TUẦN 2 – THỨ BẢY
Bài đọc 1 Năm lẻ:
[Chúa Kitô] đã vào cung
thánh không phải với máu của con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình (Dt
9,12).
Trung tá Richard Pembrey là một bác sĩ phẫu thuật trong lực lượng
vũ trang nước Anh thời đệ nhị thế chiến. Trong cuốn “The Sands of Dunkirk”, ông kể lại một
hành động hy sinh đã khiến ông xúc động sâu xa như thế nào: Một người lính nhận
ra mình sắp chết đã lấy cái chăn duy nhất anh đang đắp trong những giờ phút sau
cùng, và đắp lên người lính bị viêm phổi nằm ở giường bên.
Nghĩa
cử hy sinh của người lính trong những giờ phút cuối cùng và hy sinh của Chúa
Giêsu trên Thập giá mời gọi tôi tự hỏi về tinh thần hy sinh của tôi. Lần cuối
cùng tôi thực hiện nghĩa cử hy sinh là lúc nào?
Một nghĩa cử hy sinh âm
thầm, một hy sinh đầy trách nhiệm với thiện ý đáng giá hơn là những suy nghĩ
tốt đẹp, tình cảm nồng ấm, lời cầu nguyện nhiệt thành mà con người đắm chìm vào
(Henry Newman).
Bài đọc 1 Năm chẵn:
[Saul và Jonathan, người
bạn tốt của Đavít bị giết trong trận chiến, Đavít than khóc] “Tôi những đòi
đoạn vì anh, Jonathan hỡi, thương anh vô hồi. Tình anh đối với tôi thật quá phi
thường.” (2Sm 1,26).
Một cậu con trai bị chết trong một tai nạn. Người cha viết một mẩu
giấy và đặt dưới xác cậu trong quan tài: “Cha
chưa bao giờ nói với con là cha yêu thương con như thế nào. Cha chưa bao giờ
nói với con rằng con chiếm một phần lớn trong trái tim cha. Nhưng bây giờ con
đã chết… Vì thế cha viết những dòng này cho con. Cha muốn con biết rằng tình
yêu của cha dành cho con và nỗi đau vì chưa bao giờ nói với con về tình yêu này.”
Ai
là người tôi viết những dòng như thế, nếu ngày mai người ấy chết? Hôm nay tôi
có thể làm gì để chứng minh điều đó?
Hầu hết mọi vấn đề tình
cảm có thể gói gọn trong cách cư xử đặc biệt, đó là một người đi khắp nơi và la
lên: “Vì Chúa, hãy yêu tôi.” (Thomas Malone).
Bài Tin Mừng:
Ngài trở về nhà và đám
đông lại kéo đến, thành thử Ngài và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân
nhâncủa Ngài hay tin điều ấy liền đến bắt Ngài, vì họ nói rằng Ngài đã mất trí
(Mc 3,20-21).
J.D. Salinger viết một câu truyện với tựa đề “Teddy” Câu truyện kể
về một người bạn trẻ cảm thấy khó sống đời sống thiêng liêng trong thế giới hôm
nay. Teddy nói: “Tôi nghĩ rằng khó mà suy
niệm và sống đời sống thiêng liêng ở Mỹ. Người ta sẽ cho bạn là một người kỳ
dị. Cha tôi nghĩ tôi là hạn lập dị, còn mẹ tôi cũng cho rằng nếu lúc nào cũng
nghĩ tới Chúa là điều không tốt cho tôi.” Chúa Giêsu cũng gặp vấn đề tương
tự đối với nhiều người trong giới bạn hữu và thân quyến của Ngài.
Người
ta phản ứng thế nào khi tôi cố gắng sống đời sống thiêng liêng trong thế giới
ngày nay?
Bất cứ lúc nào bạn thấy
mình đi về phía đa số, thì đó là lúc bạn phải dừng lại và suy nghĩ?