Hiển thị các bài đăng có nhãn tn02. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tn02. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ ở với Chúa để được sai đi


THỨ SÁU TUẦN II TN                                                       Mc 3,13-19
22/01/10
Ở VỚI CHÚA ĐỂ ĐƯỢC SAI ĐI
Rồi Chúa Giê-su lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ. (Mc 3,13-19)
Suy niệm: Có những người không đi theo Chúa Giê-su như các môn đệ nhưng vẫn có thể nhân danh Ngài mà trừ quỷ (x. Lc 9,49). Khả năng trừ quỷ không phải là “độc quyền” của các môn đệ và vì thế cũng không phải là “dấu vết riêng” để xác định căn tính của người môn đệ Đức Ki-tô. Nhân dịp chọn gọi và thiết lập Nhóm Mười Hai, Chúa cho chúng ta biết tiêu chuẩn xác định căn tính người môn đệ là: (1) được Chúa gọi đến; (2) đến để ở với Ngài; (3) ở với Ngài để được sai đi. Để làm môn đệ của Chúa Giê-su thì phải “ở với Ngài” cách trọn vẹn từ khi “được kêu gọi” đến lúc “được sai đi”. Nếu không có mối quan hệ thân thiết với Chúa Giê-su thì chưa phải là người môn đệ đích thực của Ngài.

5 phút cho Chúa _ Chúa Giêsu, nhà chữa trị


THỨ NĂM TUẦN 2 TN                                                        Mc 3,7-12
21/01/10
CHÚA GIÊSU, NHÀ CHỮA TRỊ
“Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người.” (Mc 3,10)
Suy niệm: Trang web Wikipedia liệt kê các danh y trong lịch sử, gồm gần 100 danh y bên Tây và 24 danh y bên Đông, nhưng không thấy có tên “Giêsu.” Có lẽ vì người thống kê quên sót, hoặc vì coi Chúa Giêsu là gì đó còn hơn một danh y nữa. Dù sao, phải nhận rằng ngòi bút của các tác giả Sách Tin Mừng, cách riêng của Mác-cô, khắc hoạ Chúa Giêsu là một nhà chữa bệnh tuyệt vời: người ta từ khắp các nơi lũ lượt đến với Người; Người chữa lành nhiều bệnh nhân khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. Đức Phật thấy cuộc đời là sinh, lão, bệnh, tử; nhưng trong thực tế ốm đau bệnh tật không phải chỉ chiếm có một phần tư biển khổ của nhân loại, mà hẳn gấp nhiều lần hơn thế. Lại nữa, phần lớn nỗi khổ do ốm đau bệnh tật rơi vào đại đa số người nghèo. Vì thế, là hiện thân của Thiên Chúa giàu lòng trắc ẩn, Chúa Giêsu không thể không là một nhà chữa trị.

5 phút cho Chúa _ vì con người


THỨ TƯ TUẦN 2 TN                                                            Mc 3,1-6
20/01/10                                                                                    
VÌ CON NGƯỜI
“Ngày sa-bát được làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” (Mc 3,4)
Suy niệm: Một căng thẳng đặc trưng giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu xung quanh vấn đề ngày sa-bát: ngày sa-bát vì con người hay con người vì ngày sa-bát? Nhóm Pharisêu chọn lề luật, còn Chúa Giêsu chọn con người. Máccô cho biết Người “giận dữ … và buồn khổ vì lòng họ chai đá.” Và mặc dù ý thức rằng việc đối đầu với họ sẽ đặt mình vào tình trạng nguy hiểm và rắc rối nhiều, Chúa Giêsu vẫn dứt khoát chữa lành cho người bại tay.

5 phút cho Chúa _ giữ luật trong tình yêu


THỨ BA TUẦN 2 TN                                                         Mc 2,23-28
19/01/10                                                                                    
GIỮ LUẬT TRONG TÌNH YÊU
“Ngày sa-bát được tạo ra cho loài người, chứ không phải loài người cho ngày sa-bát.” (Mc 2,27)
Suy niệm: Kể từ ngày 15/12/2007, đội mũ bảo hiểm đã thành luật cho người đi xe gắn máy ở nước ta. Các phương tiện truyền thông đã và đang cố gắng làm cho người dân thấy rõ lợi ích của việc đội chiếc mũ rầy rà đó để họ chấp hành tự nguyện chứ không coi đó chỉ là chuyện ‘đối phó,’ tránh né cảnh sát. Luật lệ rất cần thiết cho đời sống cá nhân và xã hội. Ai cũng phải phải tuân thủ luật pháp chính đáng. Các môn đệ bứt bông lúa mà bị người Pha-ri-siêu phóng to lên thành gặt lúa, lỗi luật sa-bat. Nếu câu nệ luật pháp hay áp đặt những luật lệ phi lý thì luật pháp không còn ý nghĩa. Chúa Giê-su đưa ra một nguyên tắc có giá trị cho mọi thứ lề luật: ngày sabat lập ra cho con người chứ không phải con người cho ngày sa-bát.

5 phút cho Chúa _ tại sao không ăn chay?


THỨ HAI TUẦN 2 TN                                                        Mc 2,18-22
18/01/10                                                                                    
Bắt đầu tuần lễ cầu nguyện cho Kitô hữu hiệp nhất
TẠI SAO KHÔNG ĂN CHAY?
“Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay khi chàng rể còn ở với họ?” (Mc 2,19)
Suy niệm: Hầu như trong tôn giáo nào việc ăn chay cũng được coi trọng. Hồi giáo qui định chay tịnh suốt tháng Ramadan, và coi đó như phương thế tuyệt hảo để nhận thức Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt. Các Phật tử sùng đạo ăn chay trường, không chỉ trong việc ăn uống mà còn bao gồm cả việc tiết dục, nhằm chế ngự thân xác để tâm hồn thanh thản hầu thoát khỏi cõi trần tục luỵ. Phụng vụ Do Thái giáo buộc ăn chay trong ngày lễ Xá tội; những người đạo đức còn ăn chay nhiều hơn, có khi một tuần hai lần (Lc 18,12). Những người thắc mắc tại sao các môn đệ Chúa Giêsu không ăn chay như các môn đệ của Gioan Tẩy giả hoặc những người Pharisêu là bởi vì: - 1/ họ chỉ nghĩ đến chay tịnh như việc làm vụ hình thức mà quên mất tinh thần của nó là đặt mình khiêm hạ trước nhan Thiên Chúa và tha thiết xin được kết mối liên hệ mật thiết với Ngài; - 2/ họ đã không nhận ra Đức Giêsu chính là vị Thiên Chúa họ khao khát mong chờ mà nay đang hiện diện ở giữa họ.

Mark Link _ Lời Chúa thứ bảy tuần 2 thường niên

TUẦN 2 – THỨ BẢY
Bài đọc 1 Năm lẻ:
[Chúa Kitô] đã vào cung thánh không phải với máu của con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình (Dt 9,12).
Trung tá Richard Pembrey là một bác sĩ phẫu thuật trong lực lượng vũ trang nước Anh thời đệ nhị thế chiến. Trong cuốn “The Sands of Dunkirk”, ông kể lại một hành động hy sinh đã khiến ông xúc động sâu xa như thế nào: Một người lính nhận ra mình sắp chết đã lấy cái chăn duy nhất anh đang đắp trong những giờ phút sau cùng, và đắp lên người lính bị viêm phổi nằm ở giường bên.

5 phút cho Chúa _ bi kịch của xã hội


21/01/2012      Thứ Bảy tuần 2 TN

T. Anê, trinh nữ, tđ   Mc 3,20-21
bi kịch của xã hội
Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí. (Mc 3,21)
Suy niệm: Lý do để thân nhân Chúa “đi bắt Chúa” xem ra buồn cười và không chính đáng: “vì đám đông kéo đến” để nghe Người! Chẳng ai nghe một người mất trí, có chăng là để xem qua vài phút. Có lẽ họ sợ hãi khi nhận ra dân chúng theo Người ngày càng đông như lời giới lãnh đạo Do Thái từng “nhắc nhở” họ. Cho Ngài mất trí chỉ là cái cớ họ tạo ra để có thể đi bắt Ngài. Như thế chẳng biết ai khùng hơn ai! Tìm một lý do không chính đáng để bắt tội một người công chính phải chăng đã và đang là bi kịch của xã hội? Mỉa mai thay kẻ đi bắt lại là “thân nhân” của Chúa, những người đáng lý ra phải hiểu biết Ngài hơn ai hết!
Mời Bạn: Thảm họa cho con người không chỉ là hoả ngục mà còn là những hành động dẫn đến hoả ngục. Cố tình hiểu sai, hành động vì sợ hãi và áp lực, chà đạp lẽ phải, tìm lợi lộc cho riêng mình… tất cả đang hình thành một bi kịch của xã hội ta đang sống. Bạn có cảm nhận điều đó không?
Chia sẻ: Vậy ta nên làm gì? Trước tiên đừng vội tin những điều được số đông ủng hộ. Thứ đến là nên tham vấn người khôn ngoan, dùng Lời Chúa để tìm ra thái độ ứng xử xứng hợp.
Sống Lời Chúa: Lời này của Chúa sẽ giúp ta an tâm và cảm nhận vì sao có nhiều người “mất trí” đến như vậy: “Thầy đến… là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau…” (Lc 12,52).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã bị thân nhân coi là “mất trí.” Phần con, xin Chúa ban cho ơn biết nhận ra Chúa là Đấng “toàn tri” và đem cả đời mình để phụng sự Chúa. Amen.

Mark Link _ Lời Chúa tuần 2 thường niên

TUẦN 2 - THỨ SÁU
Bài đọc 1 Năm lẻ:
[Thiên Chúa phán] “Ta sẽ dung thứ những điều gian ác chúng làm, sẽ không còn đếm lỗi lầm của chúng nữa” (Dt 8,12).
Trong một bài báo của tờ TV Guide, Jane Fonda đã mô tả Henry, người cha-ngôi sao màn bạc của cô là một con người nhút nhát, có phần khó tính và giữ khoảng cách với cha mẹ, không biết chìa tay ra cho con cái. Giờ đây cô cũng có kinh nghiệm làm cha làm mẹ, cô nhận ra rằng “Trách móc và xét đoán không phải là con đường sống. Chỉ có sự tha thứ mới là quan trọng. Bạn không thể trưởng thành một khi bạn không biết cách tha thứ, và chính con cái thường phải đi bước trước.”

Mark Link _ Lời Chúa thứ năm tuần 2 thường niên

TUẦN 2 – THỨ NĂM
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Chúa Giêsu có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Ngài mà tiến lại gần Thiên Chúa, bởi vì Ngài hằng sống để chuyển cầu cho họ (Dt 7,25).

5 phút cho Chúa _ đổ xô tìm gặp Chúa

19/01/12  thứ năm tuần 2 tn
Mc 3,7-12
đổ xô tìm gặp chúa
“Người chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người.” (Mc 3,10)

Mark Link _ Lời Chúa thứ tư tuần 2 thường niên

TUẦN 2 - THỨ TƯ
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Ông Melkixêđê… là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, đã đón nhận và chúc lành cho ông Abraham, lúc ông này đang đi trên đường về sau khi đánh bại các vua. Ông Abraham đã chia cho ông Melkixêđê một phần mười chiến lợi phẩm (Dt 7,1-2).

5 phút cho Chúa _ đặt cược vào Chúa Giêsu

18/01/12          THỨ tư tuần 2 tn
Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hiệp nhất           Mc 3,1-6
“Đặt cược” vào Đức Giêsu
“Ngày sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?”(Mc 3,4)
Suy niệm: Trong bài Tin Mừng hôm nay, có hai cuộc ‘đặt cược’ nhắm vào Đức Giêsu. Người bại tay ‘đặt cược’ niềm hy vọng và lòng tin vào Đức Giêsu, mong được Ngài chữa lành. Nhóm Pharisêu ‘đặt cược’ tài xét đoán và danh tiếng của mình khi tố cáo Đức Giêsu vi phạm luật ngày sabát. Còn Đức Giêsu, Ngài cũng ‘đặt cược’ chính cuộc sống mình cho Chúa Cha và cho con người. Ngài nhập thể làm người, rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường để rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh hoạn tật nguyền cho con người. Ngài bất chấp những rủi ro, nguy hiểm đến tính mạng khi can đảm phê phán thái độ vụ luật của các nhóm tôn giáo đương thời. Cũng như trong những cuộc tranh luận trước (x. Mc 2,28), Đức Giêsu luôn đề cao phẩm giá con người, coi việc tôn trọng phẩm giá ấy như yếu tố quan trọng nhất trong khi thực thi lề luật.
Mời Bạn: Hãy luôn nhạy cảm với những ai cần sự giúp đỡ của bạn. Hãy làm như Chúa Giêsu, Ngài không bỏ rơi ai một mình với các vấn đề của người ấy, nhưng luôn đón nhận, chia sẻ các khó khăn, giúp đỡ và trao ban cho họ sức mạnhbình an của Thiên Chúa” (Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI).
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ dám liều, dám “đặt cược” cuộc đời mình vào Chúa Giêsu khi mạnh dạn nhạy cảm trước sự đau khổ, khốn cùng của người lân cận và tìm cách chia sẻ, giúp đỡ họ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn tìm đến Chúa trong mọi lúc, tinh tế nhận ra tình thương Chúa trong cuộc sống, và luôn nhạy cảm trước nhu cầu của người anh chị em bên cạnh, đang cần đến sự giúp đỡ của con. Amen.

Mark Link _ Lời Chúa thứ ba tuần 2 tn

TUẦN 2 – THỨ BA
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Thiên Chúa sẽ không quên những việc anh em đã làm và lòng yêu miến anh đã tỏ ra đối với Ngài, khi anh em phục vụ các thánh và hiện vẫn còn đang phục vụ (Dt 6,10).

Mark Link _ Lời Chúa thứ hai tuần 2 thường niên

TUẦN 2 - THỨ HAI
Bài đọc 1 Năm lẻ:
Chúa Giêsu phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục. Và khi bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu trong tất cả những ai tùng phục Người (Dt 5,8-9).

lời Chúa tuần 2 tn _ đạo đức vì ai

16/01/12          thứ hai tuần 2 tn
            Mc 2,18-22
đạo đức vì ai?
Có người đến hỏi Đức Giê-su: “Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ?” (Mc 2,18-19)
Suy niệm: Việc ăn chay tự nó không hẳn là một việc đạo đức, vì người ta có thể có nhiều lý do để ăn chay.
Có người ăn chay vì lý do sức khoẻ, như để chữa bệnh.
Có người vì lý do thẩm mỹ: để giảm béo, chẳng hạn.
Cũng có người ăn chay để tu luyện võ công, để rèn tập nhân cách...

Mark Link _ Lời Chúa cntn tuần 2

TUẦN 2 – CHÚA NHẬT
Tin Mừng Năm A:
[Ngày kia, Gioan Tẩy giả đang nói chuyện với một vài người. Thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, ông nói]: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian. Đây là Đấng tôi đang nói tới.” (Ga 1,29-30).

5 phút cho Chúa _ Giêsu, người tôi yêu


24/01/09       THỨ BẢY TUẦN 2 TN
Th. Phanxicô đờ Xan  Mc 3,20-21
GIÊSU, NGƯỜI TÔI YÊU
Đức Giêsu trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí. (Mc 1,15)
Suy niệm: Các sách Phúc Âm cho thấy có nhiều người thắc mắc về Chúa Giêsu, kể cả những người thân của Ngài. Người thì không rõ Ngài là ai, nên suy đoán Ngài là Gioan Tẩy Giả, là Êlia, là Giê-rê-mi-a; kẻ thì không hiểu nổi lời của Ngài, nên bảo rằng những lời ấy chói tai. Gioan Tẩy Giả thì sai các môn đệ đến hỏi xem Ngài có phải là Đấng Cứu Thế hay không; người thân của Ngài tưởng Ngài mất trí. Những thắc mắc như vậy cũng dễ hiểu thôi, bởi Chúa Giêsu vượt xa những gì người ta nghĩ tưởng về Ngài. Ngài không phải là đối tượng để người ta nghiên cứu hay mổ xẻ, nhưng là người Bạn để người ta sống với, là người Thầy để người ta đi theo, là Đấng Cứu Độ để người ta tin theo và được sống. Vì thế, thánh Phê-rô quả quyết bỏ Ngài sẽ biết theo ai; Mẹ Maria cứ “suy đi nghĩ lại trong lòng” những biến cố của Chúa Giêsu và vâng theo. Còn Chúa Giêsu luôn nhắc nhở: “Hãy theo Thầy.”

5 phút cho Chúa _ Chúa tuyển chọn tông đồ


23/01/09       THỨ SÁU TUẦN 2 TN
Mc 3,13-19
CHÚA TUYỂN CHỌN TÔNG ĐỒ
Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. (Mc 3,13)
Suy niệm: Khác với những cuộc tuyển chọn nhân viên tại các công ty, xí nghiệp…, với những điều kiện kèm theo như bằng cấp, kinh nghiệm và ngoại hình, Chúa Giêsu tuyển chọn các tông đồ thật âm thầm và thân thiện. Ngài lên núi cầu nguyện, gọi những người Người muốn chọn, đặt tên cho từng người và sai họ ra đi loan báo Tin Mừng. Ngoại hình không là tiêu chuẩn để chọn. Học thức cũng không được ưu tiên. Kinh nghiệm truyền giáo thì trong họ chưa ai có. Tiêu chuẩn Ngài dùng để tuyển chọn rất độc đáo, đó là dựa vào tình yêu của Ngài dành cho các “ứng viên,” chứ không căn cứ vào những gì các “ứng viên” có. Vì thế, mầu nhiệm ơn gọi cũng là mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho. Ngài còn đặt cho họ mỗi người một tên để họ biết họ là ai và là gì trước mặt Thiên Chúa. Vị trí nay giúp họ ý thức trách nhiệm của người tông đồ.

5 phút cho Chúa _ đổ xô đến với Chúa


22/01/09       THỨ NĂM TUẦN 2 TN
Th. Vinh Sơn, phó tế, tử đạo Mc 3,7-12
ĐỔ XÔ ĐẾN VỚI CHÚA
Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. (Mc 3,10)
Suy niệm: Ai từng xem các bộ phim về cuộc đời Chúa Giêsu đều có thể ghi nhận những cảnh đám đông dân chúng lũ lượt đến với Chúa là những cảnh thuộc loại hoành tráng nhất. Tại sao con người Giêsu này có sức lôi cuốn đến thế, đến độ giới lãnh đạo thanh toán Ngài cũng chủ yếu vì sức lôi cuốn dân chúng này? Không chỉ bởi vì Ngài giảng hay, mà nhất là bởi vì từ nơi chính Ngài có một sức mạnh chữa lành, và ai cũng muốn “sờ vào Ngài.” Thánh Mác-cô đã nhìn thấy quyền năng chữa lành nơi Chúa Giêsu như là dấu chỉ Ơn Cứu Độ đang hiện diện và cuộc tái tạo thế giới bắt đầu. Bởi chỉ từ Thiên Chúa, Chúa Giêsu có quyền chữa lành, cứu độ con người và hành động Ngài phục hồi sức khỏe cũng như nhân phẩm bệnh nhân diễn tả một cuộc tạo dựng mới. Vì thế, đến với Chúa Giêsu là đến lãnh nhận ơn Cứu Độ và được trở nên con người mới.

5 phút cho Chúa _ phục hồi nhân phẩm


21/01/09       THỨ TƯ TUẦN 2 TN
Th. Anê, trinh nữ, tử đạo     Mc 3,1-6
PHỤC HỒI NHÂN PHẨM
Đức Giêsu bảo người bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ tay ra, và tay anh trở lại bình thường. (Mc 3,5)
Suy niệm: Trong những ngày cuối năm, tình trạng khủng hoảng kinh tế và tài chánh toàn cầu với hậu quả theo dự báo là tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng, khiến những nhà lãnh đạo có tâm huyết phải thao thức tìm kiếm một giải pháp tốt đẹp cho đất nước họ, cụ thể, cho trí óc và đôi tay của người dân có cơ hội hoạt động và mưu ích. Đây còn là đòi hỏi của quyền làm người, được nhắc lại trong Sứ điệp của Đức Bê-nê-đi-tô XVI nhân ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay, “Người nghèo yêu cầu được quyền tham gia vào việc hưởng của cải vật chất và làm cho khả năng làm việc của họ được sinh lợi.” Chính Chúa Giêsu đã bảo đảm quyền làm việc này khi phục hồi khả năng hoạt động của người bại tay, đồng thời phục hồi nhân phẩm cho anh. Do đó, cũng trong Sứ Điệp nhân ngày Hòa Bình Thế Giới trên, Giáo hội ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong việc liên đới toàn cầu để kiến tạo một thế giới công bằng và thịnh vượng, trong đó, những quyền lợi của người nghèo được bảo đảm.