Hiển thị các bài đăng có nhãn phungvu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phungvu. Hiển thị tất cả bài đăng

Một chút suy tư _ mùa thường niên


MÙA THƯỜNG NIÊN
Mỗi giờ trong ngày và mỗi mùa trong năm đều có một điều gì đó đặc biệt cho chúng ta, nhưng thường thường chúng ta không ứng trực để tiếp nhận tặng vật đó.
Rev. Ron Rolheiser, OMI

Thời sự GH _ thêm tên thánh Giuse vào Kinh nguyện Thánh Thể

Bộ Phụng Tự qui định thêm tên Thánh Giuse
vào Kinh Nguyện Thánh Thể
Thánh nhân là ”mẫu gương về lòng khiêm tốn quảng đại mà Kitô giáo đề cao đến độ cao cả, và một chứng nhân về những nhân đức thông thường, nhân bản và đơn sơ, cần thiết để con người trở nên môn đệ nhân đức và chân chính của Chúa Kitô”.
G. Trần Đức Anh OP

Phụng vụ _ Thắc mắc tuần thánh về kinh PV

Trả lời thắc mắc về Kinh phụng vụ
Con là một đan sĩ, nhưng trong cử hành Phụng vụ, chúng con còn có vài điều cần phải hiểu biết thêm để thực hành. Vậy xin giúp con:

Tuần thánh _ dẫn lễ tổng quát

DẪN LỄ TỔNG QUÁT
PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
PHẦN A: TÌM HIỂU Ý NGHĨA TỔNG QUÁT PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH
I/. Giới thiệu ý nghĩa tổng quát:
Cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô cùng với những biến cố gần gũi chung quanh sự kiện đó hợp thành một thời điểm cao trọng nhất trong Năm Phụng Vụ. Bởi vì, như lời khẳng định của Mẹ Hội Thánh: “Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời. Trong Mầu nhiệm Vượt Qua nầy, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho ta nguồn sống mới” (PV số 5). Vì thế, “Hội Thánh Mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật, và còn lại họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh mỗi năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (PV số 102).

PHỤNG VỤ _ ý nghĩa mùa vọng

Ý nghĩa Mùa Vọng
(Trích thư mục vụ của thánh Carôlô Bôrômêô, Giám mục.)
Anh em thân mến,
Đây là mùa phụng vụ được cử hành sốt sắng: và như Chúa Thánh Thần phán dạy, đây là thời thuận tiện, đây là ngày cứu độ, ngày bình an và hòa giải; đây là thời mà xưa kia các tổ phụ và các ngôn sứ đã hết lòng mong ước và liên lỉ nài xin, thời mà ông Simêon, người công chính, đã được thấy, khiến ông hớn hở vui mừng. Chính vì thời gian này là mùa phụng vụ vẫn được giáo hội cử hành sốt sắng, nên chúng ta phải sống thời gian này cách đạo đức là ngợi khen cảm tạ Chúa Cha hằng hữu, vì Người đã tỏ lòng nhân hậu đối với chúng ta trong mầu nhiệm này.
Thật vậy, vì quá yêu thương chúng ta là những người tội lỗi, Chúa Cha đã sai Con Một giáng thế, để cứu chúng ta khỏi bị ma quỷ hà hiếp và thống trị, mời chúng ta tiến vào thiên quốc, đưa chúng ta vào các mầu nhiệm nước trời, tỏ cho chúng ta được thấy chân lý, tập cho chúng ta ăn ở ngay chính, gieo hạt giống các nhân đức vào lòng chúng ta, cho chúng ta được dư đầy ân sủng, và sau hết, nhận chúng ta làm con cái, được quyền thừa hưởng phúc trường sinh.
Đã hẳn, mỗi năm khi cử hành mầu nhiệm này, Giáo hội có ý khuyên mời chúng ta luôn nhớ đến tình yêu vô ngần của Thiên Chúa đã biểu lộ cho chúng ta. Giáo hội dạy chúng ta rằng cuộc giáng lâm của Đức Kitô không chỉ sinh ích cho những ai sống trong thời Đấng Cứu Thế; Giáo hội cũng dạy rằng hiệu lực của cuộc giáng lâm này còn phải chuyển đến tất cả chúng ta, nếu ít ra chúng ta muốn nhờ đức tin và các bí tích mà lãnh nhận ơn thánh Người đã ban cho chúng ta do công đức của Người, và nếu chúng ta muốn điều khiển cuộc đời mình cho phù hợp với ơn thánh, vâng phục Người.
Giáo hội còn yêu cầu chúng ta hiểu rõ điều này: cũng như Đức Kitô đã giáng thế một lần duy nhất khi Người nhập thể, thì ngày nay, bất cứ giờ phút nào, Người cũng sẵn sàng lại đến với chúng ta, để ở trong tâm hồn chúng ta và ban ơn thánh dồi dào, nếu về phía mình, chúng ta dẹp bỏ mọi trở ngại.
Vì thế, như mẹ hiền âu yếm hằng tận tâm lo lắng cho ơn cứu độ của chúng ta, Giáo hội đã nhân Mùa Vọng này, dùng các bài thánh vịnh và thánh ca, các lời kinh và nghi lễ do Chúa Thánh Thần linh hứng, để dạy chúng ta biết đem lòng cảm tạ mà đón nhận hồng ân ấy; đồng thời biết dùng hiệu quả của ơn này mà làm cho mình nên giàu có.
Như vậy, để nghênh đón Đức Kitô giáng lâm, lòng trí chúng ta sẽ được chuẩn bị thật chu đáo, như thể Người còn phải đến thế gian một lần nữa, và cũng được chuẩn bị theo đúng cách thức các tổ phụ trong Cựu Ước, qua lời nói và gương lành, đã dạy chúng ta bắt chước các ngài.