Hiển thị các bài đăng có nhãn học làm người. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học làm người. Hiển thị tất cả bài đăng

Học làm người _ điều gì lấp đầy cuộc sống bạn

ĐIỀU GÌ LẤP ĐẦY
CUỘC SỐNG BẠN

Cuộc đời dài hay ngắn không quan trọng. Điều quan trọng là nó được lấp đầy bằng cái gì. 
Trước giờ triết, vị giáo sư chuẩn bị sẵn một số đạo cụ ở trước mặt.
Lớp học bắt đầu, chẳng nói một lời, giáo sư nhấc lên một chiếc hũ lớn, và cho vào đấy những quả banh golf.

Học làm người _ biết quên mình mà nghĩ tới người

BIẾT QUÊN MÌNH
ĐỀ NGHĨ TỚI NGƯỜI
Bác sĩ Alfred Adler, nhà trị bệnh thần kinh trứ danh, có viết:
“Bệnh ưu uất tựa như một thói oán hờn dai dẳng, muốn được người chung quanh thương hại, săn sóc tới mình. Người ưu uất nhiều khi chán đời và việc cần nhất của người y sĩ là tránh cho họ cái lý do để tự tử. Riêng tôi, luôn luôn cho họ phương thuốc đầu tiên là: “Nếu ông không muốn làm gì, thì đừng tự bắt buộc phải làm nó”. Cốt ý làm nhẹ bớt cảnh khẩn trương của bệnh nhân.

Học làm người _ làm chủ lời nói

BIẾT LÀM CHỦ LỜI NÓI
Một số người chúng ta đã biết câu chuyện chàng nô lệ Esope với ông chủ: Khi giết heo, ông chủ dặn Esope, đưa cho ông cái gì quí nhất trong con heo, thì Esope đã đưa cái lưỡi.

Học làm người _ đừng than tiếc những gì đã mất

ĐỪNG THAN TIẾC NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT
Ông Sunders kể: “Bấy giờ tôi chưa đầy 20 tuổi, mà đã biết lo sợ đủ thứ. Bài làm có lầm lỗi chỗ nào, tôi ngấm ngầm dày vò tôi cho đến khổ sở; gặp một kỳ thi, tôi thức thâu đêm để cắn móng tay, sợ mình bị rớt. Tôi sống để suy nghĩ những việc đã làm, để mà hối tiếc, đắn đo đến những câu đã nói, tự trách mình sao chẳng nói thế này thế nọ có hơn không?”

Học làm người _ sửa dạy người

RĂN DẠY NGƯỜI CHO CÓ KẾT QUẢ
Vì nhiệm vụ cũng như vì công ích, ta phải răn dạy, khuyên nhủ, có khi ta buộc lòng phải nói tới khuyết điểm để người ta cảnh giác, sửa mình. Nhưng làm công việc đó với lòng thương yêu chân thành, mới có kết quả và mới cảm phục được lòng người. Có thể sửa phạt người khác, mà vẫn làm cho họ có cảm tình với mình.
Quý Cao làm quan sĩ sư nước Vệ, có làm án chặt chân một người.
Sau nước Vệ loạn, Qúy Cao chạy trốn, ra đến cửa thành gặp người giữ cửa thành, lại chính là người mình đã lên án chặt chân ngày trước.

Học làm người _ biết nghe

CHĂM CHÚ NGHE NGƯỜI ĐỐI THOẠI
Isaac Marcosson, nhà quán quân về môn phỏng vấn các danh nhân nói rằng: “Phần đông phỏng vấn viên không thành công, vì quá chăm chú tới câu phỏng vấn mà lại không chú ý nghe câu đáp. Nhiều danh nhân nói với Marcosson rằng họ ưa gặp một người biết nghe hơn là một người biết nói chuyện. Tai hại thay! Khả năng biết nghe đó hình như lại là khả năng hiếm thấy nhất”.
Không phải chỉ các danh nhân thích được người ta nghe mình nói; về phương diện đó thường nhân cũng như họ. Một văn sĩ đã nói: “Nhiều người mời lương y tới, chỉ để kể lể tâm sự thôi”.

Học làm người _ đừng phê phán, nghĩ xấu cho người

ĐỪNG PHÊ PHÁN, NGHĨ XẤU CHO NGƯỜI
      Sở dĩ ta nên tránh việc phê phán và nghĩ xấu cho người là vì đoán xét của ta thường sai lạc, ít khi chúng ta phê phán người khác một cách khách quan, mà thường phê phán theo cảm tình và ý nghỉ chủ quan của ta.

Học làm người _ rèn luyện chí khí

RÈN LUYỆN CHÍ KHÍ
Người có ý chí chính là người suy nghĩ, đắn đo, quyết định làm một công việc, kiên tâm thực hiện công việc đến cùng. Người có ý chí chính là người không nản lòng, không vội tháo lui, dù gặp trở ngại, khó khăn, trong lúc thi hành công việc đã quyết định.

Học làm người _ đừng ở không mà nghĩ vớ vẩn

ĐỪNG Ở KHÔNG 
mà nghĩ vớ vẩn 
 Nếu chúng ta không kiếm việc để làm, cứ ngồi không mà nghĩ vớ vẩn, thì sẽ có một bầy quỷ dữ sinh ra đục khoét, phá tan năng lực hành động và ý chí của ta.

HỌC LÀM NGƯỜI _ biết mình

BIẾT MÌNH
Một bức thư đề ngày: Thứ Hai 01.12.1664 của bà De Sévigné gửi Pomponne, có thuật lại câu chuyện sau đây:

HỌC LÀM NGƯỜI _ cư xử sao khi bị chỉ trích

CƯ XỬ SAO KHI BỊ CHỈ TRÍCH
Nhân vô thập toàn: Không ai hoàn hảo cả, đó là chân lý của muôn đời. Dù là vị thánh cũng có rất nhiều khuyết điểm: Khuyết điểm do tự mình nhận thấy, khuyết điểm do người khác nhận thấy nơi ta.

HỌC LÀM NGƯỜI _ ích riêng và ích chung

ÍCH RIÊNG VÀ ÍCH CHUNG
Mối dây ràng buộc trong một gia đình là tình ruột thịt, tình máu mủ v.v… Còn mối dây ràng buộc trong một xã hội là mối dây cùng chung một quốc gia, một dân tộc… Cũng do đó, nếu mỗi người trong xã hội chỉ ích kỷ nghĩ tới mình, thì dây liên lạc sẽ rất lỏng lẻo: Lúc đó mỗi người, ít biết hy sinh cho cộng đồng, và vì cộng đồng. Mà nếu phần tử của cộng đồng chỉ nghĩ tới ích lợi riêng của mình, thì cộng đồng sẽ không phát triển, cộng đồng sẽ không còn đưa lại hạnh phúc cho mỗi người nữa và kết quả là: mỗi thành phần, chính mình sẽ phải chịu thiệt thòi rất nhiều, hay nói đúng hơn: cuộc sống cộng đồng đó không còn đưa lại hạnh phúc cho họ nữa…

HỌC LÀM NGƯỜI _ giá trị của nụ cười

GIÁ TRỊ CỦA NỤ CƯỜI
Thực ra mỉm cười trước đau khổ không chỉ là lối sống đạo đức, mà còn là lối sống lành mạnh các thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên thi hành. Đặc biệt mỉm cười còn là một phương tiện hữu hiệu trong cuộc xã giao tiếp xúc. Do đó mà Fletcher đã có những nhận xét sau đây trong bài Giá trị của nụ cười”:

CON ĐƯỜNG VỀ TRỜI

§1 - TIẾNG GỌI VỀ TRỜI
Hồng y Fulton Sheen

Liệu chúng ta có tìm thấy một linh hồn nản chí như vậy không trong Phúc âm? Liệu khoa phân tâm học ngày nay có gặp được kiểu mẫu con người như Chúa Giêsu đã gặp trong Tin Mừng và cứu chuộc anh ta? Nếu lần giở sách Phúc âm theo Thánh Marcô, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy một thanh niên trong miền đất Giêrasênê có những đặc tính y hệt với những linh hồn mô tả ở trên. Tức anh ta ở trong tình trạng vong thân ba chiều như các người tân thời.
Anh ta xa lạ với chính mình. Khi Chúa Giêsu hỏi: "Tên ngươi là gì? " Người thanh niên thưa: Tên tôi là một đạo binh, vì chúng tôi đông lắm." (Mc 5,9). Xin để ý đến ngôi vị anh ta xưng hô nó lộn xộn giữa "tôi" và "chúng tôi đông lắm". Rõ ràng có sự vật lộn giữa ngôi vị. Anh ta chính là một vấn đề cho chính mình. Anh ta là dòng nước cuộn lại của ngàn lẻ một nỗi lo âu, vì thế anh ta gọi mình là một đạo binh. Kinh nghiệm thường thức cho hay chẳng con người phân liệt nào có hạnh phúc. Vì vậy Phúc âm mô tả người thanh niên đất Gierasênê là: Tru tréo và lấy đá đập vào mình (Mc 5,5). Con người thất vọng luôn luôn buồn rầu, chính mình lại là kẻ thù tệ hại nhất của mình, vì hắn lạm dụng thiên nhiên để hủy hoại bản thân.
Thứ hai, người thanh niên xa lạ với tha nhân: Phúc âm tả tiếp như sau: "Anh ta đêm ngày cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi anh ta là mối đe dọa cho người khác. Người ta nhiều lần đã gông cùm, và xiềng xích anh lại, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích và đập tan gông cùm và không ai có thể kiềm chế anh được." (Mc 5,4). Cô đơn, cách ly với mọi người là tính chất đặc thù của những linh hồn xa lìa Thiên Chúa. Thói quen tự nhiên của họ là tránh xa đồng loại, sống giữa các mồ mả của miền đất tử thần. Trong tội lỗi không có chất kết dính. Bản tính của nó là phân tán, chia rẽ và gián đoạn.
Người thanh niên xa lìa Thiên Chúa, khi nhìn thấy Đức Kitô, đấng cứu chuộc mình, liền la to: "Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa tối cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi." (Mc 5,7). Có nghĩa là "giữa tôi và ông có chi chung đụng đâu? Ông có mặt là tôi bị hủy diệt". Do đó chúng ta được chứng kiến một khía cạnh tâm lý là những linh hồn thất vọng chán ghét sự thánh thiện và ước mong tách rời nó mãi mãi, tội nhân nào cũng muốn ẩn mình khỏi tôn nhan Đức Chúa Trời. Cain, kẻ giết người đầu tiên trong lịch sử đã than: "Và tôi sẽ tránh khỏi mặt Ngài, tôi sẽ đi lang thang và trở thành kẻ trốn chạy trên mặt đất" (St 4,14).
Như vậy vấn đề không phải là chúng ta sẽ ra thế nào, mà là chúng ta sẽ là chi? Bom nguyên tử, khinh khí đã làm chúng ta bớt sợ hãi về mục tiêu và sự tồn tại trên đời này. Nhưng vẫn còn đó sự quan trọng là chúng ta sẽ sống đời vĩnh cửu ra sao chứ không phải chết thế nào. Quả bom nguyên tử trong tay thánh Phanxicô khó khăn đâu có nguy hiểm bằng khẩu súng ngắn trong tay một gã ăn cướp! Điều làm cho qủa bom nguy hiểm không phải là thuốc nổ bên trong nó, nhưng là người sử dụng. Vì vậy, linh hồn tân thời phải cải tạo, chứ không phải cải tạo hoàn cảnh. Trừ phi hắn ngưng ngay sự bùng nổ trong tâm hồn mình, bằng không có thể hắn dùng bom để phá hủy cả hành tinh. Đó là điều Đức Giáo Hoàng Pio XII đã cảnh cáo nhân loại.
Người tân thời tự nhốt mình trong khối óc của mình. Chỉ Thiên Chúa mới có thể giải phóng hắn. Tương tự như Ngài đã giải phóng Phêrô khỏi nhà tù tôn giáo thủơ xưa. Tất cả những điều con người phải làm là ước ao ra khỏi đó. Chẳng bao giờ Thiên Chúa thất bại, chỉ phiền rằng ý chí người ta yếu ớt. Và cũng không có lý do để ai phải nhát đảm. Con chiên lạc lõng bị kẹt trong bụi gai làm trái tim Chúa lưu tâm, chứ không phải cả đàn cừu bình an trong đồng cỏ. Ngài đã giơ tay cứu vớt con chiên đó! Nhưng sự phục hồi bình an qua ơn thánh bao gồm sự hiểu biết về bồn chồn lo âu, tức sự thống hối than phiền của con người tân thời mắc vòng tù tội luân lý. 

HỌC LÀM NGƯỜI

TẦM QUAN TRỌNG CỦA
NÉT MẶT VÀ NỤ CƯỜI
Một nhà giáo dục đã nói: “Có nhiều cô, nhiều bà muốn gây mỹ cảm, tiêu cả một gia tài, đắp vào thân những nhung cùng vóc, đeo vào mình những vàng cùng ngọc, mà hỡi ôi, quên hẳn cái bộ mặt của mình đi, bắt nó mang những nét chua ngoa và ích kỷ. Họ quên rằng nét mặt, nụ cười trọng hơn tơ lụa khoác lên mình nhiều.
“Mỉm cười với ai, tức là nói với người đó rằng ta mến họ … Được gặp họ ta vui vẻ lắm … ta sung sướng lắm”.

HỌC LÀM NGƯỜI

 MẶT PHẢI VÀ MẶT TRÁI 

CỦA MỘT VIỆC

Mỗi việc trên đời đều có mặt phải và mặt trái. Nếu chỉ nhìn mặt trái thì đời ta sẽ thấy đen tối, đau khổ, nếu biết nhìn mặt phải thì cuộc đời sẽ hóa ra vui tươi.
Trông cây huệ, người bi quan thường liên tưởng đến cây hành, cây tỏi, tưởng tượng ra mùi nồng hắc của hành tỏi. Ngược lại, người lạc quan thấy cây hành cây tỏi lại nghĩ ngay tới cây huệ, và tưởng tượng màu sắc tươi đẹp, hương thơm dịu của bông huệ. Trong khi người bi quan chỉ nghĩ đến những chiếc gai nhọn ẩn dưới đóa hồng và sợ đụng tới những gai nhọn đó, thì người lạc quan chăm chú thưởng thức màu rực rỡ của đóa hồng, và ca tụng thiên nhiên đã cho con người được hưởng mùi thơm ngát của loài hoa đó. Trái chanh tuy có chua thực, nhưng được một trái chanh, ta hãy lợi dụng tạo nên ly nước chanh ngọt để uống.

Khổng Miệt và Bật Tử Tiện cùng làm quan một thời. Khổng Miệt là cháu Đức Khổng Tử, còn Bật Tử Tiện là học trò của  Đức Khổng Tử.
Đức Khổng Tử có hỏi Khổng Miệt rằng: “Từ khi ngươi ra làm quan đã được những điều gì, mất những điều gì?”
Khổng Miệt thưa: “Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều. Việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không thân; công việc nhiều không thể đi thăm người đau, người chết, vì thế mà ăn ở với bầu bạn không trọn vẹn”.
Đức Khổng Tử nghe nói không bằng lòng. Ngài lại hỏi Tử Tiện như đã hỏi Khổng Miệt.
Bật Tử Tiện thưa: “Từ khi tôi ra làm quan chưa mất điều gì, mà được ba điều: những điều trước học thì nay đem ra thực hành, vì thế mà sự học càng rõ; bổng lộc dù bạc cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận, song cũng bớt ít giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bần bạn càng thân”.
Đức Khổng Tử nghe nói khen rằng: “Tử Tiện thực là người quân tử”.
Lm. Đỗ Đình Tiệm và Lm. Phạm Minh Công

HỌC LÀM NGƯỜI _ tình yêu của cha mẹ

Tình yêu của cha mẹ

Ông lão 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gõ gõ cái mỏ vào ô của sổ của căn nhà. Người cha già hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
Người con trai trả lời: “Một con quạ”.
Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy?”.
Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ”.
Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì thế?”.
Đến lúc này, có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu của người con trai khi anh ta trả lời cha: “Đó là một con quạ, một con quạ”.
Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “cái gì thế?”.
Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?”.
Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật ký đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật ký như sau:
“Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…
Khi cha mẹ bạn trở nên già cả, đừng chối bỏ và coi họ như một gánh nặng. Hãy nói với họ bằng những từ ngữ lịch sự, tử tế, kính trọng, và khiêm tốn. Hãy quan tâm, ân cần với họ. Bởi chính họ đã nuôi nấng bạn từ tấm bé, luôn thể hiện tình yêu vị tha, lớn lao đối với bạn, không quản ngại nắng mưa, bão tố, cho bạn có được ngày hôm nay. 
Mộng Tuyền (st)


HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH _ đôi vợ chồng tật nguyền hạnh phúc

Chuyện tình cổ tích của
đôi vợ chồng tật nguyền

Nụ cười hạnh phúc của đôi vợ chồng tật nguyền,
những người viết lên câu chuyện tình
đẹp như cổ tích dưới chân núi Gò Dài.

SUY TƯ NGÀY XUÂN

Cái thắng bên trong

Nguyễn Ngọc Bích
Thời báo Kinh tế Sài Gòn số Xuân Tân Mão 2011
   
09:30' AM - Thứ hai, 31/01/2011



Sống trên đời chúng ta được mưu cầu hạnh phúc.Hạnh phúc là một thứ trời ban cho ta, không phải xin ai, nhưng phải tạo lập.Thế nào là hạnh phúc thì đó là câu hỏi không bao giờ có câu trả lời làm mọi người hài lòng. Ước mong hạnh phúc của chúng ta có các mức độ khác nhau; nhưng khi chúng ta đòi hỏi cao quá, khiến việc làm của ta gây thiệt hại cho mình hay cho người khác thì được gọi là dục vọng, là lòng tham. Để giúp ta tránh cái đó, và cũng để hưởng hạnh phúc, các lãnh tụ tôn giáo chỉ cho chúng ta cách thức, hay con đường, để xử với chính mình và với người khác.
Suy xét về lời dạy của các Ngài để làm sao có hạnh phúc, tôi nghiệm ra rằng cho cùng một mục đích các Ngài chỉ cho ta cách làm khác nhau. Xin lấy một tình huống để so sánh. Anh Ba làm vỡ cái bình hoa bằng pha lê của tôi. Bình đẹp lắm, cô bạn gái tặng, và tôi rất thích nó! Bây giờ nó vỡ rồi! Tôi phải đối xử với anh Ba như thế nào đây? Luật pháp cho tôi quyền đòi anh ấy đền một cái bình khác.Thế nhưng các tôn giáo dạy khác.
Nếu theo đạo Phật, tôi được dạy hãy nhìn vào cái bình kia, mà không vào anh Ba, và nghĩ là mọi sự vật trên đời này đều trải qua bốn giai đoạn: thành – trụ – hoại – không. Nay cái bình ấy vỡ vì nó đã đến giai đoạn 3, là hoại. Ở đó tự nó, nó sẽ vỡ không cần anh Ba quơ tay vào. Nghĩ như thế tôi sẽ không còn căm giận anh Ba nữa. Anh ấy chẳng có lỗi gì. Chuyện đền bù theo luật pháp không còn quan trọng.
Nếu theo đạo Thiên chúa, tôi được dạy rằng anh Ba là anh em của tôi; tôi phải yêu anh ấy như chính mình. Tôi nhìn vào anh Ba. Lấy chính mình, nếu như tôi có làm vỡ cái gì của ai, tôi cũng mong họ không bắt tôi đền. Vậy anh Ba làm vỡ cái bình của tôi, tôi cũng không được bắt anh ấy đền. Suy nghĩ ấy cũng làm tôi không căm tức anh Ba nữa. Một đạo dạy nhìn vào cái bình, đạo kia dạy nhìn vào người; nhưng đều đưa đến một hiệu quả! Ta không phải tức giận ai thì đó là một hạnh phúc. Và đó là sự tha thứ. Nó nằm trong lòng ta, là “cái thắng” bên trong ta.
Chúng ta, mỗi người, đều có những khiếm khuyết, những lần sai phạm, bởi vì trong cuộc sống ta cần nhiều thứ, có nhiều nhu cầu. Abraham Maslow đã phân tích các nhu cầu ấy và thấy chúng chuyển dịch từ thấp lên cao theo năm bậc, hết bậc nọ đến bậc kia. Đó là nhu cầu:
(i) sinh lý ( ăn uống, nghỉ ngơi, chữa bệnh…);
(ii) an toàn ( sợ thất nghiệp, trộm cắp…);
(iii) tình cảm và được chấp nhận yêu đương, bạn bè, hội đoàn…);
(iv) được tôn trọng (được khen, được chú ý…);
cuối cùng được diễn đạt bản thân ( giác ngộ, đắc đạo).
Bốn nhu cầu đầu cần cho sự sinh tồn. Chỉ đến khi đạt đến nhu cầu bậc 5 người ta mới cảm thấy trọn vẹn ý nghĩa làm người của mình. Ở bậc đó họ là người có tên tuổi.
Để cho các nhu cầu từ bậc 1 đến bậc 4 được thỏa mãn, chúng ta phải tự làm một mình hay nhờ vả người khác. Những khi ấy chúng ta dễ dàng làm buồn lòng nhau, theo nhiều cách, khi vô tình, lúc cố ý. Nhu cầu ở bậc 1 và 2 đòi hỏi nhiều vật chất; bậc 3 và 4 đòi hỏi hành vi và có đi có lại. Chẳng hạn yêu đương thì “phải có nhau”; muốn được khen phải làm tốt…
Khi tìm cách thỏa mãn các nhu cầu của mình, mỗi người có thể có những động lực khác nhau; nhưng tựu trung lại có hai cái chính: làm vì mình – hay làm vì người.
Xin bàn sâu hơn về hai cái này. Mục đích cuối cùng của mọi người khi làm một việc gì là để sao có lợi cho mình, lợi đó có thể là vật chất hay tinh thần; ít người làm không; và dù có làm không thì cuối cùng cũng được khen ngợi, được nhớ ơn, dẫu mình không màng đến. Sở dĩ vậy là vì mỗi người trong chúng ta đều muốn được người khác nhìn nhận, và không muốn lòng mình bị áy náy với ai. Thậm chí, khi bị ngã mà được nâng dậy, thì không có thể làm gì được, ta vẫn sẽ nói cám ơn. Nhận được lời cám ơn, thì đó cũng là một mối lợi. Ta hiểu mối lợi rộng như thế vì đó là sự thật trong cuộc đời. Các nhà kinh tế cổ điển Anh coi con người là một người kinh tế (homo economicus)! Khi sống ta tìm mối lợi, nhưng làm cách nào để có? Xin giải trình.
Bạn gặp một người túng thiếu, anh A, và có thể cho anh ta vài đồng bạc. A sẽ được món kia, còn bạn được khen là người tốt. Vào trường hợp này, bạn có hai cách làm. Cách thứ nhất, bạn biết A đang thiếu, nhưng cũng biết A có mặc cảm là nghéo khổ và thường xấu hổ trước mặt người khác. Khi làm, bạn muốn tránh cho A không bị mặc cảm hay thấy xấu hổ. Bạn nghĩ đến lợi ích của A. Vậy bạn sẽ tìm cách đưa kín đáo, nói lời thắm thiết với A. Bạn đã làm vì người. Cách thứ hai, bạn muốn nhiều người biết mình tốt, muốn làm cho mình nổi. Bạn cũng đưa quà cho A nhưng sẽ nói oang oang, vừa khoe vừa đưa. Bạn chẳng hề nghĩ đến sự Xấu hổ của A. Bạn làm vì mình. Câu chuyện một công ty nào đó đấu giá mua bộ Tứ Linh 47 tỉ rồi biến luôn là cách làm này đấy. Nhưng nó xấu xa ở chỗ lợi dụng đấu giá từ thiện để lấy tiếng. “cái Thắng bên trong bị đứt”! Đến đây ắt có câu hỏi làm sao để có cái thắng kia?
Thưa nó được “lắp ráp chầm chậm” từ khi ta còn bé. Lúc ấy ta thường ăn tham; thấy trong mâm có món mình thích thì cứ gắp lia lịa, chẳng nghĩ đến ai! Mẹ ta khi ấy sẽ nắm tay ta lại và bảo “còn để cho người khác nữa chứ”. Vâng, đấy là bộ phận đầu tiên của cái thắng. Lớn lên, mẹ sẽ không giữ tay ta nữa mà bà chị sẽ lêu lêu để ta ngượng ngập. Sự xấu hổ chính là cái thắng bên trong ta. Và nó sẽ to dần. Nhiều tuổi hơn nữa ta sẽ được dạy bảo để sự xấu hổ biến thành sự tiết độ, hay sự tự chế. Tiết độ được định nghĩa từ xưa trong tiếng Hy Lạp là “sự chừng mực trong việc làm, trong suy nghĩ và trong cảm xúc”. Nó là đức hạnh, hay nhân đức, đã được nhìn nhận liên tục qua thời gian, trong các nền văn hóa khác nhau và là một trong bốn đức hạnh căn bản (khôn ngoan, công bình, can đảm , tiết độ) vì không có nó thì không giữ được các đức hạnh khác; bởi lẽ con người không tự kiểm soát mình được thì không thể giữ các đức tính kia. Để cho trẻ con thấm nhuần, giáo lý đạo Thiên Chúa dạy các em bảy tội gốc – hay bảy mối tội đầu. Đó là: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, giận hờn, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng. Phật giáo cũng có ngũ giới dành cho những ai phát nguyện tuân giữ tùy theo sức của họ. Tất cả cũng chỉ nhắm làm cho con người biết tự mình ngăn cản mình, không cần ai nhắc nhở, không sợ ai phê bình. Và từ xa xưa Platon đã nói: “Tiết độ không gì khác hơn là một trật tự, một cái phanh mà người ta đặt cho khoái lạc và đam mê của mình”.

NHỮNG MẢNH ĐỜI


Ôm di ảnh con, lang thang đêm lạnh HN

Không có tiền thuê trọ, giữa đêm Hà Nội lạnh thấu xương, người đàn bà đó ôm di ảnh con, lang thang suốt đêm, chờ đến khi trời sáng để vào dự tòa xử vụ giết con gái mình.