Hiển thị các bài đăng có nhãn tiencua. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiencua. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ tiền của

Thứ Hai 22/10/07                                                                             
TIỀN CỦA
“Kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12,13-21)
Suy niệm: Đồng tiền liền khúc ruột. Chả thế mà người ta “lu bu tối ngày” để làm ra tiền. Có tiền đã khó, sử dụng đồng tiền càng khó hơn. Đồng tiền như thể có một ma lực khó kiềm chế. Nó gây ra điều tốt mà cũng có thể là căn cớ cho điều ác. Chúa Giêsu cũng hay đá động đến chuyện tiền bạc. Ngài không chỉ vẽ cách làm giàu, nhưng dạy cách sử dụng tiền của một cách khôn ngoan. Người giàu trong bài Phúc Âm đáng trách không phải vì ông ta giàu hay là làm ăn gian giảo, nhưng vì ông nghĩ rằng mình có tiền mua tiên cũng được: ông chỉ lo tích trữ rồi hưởng thụ mà không lo tìm Nước Thiên Chúa. Lối sống như thế, Chúa Giê-su gọi là thiếu khôn ngoan.
Mời Bạn: Xã hội ngày nay có xu hướng đánh giá con người theo khả năng tài chính. Đồng tiền đang được đề cao. Tiền có thể trở thành một ông chủ và biến ta thành tên nô lệ cho nó. Nếu không cảnh giác, chúng ta sẽ dễ dàng đầu tắt mặt tối làm ra thật nhiều tiền của, rồi chạy đua theo việc mua sắm tiêu dùng mà xao lãng làm cho thêm đậm đà tình Chúa, vun đắp cho ấm áp tình người. Kitô hữu không khinh chê tiền của, nhưng biết rõ giới hạn và nhất là mối đe doạ của nó.
Tự hỏi: Trước nạn lừa đảo, tình trạng bóc lột áp bức bất công trong xã hội, bạn nghĩ gì và làm gì?
Sống Lời Chúa: Dù thu nhập của bạn có thế nào đi nữa, ít nhất bạn cũng có thể trích một khoản tiền bằng “đồng tiền của bà goá” trong Phúc Âm để dành vào việc chia sẻ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, cũng như đồng tiền phải sinh lời, xin Chúa giúp con biết dùng của cải Chúa ban để sinh lời cho Nước Trời.

Spiritual readings _ "come to me"

"Come to me"
The treasures that God has hidden in the depths of our souls, whosoever discovers them and contemplates them becomes, indeed, a happy man.  
Fr. John Tauler, O.P.

5 phút cho Chúa _ vái 'bẫy' của tiền của


Thứ Ba 21/8/07
Th. Piô X
CÁI ‘BẪY’ CỦA TIỀN CỦA
 “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời… Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn ngưòi giàu có vào Nước Thiên Chúa.” (Mt 19,23-30)
Suy niệm: Đức Giêsu nói chuyện ‘con lạc đà và lỗ kim’ liền sau cái kết cục không vui của câu chuyện người thanh niên giàu có: “Người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.” Thật rõ, vấn đề không nằm ở chỗ người ta có nhiều tiền của, mà ở chỗ người ta bám víu vào tiền của; người ta lấy tiền của, chứ không phải Thiên Chúa, làm mối bảo đảm cuối cùng cho mình. Thật thế, trong dân gian vẫn thường nói của cải tiền tài làm mờ mắt người ta, để nhắc nhở chúng ta luôn tỉnh táo nắm lấy tiền của như một tên đầy tớ tốt, chứ đừng để nó trở thành một ông chủ khó tính xỏ mũi mình. Đức Giêsu cũng tuyên bố không ai làm tôi Thiên Chúa và tiền của cùng một lúc được. Hẳn nhiên, Người không có ý bần cùng hóa chúng ta, bắt ta phải sống lầm than túng thiếu. Điều mà chúng ta được mời gọi đó là một tinh thần ‘phá chấp’, siêu thoát, biết dùng tiền của như phương tiện để phục vụ cho cứu cánh cuối cùng là Thiên Chúa, chứ không ngược lại.

Sống đức tin _ tiền bạc - mối đe dọa truyền kiếp

Tiền bạc – mối đe doạ truyền kiếp
Aristotle cho rằng, tiền bạc chỉ là phương tiện hữu ích, nó chỉ có giá trị khi ta dùng nó để giúp ta đạt được những điều khác.
Thời xưa, các ẩn sỉ ra chợ bán hàng và dùng tiền để mua bánh mì. Nếu tiền còn dư, họ sẽ cho người nghèo hết, vì họ sợ rằng, mang tiền về sẽ làm cho họ hằng ngày bận tâm tới việc cất giữ chúng; và nguy hiểm hơn chính là họ dần dần đặt sự an toàn của mình vào số tiền trong kho đó thay vì là Chúa.

Lễ hiện xuống _ Thánh Thần, Đấng ban bình an

THÁNH THẦN, ĐẤNG BAN BÌNH AN
Tự thâm tâm sâu thẳm của từng người, cách này hay cách khác, mỗi người chúng ta đều khát khao hạnh phúc và một trong những dấu hiệu của một tâm hồn hạnh phúc, đó là sự bình an. Bình an là một cái gì không thể thiếu trong đời sống của con người. Vì thế, chúng ta tìm mọi cách để có được bình an. Trong quá trình tìm kiếm đó đã có không ít người nghĩ rằng: tiền bạc, danh vọng có thể đem lại cho họ hạnh phúc và sự bình an. Do đó, họ tìm mọi cách kiếm cho thật nhiều tiền, nhiều quyền. Đối với họ: “Đồng tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của ông già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý. Đồng tiền là hết ý”. Với sức mạnh của kim tiền, có những lúc, người ta có thể đổi trắng ra đen, nói trái thành phải. Họ nghĩ rằng có tiền, họ có thể mua được mọi sự kể cả hạnh phúc. Nhưng thực tế có đúng như vậy không?

NÓI VỚI CHÍNH MÌNH _ cơ cấu thái độ cần tiền

CƠ CẤU THÁI ĐỘ CẦN TIỀN
  Đối với tiền, người ta có nhiều thái độ. Nhưng cần tiền là thái độ được coi là thông thường nhất. Hiểu nó, có lẽ sẽ dễ hiểu các thái độ khác.
  Muốn biết, phải phân tách. Khi phân tách thái độ cần tiền, ta gặp hai yếu tố hiển nhiên, đó là con người như chủ thể và tiền như đối tượng. Cặp đôi này chưa cắt nghĩa được gì vì nó chưa phải là tất cả. Một ví dụ sẽ nâng đỡ những suy tư trừu tượng:
  Lúc nãy tôi đang ngồi ở bàn giấy, một người tới thăm. Họ tặng tôi 20.000 đồng. Cử chỉ hào hiệp của người khác làm tôi vui sướng. Tôi tính sẽ dùng tiền đó để mua sách. Nhưng sau nghĩ lại, tôi nhất định lấy tiền đó mua thuốc và gạo cho một người nghèo. Hy vọng họ sẽ khỏi bệnh. Họ sẽ có thể đi làm lại, gia đình họ sẽ bớt lo âu. Mấy đứa con họ may ra có thể tiếp tục học hành. Nhận được sự giúp đỡ này chắc họ vui lắm.
  Trước mắt tôi bây giờ là số tiền nói trên chỉ là một xấp giấy 500. Nhưng rõ ràng là tôi không nhìn vào xấp giấy đó như những tờ giấy có hình, có màu, có số. Tôi nhìn vào giá trị của nó. Gía trị của nó, là một thứ giá trị kinh tế, có thể mua một thứ đồ vật tương đương. Tôi nhìn vào giá trị này, nhưng để rồi lại vượt qua ngay. Vì đàng sau gói thuốc, bao gạo đã có những giá trị khác mà tôi nhắm tới. Đó là sự phục hồi sức khỏe của người bệnh. Tôi lại nhìn xa hơn giá trị đó nữa. Cái nhìn của tôi lướt từ giá trị này đến giá trị khác, để rồi nhòa đi trong một chân trời tương lai hạnh phúc hiện lên mơ hồ.
  Tôi coi mỗi giá trị tôi nhắm tới như một cái mốc để thể hiện đường đi lên. Nếu đạt được cái nào tôi sẽ mừng lắm. Nhưng tôi vẫn cảm thấy nó tương đối, tạm thời. Trong thỏa mãn như đã có mầm bất mãn. Thỏa mãn vì đạt được. Bất mãn vì chưa đủ. Mỗi giá trị đạt được lại gọi tới những giá trị khác xa hơn. Chung quy, chẳng qua những giá trị đó chỉ là những hình thức tôi coi như phần mảnh để xây dựng một hạnh phúc. Hạnh phúc lý tưởng này sẽ là đích điểm, nhưng đã là động lực thúc đẩy tôi đi từ khởi điểm của chuỗi dài các giá trị nối tiếp nhau.
  Như thế, trong thái độ cần tiền của tôi không những chỉ có sự đối chiếu giữa tôi là chủ thể và tiền là đối tượng, mà ngay trong chính đối tượng cũng đã có nhiều sự đối chiếu, đối chiếu giữa sự tôi mơ ước sẽ có, đối chiếu giữa thế giới thực tại với thế giới mơ ước của tôi mà tôi dự tính xây dựng bằng tiền, và đối chiếu chúng với hạnh phúc lý tưởng sau cùng.
  Tất cả những tương quan giữa các đối tượng đó được giàn trải ra trước ý thức, để chờ lựa chọn. Lựa chọn là việc của ý chí. Ý chí hành động một cách tự do không gì cưỡng bách được nó. Tuy nhiên sự lựa chọn của ý chí tự do không phải là hoàn toàn đứng ngoài mọi ảnh hưởng.
  Ảnh hưởng trực tiếp là lý trí. Lý trí phán đoán về đề nghị lựa chọn. Lý do đề nghị thường là những gì thực tiễn theo hoàn cảnh chính lúc đó và ngay chỗ đó, chứ không phải luôn luôn là những lý do xét theo lý thuyết và nguyên tắc bất định. Những lý do thực tiễn đó rất phức tạp, nào lý, nào tình, nào khách quan, nào chủ quan.
  Chính trong việc lý trí đề nghị và phán đoán đã có nhiều động lực ngầm hoạt động trong tôi, để những lý do đưa ra trở nên những lý do có tính cách quyết định. Những động lực đó là khuynh hướng, đam mê, tình cảm, tập quán... Chúng ngầm kéo lý trí và ý chí coi trọng lý do này, coi nhẹ lý do kia, để rồi sau cùng ý chí tự do của tôi sẽ lấy một lựa chọn theo chiều hướng của những lý do thực tiễn đó. Lựa chọn tự do, phải, nhưng là một tự do dấn thân trong hoàn cảnh.
ĐGM Bùi Tuần

NÓI VỚI CHÍNH MÌNH _ từ cần tiền đến mê tiền

TỪ CẦN TIỀN ĐẾN MÊ TIỀN
  Tiền không bao giờ nói. Nhưng bao giờ cũng có tiếng nói của tiền. Tuy nhiên nói chưa nhiều bằng nghĩ. Mấy gia đình đã không có những người nghĩ đến tiền dù chỉ trong một buổi.
  Tiền chẳng cần ai, nhưng ai cũng cần tiền. Cần mà không dễ có. Muốn có phải lo tìm. Tìm hoài vẫn thường chẳng đủ. Không đủ nên mới lại càng cần. Cái vòng luẩn quẩn đó dắt con người lại làm quen với tiền. Làm quen rồi quen thuộc. Quen thuộc dẫn tới quen thân. Cứ thế, đồng tiền ung dung đi vào cuộc đời con người bằng đủ mọi đường, mọi ngã.
  Tiền là vật chất, nhưng nó không là một sự vật như mọi sự vật khác. Dù rách, dù hôi, nhưng nó vẫn được mọi người quý trọng. Dù đẹp, dù xấu, nó vẫn được người ta dành cho nhiều tình cảm. Phải chăng tương quan giữa người và tiền có gì đặc biệt? Nếu không, làm sao hiểu được đặc ân đó. Tương quan cắt nghĩa thái độ, cũng như thái độ, được thành hình trên những tương quan. Thắc mắc đó xuất hiện như một thách thức. Nó dừng ở cuối đường hiện tượng của tiền, chờ đợi ai muốn nhìn sâu vào thế giới đó. Thắc mắc đó không báo hiệu những khám phá dễ dàng. Tuy nhiên, cứ đi vẫn hơn là dừng. Được chừng nào hay chừng đó, có còn hơn không. Biết đâu một vài kết quả khiêm tốn cũng góp được phần nào vào việc hiểu biết những khía cạnh quan trọng của vấn đề tiền.
ĐGM Bùi Tuần

5 phút cho Chúa _ cách dùng tiền của

05/11/11 thứ bảy đầu tháng tuần 31 tn
Lc 16,9-15
cách dùng tiền của
“Hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.” (Lc 16,9)

5 phút cho Chúa _ sự giàu có nào là bảo đảm?


17/10/11                                         thứ hai tuần 29 tn
Th. Inhaxiô Antiôkia, giám mục, tử đạo
                                                               Lc 12,13-21
sự giàu có nào là bảo đảm?
“Không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.” (Lc 12,15)
Suy niệm: Khi mức sống càng cao thì tuổi thọ con người cũng tăng theo. Sống thọ hơn không có nghĩa là sẽ không chết, vì dù giàu hay nghèo, sự chết vẫn là điểm hẹn cuối cùng. Cuộc sống quanh ta cho thấy người giàu cũng chết, có khi còn chết tức tưởi và thê thảm nữa. Vậy điều gì bảo đảm cho cuộc sống? Lời Chúa hôm nay dạy ta phải “lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” (câu 21), thì dù có chết cũng được đảm bảo cho sự sống đời sau. Nói cách khác là biết khôn khéo dùng của cải đời này để đổi lấy hạnh phúc đời sau; thay vì tích trữ cho nhiều để hưởng thụ mà quên đi việc làm phúc, chia sẻ với người khác. Chính quan niệm về của cải sẽ quyết định cách thu tích và sử dụng của cải.

Học làm người _ để của lại cho con cháu


ĐỂ CỦA LẠI CHO CON CHÁU
Sử ký Mạnh Thường Quân có chép:
Mạnh Thường Quân chính tên là Điền Văn, con Điền Anh. Tuy ít tuổi mà Điền Văn rất khôn ngoan. Thấy cha làm quan hay vụ lợi, tích trữ của cải mà không chịu làm phúc, hôm Điền Văn hỏi cha rằng: "Con của đứa con gọi là gì. Người cha nói: "Gọi là cháu. Điền Văn lại hỏi: "Con đứa cháu gọi là gì?” Người cha đáp: "Cọi là chắt". Điền Văn hỏi . "Con của đứa chắt gọi là gì?” Người cha đáp: "Gọi là chút ". Điền Văn lại hỏi: "Con và cháu của đứa chút gọi là gì?”
Người cha đáp: “Ai biết gọi là gì nữa”.
Lúc đó Điền Văn nói: "Cha làm tướng của nước Tề, nay đã ba đời vua, giàu có hằng ức vạn, mà thiên hạ không thấy có một người nào là hiền tài cả. Cha quên hết cả việc công ích của dân, của nước. Cha quên tất cả các việc phúc đức, chí chăm chăm gom góp của cải, nhằm để lại cho những người sau này không biết gọi nó là gì! Con trộm nghĩ như thế, thật là quái lạ lắm.
Hán thư Sơ Quảng truyện có viết: Sơ Quảng đời nhà Hán, làm quan, chí sĩ về, được vua ban cho nhiều vàng, lụa.
Con cháu cụ thất thế, bèn cậy những người già cả trong họ đến nói với cụ lập nhiều cơ nghiệp, mua ruộng đất. Một hôm, nhân lúc thư nhàn, những người già cả, đem câu chuyện làm giàu cho con cháu thưa lại đế cụ nghe. Cụ nói rằng: "Ta tuy già lão, há lại không nghĩ tới con cháu hay sao? Hiện ta cũng đã có ít ruộng nương, cửa nhà, của tiền nhân đế lại. Con cháu ta mà chăm chỉ vào đấy, thì cũng đủ ăn, đủ mặc bằng người được rồi. Nếu bây giờ ta lại làm giàu thêm cho chúng, đế chúng thừa thãi, thì là ta chỉ làm cho chúng lười biếng thôi. Người giỏi mà sẵn có nhiều của cải, thì kém mất chí hay. Người ngu mà sẵn có nhiều của cải, thì càng thêm tột lỗi, vả chăng của cái mà chứa nhiều thì chỉ làm tổ cho người ta oán. Ta đã không có gì giáo hoá được con cháu ta, thì thôi, ta cũng không nên làm cho chúng có nhiều tội lỗi, đế thiên hạ oán chúng cho thêm phiền".
Hậu Hán thư có chép: Bàn Công tính điềm đạm không mấy khi bước chân tới chốn tỉnh thành. Hai vợ chồng ở nhà chăm chỉ làm ăn  và thường kính nhau như khách vậy.
Một hôm, Lưu Biếu tìm tới chơi, Bàn Công đang cày dưới ruộng, bỏ cày lên bờ nói chuyện, còn vợ con vẫn cứ ở dưới đồng. Lưu Biểu thấy thế hỏi rằng: “Sao tiên sinh khổ công cày cuốc, chẳng chịu ra kiếm chút quan lộc, sau này lấy gì để lại cho con cháu?”
Bàn Công nói: "Chức quyền thường đưa tới nguy hại, còn lao động thường đưa tới an vui: Người đời ai cũng lấy "nguy” để cho con cháu, duy chỉ tôi đây là lấy "an" để cho con cháu mà thôi. Cách để lại cho con cháu tuy khác nhau nhưng thực tế thì đàng nào cũng gọi là "để" cả.
Lưu Biểu nghe nói, thở dài, rồi từ giã ra đi.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công 

5 phút cho Chúa _ nợi nào cất giữ bảo đảm?

17/06/11                         thỨ sáu tuẦn 11 tn
                                                              Mt 6,19-23
nơi nào cẤt giỮ cỦa cẢi bẢo đẢm?
“Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.” (Mt 6,21)
Suy niệm: Con người tồn tại ở thế gian là nhờ của cải mà mình làm ra. Có thứ dùng để ăn liền, có thứ để dành phòng khi hữu sự. Bản năng sinh tồn cộng với hệ luỵ của tội tổ tông khiến của cải trở nên thiết thân. Chính vì thế, “của cải, kho tàng ta ở đâu, thì lòng ta cũng ở đó!” Có nhiều người coi của cải là cùng đích chứ không như phương tiện, nên cứ lao đầu vào như con thiêu thân, khiến họ không biết gì và biết ai ngoài của cải. Họ được mệnh danh là “duy vật,” chỉ biết tôn thờ vật chất. Lời Chúa phán vừa thực tế và cũng vừa mỉa mai đối với những ai chỉ biết đặt cả tương lai mình vào những của cải phù vân ấy.

5 phút cho Chúa _ sống cho Chúa

17/11/10          THỨ TƯ TUẦN 33 TN
Th. Elisabét Hungari                             Lc 19,11-28
sỐng cho chúa
“Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén.” (Lc 19,16)

một chút suy tư _ tiền của là con dao hai lưỡi

TIỀN CỦA LÀ CON DAO HAI LƯỠI

Cô Xuân mồ côi cha từ thuở niên thiếu. Nhờ sự tận tụy làm việc của mẹ trong nghề giáo viên tiểu học, Xuân đã học xong bậc trung học, kế đó, vào ngành trung học thư ký, và được thâu nhận và một công ty lớn. Mỗi buổi sáng, hai mẹ con cùng ra khỏi nhà một lúc, mỗi người với công việc của mình và chiều lại trở về cùng một giờ như nhau. Sau một tháng làm việc, chiều ngày lãnh lương, cô Xuân trở về sớm hơn sung sướng chờ đợi mẹ về, cô muốn dành cho mẹ một sự ngạc nhiên vui mừng lớn. Cô đặt những tờ giấy bạc 100 trên bàn, tất cả là 16 tờ 100 đồng. Cô mỉm cười nhìn những tờ giấy bạc đó và bắt đầu tưởng tượng đến nỗi vui mừng của mẹ cô lúc về nhà, chắc là mẹ cô sẽ hãnh diện vì con gái của mình. Đó là kết quả của những ngày chăm chỉ làm việc. Cô ôn lại tất cả trong tâm trí tất cả những lá thư, những giấy tờ cô đã đánh máy, những hồ sơ cô đã cẩn thận thu xếp lại.