Hiển thị các bài đăng có nhãn caunguyen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn caunguyen. Hiển thị tất cả bài đăng

5 phút cho Chúa _ kiên trì cầu nguyện

08/10/15                                                      THỨ NĂM TUẦN 27 TN
                                                                                           Lc 11,5-13
KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
“Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.” (Lc 11,10)
Bạn hãy tiếp tục kiên trì gõ cửa, tìm kiếm ý Chúa trong đời.

Sống đức tin _ vấn đề cầu nguyện


VẤN ĐỀ CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện là “sức mạnh” của con người và là “sự yếu đuối” của Thiên Chúa.
Trầm Thiên Thu

5 phút cho Chúa _ tìm điều cốt yếu

30/08/15 CHÚA NHẬT TUẦN 22 TN – B      Mc 7,1-8. 14-15. 21-23
TÌM ĐIỀU CỐT YẾU
Người Pha-ri-sêu và Kinh sư hỏi Đức Giê-su: “Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?” (Mc 7,5)
Trước khi dâng lễ, đọc kinh, bạn dành một phút hồi tâm để ý thức điều cốt yếu khi làm việc đó.

Ơn thiên triệu _ một lời cảnh báo đáng suy tư


LỜI TRẦN TÌNH ĐÁNG SUY TƯ  
CỦA MỘT CỰU LINH MỤC
Có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.
Kilian Mc Gowan, C.P

Truyện thánh _ Thánh Monica và thánh Augustinô

Thánh Monica và Thánh Augustinô
Monica đã gặp một giám mục thánh thiện là Thánh Ambrôsiô, giám mục này khuyên bà và nói tiên tri: “Đứa con của nước mắt sẽ không hư mất.”  
Trầm Thiên Thu

5 phút cho Chúa _ lòng tin khiêm tốn

08/08/15 THỨ BẢY TUẦN 18 TN
Th. Đa-minh, linh mục                                          Mt 17,14-20
LÒNG TIN KHIÊM TỐN
“Thưa Ngài, xin thương xót con trai tôi, vì cháu bị kinh phong và bệnh tình nặng lắm: nhiều lần ngã vào lửa, và cũng nhiều lần ngã xuống nước.” (Mt 17,15)
Lời cầu nguyện khiêm tốn, chẳng dám đòi hỏi, nhưng trông đợi lòng thương xót Chúa, mới là lời cầu nguyện đẹp nhất...

Tu đức _ tinh thần cầu nguyện của thánh Đaminh

Tinh thần cầu nguyện của  
THÁNH ĐAMINH
Thánh Đaminh đã vượt qua được mọi rào cản của thể lý để đến với Chúa mỗi giờ kinh đêm ngay cả lúc đau bệnh. Con người ấy được gọi là, người của Giáo hội và người của cầu nguyện.
Nt. Scholastica, dòng Đaminh Bùi Chu

5 phút cho Chúa _ cầu nguyện


15/11/08                                                                   THỨ BẢY TUẦN 32 TN
Th. Anbetô Cả, giám mục, ts Hội Thánh                                      Lc 18,1-8
CẦU NGUYỆN
“Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi.” (Lc 18,7)
Suy niệm: Khi dạy các môn đệ cầu nguyện, Chúa Giêsu luôn khuyên nhủ họ hướng về Chúa Cha, chứ không đơn giản cầu xin với Thiên Chúa cách chung chung. Như vậy, khi cầu nguyện, con người sống tình con thảo với Cha mình là Thiên Chúa, Đấng lắng nghe con người như người cha đang ghé tai với con cái. Thế nhưng, thông thường khi cầu nguyện, đặc biệt trong trường hợp gặp đau khổ, người ta xem mình là trung tâm, và chất vấn tại sao Thiên Chúa không để ý đến tôi, tại sao những người chung quanh không giúp đỡ tôi. Một cách nào đó người ta đã biến những người chung quanh, và cả Thiên Chúa, thành những người phục dịch họ. Thật vậy, nếu không sống mối tương quan Cha-con với Thiên Chúa, con người thật khó thấu hiểu và chấp nhận những cách hành xử của Thiên Chúa với mình. Chính trong mối tương quan này, con người nhận ra Thiên Chúa là Cha, luôn ban cho con cái những điều thiện hảo.

5 phút cho Chúa _ tình mẹ cùng với niềm tin

05/08/15 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 18 TN
Cung hiến thánh đường Đức Ma-ri-a                        Mt 15,21-28
TÌNH MẸ CÙNG VỚI NIỀM TIN
“Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.” (Mt 15,28)
Lời cầu nguyện của người mẹ mỗi tối trong giờ kinh gia đình sẽ được con cái ghi nhớ...

5 phút cho Chúa _ luyện tập không ngừng


Thứ Bảy 17/11/07                                                                     Th. Elisabét
LUYỆN TẬP KHÔNG NGỪNG
Chúa Giêsu dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. (Lc 18,1-8)
Suy niệm: Mỗi môn phái võ đều có những thế võ đặc biệt để phòng thân, gọi là “võ bí truyền. ” Tuy nhiên, những thế võ bí truyền này có khi mất tác dụng vì môn sinh không chuyên cần luyện tập. Tôn giáo nào cũng có những tôn chỉ và mục đích nhằm dạy con người ăn ngay ở lành theo tiếng lương tâm. Người kitô hữu có một bí quyết phòng thân là nghe và thực hành lời của Chúa dạy để đề phòng cho linh hồn khỏi bị ma quỷ cướp mất. Nhưng trong thực tế thì có nhiều môn sinh của thầy Giêsu đã khuất phục kẻ thù là ma quỷ, không phải vì họ không nghe lời Chúa, cũng không phải vì họ không hiểu lời Chúa, nhưng vì họ không chuyên cần tập luyện đêm ngày thế võ bí truyền của Thầy đã chỉ dạy là cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng.

5 phút cho Chúa _ muốn gì và xin gì?

25/07/15                                               THỨ BẢY TUẦN 16 TN
Th. Gia-cô-bê, tông đồ                                          Mt 20,20-28
MUỐN GÌ VÀ XIN GÌ?
Bấy giờ, bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su…. Người hỏi bà: “Bà muốn gì?... Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì!” (Mt 20,20-22)
Lời cầu xin của bạn có nhằm để “ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” không?

5 phút cho Chúa _ cầu nguyện có hiệu quả


24/10/10                                                      CHÚA NHẬT 30 TN – C
Chúa Nhật Truyền Giáo                                                  Lc 18,9-14
CẦU NGUYỆN CÓ HIỆU QUẢ
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 18,14)
Suy niệm: Trong Do thái giáo hay trong nhiều tôn giáo khác, cầu nguyện là việc rất quan trọng. Chúa Giêsu đã nhiều lần dạy các môn đệ phải cầu nguyện kiên trì bởi vì “ai xin thì sẽ được, ai gõ thì cửa sẽ mở cho.” Tuy nhiên vấn đề không chỉ là lặp đi lặp lại nhiều lần, người cầu nguyện còn cần phải có thái độ nội tâm như thế nào nữa thì mới được Thiên Chúa nhậm lời. Chúa Giêsu kể một dụ ngôn hai người cầu nguyện với hai thái độ hoàn toàn khác biệt nhau. Một người thì đã được ‘đào tạo trường lớp’ hẳn hoi và cho rằng mình ‘lập được nhiều công trạng’. Còn một người thì có lẽ chưa qua lớp ‘khai tâm’ về ‘kinh điển’ nào mà đời sống thì chẳng có gì đáng tự hào thậm chí còn đáng ngờ về luân lý nữa. Thế nhưng khi lên cầu nguyện thì người này được tha thứ tội lỗi còn người kia thì không. Tại sao? Vì ông đã biết nhìn nhận đúng tình trạng cùng khốn của mình; vì “Ai tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.”

Lời Chúa cntn 16b _ làm việc và cầu nguyện

LÀM VIỆC VÀ CẦU NGUYỆN
Trong tĩnh lặng thâm sâu, chúng ta mới có thể nghe được tiếng Chúa nói, và cũng trong sự kết hợp với Chúa, chúng ta mới có được sức mạnh nội tâm để tiếp tục dấn bước trên con đường lữ hành trần gian ngày hôm nay.
Lm GB Văn Hào

5 phút cho Chúa _ cảnh báo


08/10/10                                                      THỨ SÁU TUẦN 27 TN
                                                                                          Lc 11,15-26
CẢNH BÁO
“Ai không đi với tôi là chống lại tôi, và ai không cùng tôi thu góp là phân tán.” (Lc 11,23)
Suy niệm: Trong dịp tiếp kiến tân đại sứ Đức cạnh Toà Thánh sáng ngày 13/09 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI mạnh mẽ chống lại trào lưu duy tục trong xã hội ngày nay. Ngài cảnh giác về những hậu quả nguy hại của nó: Khi loại bỏ niềm tin vào Thiên Chúa ngôi vị, người ta đồng thời cũng mất khả năng phân biệt giữa thiện và ác. Lời Chúa hôm nay ứng nghiệm vào tình trạng “mù luân lý” đó: “Ai không đi với tôi là chống lại tôi, và ai không cùng tôi thu góp là phân tán.” Quả thế, một khi không còn phân biệt thiện ác nữa… con người đánh mất sức mạnh luân lý và tinh thần vốn là điều rất cần thiết để phát triển toàn diện con người. Hoạt động xã hội ngày càng bị thống trị vì tư lợi hoặc những toan tính quyền hành. Biết bao chủ trương, hành động sai lạc được biện minh bằng những lý do tốt đẹp. Đời sống luân lý do đó phải được đặt trên nền tảng niềm tin vào Thiên Chúa là Thánh.

5 phút cho Chúa _ tâm tình của người môn đệ


06/10/10                                  THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 27 TN
Th. Brunô, linh mục                                                           Lc 11,1-4
TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ
“Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy.” (Lc 11,3)
Suy niệm: Người ta ước tính trong ngày Chúa nhật Phục Sinh năm 2007 có hai tỷ người Kitô hữu đọc hoặc hát kinh Lạy Cha bằng hằng trăm ngôn ngữ ở các nhà thờ trên thế giới. Điều này không lạ gì bởi vì đã là người Kitô hữu, ai cũng phải thuộc kinh Lạy Cha! Tuy nhiên, ta không chỉ đọc hay hát theo thói quen, nhưng còn nhớ rằng lời kinh quý giá này dạy ta hai điều quan trọng về cầu nguyện: 
(1) cung cách cầu nguyện; và 
(2) nội dung lời cầu ấy. 
Trước hết, ta khởi đầu lời cầu nguyện bằng tâm tình của người con khi thân thưa: “Lạy Cha,” tin tưởng Chúa là Cha nhân hậu, sẵn lòng ban những ơn lành cho con cái. Thứ đến, ta hướng lòng cầu xin cho Danh Cha, Nước Cha, ý Cha, rồi mới đến những nhu cầu của mình. Chỉ khi ta dành cho cho Chúa địa vị xứng hợp với Ngài, thì mọi sự khác mới đi vào nề nếp đúng đắn.

5 phút cho Chúa _ cầu nguyện và làm việc


05/10/10                                                         THỨ BA TUẦN 27 TN
                                                                                          Lc 10,38-42
CẦU NGUYỆN VÀ LÀM VIỆC
“Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” (Lc 10,42)
Suy niệm: Khi đọc đoạn Phúc Âm này, chúng ta thường đối lập Maria và Mácta. Tùy theo khuynh hướng nội tâm, chúng ta sẽ chọn ai: người dễ cầu nguyện thì chọn Maria, còn người thích hoạt động lại chọn Mácta. Nhưng đó không phải là ý Chúa muốn dạy chúng ta hôm nay. Ngài không thiên vị ai: không bênh Maria, cũng chẳng chê Mácta. Ngài đã nhiều lần mời gọi chúng ta hành động, chứ không phải chỉ thưa thốt trên môi miệng, chẳng hạn: “Không phải cứ nói: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời” (Mt 7,21). Thế nhưng, Mácta bị Chúa sửa vì lăng xăng: chị đã náo động thay vì hoạt động. Cầu nguyện và hoạt động đều cần thiết, và phải nhịp nhàng với nhau. Vì thế, mới có câu châm ngôn: Ora et labora (cầu nguyện và lao động) của đời sống tu trì theo tu luật thánh Biển Đức. Theo đó, việc chiêm niệm gắn liền với việc lao động. Không cầu nguyện, việc làm của ta sẽ trở thành náo động. Không được nuôi dưỡng bởi cầu nguyện, tất cả những việc chúng ta làm sẽ trở thành máy móc, theo một lập trình khô khan.

5 phút cho Chúa _ ở với Chúa Giêsu cầu nguyên


25/09/09                                                      THỨ SÁU TUẦN 25 TN
                                                                                            Lc 9,18-22
Ở VỚI CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Hôm ấy, Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người. (Lc 9,18)
Mời bạn nhìn ngắm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, là con người cầu nguyện. Chúa cầu nguyện như được thúc đẩy bởi một nỗi đam mê mãnh liệt. Chính trong thái độ cầu nguyện – giao phó tất cả tâm hồn, thân xác, tất cả mọi nghĩ suy, ý chí, tình cảm để thi hành ý muốn của Chúa Cha – mà Chúa Giêsu tỏ mình đích thực là Con của Chúa Cha. Cũng trong bầu khí cầu nguyện đó mà Chúa mạc khải cho các môn đệ về căn tính đích thực của Chúa, để Phêrô có thể tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Chúa ơi! Nhìn ngắm Chúa cầu nguyện chúng con cảm nhận được một sức hấp dẫn phi thường lôi kéo chúng con đến bên Chúa! Ôi, Các môn đệ thật hạnh phúc biết bao vì được ở với Chúa lúc Chúa cầu nguyện.

Tu đức _ cầu nguyện, phương thuốc đầu tiên

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Cuốn I. CON ĐƯỜNG THANH TẨY 
Phần III. Cám dỗ
Bài 52. CẦU NGUYỆN,
PHƯƠNG THUỐC ĐẦU TIÊN

5 phút cho Chúa _ sự vĩ đại của cầu nguyện


09/09/08                                                                  THỨ BA TUẦN 23 TN
                                                                                                     Lc 6,12-19
SỰ VĨ ĐẠI CỦA CẦU NGUYỆN
“Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa.” (Lc 6,12)
Suy niệm: Thấy thái độ cầu nguyện sốt sắng của vị giáo sư toán nổi tiếng Pascal trước Thánh Thể, một sinh viên đã hỏi ông: “Làm thế nào mà một nhà toán học vĩ đại như giáo sư lại có thể tin và cầu nguyện khiêm nhường như vậy được?” Mỉm cười, vị giáo sư ôn tồn: “Này con, chẳng có ai là vĩ đại cả, và con người chỉ trở nên vĩ đại khi cầu nguyện với Thiên Chúa, vị Chủ Tể trời đất mà thôi.” Quả vậy, cầu nguyện là chuyện trò, là kết hợp với Thiên Chúa, và người cầu nguyện đi vào mối tương giao thân tình với Thiên Chúa. Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta một tấm gương sáng về cầu nguyện: “Ngài đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa”.

Daily reflection _ our Father knows your needs

OUR FATHER KNOWS YOUR NEEDS
The Lord's Prayer reveals our true dependence on Him... We need to depend on our heavenly Father each step of this life's journey.
Deacon John Ruscheinsky