Học làm người _ để của lại cho con cháu


ĐỂ CỦA LẠI CHO CON CHÁU
Sử ký Mạnh Thường Quân có chép:
Mạnh Thường Quân chính tên là Điền Văn, con Điền Anh. Tuy ít tuổi mà Điền Văn rất khôn ngoan. Thấy cha làm quan hay vụ lợi, tích trữ của cải mà không chịu làm phúc, hôm Điền Văn hỏi cha rằng: "Con của đứa con gọi là gì. Người cha nói: "Gọi là cháu. Điền Văn lại hỏi: "Con đứa cháu gọi là gì?” Người cha đáp: "Cọi là chắt". Điền Văn hỏi . "Con của đứa chắt gọi là gì?” Người cha đáp: "Gọi là chút ". Điền Văn lại hỏi: "Con và cháu của đứa chút gọi là gì?”
Người cha đáp: “Ai biết gọi là gì nữa”.
Lúc đó Điền Văn nói: "Cha làm tướng của nước Tề, nay đã ba đời vua, giàu có hằng ức vạn, mà thiên hạ không thấy có một người nào là hiền tài cả. Cha quên hết cả việc công ích của dân, của nước. Cha quên tất cả các việc phúc đức, chí chăm chăm gom góp của cải, nhằm để lại cho những người sau này không biết gọi nó là gì! Con trộm nghĩ như thế, thật là quái lạ lắm.
Hán thư Sơ Quảng truyện có viết: Sơ Quảng đời nhà Hán, làm quan, chí sĩ về, được vua ban cho nhiều vàng, lụa.
Con cháu cụ thất thế, bèn cậy những người già cả trong họ đến nói với cụ lập nhiều cơ nghiệp, mua ruộng đất. Một hôm, nhân lúc thư nhàn, những người già cả, đem câu chuyện làm giàu cho con cháu thưa lại đế cụ nghe. Cụ nói rằng: "Ta tuy già lão, há lại không nghĩ tới con cháu hay sao? Hiện ta cũng đã có ít ruộng nương, cửa nhà, của tiền nhân đế lại. Con cháu ta mà chăm chỉ vào đấy, thì cũng đủ ăn, đủ mặc bằng người được rồi. Nếu bây giờ ta lại làm giàu thêm cho chúng, đế chúng thừa thãi, thì là ta chỉ làm cho chúng lười biếng thôi. Người giỏi mà sẵn có nhiều của cải, thì kém mất chí hay. Người ngu mà sẵn có nhiều của cải, thì càng thêm tột lỗi, vả chăng của cái mà chứa nhiều thì chỉ làm tổ cho người ta oán. Ta đã không có gì giáo hoá được con cháu ta, thì thôi, ta cũng không nên làm cho chúng có nhiều tội lỗi, đế thiên hạ oán chúng cho thêm phiền".
Hậu Hán thư có chép: Bàn Công tính điềm đạm không mấy khi bước chân tới chốn tỉnh thành. Hai vợ chồng ở nhà chăm chỉ làm ăn  và thường kính nhau như khách vậy.
Một hôm, Lưu Biếu tìm tới chơi, Bàn Công đang cày dưới ruộng, bỏ cày lên bờ nói chuyện, còn vợ con vẫn cứ ở dưới đồng. Lưu Biểu thấy thế hỏi rằng: “Sao tiên sinh khổ công cày cuốc, chẳng chịu ra kiếm chút quan lộc, sau này lấy gì để lại cho con cháu?”
Bàn Công nói: "Chức quyền thường đưa tới nguy hại, còn lao động thường đưa tới an vui: Người đời ai cũng lấy "nguy” để cho con cháu, duy chỉ tôi đây là lấy "an" để cho con cháu mà thôi. Cách để lại cho con cháu tuy khác nhau nhưng thực tế thì đàng nào cũng gọi là "để" cả.
Lưu Biểu nghe nói, thở dài, rồi từ giã ra đi.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công