Hiển thị các bài đăng có nhãn vd.giadinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vd.giadinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Suy tư về giáo dục _ tại sao giới trẻ khó dạy?

TẠI SAO GIỚI TRẺ BỖNG DƯNG KHÓ DẠY?
Vì sao nạn bạo lực trong nhà trường – Nơi dạy chữ, dạy người vẫn ngang nhiên tồn tại mỗi ngày tính chất lại man rợ hơn?

Một chút suy tư _ con ruồi

CON RUỒI
”Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.” (Cl 3,13)

Sống đức tin _ sao không cất khỏi thế gian

SAO KHÔNG CẤT KHỎI THẾ GIAN?  
Khi người khác thấy các môn đệ yêu thương nhau, họ sẽ nhận ra Chúa và tin Chúa. Như thế, thế giới sẽ được biến đổi và đón nhận ơn cứu độ.
Joseph Việt, O.Carm.

Một chút suy tư _ thiên thần có đôi cánh gãy

THIÊN THẦN CÓ ĐÔI CÁNH GÃY  
... Hồi nhỏ mẹ cứ gọi con là thiên thần. Bây giờ thiên thần này gãy mất một cánh rồi, đau quá bố ơi!!!  
Mẩu Bút Chì.

Học làm người _ giúp cha mẹ già vui


Giúp cha mẹ già vui
“… Người già sợ nhất cảnh cô đơn nên nếu các con đã hiểu thì hãy thương cho tròn. Tình thương ấy không đánh đổi bằng tấm ngân phiếu kếch xù hay quà bánh đắt tiền mà chính là… thời gian.”
Bs Đỗ Hồng Ngọc

Sống đức tin _ tình yêu hôn nhân là công trình tuyệt diệu của xã hội

Tình yêu hôn nhân là  
công trình tuyệt diệu của xã hội
Khi lấy nhau trong Chúa, các kitô hữu được biến đổi thành một dấu chỉ hữu hiệu tình yêu của Thiên Chúa. Kitô hữu không lập gia đình cho chính mình nhưng lấy nhau trong Chúa và sinh lợi cho toàn cộng đoàn, cho toàn xã hội.
Linh Tiến Khải

Học làm người _ khoảng cách thế hệ

KHOẢNG CÁCH THẾ HỆ  
“Trong các quốc gia dân chủ, mỗi thế hệ là một bộ lạc mới (people).” (Alexis de Tocqueville)
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Ngày quốc tế phụ nữ _ người phụ nữ trong Giáo Hội

Người Phụ nữ trong Giáo Hội .
“Một năm có 365 ngày, nhưng đặc biệt có một ngày rất có ý nghĩa và quan trọng đối với người phụ nữ. Đó chính là ngày 8/3, ngày dành để tôn vinh và đề cao vai trò của người phụ nữ trên toàn thế giới.”
 FX. Đỗ Công Minh

Học làm người _ bốn chữ T và đời sống gia đình

Bốn chữ T và đời sống Gia đình
Nền tảng để xây đắp hạnh phúc gia đình vẫn luôn cần bốn chữ T. Bốn chữ T ấy đầy thách đố nhưng thực sự ‘thuốc đắng mới giã tật’!
Giuse Nguyễn Văn Lương, S.J.

Vấn đề gia đình _ hôn nhân, địa ngục hay thiên đàng?

HÔN NHÂN: ĐỊA NGỤC HAY THIÊN ĐÀNG?
Hôn nhân thiên đàng không phải là hôn nhân của những mộng mơ, viễn tưởng mà trái lại đó là một trường đào tạo, một cuộc chiến đấu cam go của những anh hùng.

Phúc Âm hóa gia đình _ virus hủy hoại gia đình

Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
Trong đời sống hôn nhân gia đình cũng có những thứ “vi-rút” nguy hiểm không kém, vì nó có khả năng làm suy giảm tình yêu và giảm suy hạnh phúc gia đình.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Vấn đề gia đình _ nói một hiểu trăm

Vấn đề gia đình:
NÓI MỘT HIỂU TRĂM
Khả năng thấu suốt, bao quát vấn đề để phát hiện những dấu hiệu tinh tế, những hiện tượng nhạy cảm vốn rất cần thiết trong hôn nhân... Tuy nhiên, mọi bước đi quá đà đều dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng...

Thiên Di

Gia đình _ phá thai và lương tâm


“Nếu cho vào vạc dầu thì tôi
nằm trong những người đứng đầu…”
(Dân trí) - Gần 30 năm làm nghề mà cuộc đời cho là “thất đức”, Bác sĩ Hằng không nhớ hết mình đã làm bao nhiêu ca phá thai nhưng niềm an ủi lớn nhất trong nghề của chị là giữ lại được hàng trăm đứa trẻ vô tội mà bố mẹ chúng nỡ muốn dứt bỏ.
Nguyễn Thuỳ (dân trí)

Một chút suy tư _ con chim sẻ non

CON CHIM SẺ NON
Chuyện con chim sẻ ám ảnh tôi mãi. Tôi nghĩ kỹ rồi: Thật lòng mà nói: Chúng mình đã bước vào tuổi “gió heo may đã về”. Cùng trang lứa với nhau chẳng còn mấy người. Đường đến nấm mồ không còn xa lắm.  
Ngulãonhân

Truyện kể ngày valentine _ có 18 con vẫn muốn sinh thêm

Có 18 con vẫn muốn sinh thêm
          10/11/2010 16:13 (GMT +7)
Gil và Kelly Bates yêu trẻ con đến nỗi họ không thể ngừng việc… sinh con. Cặp vợ chồng đến từ bang Tennessee, Mỹ mới chào đón sự ra đời của đứa con thứ 18 một tháng trước đây và đã sẵn sàng sinh thêm những đứa trẻ khác.
Nhà Bates muốn trở thành gia đình đông con nhất thế giới. Hiện, kỷ lục này thuộc về nhà Duggars, Mỹ, có 19 con.
Gil, ông bố 45 tuổi chia sẻ: "Chúng tôi sẽ có thêm nhiều con hơn Chúa cho phép”. Bà mẹ Kelly, 43 tuổi thì nói: "Chúng tôi rất yêu trẻ con, mỗi đứa trẻ chào đời lại mang tới cho chúng tôi thêm nhiều niềm vui. Đối với tôi, khoảnh khắc tuyệt vời nhất là khi một đứa con ra đời”.
Gia đình có 18 người con

TÂM LÝ GIA ĐÌNH _ có bùa yêu, bùa mê không?

CÓ BÙA YÊU, BÙA MÊ
TRONG TÌNH YÊU KHÔNG?
Hỏi: Chồng em 7 tháng gần đây tỏ Ra rất lạnh nhạt với em. Anh thường đi sớm về khuya và khi về nhà hay kiếm chuyện với em. Tính tình bẳn gắt, cáu giận. Em hỏi anh thì anh cho biết là do sức ép của công ăn việc làm. Em nghi ngờ sự thành thật của anh, và vì thế vợ chồng luôn luôn lục đục. Mới đây anh ấy nhận là đã yêu một cô gái trẻ khác và đề nghị em với anh ấy ly dị.
Vừa nghe em ngất xỉu luôn, vì em mới sinh cháu nhỏ được hơn 2 tháng.
Em đã đi tìm một thầy bói, và người này cho biết là chồng em đã bị bỏ bùa, em muốn đưa chồng em về thì cần phải có 2 loại bùa: Bùa mê và bùa yêu. Bùa mê để giải mê cho anh, và bùa yêu để đem anh ấy về lại với em. Khi em hỏi giá hai loại bùa này là bao nhiêu, thì ông thầy cho biết là rất đắt, bởi vì phải luyện công phu, phải thỉnh thầy từ Ấn Độ qua, rồi phải dùng những chất liệu đắt, và hiếm qúi. Nhưng khi em hỏi liệu có bao nhiêu phần trăm kết quả, thì ông thầy mắng em và nói rằng đã mua bùa thì không được hồ nghi. Vả lại cái đó còn tùy ở duyên phận giữa em và chồng em có còn không, cũng như còn tùy cơ duyên của em nữa. Nghe như vậy em thấy hoang mang quá.
Vậy em xin hỏi là có bùa yêu, bùa mê gì đó trong tình yêu và hôn nhân không? Xin làm ơn giúp em.
Cám ơn,
Vivian.
Đáp: Trường hợp của Vivian cũng không khác gì những trường hợp tương tự mà nhiều người đã nêu lên về bùa, ngải, đặc biệt khi bị chồng ngoại tình, chồng bỏ, hoặc ngược lại, bị vợ cho cắm sừng và đi hoang. Câu trả lời sau sẽ dựa trên hai nguyên tắc: Kinh nghiệm người xưa, và cái nhìn khoa học.
Kinh nghiệm người xưa:
Về kinh nghiệm người xưa, tôi khuyên Vivian hãy bình tĩnh và suy nghĩ về 3 câu nói của tiền nhân sau đây:
 “Hòn đất mà biết nói năng,
Ông thầy địa lý hàm răng không còn.”
 “Bói ra ma, quét nhà ra rác”.
 “Tin quỉ, quỉ tha; Tin ma, ma làm”
Quỉ tha đây có nghĩa là tha đi, lôi vào cái mê hồn trận của chúng chứ không phải tha, hoặc buông tha người chồng, người vợ để trả về cho ta. Nên nhớ, quỉ sứ không bao giờ muốn cho bất cứ ai trong chúng ta sống hạnh phúc. Ma làm là làm cho ta ra mù lòa, mất lý trí, và gây hoang mang, bất an trong cuộc sống, khiến ta không còn bình tĩnh để suy nghĩ và tìm ra cách đối phó những chuyện đang xảy ra trước mắt một cách hữu hiệu, hợp tình, hợp lý.
Còn quét nhà ra rác thì ai cũng biết. Riêng cái chuyện hòn đất biết nói thì rất may cho mấy ông, mấy bà địa lý, vì từ trước đến nay chưa có một hòn đất nào biết nói. Cũng chính vì vậy mà mấy ông, mấy bà này còn răng để ăn cơm, cũng như để nói rồng, nói rắn kiếm sống qua ngày.
Mỉa mai hơn, thì người đời thường cho rằng “thầy bói nói mò”. Và trong cái mò mẫn ấy, lâu lâu cũng đúng được vài cái mà người đời cho đó là “chó ngáp phải ruồi”. Tôi có một người bạn trước đây đã hành nghề thầy bói. Tuy đã bỏ nghề lâu năm, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy hối hận và áy náy trong lòng vì trước đó đã nói lăng nhăng nhiều điều làm cho nhiều người phải đau khổ!
Cái nhìn khoa học:
Trong thế giới hôm nay, mọi ngành nghề đều đã được khoa học hóa, chuyên môn hóa và được giảng dậy tại các đại học danh tiếng. Riêng ngành và nghề thầy bói, tướng số, và làm bùa thì không thấy. Có lẽ vì đây là những gì liên quan đến mê tín, dị đoan và dính dấp đến niềm tin của mỗi người, do đó, mà không kiểm chứng, không hệ thống hóa và nghiên cứu được. Tạm thời, ta thử nhìn vấn đề này dưới góc độ tâm lý vì tình yêu có những liên hệ trực tiếp đến tâm lý.
“Tình yêu như trái phá, con Tim mù lòa”. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã diễn tả sức mạnh và mãnh lực tình yêu như vậy. Hơn thế nữa, Thánh Kinh còn cho biết: “Tình yêu mạnh hơn sự chết!”
Do sức mãnh liệt và thu hút của tình yêu mà không mấy ai không bị tiếng sét ái tình quật ngã. Ngay cả các vị chân tu cũng không thoát khỏi mãnh lực của tình yêu. Thay vì yêu một người bằng tình yêu như chúng ta yêu, các vị này đã chuyển hướng tình yêu qua ngả phục vụ Thiên Chúa, và phục vụ tha nhân. Cái khác nhau chỉ ở chỗ đó.
Với một mãnh lực và sức cuốn hút của tình yêu như thế thì cần gì phải dùng đến bùa mê, bùa yêu hay thuốc lú? Ai cần gì dùng những thứ ấy khi chính trái tim mình, tình cảm mình, thân xác mình đang chơi vơi, mê mẩn, và sảng khóai với người yêu. Đó chính là bùa mê. Đó chính là thuốc lú. Khi chồng của Vivian đã có tình yêu với một người khác là anh ta đang bị chính cái tình cảm thiếu trưởng thành, và một thứ tình yêu ích kỷ hấp dẫn.
Có mới nới cũ. Theo tâm lý học, khi có sự lựa chọn, bao giờ người ta cũng chọn cho mình cái tốt nhất, đẹp nhất, thích nhất. Hoặc giữa những chọn lựa ít hấp dẫn thì chọn cho mình cái ít khổ hơn, ít khó chịu hơn, hoặc ít bị thiệt thòi hơn. Khi so sánh giữa Vivian và người yêu mới, chồng của em cũng chọn lựa theo tiêu chuẩn này. Hơn nữa tâm lý “có mới nới cũ” còn làm cho chồng em chán ghét và muốn bỏ đi cái cũ đó. Và cái cũ ấy là chính em.
Lý trí tự nhiên cũng cho biết, nếu do bùa mê, bùa yêu mà người ta yêu nhau thì làm gì cho thứ tình yêu chân thật và cao thượng. Làm gì có tình yêu trưởng thành và trách nhiệm. Làm gì có chuyện người chồng hy sinh cho vợ, người vợ hy sinh cho chồng, cha mẹ hy sinh cho con cái, anh chị em hy sinh cho nhau???
Và cũng nếu vì bùa yêu, vì bùa mê, vì thuốc lú mà người ta yêu nhau, thì làm gì còn cái cảm giác bồng bềnh, lãng mạn, và thơ mộng của tình yêu. Nếu vậy mấy ông bà thầy bói, mấy người làm bùa là những người nhiều bồ, lắm đào nhất và là những người hạnh phúc nhất trong tình yêu do những lá bùa của họ.
Nhưng lý do nào lại xẩy ra giữa tình yêu của vợ chồng Vivian thì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của chính mình. Có thể do:
-Tâm tính khác biệt quá mà không dung hòa nổi. Mỗi người một tính nết không ai tìm hiểu và chia sẻ được với nhau.
-Thiếu thông cảm và chia sẻ. Vợ chồng luôn luôn lục đục tranh cãi và không nhường nhịn nhau.
-Sự mù lòa do ghen ghét. Ghen ghét vì thấy chồng mình có những dấu hiệu ngoại tình. Hành động nông nổi theo cảm tính do những thúc đẩy của tính ghen tương.
 -Thiếu hòa hợp, thiếu thỏa mãn chính đáng trong đời sống tình dục. Đặc biệt trong thời gian người đàn bà mang thai và sau khi sinh nở.
Vậy lời khuyên cho những ai đang có chồng, có vợ là hãy nên trân quí, tôn trọng và tìm hiểu để cùng nhau xây dựng và sống hạnh phúc. Đợi đến lúc “nước đến chân” thì e rằng có mang mấy tấm bùa trên người cũng nhẩy không được. Trước đây, nhà độc tài Mussolini của Ý đã mang bùa trường sinh bất tử nhưng rồi cũng vẫn bị treo cổ.
Ngoài ra, để có những câu trả lời thiết thực cho các vấn nạn về đời sống hôn nhân, gia đình, giáo dục con cái, các bạn hãy nên tham dự một Khóa Nazareth được tổ chức hằng năm do Gia Đình Nazareth tổ chức bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Chi tiết xin theo dõi trên trang nhà www.giadinhnazareth.org
Trần Mỹ Duyệt

Vấn đề hôn nhân + chị chồng tôi

CHỊ CHỒNG TÔI
Ngày tôi lấy chồng, chị đã bước sang tuổi 31. Chị ăn mặc rách rưới và bẩn thỉu. Chị nói ngọng không thành tiếng. Chị phá phách mọi thứ người ta làm cho chị.
Bố mẹ chồng tôi luôn tránh cho chị gặp người lạ. Bố mẹ cũng ái ngại nhìn tôi mà rằng:
- Bố mẹ chỉ đẻ được 2 đứa con. Dù nó điên dại thì con cũng gắng giùm bố mẹ.
Nói đến đây mẹ nức nở thành tiếng.
Tôi chỉ  biết chấp nhận chứ sao dám cãi lời. Nhưng thực lòng tôi cứ thấy sờ sợ cái người đàn bà ấy.
Vậy mà ngày tôi cưới, chị lẻn ra ngoài đi hái những bông hoa dại rồi ngang nhiên lên trao cho tôi trước mặt bao nhiêu khách sang trọng của tôi và chồng. Tôi đã rơm rớm nước mắt mà ôm chị vào lòng.
Đêm hôm ấy, tôi cùng chồng xuống phòng chị chơi. Căn phòng ấy nhỏ và bẩn quá. Tôi thấy lạ là trên tường dán rất nhiều ảnh của chị và chồng tôi ngày nhỏ, ảnh gia đình.
Ngày nhỏ, chị thật xinh. Gương mặt trái xoan với nước da trắng ngần, đôi mắt đen láy và hàng mi cong vút. Tôi cứ băn khoăn về câu chuyện cuộc đời chị nhưng không dám hỏi vì sợ, sợ những giọt nước mắt của mẹ chồng.
Sau đám cưới được một tuần vợ chồng tôi lên thành phố. Cuộc sống với những bộn bề lo toan khiến tôi quên mình có một người chị chồng như thế để hỏi han, chăm sóc.
Rồi một ngày bố mẹ chồng tôi đem chị lên thành phố chữa bệnh. Căn nhà hạnh phúc của vợ chồng tôi có thêm một người đàn bà điên. Chị phá phách mọi đồ vật trong nhà.
Mỗi buổi chiều sau giờ làm việc mệt mỏi, tôi sợ không dám trở về căn nhà của chính mình. Tôi sợ cái cảm giác gần gũi chị, ghét cái cười ngờ nghệch của chị, cho dù nụ cười ấy chứng tỏ chị rất yêu quý tôi.
Có lần, tôi không hiểu sao nhưng chị tìm được cuốn nhật kí của mẹ tôi ngày trước để lại. Chị xé hết, xé cho vụn ra từng mảnh. Tôi không còn kìm nén được nên buông lời nói sỗ sàng. Chị khóc lóc, cứ nắm tay tôi xin tha thứ nhưng tôi không chịu buông. Làm sao có thể tha thứ cho người ngang nhiên phá phách kỉ vật duy nhất mà người mẹ thân yêu của tôi để lại.
Đêm hôm đó, chị bỏ đi lang thang khiến vợ chồng tôi một phen hú hồn đi tìm. Dù không dám trách nhưng tôi biết chồng tôi đang đau lòng lắm.
Chúng tôi lo lắng thức trắng cả đêm. Và chồng tôi bắt đầu kể về chị...
Chị từng là một đứa trẻ thông minh, đáng yêu hơn bất cứ đứa trẻ nào ở làng anh ngày ấy. Chị luôn biết cách làm cho bố mẹ hài lòng, chị thương yêu anh hết mực. Chị  luôn đứng ra bênh vực anh mỗi khi anh mải chơi bị bố mẹ mắng. Năm anh 13 tuổi, chị 18. Chị dự định sẽ học xong đại học rồi nuôi anh học. Bao giờ anh ổn định chị mới lấy chồng.
Vậy mà trong ngày sinh nhật thứ 18, anh giận bố mẹ bỏ nhà đi theo bọn trai làng. Chị lao đi tìm trong đêm tối để rồi sáng hôm sau người ta thấy thân thể chị lõa lồ trên đường đê. Sau ngày ấy, chị trở nên điên dại.
Hơn 12 năm trôi qua, nỗi đau ấy cứ âm ỉ trong tâm can chồng tôi. Tôi thương chị chồng mình biết mấy...
Sáng hôm sau, vừa mở cửa tôi đã thấy chị nằm co trước cổng nhà, tay ôm một bó hoa dại không hiểu hái ở đâu. Tôi lay chị dậy mà nước mắt chan chứa: “Chị đi đâu để vợ chồng em tìm cả đêm. Chị vào nhà đi, bên ngoài lạnh lắm…”
Kim Oanh (dantri.com)
Lạy Chúa, xin cho con yêu mến Chúa hết lòng hết sức và yêu mến tha nhân như chính mình con vậy. Amen!

Gia đình _ bầu khí gia đình

BẦU KHÍ GIA ĐÌNH
Trong quyển sách “Ai chỉ huy ?” tác giả Gianni Rodari ghi lại câu chuyện dí dỏm như sau:
Tôi hỏi một em bé :
- Trong nhà em, ai là người chỉ huy ?
Em bé im lặng nhìn tôi không nói gì. Tôi năn nỉ hỏi thêm :
- Em nói đi mà, trong nhà ai là tướng chỉ huy ? Ba em, hay là má em ?
Một lần nữa, em bé nhìn tôi ngơ ngác như không hiểu gì. Tôi hỏi thêm :
- Em có biết chỉ huy là gì không ? Dĩ nhiên là em biết rồi. Vậy hãy nói đi, ai là người chỉ huy trong nhà em ?
Em vẫn chỉ chăm chú nhìn tôi, làm tôi muốn bực mình, tôi tự hỏi  hay là em bị câm chăng ? Nếu vậy thì tội nghiệp em quá !  Thế rồi em quay lưng cắm đầu chạy cách tôi thật xa, rồi quay lại, lè lưỡi nhìn tôi cách đùa cợt chọc ghẹo vừa cười vừa nói:
- Trong nhà em, không có ai chỉ huy cả. Bởi vì chúng tôi thương mến nhau rất nhiều.
Các bạn thân mến, câu trả lời ngây thơ của em bé diễn tả một trực giác rất sâu xa. Vấn đề giáo dục và trưởng thành của tuổi trẻ bắt đầu ngay từ trong bầu khí gia đình. Nó như hơi thở, như cơm ăn, nước uống, thấm nhập vào đời sống con người. Ai lại không hiểu được hậu quả tai hại của những sơ suất và những hành động thiếu khôn ngoan trong đường lối huấn luyện tuổi trẻ. Nó như những vết thương khó chữa lành, và nếu có được chữa lành cũng còn phải mang vết sẹo cả đời. Đó là những vết thẹo được hàn gắn bởi thương của tình thương. Vì thế chỉ có tình thương chân thành mới hàn gắn và chữa lành lại được những vết thương đó.
Trên thực tế, có hai đường lối giáo dục,
hoặc là bằng hình phạt, đánh đập để buộc con cái phải thi hành những gì cha mẹ ra lệnh,
hoặc là bằng phương pháp đề phòng, tức là dùng lý trí và tình thương thuyết phục để con cái được xác tín về giá trị việc phải làm, việc nên làm, để rồi tự động nó sẽ làm  mà không cần phải có người theo dõi hoặc quan sát nó luôn nữa.
Qua nhiều thế kỷ, kinh nghiệm cho thấy phương pháp giáo dục thứ hai là đường lối hữu hiệu hơn cả, và cũng chính là nghệ thuật giáo dục của Don Bosco đối với các bạn trẻ.
Dưới mái gia đình, trong mọi hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, các phụ huynh cần phải biết chọn một trong hai đường lối giáo dục nói trên, hoặc là dùng áp lực của quyền bính, hoặc là dùng sức mạnh của tình thương.
Bạn thử tưởng tượng đến cảnh trong một gia đình sau đây.
Em Lan ngồi vào bàn cơm, vụng về vướng tay làm rơi đũa xuống đất. Mẹ em giận dữ ra lệnh:
- Lan, cúi xuống nhặt đũa lên ngay !
Em bé nổi ương, xịu mặt, cứ ngồi  yên rồi đáp lại:
- Không, con sẽ không nhặt đũa lên.
Mẹ em càng nổi giận quát lớn tiếng:
- Mày lộn xộn, lại còn nổi ương nữa à ?
Một lần nữa với tất cả sự cứng đầu ở tuổi lên ba, nó nhất định trả lời không.
Mẹ em phải làm gì bây giờ đây ? Xem ra bà đã thua cuộc. Nếu bà đánh nó để bắt nó phải vâng lời, bà sẽ cảm thấy nhục hơn nữa, vì đó chỉ là điều vô ích, và sẽ bị chồng khiển trách. Nếu bà nhượng bộ, cúi xuống nhặt đũa lên cho con, em bé sẽ càng lên mặt tự hào và lần sau cũng sẽ tiếp tục như vậy. Dĩ nhiên em sẽ bắt đầu cảm thấy mình là bà chủ con trong nhà. Đó là khởi điểm của những sự xích mích nho nhỏ trong gia đình.
Chắc hẳn mẹ đứa bé sẽ không khỏi phân vân tự hỏi, phải làm sao bây giờ ?
Đây là trường hợp cụ thể cần được áp dụng nguyên tắc đầu tiên của phương pháp đề phòng. Đó là: Trong những xung khắc giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ chính là người thua cuộc.
Thật vậy, chúng ta  đừng quên rằng, áp đặt ý riêng của cha mẹ trên con cái chỉ là điều vô ích.  Hành động của bà mẹ trên đây là khởi điểm của cuộc chiến tranh lạnh trong gia đình, dựa trên một thách đố không lời, nhưng cả hai bên đều có thể hiểu được. Tức là, để xem, ai là người điều khiển, chỉ huy trong nhà ?
Cuộc chiến tranh lạnh đó không đem lại lợi ích gì hơn ngoài những vết thương tâm hồn càng thêm sâu đậm. Chấp nhận gây nên những xung khắc cha mẹ sẽ buộc lòng phải dùng đến hình phạt để sửa trị con cái, vì thế càng làm cho con cái thêm lòng oán hận, và ngấm ngầm tìm cách trả đũa. Cũng đừng quên rằng tuổi trẻ thường rất tinh ranh hơn người lớn. Một khi đã bị thương tổn, chúng rất khôn khéo trong việc tìm mọi mánh lới để trả thù, cả đến những việc khờ dại, thiếu khôn ngoan nữa. Đến nỗi cha mẹ chỉ còn biết lắc đầu than trách không biết phải làm gì với con cái. Đó chính là hoa trái của phương pháp giáo dục dựa trên hình phạt.
Đường lối giáo dục của  Don Bosco rất đơn giản. Hình phạt, những lời đe dọa, ra lệnh,  được thay thế bằng tình thương, sự tôn trọng nhân vị và tinh thần cộng tác.  Tuổi trẻ cần được hướng dẫn trong sự tự do, cần có người lãnh đạo tốt, chứ không muốn có những người kiểm soát luôn đi kèm. Người lãnh đạo tốt là người biết đối thoại chỉ đường, giúp vạch rõ hướng đi, biết đưa ra những đề nghị thích hợp, đồng thời cũng biết thông cảm những yếu  đuối và khích lệ những cố gắng, lưu tâm đến những bước tiến nho nhỏ. Đó cũng chính là  trách nhiệm của cha mẹ và các bậc thầy dạy.
Tuổi trẻ cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ, mặc dù thái độ bên ngoài nhiều lúc tỏ ra như bất cần. Tuy nhiên, các bạn trẻ thường chỉ chấp nhận nếu được tôn trọng và được đối xử như người bằng vai. Trái lại, chúng sẽ cảm thấy nhân vị mình bị tổn thương nặng nề mỗi lần bị đánh đập, quở trách một cách bất công phi lý.
Bà mẹ của Lan trong trường hợp trên đây, có thể tránh được sự xung khắc và sự phát ương cứng đầu của cô bé một cách dễ dàng và ổn thỏa hơn bằng một cái nhìn nhân từ, âu yếm, bằng một nụ cười khích lệ, hoặc bằng một lời nói khôi hài, bằng lời mời cộng tác của đứa bé, thay vì bằng thái độ nóng giận và những  lời dọa nạt. Và dĩ nhiên em sẽ tự nhận sự vụng về của mình và sẽ tự cúi xuống nhặt đũa lên mà không cần được ai sai bảo. Sự việc nhỏ bé ấy sẽ được giải quyết một cách tự nhiên nhẹ nhàng, không gây tiếng to tiếng lớn, cũng không là sự thua thắng của ai cả.
Việt Nam có câu : “ Một nhịn, chín lành “. Biết nhịn và thực tình tha thứ đúng chỗ, đúng lúc, không phải là thua cuộc, cũng không hẳn là yếu nhược; trái lại là sức mạnh, là thắng cuộc, bởi vì chiến thắng đầu tiên là tinh thần tự chủ, là khắc phục được tính nóng giận của chính mình.
Theo plvs.org 

SỐNG ĐẠO - HY SINH

TOMASELLA MANFERRARI:
BÀ MẸ HIỀN CHẾT CHO CON ĐƯỢC SỐNG
Tommasella Manferrari là một nữ nha sĩ 39 tuổi, con gái duy nhất của một gia đình khá giả tại miền Reggio Emilia, bắc Italia. Nàng tốt nghiệp nha khoa hồi năm 1985 với điểm tối ưu và sau hai năm tu nghiệp, về làm việc tại trung tâm nhi đồng thành phố cùng và có phòng mạch riêng. Tommasella rất yêu nghề và yêu đời, và không chút bận tâm vì chưa gặp được bạn đời.
Năm 1995, sự tình cờ đưa nàng gặp gỡ với Gianni Bianchini, một kiến trúc sư đảm nhận việc trùng tu căn hộ của Tommasella. Hai người tiến tới hôn nhân sau đó ít lâu và hạnh phúc ngự trị tràn đầy trong gia đình mới này. Hai vợ chồng cư ngụ trong căn hộ dưới nhà cha mẹ Tommasella.
Đầu năm 1998, Tommasella vui mừng khôn tả khi được biết là có thai đứa con đầu lòng. Vì là con một nên nàng rất mong muốn có đàn con đông đảo. Mặt khác, Tommasella có cha mẹ ở ngay lầu trên nên mọi vấn đề trông gửi con cái về sau này không hề làm đôi vợ chồng trẻ này bận tâm.
Nhưng những tháng đầu tiên mang thai đã làm cho Tommasella mệt mỏi lạ thường. Linh tính của một bác sĩ báo trước cho nàng biết điều chẳng lành: quả thật, các cuộc thử nghiệm sau đó cho biết là Tommasella mắc phải chứng bệnh ung thư dưới hình thức hiểm nghèo và độc hại nhất, một hình thức thường xuất hiện nơi những người trên 50 tuổi tại các nước Á châu xa xôi. Để mong chữa trị và ngăn chặn căn bệnh này, Tommasella phải chạy chữa bằng những phương thức trị liệu mạnh mẽ và có thể gây nguy hại cho bào thai đang mang trong lòng. Trước và sau khi biết rõ kết quả các cuộc thử nghiệm, Tommasella đã cương quyết khẳng định trước mặt chồng và cha mẹ cùng các bác sĩ là muốn bảo vệ sự sống trong cung lòng mình và sẵn sàng từ chối mọi cách thức điều trị có thể cứu sống mạng mình nhưng đe dọa bào thai mỏng manh trứng nước của giọt máu trong bụng. Bằng mọi cách, Tommasella yêu cầu các bác sĩ bảo vệ sự sống đang vươn lên cho dù điều này có nghĩa là dẫn mình đến cái chết cầm chắc trong tay. Bà mẹ trẻ cương quyết nói với các bác sĩ: ”Tôi mang thai đã đến tuần thứ 32 rồi và tôi muốn được làm mẹ.”
Tháng 10 năm 1998, Tommasella sinh hạ một bé gái. Lần đầu tiên xiết chặt đứa con bé bỏng trên tay, Tommasella vừa nghẹn ngào vừa hãnh diện hãnh diện vì con đẹp như thiên thần, nghẹn ngào vì không biết có được nhìn con khôn lớn và dìu con những bước chập chững vào đời hay không.
Đứa con vừa chào đời như đã mang lại nguồn sinh lực mới cho Tommasella. Theo quyết định của các bác sĩ điều trị, Tommasella khởi đầu những phương thức trị liệu hóa học rất mạnh và một thời gian sau, cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều. Nhưng thật đáng buồn, Tommasella chỉ khỏe hơn được vài tháng rồi cơn bệnh lại lan nhanh. Khi nhìn con thơ ngây nở nụ cười đầu tiên, bà mẹ trẻ đau xót than thở: ”Mẹ mong biết mấy được đưa con đi dạo mát khi chiều xuống, đựơc thì thầm kể chuyện cổ tích đưa con vào giấc ngủ hồn nhiên mỗi tối, như tất cả các bà mẹ khác. Nhưng sẽ chẳng bao giờ mẹ được hưởng niềm vui đó con ơi.”
Tommasella tiếp tục chiến đấu với cơn bệnh ung thư nan y vì tình yêu đứa con bé bỏng với đôi mằt to tròn đen láy. Nhưng rồi cơn bệnh tàn nhẫn tiếp tục lấn át, sức khỏe của bà mẹ trẻ ngày càng kiệt quệ. Nhưng cơn mệt mỏi làm tay chân bà rời rã, không bồng bế nổi đứa con yêu. Đêm thứ hai 17.5.1999 Tommasella nhắm mắt đầu hàng cơn bệnh, bỏ lại đứa con bé bỏng mới 8 tháng. Người mẹ can đảm này đã cương quyết chọn sự sống cho đứa con yêu, mặc dù phải hy sinh chính mạng sống của mình, cũng như thánh nữ Gianna Beretta Molla (1922-1962) một nữ bác sĩ nhi đồng, được ĐTC Gioan Phaolo II tôn phong chân phước hồi tháng 4 năm 1994, và phong hiển thánh ngày 16-5-2004 với lễ kính ngày 28-4 hằng năm. (La Nazione 22-5-1999)
Radio Veritas

VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI

Bi kịch 'tình yêu' của teen thiểu năng

Ảnh minh họa: Habitguide.com.

Đang lo lắng vì không thấy con gái ở nhà, chị Hạ như chết đứng khi thấy cô bé 15 tuổi chạy về, quần áo xộc xệch nhưng miệng cười hớn hở, mắt sáng bừng, tíu tít kể "việc anh ấy làm thích lắm!"

"Từ ngày có con trên đời, chưa phút nào mình thôi lo lắng, nhưng đến giờ, mình không chỉ lo, mà còn thấy bế tắc. Và điều mình sợ nhất đã xảy ra rồi", chị Hạ (Gia Lâm, Hà Nội) đau khổ tâm sự sau lần phát hiện cô con gái chậm phát triển trí tuệ bị xâm hại tình dục.
Chị cho biết, do mắc bệnh về não nên từ nhỏ con gái thứ hai của chị đã không được bình thường về nhận thức. Khi bước vào tuổi dậy thì, cô bé có vẻ ngoài xinh xắn lại càng ưa nhìn khiến chị thêm lo lắng. Nhà chị ở ngay sát điểm đỗ xe của một hãng taxi có tiếng. Hằng ngày, con gái chị mỗi lần thấy các anh lái taxi mặc áo đồng phục, thắt cà vạt thì tỏ ra rất thích thú, nhất là khi những người này cũng nhìn chằm chằm cô bé rồi nháy mắt hay vẫy tay trêu đùa.
Một lần, khi chị Hạ không có nhà, cô bé lẻn ra ngoài tìm tới đám tài xế. Mấy người này đã rủ em lên xe đi vài vòng rồi gạ gẫm làm "chuyện ấy", thỏa thuê thì đưa về. Những ngày sau đó, cô bé liên tục kể về những việc "các anh" làm với mình và tỏ ra rất vui sướng. Vợ chồng chị Hạ nghe mà vừa xót xa, vừa cay đắng. Anh chị không muốn kiện cáo gì, chỉ biết dặn người giúp việc không mở cửa cho con gái ra ngoài nhưng vẫn chẳng yên tâm.
"Mình không thể lúc nào cũng bên con. Điều đáng sợ nhất là con bé sau lần đó luôn tìm cách trốn ra ngoài vì muốn gặp đám người kia. Nó còn trở nên cáu gắt, phá phách khi bị nhốt trong nhà và tự tìm cách kích thích", chị Hạ kể.
Gia đình chị luôn căng thẳng và không biết phải xử lý như thế nào. Có người xui chị nên đặt vòng hay triệt sản cho con để đỡ lúc nào cũng phải nơm nớp nhưng chị chưa dám quyết.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Quý, cố vấn đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em 18001567, Bộ Lao động thương binh xã hội, cho biết, thực tế, số trẻ khuyết tật bị xâm hại tình dục khá nhiều, và chủ yếu rơi vào các em chậm phát triển trí tuệ. Chính đường dây bảo vệ trẻ từng tư vấn cho nhiều phụ huynh có con rơi vào cảnh này.
Bà chia sẻ, dù bị chậm phát triển trí tuệ nhưng các em vẫn có những nhu cầu bản năng. Đôi khi, nhu cầu này còn mạnh mẽ hơn cả người bình thường vì các em không biết biết điều tiết năng lượng của mình vào việc gì khác. Vì lý do này, nhiều khi, sau khi bị lạm dụng, trẻ bị khơi dậy bản năng, chính các em lại chủ động tìm tới kẻ hại mình để được thỏa mãn. Nhiều phụ huynh chỉ chú ý chăm sóc con về mặt thể chất mà không để ý đến mặt này, nên có khi con họ bị lạm dụng nhiều lần, tới mức có thai to mới phát hiện ra.
Như trường hợp của em Thanh, 13 tuổi ở Vĩnh Phúc là một điển hình. Cô bé bị động kinh từ nhỏ. Bố mẹ em đều làm ruộng, vất vả mưu sinh nên không có nhiều thời gian quan tâm đến con. Em thường ở nhà một mình hay đi lang thang khắp nơi lúc bố mẹ đi làm. Rồi một hôm, người mẹ thất thần khi thấy bụng con mình bỗng to bất thường. Đưa con đi khám, chị choáng váng khi biết cái thai trong bụng con đã hơn 20 tuần tuổi.
Cặp vợ chồng nông dân xót xa không biết phải làm gì khác ngoài mắng mỏ cô con gái và tra hỏi thủ phạm. Anh chị càng đau lòng hơn khi biết con gái chị đã bị vài người đàn ông lợi dụng.
Rối bời vì không thể cho con phá thai vì đã quá to, mà để con sinh nở cũng nguy hiểm và vất vả, gia đình chị đành nhờ tới sự hỗ trợ của địa phương. Hiện đường dây bảo vệ trẻ em đang giúp cô bé về mặt tâm lý, đồng thời hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, bảo vệ con, và có thể cả đứa cháu sắp ra đời.
Nhà tâm lý Kim Quý cho biết, không ít phụ huynh rơi vào bi kịch này không biết trút nỗi đau, sự giận dữ vào đâu lại quay ra đánh mắng con, khiến trẻ càng hoảng sợ và ảnh hưởng đến tâm thần, thậm chí bỏ đi, khiến nguy cơ bị lạm dụng càng cao.
Theo thạc sĩ tâm lý Đinh Đoàn, vì không có khả năng tự chủ, không chỉ các em gái, ngay cả các em trai chậm phát triển trí tuệ cũng có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Ông kể, từng có gia đình ở Hà Nội tá hỏa khi cậu con trai khuyết tật trí tuệ bị một gay gạ gẫm và kéo đi chung chạ một thời gian mới trả về. Cậu bé này sau đó lại còn đòi đi theo người kia và có những hành vi phá phách khiến bố mẹ phải khổ sở tìm cách trông giữ.
Các nhà tâm lý cho biết, nhiều khi, vì bản năng thôi thúc, lại không nhận biết được hành vi nào là đúng hay sai, có những em lại trở thành thủ phạm của việc xâm hại tình dục.
Một gia đình ở Bắc Giang đã đau khổ và xấu hổ cùng cực khi cậu con trai khuyết tật trí tuệ 17 tuổi của họ cưỡng hiếp cô bé mới 9 tuổi nhà hàng xóm. Hay cặp vợ chồng ở Hưng Yên thì vô cùng sốc khi chứng kiến cảnh hai đứa con ruột của mình đang làm chuyện người lớn với nhau.
Chị Thuần, mẹ của các cháu, kể, cả hai con của chị sinh ra ngơ ngẩn. Không có điều kiện kinh tế, anh chị cũng chẳng đưa con đi chữa trị hay học tập ở đâu. Hai cháu cứ dần lớn lên về mặt thể chất, nhưng trí tuệ thì vẫn là những đứa trẻ. Ngày thường, vợ chồng chị đi làm thì cô con gái thường ở nhà còn cậu con trai hay bám theo đám thanh niên thất học đi chơi lông nhông. Rồi hai cháu đến tuổi dậy thì. Cậu em được đám choai choai kia rủ đi xem phim "mát". Bản năng trỗi dậy, cậu bé về nhà "thực hành" luôn với cô chị.
Khi phát hiện ra chuyện này, vợ chồng chị Thuần đã phải tách hai con ra, gửi cậu em vào một trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật ở Hà Nội, đồng thời nhốt người chị kỹ hơn.
Tiến sĩ Kim Quý chia sẻ, nhiều cô giáo ở các trung tâm dạy trẻ chậm phát triển cũng than rằng họ rất sợ phải phụ trách lớp có các em đến tuổi dậy thì. Các em nam và nữ thường tìm cách gần gũi nhau, nhiều lần, các cô bối rối khi bắt gặp học sinh tụt quần hay nằm đè lên nhau...
Bà cho rằng, để giải tỏa bớt năng lượng cho những trẻ khuyết tật dạng này, các em cần được tham gia những hoạt động, sinh hoạt cộng đồng lành mạnh. Ngoài ra, từ khi các em còn nhỏ, bố mẹ cần dạy các em cách vệ sinh vùng kín và tránh xâm hại bằng cách cầm tay chỉ việc. Với các em nữ, tùy mức độ bệnh, để tránh nguy cơ có thai, có thể tính đến biện pháp đặt vòng, triệt sản bởi nếu sinh nở, các em không thể tự chăm sóc được con, đồng thời có thể di truyền bệnh cho thế hệ sau.
Về điều này, nhà tâm lý Đinh Đoàn lại cho rằng, việc trẻ vị thành niên chậm phát triển trí tuệ bị lạm dụng không chỉ để lại hậu quả mang thai hay sinh con ngoài ý muốn với các em nữ, mà cả nam lẫn nữ đều có thể bị lây truyền các bệnh qua đường tình dục, trong đó có HIV - mà điều này thì không thể tránh bằng cách đặt vòng hay triệt sản.
Ông cho biết, hiện nay, một số nước trên thế giới đã áp dụng việc giảm ham muốn cho những người thiểu năng bằng cách cho họ sử dụng hoóc môn. Việc này ở nước ta vẫn còn gây tranh cãi.
Minh Thùy (VnExpress)
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.