phát sinh từ ham muốn. Ham muốn phát sinh từ ý tưởng. Nên một đường lối giáo dục có lý tưởng phải khởi đầu bằng việc gây ý thức về lý tưởng.
Việc gây ý thức này không phải chỉ có tính cách làm giàu kiến thức, mà còn có mục đích đun đẩy người thụ huấn tới việc thực hiện ý thức đó. Có thể nói, việc gây ý thức về lý tưởng nhằm mục đích thực tiễn hơn là mục đích lý tưởng, nhằm mục đích lý tưởng hơn là mục đích lý thuyết.Chính vì thế, nên lý tưởng phải được khêu gợi bằng những ý thức giàu động lực.
Đó là một vấn dề liên hệ đến tư tưởng thì tất nhiên không thể tránh được trừu tượng. Trừu tượng không phải là không hấp dẫn. Nhưng đối với những bộ óc còn non yếu, thì lý tưởng động lực cần phải đặt vào những hình thức rõ rệt, thiết thực và cụ thể.
Muốn rõ thì phải xác định. Xác định thì phải tách biệt. Thí dụ: Tôi nhìn rõ chữ này, tức là tôi nhận diện các nét của nó trong một tổng hợp và phân tích, đồng thời phân biệt được nó với những chữ chung quanh. Cũng vậy, nếu tôi chọn bác ái làm lý tưởng đời tôi, thì tôi cần phải hiểu rõ thế nào là bác ái với những điều kiện và tương quan của nó, đồng thời phải biết phân biệt bác ái thực với những hình thức bác ái giả tạo thấy nhan nhản khắp nơi. Lý tưởng càng rõ càng dễ thực hiện.
Thêm vào tính cách rõ ràng, lý tưởng cũng cần phải thiết thực. Gọi thiết thực những gì có thể thực hiện được và có tính cách thỏa mãn chính đáng chủ thể cũng như nhu cầu ngoại cảnh. Nếu tôi muốn làm tổng thống và theo đuổi ý muốn đó như một lý tưởng tha thiết đời mình thì chắc chắn lý tưởng đó không có chút gì là thiết thực. Vì sự tôi làm tổng thống là việc chẳng cần, chẳng được và cũng chẳng nên.
Nếu lý tưởng được cụ thể hóa trong một nhân vật, thì càng có tính cách sống động và hấp dẫn hơn. Nói về tinh thần bất khuất của dân tộc, có khi không gây xúc động được ai, nhưng khi thấy trò Ơn bị ngã gục, thì hàng ngàn người đã nhìn vào hình ảnh đó như một tấm gương lý tưởng. Họ thấy như lý tưởng vừa xa, vừa gần, vừa sống động vừa linh thiêng, tuy cao vượt nhưng cũng không quá tầm của họ. Tính cách cụ thể của lý tưởng là một động lực rất hấp dẫn. Và, nó sẽ hấp dẫn một cách lạ lùng đối với học trò nếu lý tưởng lại được cụ thể hóa nơi chính nhà giáo của chúng. Tấm gương của nhà giáo là một cách gợi ý thức nhiều động lực không gì bằng. Nó có thể thay thế tất cả, nhưng không gì thay thế nó được.
Gây ý thức về lý tưởng mới chỉ là khởi đầu. Làm sao đạt được lý tưởng đã ý thức lại là vấn đề khác. Cho tới đây tất cả còn nằm trong lý thuyết. Tuy nhiên, nếu lý thuyết chỉ huy hành động, thì sự giải quyết một vấn đề trên lý thuyết cũng là một điều cần thiết vậy.
+ GM GB Bùi Tuần

Lời Chúa cnmv 4b _ khiêm nhường đón nhận

KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN
Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.
Tgm Ngô Quang Kiệt

TU ĐỨC - Chúa trong công việc của ngài

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
31.      Tình yêu chúng ta dành cho Ngài
Tim chúng ta được tạo nên để yêu một tình yêu to lớn nhất, trong trắng nhất. Vì Chúa không tạo nên những gì kém hơn Ngài dự định. Thật là xấu hổ khi tim phải chứa đựng tình yêu chỉ dựa trên động cơ thúc đẩy của thưởng hay phạt cho dù điều đó củng tốt. Chúng ta hãy cố gắng dâng tình yêu mình cho Đấng Chăn Chiên nhân từ lên tận đỉnh cao, vượt khỏi nghĩ về mình và yêu Ngài… "không phải vì trên thiên đàng chúng ta được ngự trị… không phải để tránh đau đớn vĩnh cửu… hay hy vọng được lợi lộc” nhưng chính vì Ngài và chúng ta có thể mãn nguyện với cái trong sạch mà tình yêu cao cả của Ngài thèm muốn nơi tình yêu của chúng ta.

TU ĐỨC _ đức cậy là bản chất của các thánh

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
30.      Đức cậy là bản chất của các thánh
Trong tinh thần của lòng tin cậy nầy các thánh nhận lãnh bất cứ cái gì xảy ra cho họ. Tự hiểu là họ đang nằm trong vòng tay âu yếm của Chúa Quan Phòng, đối với họ cái gì cũng là nguyên nhân để tạ ơn mặc cho họ được ôm bên phải hay bên trái.
Tinh thần thánh thiện nầy không phải không bắt chước được, vì chúng ta thấy trong đời sống rồi.
Tai họa khủng khiếp nhất đựơc giải hóa bằng sự dũng cảm chịu đựng. Dù cho nước mắt rơi nhanh - “Ý Cha được thể hiện; chào đón Thánh Ý Chúa. ”
Chúng ta phải noi gương các vị nầy hoài với niềm tin tưởng trẻ con, cái hiểu biết hoàn toàn rằng Ngài là Cha nhân từ.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC _ Chúa đối xử với loài người

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
 29.      Chúa đối xử với loài người
Lòng tốt của Chúa cũng vượt lên trên sự hiểu biết của chúng ta. Cuộc đời Chúa trên thế gian, Mình và Máu Thánh dâng lên trong Thánh Lễ, cho chúng ta khái niệm về chiều sâu của tình yêu mà Ngài dành cho từng cá nhân chúng ta, cho dù chúng ta tệ đến thế nào đi nữa.
Chúng ta được đối xử như hoàng tử vậy. Một trong những kết quả đầu tiên của sự tiến bộ trên đường thánh thiện của chúng ta là sự nhận thức dần dần Lòng tốt tuyệt vời của Chúa, mà Ngài ban cho từ sáng đến tối. Chúng ta than phiền hoài về những đau khổ hiển nhiên hay trừng phạt xảy ra cho chúng ta, dù cho mỗi cái mang một đồ trang sức trên đầu, như lời thường nói. Chúng ta đui mù trước sự thật là không có gì mang sự chúc lành lại là trừng phạt cả.
Chúa rất tốt… hãy nghĩ thế khi bóng tối bao vây. Không có gì từ nơi Ngài mà không nhân từ - dù điều đó có vẻ khó khăn. Cho dù đó là điều người ta sợ nhất, như cái chết, bệnh ung thư, phá sản hay chỉ nhức đầu, chúng ta phải hiểu chắc chắn rằng đó là điều tốt nhất. Có lòng xót thương ẩn nấp trong đó. Chúa rất tốt… Chúa tốt làm sao!...
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC_ trời đất đầy vinh quang Chúa

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
28.      Trời đất đầy vinh quang Chúa
Chúng ta không bao giờ đo lường được sự cao cả và toàn mỹ của Chúa khi chúng ta còn sống bởi vì Ngài là vô tận. Chúng ta chỉ có một khái niệm mong manh và cố nâng tâm hồn lên trên đó.
Lấy những cái quanh mình, tất cả những gì thích thú, hùng mạnh, trong trắng, tinh xảo, vinh quang. Hãy nhìn và vẻ đẹp đó làm mình ngây ngất. Nhưng vẻ đẹp đó chỉ là bóng mờ của vẻ đẹp của Ngài.
Dưới ánh sáng của chân lý nầy, vẻ đẹp đài các của một đóa hoa, hay bầu trời rực rỡ không phải nói với chúng ta bằng một ý nghĩa mới sao? Trước đây chúng ta chiêm ngưỡng chúng vì chúng. Giờ đây chúng ta tôn trọng chúng vì chúng gợi ý đến vẻ đẹp của Ngài.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

CHÚA TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGÀI
Tất cả mọi sự chỉ là những bảng chỉ đường dẫn đến Chúa
Chúng ta đã nhận xét dài dòng về các phương pháp phục vụ Chúa. Hãy nhớ rằng đó chỉ là phương pháp mà thôi. Vì khi có khuynh hướng mải mê trong công việc chúng ta quên rằng TẠI SAO và VÌ AI mà công việc bắt đầu.
Tự nhiên điều đó sẽ xảy ra. Công việc thì nhìn thấy được, còn siêu nhiên thì không; và chúng ta vô tình để cái hữu hình đẩy cái siêu nhiên vào bên lề đời chúng ta. Điều nầy tước đi mọi giá trị của hành động như của lễ dâng cho Chúa.
Thay vì thế, một ít suy nghĩ sẽ biến những gì có khuynh hướng đưa chúng ta xa Chúa trở thành những điều gợi nhớ đến sự hiện diện cụ thể của Chúa trong thế gian.
Khi chúng ta thấy một ngôi nhà thờ, mặc dù chỉ thấy đỉnh nhọn ở đàng xa, nó gợi cho chúng ta một cảm giác tôn kính khi nghĩ đến sự hiện diện của Ngài ở với chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Nhưng nhà thờ ít quá. Chúng ta muốn có cảm giác tôn kính nầy suốt cuộc sống.
Chúng ta có thể làm nó hiện hữu với chúng ta nếu chúng ta vun trồng thói quen thấy Ngài trong mọi sự.
Lúc ban đầu Ngài đã tạo nên mọi vật từ hư không. Nhưng Ngài chưa ngừng làm việc. Cần phải có quyền năng tuyệt đối của Ngài để giữ mọi sự như vậy.
Không lẽ tay Ngài đã rời bỏ cái vật mà chúng ta đang nhìn rồi sao? Nếu thế, nó sẽ lập tức biến mất trước mắt chúng ta để trở về cõi hư không nguyên thủy.
Như vậy mọi sự chúng ta trông thấy sẽ nói về bàn tay Chúa trong ấy. Cảm giác kinh sợ đong đầy khi nghĩ rằng mình có thể đụng cái mà Ngài đang đụng. Lá rung trên cành cây nói cho chúng ta biết về sự hiện diện của cơn gió nhẹ mà chúng ta không nhìn thấy. Vậy tại sao không làm cho cây cỏ, lá, và gió và tất cả mọi sự xung quanh nói cho chúng ta nghe về Quyền năng tuyệt đối đã giữ chúng hiện hữu?
Chúng ta nhặt một côn trùng, bông hoa, bánh mì hay cuốn sách. Mỗi vật đều tuyên dương Ngài trong một tâm hồn suy tư.
Thánh Bonaventure nói về thánh Francis thành Assisi rằng: Ngài đã lấy mọi vật trong thiên nhiên làm cầu thang để đi đến thiên đàng. Ngài còn yêu cả hòn đá dưới chân vì đó là tạo vật của Đấng Tạo Hóa.
Không cần cố gắng, các thánh nhìn thấy Chúa trong mọi vật thụ tạo của Ngài. Đối với họ mọi sự đều là căn cớ để cầu nguyện. Nhưng lúc mà họ chỉ là kẻ bắt đầu như chúng ta, họ đã kiên trì còn chúng ta thì sao?
Bạn là đền thờ Chúa Thánh Thần, Ngài ngự trong bạn.
Khi nhận biết Chúa trong các vật thụ của Ngài chung quanh chúng ta, chúng ta không quên sự hiện diện của Ngài trong chúng ta.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng Chúa Thánh Thần ngự trong những ai không có tội nặng. Cuộc đời sẽ tươi sáng hơn nếu chúng ta giác ngộ chân lý tuyệt vời nầy.
Làm sao chúng ta có thể thấy đau khổ, cô đơn hoặc cho là mình nghèo khó!
Nếu chúng ta cho rằng Chúa ngự trên Thiên Đàng, chúng ta có khuynh hướng nghĩ đến Ngài như ở một khoảng cách thật xa. Biết Ngài là người Cha đầy tình yêu nhưng cảm giác xa xôi nầy làm giảm đi cảm giác được Ngài bảo vệ. Tốt hơn hãy nghĩ về Ngài đang sống trong mỗi người chúng ta, đang cho tim chúng ta đập và đang lắng nghe những ý nghĩ thầm kín nhất của chúng ta.
Hãy nhìn mặt trời đang chiếu sáng trên bầu trời với đầy đủ ánh sáng và hơi ấm cho toàn thế giới. Đấng tạo ra mặt trời đang hiện diện trong ta với một vinh quang vĩnh cửu hơn nhiều.
Nghĩ đến điều nầy đã có sự thánh thiện trong đó. Và ý nghĩ coi tội lỗi là cái gì xua đuổi Đấng ngự trong nhà ta làm cho tội lỗi mang ý nghĩa rõ ràng và ghê tởm hơn nhiều.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)

TU ĐỨC

ĐIỀU BÍ MẬT
ĐỂ ẢNH HƯỞNG NGƯỜI KHÁC
Có một nghệ thuật để lay chuyển người khác mà ai làm việc cho tha nhân phải học hỏi.
Đừng nói “Tôi không làm được” hay “Tôi không thích hợp” hoặc “Không ai nghe tôi”. Bởi vì có một điều sẽ khoác vào người bạn một sức mạnh khi giao tiếp với người khác – MẾN HỌ. Đây là bí mật lớn nhất của sự ảnh hưởng thật sự. Để chiếm hữu điều đó, hãy theo luật đơn giản nầy – chỉ tìm đức tính tốt trong bất cứ người nào mình gặp, bạn sẽ tìm thấy. Đừng bao giờ tìm kiếm lỗi lầm bởi vì bạn cũng sẽ tìm thấy nữa.
Hành động như vậy, bạn sẽ dễ phát triển thói quen để yêu người.
Hãy thuyết phục người chung quanh bằng hành động, không bằng lời, rằng bạn thật sự thương họ và bạn có thể dẫn họ đi nơi bạn thích.
Frank Duff  (Ôn Quý Nương dịch)