Hiển thị các bài đăng có nhãn lạc quan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lạc quan. Hiển thị tất cả bài đăng

Học làm người _ thợ sửa giày và nhà kinh doanh

THỢ SỬA GIÀY VÀ NHÀ KINH DOANH
Bài thơ ngụ ngôn “Anh thợ sửa giày và nhà kinh doanh” của văn hào Lã Phụng Tiên (Le savetier et le financier: Fables de la Fontaine, livre VIII, II) được nhiều người lưu ý, không phải chỉ vì văn chương hay của Lã Phụng Tiên, mà đặc biệt vì ý nghĩa gói ghém  trong bài thơ đó. Bài thơ này đã nói lên một khía cạnh của tiền bạc.

Học làm người _ đừng than tiếc những gì đã mất

ĐỪNG THAN TIẾC NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT
Ông Sunders kể: “Bấy giờ tôi chưa đầy 20 tuổi, mà đã biết lo sợ đủ thứ. Bài làm có lầm lỗi chỗ nào, tôi ngấm ngầm dày vò tôi cho đến khổ sở; gặp một kỳ thi, tôi thức thâu đêm để cắn móng tay, sợ mình bị rớt. Tôi sống để suy nghĩ những việc đã làm, để mà hối tiếc, đắn đo đến những câu đã nói, tự trách mình sao chẳng nói thế này thế nọ có hơn không?”

HỌC LÀM NGƯỜI _ giá trị của nụ cười

GIÁ TRỊ CỦA NỤ CƯỜI
Thực ra mỉm cười trước đau khổ không chỉ là lối sống đạo đức, mà còn là lối sống lành mạnh các thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên thi hành. Đặc biệt mỉm cười còn là một phương tiện hữu hiệu trong cuộc xã giao tiếp xúc. Do đó mà Fletcher đã có những nhận xét sau đây trong bài Giá trị của nụ cười”:

SỐNG LẠC QUAN _ hãy làm việc cho khuây khỏa

HÃY LÀM VIỆC CHO KHUÂY KHỎA
Cô Olga K. Jarvey chép lại chuyện đời cô như sau: “Tám năm rưỡi trước tôi bị ung thư, nó suýt làm cho tôi chết lần mòn. Những y sĩ tài giỏi nhất trong nước, tức là các bác sĩ ở dưỡng đường Mayo nói rằng tôi sẽ chết vì ung thư.

SỐNG HẠNH PHÚC

Can đảm nhận tình thế
không thay đổi được
Ông William H . Casselins thuật lại câu chuyện của ông như sau: “Ít lâu sau khi xung vào bộ đội canh phòng bờ biển, tôi bị đưa tới một nơi nguy hiểm nhất trên bờ Đại Tây Dương, lệnh trên bắt tôi coi việc vận tải chất nổ. Bạn thử tưởng tượng xem: tôi, một thằng bán bánh Bích quy, mà coi việc vận tải các chất nổ! Chỉ nghĩ tới phải đứng giữa hang ngàn tấn thuốc nổ T. N. N . cũng đủ làm cho một anh bán bánh lạnh xương sống rồi. Người ta dạy tôi việc trong có hai ngày, mà những điều chỉ bảo đó lại càng làm cho tôi sợ hơn nữa. Không bao giờ tôi quên đươc hôm bắt đầu nhận việc. 
"Trời u ám và lạnh lẽo. Tôi nhận đươc lệnh giữa trời, trên đập đá ở tại bờ biển Bayonne. Lệnh rằng: tôi phải coi một bọn năm người phu khiêng chất nổ vào khoang thứ năm trong chiếc tàu của chúng tôi. Bọn đó lưng dài vai rộng, nhưng không biết chút gì về các chất nổ hết. Thế mà họ phải vận tải những thùng chứa một tấn thuốc nổ T. N. T. Bấy nhiêu chất nổ đủ làm văng chiếc tàu cũ kĩ của chúng tôi lên tận mây xanh. Họ dùng hai sợi dây cáp để đưa thùng xuống tàu. Tôi luôn luôn lẩm nhẩm: “Nếu một trong hai sợi dây đó tuột tay, đứt!”. Trời oi! Lúc đó tôi mới sợ làm sao! Tôi run lên.
Miệng tôi khô, chân tôi quỵ, tim đập thình thình. Nhưng tôi không trốn đâu được! Trốn tức là đào ngũ, là nhục nhã cho tôi và cha mẹ tôi, là bị xử bắn nữa. Cho nên tôi không dám trốn. Tôi phải ở lại. Mắt tôi không rời những người phu, thấy họ khiêng những thùng thuốc nổ hờ hững mà lạnh xương sống. Chỉ vô ý một chút , chiếc tàu sẽ nổ tung lên.
Sau hơn một giờ kinh hãi, tôi mới bắt đầu suy nghĩ một chút. Tôi tự nhủ: “Cứ cho là chiếc tàu này sẽ nổ tung lên, thì đã làm sao? Ta sẽ chết tức tốc, có hay trước gì đâu? Chết cách đó giản dị quá, ờ, còn hơn là chết vì ung thư nhiều. Thôi đừng điên nữa. Ở đời ai mà khỏi chết? Ta đã phải làm việc đó, không thì bị bắn, vậy sao không ráng thích nó đi”.
Tôi tự nhủ như vậy hàng giờ và bắt đầu thấy dễ chịu. Sau cùng, tôi bắt tôi phải nhận một tình thế không thể thay đổi được và nhờ vậy tôi thắng được sự lo lắng, sợ sệt.
Tôi ghi tâm bài học ấy. Bây giờ mỗi lần lo nghĩ một điều gì không thay đổi được, tôi nhún vai nói: “Hãy quên nó đi” và tôi thấy phương pháp ấy rất công hiệu.    
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công