Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo dục _ Tam thiên tự Anh - Việt


Lục Bát Anh - Việt
(Hán - Việt thời xưa) Thiên: trời, Địa: đất, Vân: mây, 
: mưa, Phong: gió, Nhựt: ngày, Dạ: đêm.
(Anh - Việt ngày nay) Sky: trời, Earth: đất, Cloud: mây, 
Rain: mưa, Wind: gió, Day: ngày, Night: đêm.
Thi sĩ Tân Văn

Giáo dục _ lời yêu thương trên tấm khăn ăn


LỜI YÊU THƯƠNG
TRÊN TẤM KHĂN ĂN
Với những cuốn sách lý thú, những nụ cười vui vẻ và vòng tay dịu dàng của mẹ, tôi chưa bao giờ cảm thấy thiếu thốn một thứ gì.  
Caurie Anne Moner

Giáo dục _ làm sao để không tức giận con cái?

Làm sao để không tức giận con cái?

Mới đây, tôi cảm thấy những lần la hét và những cơn giận dữ của tôi không hề hiệu quả, hoàn toàn vô tác dụng.  
TRẦM THIÊN THU (ghi)

Giáo dục _ dạy trẻ nhận định và quyết định

Cách người Mỹ dạy trẻ em
Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời…

Giáo dục _ có nên giáo dục trẻ bằng iPad?

Có nên giáo dục trẻ nhỏ bằng iPad?

Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, nhiều gia đình ngày nay đã có IPad (máy tính bảng). So với máy điện toán nó tiện lợi hơn nhiều, lại nhanh, vừa tay cầm, mỏng, gọn và nhẹ. Chúng ta lại không cần qua vật trung gian là con chuột (mouse) và bàn phím (key board) mà dùng ngón tay chạm thẳng vào màn hình. Có thể gọi IPad là một phát minh kỳ diệu. Tuy nhiên, cái lợi, hại, hậu quả xấu hay tốt chưa được xác định hay nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng ta nên cẩn trọng hơn trong việc cho trẻ em sử dụng chúng.

GIÁO DỤC _ giáo dục cho ngày mai

GIÁO DỤC CHO NGÀY MAI
D – Nội dung giáo dục

Giáo dục _ khích lệ

CON NGƯỜI CẦN ĐƯỢC KHÍCH LỆ
Đang khi làm một việc gì, mà ta được người khác cổ vũ, khuyến khích, thì ta cảm thấy dễ dàng lướt thắng các trở ngại, như chán nản, mệt nhọc, lo sợ thất bại v.v… Sự cổ vũ này, nhiều khi còn có thể thay đổi cả một cuộc đời và giúp một số người tới thành công mỹ mãn. Sau đây là hai câu chuyện của hai đại văn hào nước Anh: Charles Dickens và H. G. Wells.

GIÁO DỤC _ khi bố mẹ là bụt chùa nhà

KHI BỐ MẸ LÀ ‘BỤT CHÙA NHÀ’
Gần đây, chị Hạnh, một chuyên viên tư vấn tâm lý ở Hà Nội, đang đau đầu vì không bảo được cô con gái mới lớn. Chị từng tư vấn cho nhiều tình huống hóc búa hơn, được khách hàng tín nhiệm, nhưng lại "mất thiêng" trước con gái của mình.

GIÁO DỤC _ cách thức vàng

GIÁO DỤC CON CÁI:
CÁCH THỨC "VÀNG"

(WHĐ) - Trong đời sống hôn nhân gia đình, con cái là bằng chứng và biểu hiện của tình yêu vợ chồng. Con cái chính là cuộc đời, là tương lai của vợ chồng. Do vậy, việc sinh con và giáo dục con cái là bổn phận, trách nhiệm của cả vợ và chồng. Chính vì thế cả hai cần phải có sự đồng nhất trong quan điểm cũng như cách thức giáo dục con cái.

Học làm người _ sửa dạy người

RĂN DẠY NGƯỜI CHO CÓ KẾT QUẢ
Vì nhiệm vụ cũng như vì công ích, ta phải răn dạy, khuyên nhủ, có khi ta buộc lòng phải nói tới khuyết điểm để người ta cảnh giác, sửa mình. Nhưng làm công việc đó với lòng thương yêu chân thành, mới có kết quả và mới cảm phục được lòng người. Có thể sửa phạt người khác, mà vẫn làm cho họ có cảm tình với mình.
Quý Cao làm quan sĩ sư nước Vệ, có làm án chặt chân một người.
Sau nước Vệ loạn, Qúy Cao chạy trốn, ra đến cửa thành gặp người giữ cửa thành, lại chính là người mình đã lên án chặt chân ngày trước.

GIÁO DỤC _ bi hài cho con đi học trại hè

Bi hài cho con đi học trại hè

Nghe tiếng cậu con trai 12 tuổi nức nở trong điện thoại, cầu xin được về nhà, chị Phượng tá hỏa, vội vã đi đón con, sau 3 ngày gửi cháu tới thiền viện học Phật pháp.

VỊ THÁNH TRONG NGÀY

Thánh Mađalêna Sôphi Barat

(1779 -- 1865)
S
inh ở Burgundy, nước Pháp, trong một gia đình trồng nho, Thánh Mađalêna được sự hướng dẫn chu đáo và rất kỷ luật của người anh ruột, tên Louis, sau này là linh mục. Trong thời kỳ Cách Mạng, anh Louis bị cầm tù và sau đó cùng với cô em gái trốn lên Balê, là nơi thánh nữ được học hỏi về tôn giáo.
Mađalêna ao ước phục vụ Thiên Chúa qua tính cách của một trợ sĩ dòng Camêlô. Nhưng đó không phải là ý Chúa. Một nhóm linh mục người Pháp thuộc tu hội Thánh Tâm muốn thành lập một tu hội nữ để giáo dục các cô gái, và Cha Varin, người trưởng nhóm nghe biết về Mađalêna, do đó vào năm 1800, cha đã chấp nhận Mađalêna cùng với ba người khác như các nữ tu và giao cho họ công việc thiết lập một tu hội giáo dục. Nhà trường đầu tiên của Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu được thành lập ở Amiens năm 1801.
Sau một năm hoạt động, Mađalêna được chọn làm bề trên dù lúc ấy mới 23 tuổi -- trẻ hơn các nữ tu khác, và sơ đã điều hành tu hội trong vòng 63 năm kế tiếp.
Tu hội phát triển trên toàn nước Pháp, hấp thu các nữ tu thuộc tu hội Thăm Viếng ở Grenoble (trong số đó có Chân Phước Philippine Duchesne, là người đưa tu hội sang Hoa Kỳ năm 1818), và Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được Ðức Giáo Hoàng Lêô XII chính thức công nhận vào năm 1826.
Năm 1830 đệ tử viện của Tu Hội ở Poitiers bị lực lượng cách mạng đóng cửa, và Sơ Mađalêna đã thành lập một đệ tử viện khác ở Tân Tây Lan.
Cho đến khi ngài từ trần, ngày 21 tháng Năm 1865 ở Balê, tu hội đã thành lập được 105 trường trong 12 quốc gia.
Ngài được phong thánh năm 1925.

Lời Trích

Thánh Mađalêna Barat thường nói với các nữ tu trong tu hội, "Sự cần cù làm việc, là kẻ thù của linh hồn bất toàn, đem lại kết quả dồi dào cho những ai yêu mến Thiên Chúa."

GLCG _ 10 điều răn _ thay lời tựa

THAY LỜI TỰA

Sau cơn giông bão, bác tiều phu nhặt được một quả trứng đại bàng trên núi cao. Bác đưa trứng về bỏ vào ổ gà đang ấp sau vườn. 
Nở ra cùng đàn gà, đại bàng con chạy theo gà mẹ ra vườn, bới giun tìm dế cùng đàn gà con.
Rồi cứ thế mà lớn lên. Chẳng mấy chốc… nó về già. Một hôm, nhìn lên trời cao, nó thấy một cánh chim hùng dũng oai phong bay lượn giữa bầu trời lộng gió, thỉnh thoảng lại nhịp cánh một cái.
Nó ngạc nhiên hỏi bạn: “Cái gì vậy?” Bạn nó trả lời: “Đó là đại bàng – vua các loài chim! Đại bàng thuộc về trời cao, còn bọn mình thuộc về mặt đất. Bọn mình chỉ là gà!”
Nó vỗ cánh bay thử, đập túi bụi... và ngã nhào xuống đất vì chẳng quen bay... Thế rồi... nó yên phận cắm cúi bới giun tìm dế bên đống rác cuối vườn, đinh ninh: “Trời cao không phải là nhà của mình.”
***
“Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô,
nên hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới,
nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa.”

(Cl 3,1-2)


Lm. Gioan Vianney Trần Vũ Hoàng Chương

HOME  

GIÁO DỤC _ giúp trẻ độc lập

GIÚP TRẺ ĐỘC LẬP

Tại sao trẻ luôn muốn cha mẹ làm điều gì đó cho chúng? Làm sao giúp chúng có tính độc lập, không ỷ lại?
Bé Minh, 4 tuổi, là một đứa bé thành thạo và năng động. Vấn đề là nó không chịu tự làm. Chị Kim, mẹ bé Minh, nói: “Nó không chịu mặc áo, dọn dẹp đồ chơi, thậm chí còn tè ra quần!”.
Khi trẻ tự làm có thể trẻ sợ làm sai, hoặc muốn được chú ý nhiều. Cũng có thể trẻ chỉ quen người khác làm giúp nên lười biếng và ỷ lại vào người khác. TS Becky Bailey, tác giả cuốn Easy to Love. Difficult to Discipline, nói: “Bất kỳ lý do gì thì trẻ cũng sẽ khá hơn nếu trẻ được giúp sống độc lập hơn. Hãy thử áp dụng 3 quy luật này:
Khuyến khích. Chẳng hạn cha mẹ có thể nói: “Con mang một chiếc trước, rồi mang chiếc kia sau”. Sau đó hãy khuyến khích: “Giỏi quá, con tự mang giày được rồi đó!”.
Gợi lòng tự ái. Lúc yên tĩnh, hãy bảo trẻ nói ba điều mà nó có thể tự làm. Sau đó bảo trẻ thực hiện điều trẻ vừa nói. Nếu trẻ ngần ngại, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện.
Vui chơi. Trẻ muốn cha mẹ chú ý, đó là yêu cầu của nó được bảo đảm. Nhưng nếu trẻ muốn cha mẹ chơi với nó, hãy dành chút thời gian chơi với nó rồi nhẹ nhàng phân tích để trẻ dần hiểu giá trị của tính độc lập.
Nhiều cha mẹ nói con cái họ không biết làm cái này, cái nọ. Họ nuông chiều con cái mà cứ tưởng là thương chúng, và rồi lại than phiền và so sánh con mình với con người khác. Hãy nhớ rằng không ai sinh ra đã biết làm thành thạo, cần phải có thời gian và nỗ lực bản thân để tự hoàn thiện. Không biết làm và lười biếng hoặc ỷ lại là những điều khác nhau. Không biết mà không chịu làm thì không bao giờ biết, và tất nhiên không thể thành thạo.
Văn ôn, võ luyện. Ngay cả những kỹ năng mà chúng ta gọi là năng khiếu hoặc thiên phú, nếu không tích cực trau dồi thì cũng sẽ mai một. Không biết mà chịu khó trau dồi thì cũng sẽ khá hơn. Thiên tài thần đồng âm nhạc Wolfgang Mozart (27/1/1756 – 4/12/1791) là nghệ sĩ dương cầm lúc 6 tuổi và là nhà soạn nhạc tài danh lúc 18 tuổi, nhưng ông chỉ khá hơn sau khi được học thêm về âm nhạc. Học và hành rất quan trọng, nhất là với trẻ.
Hãy dạy trẻ biết sống độc lập để lợi ích cho chính bản thân chúng và không là gánh năng của người khác. Cái gì cũng có thể trở thành thói quen, vấn đề đó là thói quen tốt hay xấu.
Với người Công giáo, dạy trẻ độc lập về tín ngưỡng cũng là điều quan trọng: Dạy trẻ biết cầu nguyện và cảm tạ Chúa, cầu nguyện không chỉ cho riêng mình, cho gia đình, cho dân tộc,… mà còn cầu nguyện cho những người khác dù có vẻ “không liên quan” tới mình – chẳng hạn các nạn nhân sóng thần, động đất, lũ lụt, tai nạn, cầu nguyện cho các linh hồn và cho người mới qua đời mà mình biết, dù chỉ khi đi đường nhìn thấy. 
 
Đó là tình hiệp thông của 3 giáo hội (vinh quang, chiến đấu, và đau khổ). Hãy khuyến khích trẻ biết cảm nhận về Lòng Thương Xót Chúa qua cuộc sống đời thường, và còn nhiều điều khác cần thiết cho đời sống đức tin của một con người…
Trầm Thiên Thu 4/14/2011 

5 phút cho Chúa _ bảo vệ tương lai


26/02/11                                                        thỨ BẢY TUẦN 7 TN
                                                                                       Mc 10,13-16
BẢO VỆ TƯƠNG LAI
“Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.” (Mc 10,16)

GIÁO DỤC _ Dạy con theo tính khí


Dạy con theo tính khí
Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra băn khoăn khi tìm biện pháp tác động đối với những đứa con trong gia đình có biểu hiện tính khí (hay còn gọi là khí chất) khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Làm thế nào để có cách giáo dục phù hợp với tính khí của từng đứa trẻ?

giáo dục _ khi con trẻ đua đòi

KHI CON TRẺ ĐUA ĐÒI

Có thể nói nhiều bậc phụ huynh đều không hài lòng, nếu không nói là khó chịu, bực tức khi thấy con trẻ có những phục trang quá thoải mái, hớ hênh, khêu gợi. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải cha mẹ nào cũng biết cách giúp trẻ điều chỉnh thị hiếu thẩm mĩ sao cho đứng đắn phù hợp với lứa tuổi, và văn hoá truyền thống cũng như đời sống kinh tế của từng gia đình. 

GIÁO DỤC _ hạn chế tính háo thắng

Giúp trẻ hạn chế tính háo thắng


Ngày nay, các gia đình thường chỉ có một hoặc hai con. Con cái ít, điều kiện kinh tế khá hơn nên các “cô chiêu, cậu ấm” thường được cha mẹ đáp ứng mọi nhu cầu.