Hiển thị các bài đăng có nhãn loinoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn loinoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Học làm người _ con ếch bị điếc


CON ẾCH BỊ ĐIẾC
Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng.
R.N Sưu tầm

Học làm người _ một nhịn chín lành

Đạo lý từ nghìn xưa:  
Một điều nhịn, chín điều lành
Trọng điểm học tập của cuộc đời nằm ở chữ “Làm” mà không ở chữ “Biện” 

Học làm người _ 30 châm ngôn sống

30 Châm Ngôn Sống
Biết mình, xét mình, sửa mình là đầu mối thành nhân.

Học làm người _ về lời nói


CÂU NÓI CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐỜI BẠN...
Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng; cho nên khi giá trị của bạn tăng lên thì hãy giữ lòng khiêm tốn và nói ít đi!
sưu tầm

Học làm người _ con bò bay

CON BÒ BAY
Một điều bí mật đã rỉ tai người khác, thì hết bí mật.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công

Học làm người _ giá trị của im lặng


GIÁ TRỊ CỦA SỰ IM LẶNG
Có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn.   
Viễn Đông

Học làm người _ biết thinh lặng, biết nói năng

Biết thinh lặng, biết nói năng
Một lời nói thiếu thận trọng lôi kéo người ta vào con đường lầm lạc. Cũng vậy, sự thinh lặng thiếu khôn ngoan khiến người ta tiếp tục sống trong lầm lạc đang khi lẽ ra họ có thể được soi sáng.  
Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng (Quy luật mục vụ)

NÓI VỚI CHÍNH MÌNH _ nói năng

NÓI NĂNG
ĐGM Bùi Tuần
Im lặng là quê hương của kẻ mạnh. Vì trong im lặng mới phát sinh được những tư tưởng mạnh, nhờ im  lặng mới nung nấu được những động lực mạnh, và để im lặng thường phải có ý chí mạnh.
  Im lặng là vàng.
  Tuy nhiên không phải luôn luôn nên im lặng. Nhiều khi phải nói. Nói đâu phải xấu. Xấu tốt là do nội dung, ý hướng và cung cách.

GIÁO DỤC NHÂN BẢN _ cách nói chuyện

    Bài 9. HỌC TẬP CHỮ NHÂN
LỊCH SỰ TRONG GIAO TẾ XÃ HỘI
III. CÁCH NÓI CHUYỆN
1. Giọng nói:
-  Giọng nói phải rõ ràng, rành mạch, nói giản dị, miễn làm sao cho người đủ nghe, đủ hiểu.
-  Tránh vừa nói vừa cười nghiêng ngả, nói oang oang, ầm ĩ, hoặc dùng những kiểu nói cầu kỳ, nói lóng để tỏ ra ta khác mọi người.
2.  Dùng tiếng lịch sự và chính xác:
Trong lúc nói chuyện, cần trách hai thái cực: một là dùng những câu văn quá bay bướm, quá “tiểu thuyết” làm mất tự nhiên, hai là dùng những từ quá tầm thường, quê kệch, tiếng lóng v.v...
        Ví dụ:
        Đừng nói                           nên nói
        Con mẻ                               Bà ấy                       
        Thằng chả                           Ông ấy
        Ông già tui                          Ba tôi
        Tao mới tậu cái đổng          Tôi mới mua cái đồng hồ
        Mày nói bậy                       Có lẽ anh lầm chăng v.v...
3.  Những đức tính phải giữ khi nói chuyện:
   a. Thận trọng:
Đức Giám mục Bùi Tuần có viết: “Lời nói là người, có người càng nói nhiều, càng tỏ ra mình trống rỗng. Người ta dễ khen kẻ ít nói. Chẳng ai khen kẻ nói nhiều. Nói nhiều chưa chắc đã làm nhiều. Làm nhiều nói ít thì hơn là nói nhiều làm ít. Nói hay, không tại hay nói. Thà ít nói mà tư tưởng phong phú, rõ rệt, còn hơn là hay nói mà tư tưởng nghèo nàn, luộm thuộm. Nói nhiều khó tránh khỏi sai lỗi (đa ngôn đa quá) và dư thừa. Sai lỗi tất nhiên là không tốt, mà dư thừa cũng chẳng là điều hay. Do đó, chọn lời mà nói, chọn chữ mà dùng. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.
   b. Nghiêm túc:
Không nói những chuyện, lời thiếu thanh nhã, một lời hai ý, kẻo người ta lại có dịp đánh giá ta: “Lòng ứa đầy những gì, thì miệng nói ra” (Mt 12, 34).
   c. Khiêm tốn:
Không nói về mình, dù là nói về điều tốt hay điều xấu
   d. Bác ái:
Đừng có những lời nói chua cay, hoặc châm biến mỉa mai.
4.  Nghệ thuật nói chuyện:
      Tất cả nghệ thuật nói chuyện là phải biết nghe lời người khác hơn là chỉ nghĩ đến lời của mình. Biết nghe người khác là bí quyết để kiếm được nhiều bạn và làm cho người ta nghe mình.

Hoc làm người _ con bò bay

CON BÒ BAY
Một điều bí mật đã rỉ tai người khác, thì hết bí mật.
Lm. Đỗ Đình Tiệm & Lm. Phạm Minh Công