Hiển thị các bài đăng có nhãn tn22. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tn22. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ cất bước ra đi


02/09/09                                  THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
                                                                                            Lc 4,38-44
CẤT BƯỚC RA ĐI
“Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó.” (Lc 4,43)
Suy niệm: Trong cuốn Nhật Ký Truyền Giáo, cha Piô Ngô Phúc Hậu chia sẻ: “Mình chủ trương rằng người truyền giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi. Đi để thấy mình phải làm gì, phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào. Đức Giê-su đã đi và đi không ngừng. Thánh Phao-lô cũng thế.” Quả vậy, người truyền giáo không được an phận thủ thường mà phải chấp nhận một cuộc sống đầy rủi ro và sóng gió, phải ra đi để có thể loan báo Tin Mừng. Người truyền giáo phải hiện diện và tiếp xúc với anh chị em lương dân, cụ thể là chính trong môi trường mà bạn đang sống và làm việc. Chính sự hiện diện và tiếp xúc mới nảy sinh tình yêu bởi vì không có tình thương yêu thì không thể truyền giáo được.

5 phút cho Chúa _ lời uy quyền


01/09/09                                                         THỨ BA TUẦN 22 TN
                                                                                            Lc 4,31-37
LỜI UY QUYỀN
“Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông… Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa.” (Lc 4,34)
Suy niệm: Mọi người ở hội đường sửng sốt về cách giảng dạy đầy uy quyền của Chúa Giêsu. Khác với các kinh sư, Ngài không trích dẫn các bậc thầy nổi tiếng, nhưng đưa ra ý kiến độc lập và tích cực của mình về vấn đề giải thích và áp dụng Luật. Lời uy quyền ấy lại được minh chứng bằng phương cách trừ quỷ độc đáo. Trong khi các thầy trừ quỷ xua đuổi quỷ bằng các câu thần chú, lời gào thét, hoặc nghi lễ có tính ma thuật, Ngài chỉ cần một lời, lời ngắn gọn, nhưng đầy sức mạnh, đã khiến quỷ phải vâng phục. Phản ứng yếu ớt của quỷ -kêu la van nài- cho thấy chúng hiểu rằng khi Đấng Thánh xuất hiện, chúng chỉ còn một con đường tháo lui. Quả vậy, ánh sáng và tự do của Đấng Thánh này đi đến đâu, bóng tối và sự áp chế của ma quỷ trên con người lùi bước đến đấy.

5 phút cho Chúa _ sống luật là yêu thương


06/09/08 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
                                                                                                          Lc 6,1-5
SỐNG LUẬT LÀ YÊU THƯƠNG
“Tại sao các ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát?” (Lc 6,2)
Suy niệm: Người sống luật Chúa là người biết sống yêu thương, vì: “Tất cả đường lối Chúa đều là yêu thương và thành tín đối với ai giữ giao ước và lề luật Chúa” (Tv 25,10). Hay nói như Thánh Phaolô: “Yêu thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10). Người Pharisêu trong bài Tin Mừng hôm nay quên mất chân lý ấy, khi họ “vạch luật tìm lỗi,” có ít xít ra nhiều. Việc bứt vài hạt lúa bị giải thích là gặt lúa; chà xát hạt lúa trong tay bị coi là xay lúa... Đang khi ấy, luật Do Thái lại cấm gặt và xay lúa trong ngày Sabát. Họ cũng quên nhìn thấy các môn đệ Đức Giêsu đang đói lả, theo nhu cầu tự nhiên, cần chút lương thực cầm chừng. Như vậy, thay vì diễn tả tình yêu thương, luật Chúa trở thành phương tiện để người Pharisêu kết tội người anh em.

5 phút cho Chúa _ nếm cảm niềm vui Nước Trời


05/09/08 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
                                                                                                     Lc 5,33-39
NẾM CẢM NIỀM VUI NƯỚC TRỜI
“Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ?” (Lc 5,34)
Suy niệm: Hơn mười năm về trước quốc vương xứ Brunei đã tổ chức tiệc cưới vô cùng linh đình cho công chúa. Cô dâu xinh xắn với bó hoa có một không hai: cành bằng bạch kim, lá bằng vàng, và hoa được trang điểm bằng kim cương và đá quý. Người ta đã có nhiều sáng kiến để đám cưới được tổ chức cách long trọng. Điều này không lạ bởi vì trong các tiệc tùng của con người, tiệc cưới là tiệc vui vẻ nhất. Đức Giêsu cũng muốn dùng hình ảnh tiệc cưới để diễn tả hạnh phúc Nước Trời mà Ngài đem đến cho nhân loại, một hạnh phúc trọn vẹn và kéo dài vĩnh viễn. Trong tiệc cưới ấy, chú rể là Đức Giêsu và cô dâu là tất cả nhân loại. Sống trong tiệc cưới Nước Trời, với sự hiện diện của chàng rể Giêsu, nhân loại được mời gọi phải có tâm tình xứng hợp: vui tươi, hạnh phúc của người được yêu và đang yêu.

5 phút cho Chúa _ là người thu phục người ta


04/09/08 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN                     Lc 5,1-11
LÀ NGƯỜI THU PHỤC NGƯỜI TA
“Đừng sợ, từ nay anh em sẽ là người thu phục người ta.” (Lc 5,10)
Suy niệm: Ba năm trước, tại WYD05 (Đại hội Giới Trẻ thế giới), cô gái Mỹ Maria cầu nguyện trong một nhà thờ ở Koln. Chị chợt cảm xúc trước tình yêu Chúa, nước mắt lăn dài. Một nữ tu ở hàng ghế bên kia chạy đến an ủi. Maria cám ơn và nói: “Không có gì phải lo khi có những giọt nước mắt chảy ra vì Giêsu.” Sau đó, Maria mới biết rằng nãy giờ nữ tu kia đang cầu nguyện cho mình. Năm nay tại WYD08, nữ tu Maria quỳ cầu nguyện trong một nhà thờ ở Sydney, cũng với mong ước đánh động một tâm hồn đang ngồi ở hàng ghế bên kia. Theo Chúa là trở thành người thu phục người ta, không phải về cho mình, nhưng về cho Chúa. Việc thu phục ấy có thể bằng lời cầu nguyện sốt sắng như hai chị nữ tu trên đây, hoặc bằng hoạt động tông đồ như bao giáo dân, tu sĩ, và linh mục đang triển khai khắp chốn.

5 phút cho Chúa _ mỗi ngày một niềm vui


03/09/08 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN                                         
Th. Ghêgôria Cả, giáo hoàng                                                  Lc 4,38-44
MỖI NGÀY MỘT NIỀM VUI
“Sáng ngày, Người đi ra một nơi hoang vắng.” (Lc 4,42)
Suy niệm: “Một ngày như mọi ngày” là điệp khúc của một bài hát, nhưng cũng là điệp khúc của cuộc sống đời thường. Sáng dắt xe ra, chiều dắt xe về. Sáng đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, tối lo cơm nước cho chồng con. Lắm lúc ta ngán ngẩm vì cuộc sống đơn điệu được lặp lại hằng ngày, với những công việc xưa như trái đất, cùng với những khuôn mặt quen thuộc như lòng bàn tay. Thế nhưng, đọc bài Tin Mừng hôm nay, nhìn vào một ngày hoạt động của Đức Giêsu ở Caphácnaum, hay rộng hơn, một ngày sống tiêu biểu của Ngài, ta khám phá ra một bí quyết hạnh phúc. Ngày sống của Ngài gồm có: ban ngày rao giảng hoạt động, ban tối cầu nguyện. Hoặc ban tối chữa bệnh, sáng sớm cầu nguyện. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt ngày sống của Ngài là tâm tình hiếu thảo gắn bó với Chúa Cha và tấm lòng yêu thương con người.

5 phút cho Chúa _ sử dụng quyền lực


02/09/08 THỨ BA TUẤN 22 TN
                                                                                                     Lc 4,31-37
SỬ DỤNG QUYỀN LỰC
“Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất.” (Lc 4,36)
Suy niệm: Quyền lực được hiểu như là khả năng phân bổ các nguồn lực, đưa ra các quyết định, và buộc người khác phải thi hành. Quyền lực cần thiết cho đời sống chung, trong gia đình hay ngoài xã hội, giúp cho tập thể vận hành ổn dịnh và phát triển. Thế nhưng, quyền lực tựa như con dao hai lưỡi sắc bén, người ta có thể dùng nó để phục vụ cho công ích, cũng như có thể dùng nó mưu cầu lợi ích cá nhân, hãm hại người khác và phá hoại tổ chức mà mình nắm quyền. Trong bài Tin Mừng hôm nay, ma quỉ dùng uy quyền để bóp nghẹt tự do của người bị nó nhập vào, đẩy họ xa lìa Thiên Chúa. Trong khi đó Chúa Giêsu dùng uy quyền để giải thoát anh ta khỏi vòng cương tỏa của ma quỉ, cho anh được tự do của người con cái Chúa.

5 phút cho Chúa _ sống theo Thần Khí


01/09/08 THỨ HAI TUẦN 22 TN
                                                                                                     Lc 4,16-30
SỐNG THEO THẦN KHÍ
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi... để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.” (Lc 4,18)
Suy niệm: Một nhóm bạn trẻ ở giáo xứ Fairbanks (Mỹ) đi dự WYD08 (Đại hội Giới Trẻ thế giới) ở Sydney (Úc). Điều lệ của nhóm là bỏ điện thoại di động và ipod (máy nghe nhạc cá nhân) ở nhà. Anh trưởng nhóm nói: “Chúng ta phải bỏ những thứ kỹ thuật cao ấy ở nhà, để có thời gian suy nghĩ xem chúng ta đến Sydney để làm gì.” Một thành viên 16 tuổi chia sẻ: Điều lệ này như cơn ác mộng với em, nhưng sau vài ngày sinh hoạt chung vui vẻ, em cảm thấy không cần những vật dụng ấy nữa. Để đón nhận Thần Khí, cả nhóm phải chấp nhận từ bỏ và mở rộng cõi lòng để Thần Khí có đất dụng võ. Cơ bản của việc từ bỏ là loại trừ cung cách sống theo tính xác thịt vốn đối nghịch với Thần Khí. Mở rộng cõi lòng qua thái độ tích cực sẵn sàng vâng theo sự hướng dẫn của Ngài.

5 phút cho Chúa _ ngày sinh nhật, ngày nhớ ơn

Thứ Bảy 08/9/07
Sinh nhật Đức Maria
NGÀY SINH NHẬT, NGÀY NHỚ ƠN
“Này ông Giuse, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.” (Mt 1,16.18-23)
Suy niệm: Khác với thế hệ cha anh, giới trẻ Việt Nam hiện nay chú ý đến ngày sinh nhật của mình. Dịp này, họ được cha mẹ, bạn bè trao những món quà và những lời chúc mừng tốt lành nhất. Ngày được sinh ra trên cõi đời là ngày hạnh phúc. Thánh Kinh cho thấy rõ ràng có bàn tay của Thiên Chúa trong sự kiện chào đời của Môi-sen, của Sa-mu-en, của Sam-son, của Gioan Tẩy giả,… và nhất là của Đức Giêsu. Thật ra, điều này đúng cho hết tất cả mọi người, không trừ ai; vì mọi người, không trừ ai, đã được chính Chúa đưa từ hư không vào hiện hữu. Như lời Kinh Cám Ơn ta thường đọc: “Con cám ơn Đức Chúa Trời… chẳng để con không đời đời mà lại sinh ra con, cho con được làm người…” Quả thật, hồng ân sự sống, tức hồng ân ‘được sinh ra làm người’, là ân huệ đầu tiên và căn bản nhất mà mỗi người chúng ta lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa, do tình yêu tuyệt đối nhưng không của Ngài. Tình yêu nhưng không, vì ta chưa hề hiện hữu để có thể làm cái gì đó đáng cho Ngài yêu ta cả!

5 phút cho Chúa _ đổi mới cách trung dung

Thứ Sáu 07/9/07
ĐỔI MỚI CÁCH TRUNG DUNG
“Rượu mới đổ vào bầu da mới.”(Lc 5,33-39)
Suy niệm: Đức Hồng Y Lustiger, nguyên tổng giám mục Paris, vừa qua đời. Ngài là một khuôn mặt sáng chói của Giáo Hội Pháp, được ca ngợi như là “người của truyền thống và của canh tân… Ngài đã thành công lớn trong việc tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 1997, biểu tượng cho sự đổi mới không mặc cảm trong Giáo Hội...” (x. Vietcatholic 8.8.2007). Những nhận xét trên về Đức Hồng Y Lustiger như một minh hoạ cho sứ điệp Tin Mừng hôm nay. Đổi mới để thích nghi và đáp ứng cho hoàn cảnh mới là qui luật tất yếu của cuộc sống và mọi cơ chế, nếu ta không muốn phá hư cả ‘rượu’ lẫn ‘bầu da’. Đức Giêsu xuất hiện trong tôn giáo và xã hội Do Thái như một nhà canh tân triệt để; và “Người đã bị từ khước không phải vì Người mang đến tin mừng mà vì Người mang đến tin mới mẻ” – theo cách nói của Cha A. de Mello.

5 phút cho Chúa _ dựa vào lời Thầy


Thứ Năm 06/9/07                                                                       
 DỰA VÀO LỜI THẦY
“Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới. ” (Lc 5,1-11)
Suy niệm: “Không thầy đố mày làm nên.” Phêrô cho thấy ông rất ý thức sự thật này qua lời tuyên bố đầy xác tín: “chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà chẳng được gì, nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Ông gác qua kinh nghiệm đánh cá rất dày dạn của mình và nghe theo lời Thầy trong chính chuyện… đánh cá! Phêrô đã thể hiện cái tâm “tầm đạo” của ông bằng thái độ cởi mở, hoàn toàn phá chấp, sẵn sàng lắng nghe. Và ông trúng đậm: một mẻ cá đầy đến gần rách cả lưới! Nhưng đó mới chỉ là ‘khúc dạo đầu’ có tính tượng trưng thôi; từ đây Phêrô bỏ mọi sự mà theo Đức Giêsu và rồi ông sẽ trở thành một tay ‘đánh lưới người’ cự phách. Từ đây, ông lấy lời của Thầy làm động lực và điểm tựa cho cả cuộc đời ông.

5 phút cho Chúa _ còn nữa và còn nữa


Thứ Tư 05/9/07
CÒN NỮA VÀ CÒN NỮA
“Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó.” (Lc 4,38-44)
Suy niệm: Loan báo Tin Mừng là công cuộc của mọi người tin – vì một đức tin đáng sống thì nhất thiết cũng là một đức tin đáng chia sẻ! Mặt khác, loan báo Tin Mừng là công cuộc hướng đến mọi người, không trừ ai. Đã qua rồi thời kỳ đóng khung, loại trừ (exclusive). Ngày nay, bối cảnh đa nguyên văn hoá càng thúc đẩy một thái độ bao hàm (inclusive) nơi những tác nhân loan báo Tin Mừng. Không thể tiếp tục cho rằng văn hoá của mình là nhất rồi đem áp đặt lên kẻ khác, coi như mình đang ‘làm ơn’ cho họ, và coi như đó là phần thiết yếu để có thể truyền bá Phúc Âm! Lịch sử cho thấy cách làm ấy chỉ đem lại tin buồn thay vì tin mừng. Ngay hai chữ “truyền giáo” trong Việt ngữ thật ra cũng không phản ảnh mấy sứ mạng của Đức Giêsu Nadarét. Người loan một Tin Mừng và Người dạy một đạo để sống Tin Mừng ấy đúng hơn là Người truyền bá một tôn giáo. Và phương thức sứ mạng của Người là: đi đến, hiện diện, chữa lành, và hoà giải.

5 phút cho Chúa _ lời có uy quyền


Thứ Ba 04/9/07
LỜI CÓ UY QUYỀN
“Người xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Ga-li-lê, và ngày sa-bát, Người giảng dạy họ. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền.” (Lc 4,31-37)
Suy niệm: Chúng ta sửng sốt và thán phục những bước tiến kỳ diệu của khoa học kỹ thuật hôm nay, những kỳ quan thiên nhiên và nhân tạo trong thế giới, những người đẹp ‘đổ nước nghiêng thành’ giành vương miện trong các cuộc thi hoa hậu đỉnh cao, những bàn thắng ‘để đời’ của các cầu thủ ‘Quả Bóng Vàng FIFA,” và vô số thứ khác … Nhưng có lẽ chúng ta ít thực sự sửng sốt trước con người Đức Giêsu và những lời giảng dạy của Người như được trình bày trong các Sách Tin Mừng. Nếu vậy, hẳn là bởi vì chúng ta chưa cảm nhận được uy quyền toát ra từ chính Chúa và Lời của Chúa. Thế rồi đến lượt mình truyền giảng Lời Chúa, lời rao giảng của chúng ta khó đủ ‘lực’ để đánh động các tâm hồn.

5 phút cho Chúa _ để Tin Mừng giải thoát bạn

Thứ Hai 03/9/07
T.Grêgôriô Cả Giáo hoàng
ĐỂ TIN MỪNG GIẢI THOÁT BẠN
“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi… để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.” (Lc 4,16-30)
Suy niệm: Có một thời, mỗi khi mở nắp chai bia hay bật nắp lon nước ngọt, khách hàng hồi hộp xem được trúng món gì? Xe hơi, xe đạp, hay dàn máy vi tính? Còn nhớ một dạo, báo chí nói nhiều đến hệ thống bán hàng “đa cấp” mà thực tế là một kiểu lường gạt. Đau đớn là trong số người bị lừa, có cả bạn thân, bồ bịch, cha mẹ! Ngẫm cho cùng thì không riêng chi khách hàng uống bia hay người bán hàng đa cấp, mà hầu như tất cả chúng ta đều đang bị quay vòng theo một quỹ đạo nào đó, đang tự nguyện giam mình trong một thứ ngục tù đam mê, hay đang mù quáng chạy theo những thế giới ảo nào đó. Đức Giêsu, ngay trong bài diễn văn đầu tiên, đã cho thấy đường hướng sứ mệnh của Người: đem Tin Mừng cho người nghèo, cụ thể là tha cho người bị giam cầm, làm sáng mắt người mù, trả tự do cho người bị áp bức. Thế nhưng, Tin Mừng chỉ có thể là Tin Mừng cho người muốn nghe, cho người biết nhận thức sự thật rằng mình là người nghèo và cần được Giêsu cứu độ.

5 phút cho Chúa _ truyền giáo nơi quê hương


31/08/09                                                       THỨ HAI TUẦN 22 TN
                                                                                            Lc 4,16-30
truyỀn giáo nơi quê hương
Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. (Lc 4,16)
Suy niệm: “Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát.” Chúa Giêsu không phải là “người xa lạ”:
- Ngài không xa lạ với dân tộc, với người đồng hương của Ngài. Nhưng cũng chính vì tưởng rằng mình đã quá biết Ngài nên những người Do Thái đã không nhận ra con người đích thực và sứ điệp của Đức Kitô.
- Ngài càng không xa lạ với việc nói Lời Chúa cho dân tộc mình. Ngài đến để làm “ứng nghiệm Lời Kinh Thánh” là “loan báo Tin Mừng” cho người đồng hương của Ngài. Tiếc thay, cũng như nhiều người Do Thái khác, họ thích “tìm dấu lạ”, “tìm của ăn hay hư nát” nên đã không lĩnh hội được sứ điệp của Ngài.

Daily reflection _ we should follow as he follows

WE SHOULD FOLLOW AS HE FOLLOWS
We pray for and work for the realization in ourselves of Jesus Christ demanding ideals.  
Deacon John Ruscheinsky

Tìm hiểu Lời Chúa _ thứ bảy tuần 22 thường niên

THỨ BẢY SAU CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN
NĂM CHẴN
1 Cr 4,6b-15; Lc 6,1-5

Mark Link _ Lời Chúa thứ bảy tuần 22 thường niên

TUẦN 22 – THỨ BẢY
Bài đọc 1 năm lẻ
“Xưa kia anh em là những người xa lạ, là thù địch của Thiên Chúa… Nhưng nay nhờ Đức Giê-su là con người bằng xương bằng thịt đã chịu chết, Thiên Chúa cho anh em được hoà giải với Người.” (Cl 1,21-22)

Daily reflection _ new beginnings

NEW BEGINNINGS
It was actually easier to be precise about fasting than it was to love God with one's whole being and to love one's neighbor as Jesus did.
Deacon John Ruscheinsky

Mark Link _ Lời Chúa thứ sáu tuần 22 thường niên


TUẦN 22 – THỨ SÁU
Bài đọc 1 năm lẻ
“Chúa Kitô là hình ảnh Thiên Chúa vô hình.” (Cl 1,15)
Adlai Stevenson rất thích cậu truyện này: Có một cô bé đang ngồi trên sàn bếp. Cô có một hộp chì màu và đang bận vẻ hình người. sau một lúc mẹ cô hỏi: “Con đang vẽ ai thế?” Cô bé trả lời một cách rất tự tin: “Hình Thiên Chúa mẹ ạ.” Mẹ cô nói: “Nhưng mà không ai biết được Thiên Chúa như thế nào!” cô bé đáp: “Họ sẽ biết được Ngài khi con vẽ xong.”