Hiển thị các bài đăng có nhãn st.chet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn st.chet. Hiển thị tất cả bài đăng

Suy tư tháng 11 _ mong manh phận người!

Mong Manh Phận Người!
Còn lại gì? Còn lại chăng là những vết tích tôi đã làm khi còn sống, có người nhớ tôi vì tôi đã từng đi chung với họ trên quãng đường cuộc đời, có người ghi dấu ấn nụ cười tươi khi tôi trao ban, người lưu lại những điều tốt tôi đã từng làm.  
Tiểu Hổ

Suy tư tháng 11 _ về nơi tĩnh lặng


VỀ NƠI TĨNH LẶNG
“chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.”
LM Giuse Hoàng Kim Toàn

Một chút suy tư _ giọt thu sầu thánh đức

Giọt Thu Sầu Thánh Đức
Tháng Mười Một có thể gọi là Tháng Nước Mắt, Tháng Thương Nhớ, Tháng Thu Sầu, nhưng với những người có niềm tin Kitô giáo, nỗi buồn đó không hề bi quan, không hề tuyệt vọng, mà luôn đầy ắp niềm yêu thương và hy vọng.
Trầm Thiên Thu

Tháng các linh hồn _ sứ điệp của ngôi mộ đá

SỨ ĐIỆP CỦA NGÔI MỘ ĐÁ
Phải chăng cuộc đời con người, đã có thời huy hoàng là thế, mà nay chỉ còn lại ngôi mộ lanh lẽo với vài dòng chữ đó thôi sao?  
Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Một chút suy tư _ điểm hẹn Giêsu


ĐIỂM HẸN GIÊSU
Hãy vào cổng hẹp.
Vì rộng rãi và thênh thang
là con đường dẫn đến hư vong
Lm. Giuse Trần Đình Long
Dòng Thánh Thể

Một chút suy tư _ bao giờ Chúa đến?


Bao giờ Chúa đến?
(TƯƠNG LAI XA HAY GẦN?)
Ngôn ngữ nhân loại khá mơ hồ, không thể chính xác. Thậm chí cũng chỉ là tương đối trong sự chính xác. Ví dụ: Hẹn gặp nhau lúc 7 giờ, có ai đến đúng 7 giờ chưa? Thì tương lai có tương lai gần và tương lai xa, nhưng thế nào là xa và thế nào là gần? “Sẽ xảy ra” và “sắp xảy ra” đều là tương lai, nhưng “sẽ” là bao lâu và “sắp” là chừng nào? Thật là khó xác định!

Suy tư lễ các linh hồn _ bản hòa âm sinh tử

BẢN HOÀ ÂM SINH TỬ
Lời cầu nguyện của Chúa Kitô trước cuộc khổ nạn chiếu một luồng sáng hy vọng vào mọi hoàn cảnh sống của tôi, và làm cho ngày mai thuộc về hôm nay.

Suy tư mùa chay _ như một lời chia tay


Như Một Lời Chia Tay
Chết quá dễ mà sống thì quá khó, hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước.
Trịnh Công Sơn

Nói với chính mình _ chết

CHẾT
  Kinh nghiệm nào tôi cũng có thể có, nhưng tôi không thể có chút kinh nghiệm nào về sự chết. Tôi chỉ biết rằng thế nào tôi cũng sẽ chết. Nó chưa tới, nhưng tôi đã nhìn thấy rõ.
  Tôi coi cái chết như một sự chấm dứt cuộc đời gian khổ, như một sự giải phóng khỏi kiếp sống bọt bèo, như chiếc cửa dẫn vào một thế giới hoàn toàn xa lạ, như chiếc cầu bắc sang một sự sống khác, như một sự biệt ly để bước xuống thầm lặng ngàn đời.
  Chết là một chuyến đi xa nhất. Đi không bao giờ về. Chuyến đi xa nhất, mà cũng cô đơn nhất. Có ai chia được phần nào sự chết của tôi đâu. Tôi sẽ ra đi một mình. Tôi sẽ một mình chìm vào trong sự chết của tôi.
  Rồi có gì bên kia sự chết?
  Hiện giờ tôi không nhìn thấy gì cả. Nhưng tôi tin chắc vị đầu tiên tôi sẽ gặp mặt chính là Cha tôi trên trời.
  Ngài đợi đó để đón tôi. Đón về đâu? Tôi có thể sợ Ngài đợi đó để phán xét và ruồng rẫy tôi. Nhưng, Chúa ơi! Tôi không tin được điều đó, không phải vì tôi trong sạch, nhưng vì tôi yêu Chúa và tin chắc Chúa yêu tôi vô cùng. Nếu Chúa là một vị Thánh, thì tôi có lý do để sợ. Vì nhiều vị ngặt nghèo và cặn kẻ lắm. Nhưng Chúa chính là sự Thánh thiện và toàn vẹn. Ngài công bình vô cùng. Nếu Ngài dựng lên triệu triệu con người chẳng ai giống ai, thì chắc Ngài cũng chẳng phán xét tôi một cách hoàn toàn giống như phán xét người này, người nọ. Chính vì Ngài công bình vô cùng, nên Ngài sẽ không thẳng nhặt với những kẻ quá hèn như tôi. Ngài là tình yêu nên Ngài sẽ không bao giờ hắt hủi một kẻ luôn vác gánh nặng tội lỗi trên vai, lảo đảo ngày đêm đi tìm Ngài.
  Nhiều Đấng Thánh đã có những đường lối vào trời thực oai phong lẫm liệt. Còn tôi yếu hèn tội lỗi quá, tôi chọn lối vào Thiên đàng như người ăn trộm.
  Người ăn trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa là một người tội lỗi bị dân chúng phỉ nhổ. Thế mà ông được vào trời rất sớm. Chính Chúa bảo đảm với ông: “Ngay ngày hôm nay ông sẽ được vào nơi vui vẻ với tôi’’. Ơn Chúa to lớn quá. Mấy ai được lên Thiên đàng mà không phải dừng lại lâu lâu ở luyện ngục. Còn ông ăn trộm này lại đi lối tắt.
  Ông được thế, bởi vì ông đã vào nước Chúa qua một cái chết tin tưởng trên Thánh giá. Tôi cũng muốn bắt chước ông. Tôi tự đóng đinh tâm hồn tôi vào Thánh giá làm bằng những chịu đựng đau khổ, những cố gắng quên mình, những chiến đấu cam go triền miên khủng khiếp.
  Kẻ chịu đóng đinh là kẻ trần trụi nhất. Của cải không có gì, danh giá không còn gì. Bỏ lại tất cả. Xa lìa tất cả. Chỉ còn giữ lại đau đớn và niềm tin.
  Có vị Thánh bảo Thánh giá là hoa hồng. Còn tôi, tôi vẫn thấy nó là đau đớn. Bao lần trong một ngày tôi phải cự tuyệt những dụ dỗ hữu tình, hữu cảm, để ôm lấy một Đấng vô hình, không hương, không sắc. Bao lần trong một ngày tôi phải từ chối những mời mọc, hưởng thụ trong ngay chính tầm tay để chẳng hứng chờ gì ngoài một tiếng vọng chỉ nghe được bằng niềm tin. Tranh đấu vẫn mệt. Chiến thắng vẫn trải trên mồ hôi vết máu. Tôi không dám gọi đó là hy sinh. Vì tiếng hy sinh cao cả quá. Tôi chỉ coi đó như những cái nhìn rướm máu tìm gặp người yêu tôi và người tôi yêu.
  Ở trên Thánh giá tức là đang ở trong sự chết kéo dài. Cái chết của ông ăn trộm không kéo dài quá một ngày. Còn cái chết của tôi sẽ kéo dài bao lâu. Tôi không biết, nên tôi e ngại. Tôi sợ tôi không chịu lâu, nên sẽ xuống khỏi Thánh giá, để chỉ nhìn Chúa như đám đông trên Golgotha. Tôi sợ tôi sẽ tự ái để ở lại Thánh giá mà không nhìn vào Chúa như thái độ người ăn trộm bên tả.
  Chúa ơi! Mỗi lần sợ như vậy là mỗi lần con lại phải tự đóng đinh con chặt thêm vào Thánh giá và càng nhìn vào Chúa hơn.
  Con biết rằng cái chết của người treo trên Thánh giá sẽ là cái chết đau buồn tức tưởi. Nhưng không hề gì. Cái chết trên chiến trường đầy bụi bặm, sứt sát máu me vẫn hơn cái chết thua trên giường nệm. Phải chết để sống. Phải mất để tìm lại. Chúa ơi! Con luôn luôn chờ giờ phút đó. Xin Chúa hãy đến tìm con.
ĐGM Bùi Tuần

Một chút suy tư _ lời thầm

LỜI THẦM
1- Cái chết là một thất bại đối với những người đã chọn trần thế làm quê hương, nhưng là một chiến thắng đối với những người đã chọn quê trời làm quê hương.
2- Người ta sinh ra để chết ở đời này. Và chết ở đời này để sinh vào đời sau.

Một chút suy tư _ kiếp người mong manh

KIẾP NGƯỜI MONG MANH
Tất cả tùy thuộc vào ta: Hôm nay ta thế nào là do chọn lựa và quyết định của ta hôm qua thế nào. Tương lai ta thế nào tùy thuộc vào chọn lựa và lối sống của ta hôm nay ra sao.
Thanh Thanh

Một chút suy tư _ chuyện sống, chết

CHUYỆN SỐNG, CHẾT
Tháng Mười Một là khoảng thời gian cuối năm, vào mùa Đông, hơi sương phả trắng mờ ngọn cây, không khí lạnh làm lòng con người lắng xuống. Với người Công giáo, Thánh Mười Một là Mùa Cầu Hồn, mùa nhắc nhở mỗi người nhớ đến người đã “đi trước”, và cũng nhắc nhở Mỗi người: “Mai sẽ đến lượt mình”.

Một chút suy tư _ những phút cuối của Gadhafi

NHỮNG PHÚT CUỐI CỦA ÔNG GADDAFI
TTO - Những hình ảnh từ đoạn phim được quay bằng điện thoại di động, cho thấy một người đàn ông bị thương tích đầy mình có bề ngoài giống ông Gaddafi bị vây quanh bởi các binh lính đang nổi giận.
Đoạn phim cho thấy ông Gaddafi vẫn còn sống khi bị bắt - Ảnh: Reuters
Mặc dù chưa có nguồn tin độc lập xác nhận về cái chết của ông Gaddafi, nhưng nếu người trong video đúng là Gaddafi, một điều chắc chắn là ông vẫn còn sống khi bị bắt.
Trước khi trận quyết chiến của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) diễn ra, Gaddafi và những vệ sĩ cùng tướng trung thành quá cố Abu Bakr Younis Jabr đã lên xe chạy trốn khỏi Sirte. Lực lượng Pháp nói trực thăng của họ đã bắn vào xe của đoàn Gaddafi, nhưng không chắc là có thật sự đã giết ông hay không.
Còn Reuters cho biết khi quân lính đến gần, trông thấy đoàn xe đã bị thiệt hại nặng. Không có dấu hiệu của vụ nổ bom nên họ suy đoán đây là kết quả một cuộc không kích. Bên trong các chiếc xe, phe nổi dậy nói có khoảng 50 thi thể.
Cây súng nạm vàng của ông Gaddafi bị các binh sĩ nổi dậy tịch thu ở hiện trường - Ảnh: Reuters
Chui ống cống để chạy trốn
Trong đoạn phim, ông Gaddafi bị kéo lê ra khỏi chiếc xe mà ông đã chạy trốn và bị túm tóc kéo đi dưới đất. "Hãy bắt sống ông ta", nhiều người hét lớn, kèm theo nhiều tiếng súng vang theo hưởng ứng.
"Họ bắt sống được ông ta, và trong khi kéo lê ông ta, họ đã đánh đập và giết chết ông. Gaddafi có thể đã chống cự", một nguồn tin cao cấp từ Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) nói với Reuters.
Trong những ngày tháng lẩn trốn, ông Gaddafi đã gọi lực lượng nổi dậy là "những con chuột", nhưng cuối cùng, chính ông mới là người bị bắt khi đang ngụy trang và trốn trong một đường ống thoát nước đã cạn đầy rác rưởi. Những binh sĩ dưới mặt đất cho biết Gaddafi và đoàn tùy tùng đã chạy trốn dưới một lùm cây, và chui vào hai đường cống cạn. Anh lính Ahmed Al Sahati (27 tuổi) chỉ cho Reuters xem đường ống cống bên dưới một đường cao tốc sáu làn ở gần thị trấn Sirte.
Dây cáp điện rơi chằng chịt che phủ một phần miệng cống và thi thể của ba vệ sỹ của Gadhafi. Ở đầu bên kia của cống lại là bốn thi thể khác, đều là người da đen.
"Chủ của tôi ở đây"
Đường ống cống thoát nước Gaddafi đã trốn trước khi bị bắt - Ảnh: Reuters
"Lúc đầu chúng tôi dùng súng bắn hạ máy bay để tấn công họ, nhưng không có tác dụng gì. Sau đó chúng tôi quyết định tiến đến gần", một chỉ huy tên Salem Bakeer nói với Reuters. "Sau đó, một người trong nhóm bảo vệ Gaddafi đi ra ngoài, vẫy súng trên không và hét to đầu hàng, nói với chúng tôi rằng "Chủ của tôi ở đây, ông ấy đang bị thương", Bakeer cho biết.
Đoàn lính tiến đến gần và mang Gaddafi ra ngoài, đẩy ông lên một chiếc xe. Ông ta liên tục kêu lên "Cái gì đang xảy ra vậy". Tại thời điểm bị bắt, Gaddafi đã bị thương ở hai chân và lưng. Một người lính khác tự xưng đã có mặt tại hiện trường khi đó xác nhận mọi chi tiết của Bakeer kể, ngoại trừ chi tiết rằng "Chính một trong những vệ sĩ của ông Gaddafi đã bắn ngay ngực ông", người lính Omran Jouma Shawan nói với Reuters.
Tuy nhiên, thủ tướng lâm thời Mahmoud Jibril của Libya tuyên bố mâu thuẫn với những gì mà đoạn video thể hiện. NTC không ra chỉ thị giết Gaddafi. Dẫn báo cáo khám nghiệm tử thi, ông Jibril cho biết: "Gaddafi bị lôi ra khỏi một ống nước. Khi ấy ông không chống cự. Lúc chúng tôi bắt đầu di chuyển ông thì Gaddafi đã bị thương ở vai phải. Khi được đặt vào xe thì ông không bị thương gì".
Trên đường đi, xe đi ngang cuộc giao đấu giữa quân lính hai bên. Gaddafi lúc này bị thương ở đầu. Khi bị đem ra khỏi Sirte thì ông vẫn còn sống, nhưng chết trước khi đến kịp bệnh viện.
Người dân ở thủ đô Tripoli ăn mừng sau khi hay tin Gaddafi đã chết - Ảnh: Reuters
Con trai Gaddafi bị bắn chết 
Hãng tin AFP ngày 20-10 đã đưa ra hình ảnh con trai Mutassim bị bắn chết, trong khi một đoạn video nghiệp dư cho thấy những giây phút Mutassim còn sống khi bị lực lượng Hội đồng chuyển tiếp dân tộc (NTC) bắt giữ.
Mutassim - con trai của Gaddafi - bị bắn chết sau khi bị bắt sống - Ảnh: AFP
Mutassim là người con trai đã cùng Gaddafi lãnh đạo những người trung thành ở thành phố Sirte. Anh ta chịu chung số phận với cha mình: bị bắt sống và sau đó bị bắn chết.
Bức ảnh của AFP cho thấy Mutassim bị một vết đạn ở cổ, xung quanh là những binh lính vui sướng hò reo và mang điện thoại di động ra ghi lại cảnh ngày tàn của chế độ Gaddafi. Lúc 18g ngày 20-10 theo giờ địa phương, một quan chức NTC xác nhận Mutassim đã chết.
Trong khi đó, Telegraph cho biết có một đoạn video quay bằng điện thoại di động cho thấy Mutassim còn sống khi bị lực lượng NTC bắt giữ.
Mutassim bị NTC bắt giữ hôm 12-10 - Ảnh chụp từ video

Daily Mail cho hay con trai cả của ông Gaddafi là Saif bị bắn vào chân hôm trước và bị bắt. Có báo cho hay anh ta đã chết. Gaddafi và Saif từng bị truy nã quốc tế như những tội phạm chiến tranh. Cả Saif và Mutassim đều được coi là người kế nghiệp Gaddafi.

TẤN KHOA - PHAN AN

Dân chúng reo mừng trước cái chết của Gadhafi, nhưng đâu là thái độ phải có của chúng ta, các môn đệ của Chúa Giêsu? Hãy xem thái độ của Chúa chúng ta
“Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu. Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giê-su quay lại phía các bà mà nói: "Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: "Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm! "Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi!, và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?"...

“Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23,26-34).

Tại sao một tội phạm tử hình lại được tôn thờ, lại có sức thu hút mọi người đến với Ngài? Hỏi cũng là trả lời, vì ai cũng thấy được vẻ đẹp và sức mạnh của tình yêu nơi Ngài. Đó chính là sự sống thần linh còn thiếu trong tâm hồn mỗi người. Đó là điều mà ai cũng có thể thấy mình được no thỏa nơi Đức Kitô. Khi làm việc truyền giáo, đừng nghĩ đến một điều gì khác ngoài việc cung cấp cho mọi người điều họ thực lòng khao khát, điều duy nhất làm họ được no thỏa mà có khi chẳng biết, là Tình Yêu, là Thiên Chúa.

Lm. HK