Hiển thị các bài đăng có nhãn truyengiao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyengiao. Hiển thị tất cả bài đăng

Hành trang người tông đồ

01/02/24 - THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Mc 6,7-13

 HÀNH TRANG NGƯỜI TÔNG ĐỒ

Đức Giê-su chỉ thị cho các [tông đồ] không được mang gì đi đường chỉ trừ cây gậy… (Mc 6,8)

Hãy từ bỏ những gì cản trở cho sứ mạng tông đồ.

Gia vị cho Lời Chúa Thứ Năm tuần 4 thường niên

 CHÚA GIÊSU SAI ĐI MƯỜI HAI TÔNG ĐỒ

Lời Chúa: Mc 6, 7-13

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế.

Và Người truyền các ông đi đường đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. Người lại bảo: "Ðến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ."

Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.

Vương quốc Nước Trời

 26/01/24                                                      THỨ SÁU TUẦN 3 TN
Th. Ti-mô-thê và Ti-tô, giám mục
Lc 10,1-9

VƯƠNG QUỐC NƯỚC TRỜI

“Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” (Lc 10,3)


Nhân loại hôm nay cần lắm những môn đệ mang mùi chiên, hơn là mùi sói.  

Loan báo Tin Mừng

 

25/01/24                                                               THỨ NĂM TUẦN 3 TN
Th. Phao-lô tông đồ trở lại
Kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất
Mc 16,15-18

LOAN BÁO TIN MỪNG

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.” (Mc 16,15)



Hãy tham gia vào một hoạt động truyền giáo trong giáo xứ của bạn.

Yêu kẻ thù... khó quá không?

YÊU KẺ THÙ... KHÓ QUÁ KHÔNG?


“Yêu kẻ thù” là đỉnh điểm chót vót của bác ái Kitô giáo. Khó lắm, nhưng không khó quá.

Câu chuyện về Lm Piô Ngô Phúc Hậu, một linh mục cao niên vùng truyền giáo, được mời đi xức dầu bệnh nhân. Khi về, ngài lẳng lặng đi vào phòng riêng, đóng cửa và gục đầu xuống trên bàn viết.
 Buồn quá! Buồn tê tái! Buồn đến chết được! Cả đời mới có một lần buồn như thế!…

Nhiều năm sau cha già mới kể lại chuyện buồn hôm ấy…
 
– Nguyễn – Trần là hai dòng họ nổi tiếng của giáo xứ P.H., đông nhân danh nhất, giàu nhất, có nhiều người làm công chức nhất, công chức bên đạo cũng như bên đời, có nhiều người đi tu nhất, dâng cúng tiền bạc nhiều nhất cho nhà thờ và các cơ sở tôn giáo.

– Hai dòng họ
 ganh đua nhau từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Họ Trần dâng cúng cho nhà thờ một trăm triệu đồng, thì họ Nguyễn sẽ dâng cúng một trăm mốt. Họ Nguyễn có mười người học đại học, thì họ Trần phải cố gắng có mười một. Bên họ Trần có mười người đi tu thì bên họ Nguyễn sẽ có mười một người…

– Một lần kia có cuộc tranh chấp về đất đai.
 Không bên nào chịu thua. Ban đầu thì cãi nhau to tiếng. Sau đó là chửi nhau thô tục. Cuối cùng là đánh nhau dữ dội. Cả hai bên đều có người u đầu, phù mỏ. Ông trưởng tộc họ Nguyễn bị trọng thương năm thở thoi thóp, rên hư hư…

Cha xứ được mời đi xức dầu bệnh nhân. Cha xứ và nạn nhân nhìn nhau bằng ánh mắt thương cảm. Trước khi xá giải và xức dầu, cha xứ mở lời:
 
– Xin ông giục lòng ăn năn tội, xin Chúa tha thứ mọi tội, nhất là tội đánh nhau. Vậy ông có sẵn sang tha thứ cho người đánh ông không?

– Thưa cha không. Đây là mối thù truyền kiếp con không thể tha được.
 
Cha xứ moi trong túi kẻ liệt ra một cây Thánh giá giơ cao lên và rỉ rả khuyên lơn.
 
– Ông xem Chúa bị đóng đinh đau đớn vô cùng, oan khiên vô cùng. Vậy mà Chúa vẫn cứ một niềm: “Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”

– Chúa khác, con khác. Chúa tha thứ kệ Chúa. Còn con thì chết cũng không tha.

Khuyên nhủ không được, nói ngọt không được, cha xứ đổi giọng, giọng cứng cỏi, giọng chua chát:
 
– Nếu ông không tha thứ cho người ta thì Chúa cũng không tha thứ cho ông đâu. Ông phải xuống Hỏa Ngục đấy.

– Xuống thì xuống. Còn tha thứ thì không bao giờ.

Hù dọa không xong, cha xứ chuyển sang chiến thuật năn nỉ:
 
– Xin ông nhìn xem Chúa bị đóng đinh và xin Chúa ban cho ông ơn quảng đại, bao dung, tha thứ…

– Thôi, thôi, đã nói là thôi…!

Ông trưởng tộc họ Nguyễn không thèm nhìn ảnh Chúa thọ nạn. Ông quay mặt nhìn vào bức tường. Cha xứ thất vọng ôm mặt khóc thầm. Bỗng có tiếng gào lên: “Bố đi mất rồi...”

Cha xứ lủi thủi ra về. Không Bí tích Hòa Giải, không Bí tích Xức Dầu, không trao Mình Chúa. Sau lưng cha xứ chỉ còn tiếng khóc hậm hực, tiếng khóc oán thù. Chập trùng. Chập trùng.

Một kỷ niệm buồn, buồn tê tái, buồn chưa từng có trong đời mục vụ của một linh mục.

Nghe cha già kể chuyện, mình thấy xót xa trong tim, mình thấy tê tái trên làn da. Buồn quá!

Buồn vô cùng! Buồn lâu lắm rồi mới hồi tỉnh để đặt vấn đề.
 
– Tại sao một Kitô hữu, một người đạo dòng, một người đang đứng bên bờ vực thẳm của sự chết, mà lại chống đối luật bác ái của Chúa một cách quyết liệt và cực đoan đến như thế?

– Phải chăng “yêu kẻ thù và chúc lành cho kẻ thù” là điều không thể thực hiện được đối với thân phận con người?

– Phải chăng luật bác ái Kitô giáo thay vì nâng con người lên hàng thần thánh, thì lại ném nó xuống làm thân phận con thú?
 
Hình ảnh ông trưởng tộc họ Nguyễn tắt thở ngay sau khi từ chối nhìn Đức Giêsu thứ tha làm lương tâm mình bứt rứt khôn nguôi. Mình liên tưởng đến những kỷ niệm chồng chất trên đường truyền giáo.

۩ Mình mở một lớp Giáo lý dự tòng. Học viên ngồi đầy phòng lớp. Mình thấy phấn khởi quá chừng. Hôm ấy mình nói về bác ái Kitô giáo. Mình nhắc lại nguyên văn giáo huấn của Đức Giêsu: “Nếu không cầu nguyện và chúc lành cho kẻ thù, thì không xứng đáng làm con của Đấng đã cho mặt trời mọc lên soi sáng cho cả người lành lẫn người dữ...” Mình đang cao hứng khai triển bài Tin Mừng, thì bỗng cụt hứng.

Một người đàn bà đứng lên dõng dạc phát biểu: “Đạo này khó quá à, tôi theo không được đâu. Tôi có một đứa con dâu, nó hỗn lắm, tôi không thể tha thứ được. Tôi đã ghi băng đàng hoàng dặn con cháu tôi không được coi nó như con cái trong gia đình.” Vừa dứt lời, bà ngoe ngoảy ra về và… không bao giờ trở lại lớp học nữa. Buồn ơi là buồn!

۩ Hôm ấy mình đang rảo bước trên đường phố, thì bỗng phải dừng lại để chứng kiến một chuyện buồn. Một thằng cu tí bên hàng xóm chạy về. Khóc hu hu. Khóc hậm hực. Mẹ nó đằng đằng sát khí.
 
– Tại sao mày khóc?

– Thằng Tèo nó đánh con.

– Nó đánh mày thì mày đánh nó. Tại sao mày ngu mà khóc?

Người đàn bà đằng đằng sát khí ấy là một Kitô hữu trong họ đạo của mình. Bà
 dạy con mình trả thù,ngược lại với giáo huấn của Đức Giêsu. Buồn ơi là buồn!

Chuyện buồn này gọi nhớ về một chuyện xa xưa.

۩ Thằng cu tí đang chập chững tập đi. Nó vấp phải cái ghế, lăn đùng ra, khóc òa lên. Mẹ nó lấy roi mây quất lên cái ghế vô tri, vừa quất vừa dạy đời: “cái ghế này làm cho con tao ngã. Tao đánh mày. Tao đánh mày. Chừa nhá.” Được mẹ
 trả thù giùm, thằng cu tí thôi khóc, sung sướng quá chừng. Người mẹ cũng sung sướng, vừa sung sướng vừa hãnh diện về tài dỗ trẻ em của mình. Bà không ngờ rằng chính bà đang đào tạo đứa con để nó không thể tha thứ như Chúa muốn. Từ bà mẹ này mình nhớ đến một bà mẹ khác.

۩ Bà đang bồng con, thì ông nội đến chơi. Ông nội đón cháu từ tay bà mẹ. Ông cưng cháu, nựng cháu. Nựng theo kiểu đấng nam nhi đội đá vá trời xanh. Ông hôn cháu như bão táp. Ông chà cái cằm râu lởm chởm của mình lên mặt mũi nõn nà của thằng cháu mới lên hai tuổi. Thằng cháu khóc òa lên. Ông nội cười khằng khặc. Bà mẹ lấy tay đánh nhẹ lên vai ông nội, vừa đánh vừa la: “Mẹ đánh ông nội này!… Nín đi con.” Thằng bé được mẹ
 trả thù giùm, nín ngay. Bà mẹ cười hả hê.

Bà mẹ ấy ơi, bà đã vô tình gieo hạt giống hận thù vào tâm não của em bé. Hạt giống ấy nảy nở và lớn lên bao trùm hết cuộc đời của nó. Thế là nó không thể tha thứ theo yêu cầu của Đức Giêsu. Đáng tiếc vô cùng!

Sau khi ôn lại những kỷ niệm buồn rải rắc đó đây, mình ngẫm nghĩ và ngộ ra rằng “yêu kẻ thù, cầu nguyện cho kẻ thù, chúc lành cho kẻ thù, để xứng đáng làm con của Cha trên trời” là một giáo lý cao siêu nhưng không vượt tầm với của con người.
 Loài người có thực hiện được giáo huấn ấy hay không là do những nguyên nhân rất cụ thể.
 
– Nếu bà mẹ nào cũng lấy roi trừng phạt cái ghế vì nó làm cho con của bà vấp ngã ; nếu bà mẹ nào cũng giả vờ đánh ông nội, để cho con mình nín khóc…, luật “yêu kẻ thù” sẽ mãi mãi ở ngoài tầm với của loài người.

– Nếu có những bà mẹ
 khuyến khích, năn nỉ con cái tha thứ và cầu nguyện cho những người ghét mình, nói xấu mình… thì giáo huấn “yêu kẻ thù” bắt đầu thăng hoa. Nếu tối nào cha mẹ cũng dạy con xin lỗi nhau trước khi đi ngủ, thì giáo huấn “yêu kẻ thù” đang là hiện thực.

– Thánh Phaolô yêu cầu tín hữu: “Giận ai thì giận nhưng khi mặt trời lặn xuống thì hãy quên hết đi.” Đó là
 tập luyện tha thứ, y như võ sĩ: tập luyện cơ bắp. Thời gian yêu kẻ thù như một tập quán sẽ chẳng còn xa bao nhiêu nữa.

– Trong thực tế, đã có biết bao nhiêu người sẵn sàng yêu kẻ thù, thứ tha cho người làm khổ mình một cách bất công. Cụ thể là Thánh Stêphanô. Kẻ thù ném đá vào ngài như mưa. Vậy mà ngài vẫn một niềm tha thứ, yêu thương như Đức Giêsu trên khổ giá: “Lạy Chúa, xin Chúa tha cho họ.” Tuyệt vời! Trên tuyệt vời!
 
“Yêu kẻ thù” là đỉnh điểm chót vót của bác ái Kitô giáo. Khó lắm, nhưng không khó quá. Để vươn tới đỉnh điểm ấy, thì giáo dục và luyện tập là phương tiện cần thiết. Nhưng có bao nhiêu người đang tập luyện yêu thương và tha thứ?

Nguồn: Sưu Tầm

Lời Chúa cntn 15a _ các bài suy niệm

CÁC BÀI SUY NIỆM
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN - A
Lời Chúa: Is. 55, 10-11; Rm. 8, 18-23; Mt. 13, 1-23

5 phút cho Chúa _ nhà truyền giáo đích thực

30/12/15                THỨ TƯ TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH
                                                                                           Lc 2,36-40
NHÀ TRUYỀN GIÁO ĐÍCH THỰC
“Bà liền chúc tụng Chúa và nói về trẻ Giê-su cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Ít-ra-en.” (Lc 2,38)
Gặp Chúa qua việc cầu nguyện và rao giảng Chúa cho người khác là hai hành động không thể thiếu của người tín hữu.

Lời Chúa cnmv 4c _ những cánh chim báo tin vui

NHỮNG CÁNH CHIM BÁO TIN VUI
Một Niềm Tin mạnh mẽ, và một Tình Yêu nồng cháy. Đó cũng chính là đôi cánh nâng chúng ta lên trong bầu trời hạnh phúc.  

Logos

Lời Chúa cnmv 4c _ người loan báo tin mừng

NGƯỜI LOAN BÁO TIN MỪNG  
Mẹ Maria đã mở lòng ra để đón nhận Đức Kitô và đem Đức Kitô đến cho mọi người. Mẹ Maria chính là người đưa tin sống động nhất.  
Logos

Daily meditation _ ajourney of faith and love _ Christmas

A Journey of Faith and Love – Christmas
By Father Matthew Kaderabek, LC

Daily meditation _ power in weakness

Power in Weakness
By Father John Doyle, LC

5 phút cho Chúa _ lên đường truyền giáo

03/12/15                                    THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 1 MV
Th. Phan-xi-cô Xa-vi-ê, linh mục                                 Mc 16,15-20
LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.” (Mc 16,15)
Nói và sống cho người khác biết về Thiên Chúa là sứ mạng và là ơn gọi của mỗi Ki-tô hữu.

Thời sự GH _ tín hữu Hồi giáo tị nạn ở Đức trở lại Kitô giáo

Tín hữu Hồi giáo tị nạn ở Đức  
TRỞ LẠI KITÔ GIÁO HÀNG LOẠT
“Nghĩ đến đạo Hồi là họ nghĩ đến sợ hãi, chiến tranh, áp bức. Bỗng nhiên, họ khám phá Thiên Chúa này là Thiên Chúa của tình yêu, của tha thứ “
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

5 phút cho Chúa _ để thánh hiến thế gian

24/11/15                                                          THỨ BA TUẦN 34 TN
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam                                       Ga 17,11b-19
ĐỂ THÁNH HIẾN THẾ GIAN
“Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.” (Ga 17,17-19)
Chỉ có thể truyền giáo bằng đời sống bác ái, hãy làm một việc bác ái cụ thể cho đồng bào lương dân chung quanh...

Daily meditation _ on parable of the kingdom of heaven


The Kingdom of Heaven Infiltrates and
Enriches Everything It Touches
By Father James Swanson, LC

Daily reflection _ we wait with endurance

WE WAIT WITH ENDURANCE
The work of the sower is slow and taxing at times, but it becomes bearable with the promise of the future crop.
Deacon John Ruscheinsky

5 phút cho Chúa _ dùng dụ ngôn, vì Nước Trời


27/10/15                                                          THỨ BA TUẦN 30 TN
                                                                                         Lc 13,18-21
DÙNG DỤ NGÔN, VÌ NƯỚC TRỜI
Chúa Giê-su nói: “Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì?” (Lc 13,18)
Cần biết sử dụng ngôn ngữ, cách diễn tả phù hợp với văn hoá và tâm lý người đương thời mà rao giảng Tin Mừng.”

Tu đức _ hạt lúa tin mừng

HẠT LÚA TIN MỪNG
Hạt lúa mang Tin Mừng cứu độ là Đức Kitô được gieo vào nhân loại đã rất khiêm nhường, đã rất vâng phục Chúa Cha, đã rất yêu thương, đã rất hy sinh.
ĐGM. GB Bùi Tuần

Lời Chúa khánh nhật truyền giáo _ truyền giáo bằng cách sống

TRUYỀN GIÁO BẰNG CÁCH SỐNG
Làm sao có thể truyền giáo khi chưa tề gia để mang lại cho gia đạo êm ấm thuận hòa?
Lm Jos Tạ Duy Tuyền

5 phút cho Chúa _ sức mạnh của truyền thông

17/10/15 THỨ BẢY TUẦN 28 TN
Th. I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a, giám mục, tử đạo               Lc 12,8-12
SỨC MẠNH CỦA TRUYỀN THÔNG
“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa.” (Lc 12,8)
Hơn lúc nào hết, sứ mạng tuyên xưng danh Chúa “trước mặt thiên hạ” phải được đẩy mạnh bằng các phương tiện truyền thông hiện đại.