VỀ NƠI TĨNH LẶNG
“chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.”
Bên cạnh cuộc sống ồn ào, vội vã, có người về nơi tĩnh lặng, những vành khăn tang, những tiếng kèn đồng đưa tiễn, những lời kinh chen lẫn tiếng ồn ào của xe cộ, những chiếc máy phát âm thanh, những tiếng rao,
cười nói. Người yên lặng ra đi như gợi lại một lời Chúa bảo các
Tông đồ: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà
nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6, 31).
Tĩnh tâm: Để tâm hồn thanh
thản yên tĩnh không
trĩu nặng buồn hay
vui, không mê ảo, không
xáo động. Tâm
tĩnh là một trạng thái
tựa mặt hồ tĩnh lặng soi
bóng hàng cây, bầu trời, rõ
nét, không lẫn lộn. Hiệu quả tâm
tình luôn là sáng suốt sáng tạo, trong
sáng trong suy nghĩ. Như lời thầm thì,
kinh nghiệm của Thánh
Phanxicô Assisi
trong bài ca mặt trời, nói về tĩnh lặng của tâm hồn để kể về anh mặt trời, chị mặt trăng, anh gió và chị nước, trong
đó lời của thiên
nhiên tỏ bày những tâm tư sâu kín của cõi
lòng con người. Tĩnh lặng để nói với đóa hoa chưa nở về buổi khai
nguyên, về những gì sắp hoàn tất và
ngay cả những gì chưa thể hoàn tất. Trong
nội tâm
sâu kín của con người cũng mang đầy ước vọng, khi
dồi dào,
phong phú; khi khô hạn, héo
hon; khi vui tươi hoặc cả khi buồn chán. Yên
tĩnh để tiếng nói của Tình
Yêu vô tận ngỏ lời, vì
trong tiếng nói
Tình Yêu ấy sẽ như làn gió mát đuổi cơn nồng, có
thể như ngày mới của bình
minh chiếu toả. Sức mạnh không
vận dụng từ bên
ngoài mà vận dụng tự nội tâm
thanh vắng. Chúa
Giêsu nói với các
Tông đồ sau khi
vui mừng gặt hái kết quả của chuyến loan
báo Tin Mừng: “tìm
nơi thanh vắng.”
Nơi an nghỉ: Trong
tiếng nói
yên tĩnh nhất của “chị chết”, mọi người đều không
thoát nổi, nhưng “chị chết” cũng cần tập chết đi cho mỗi ngày. “Hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho
Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6, 11). Chết, một sự an nghỉ hoàn
toàn, không tội lỗi trọng nào, ấy là cái
chết đối với tội lỗi. Vậy “chị chết”, như hạt lúa
gieo vào lòng đất, trong
mình nó ươm mầm một sự sống, như bình minh sẽ mọc sau đêm tối. Tĩnh lặng của sự chết không
phải là kết thúc
mà là một thời gian cần thiết nghỉ ngơi, lấy lại sức lực, đổ rỗng những nặng nề mang lấy gánh
nhẹ nhàng. Kinh
nghiệm của tĩnh lặng từ nơi “chị chết” giống như thời gian lặng yên
nhìn lại mình
trong sám hối, chuẩn bị cho việc đối diện với chính
mình bằng việc xưng tội. Bình
minh sẽ lên,
chính vì thế, trong
bài ca mặt trời của Thánh
Phanxicô vẫn liên kết chị chết với anh mặt trời, để không
chết trong
lần thứ hai là
chết trong
tội trọng đáng thương, thiếu mất một bình
minh.
An tĩnh để
kể về tình yêu
Tình yêu như Thánh Phanxicô tường thuật, đó là lời kể của Thiên
Chúa thì thầm trong
các thụ tạo. Kể cho đất nghe,
chính bàn tay Thiên Chúa đã làm nên, kể cho nắng nghe, Chúa đã làm ra mặt trời, kể cho người nghe,
tất cả thụ tạo được trao
cho họ… Ân nghĩa dồi dào từ mẹ thiên
nhiên, nếu con người biết yên tĩnh để lắng nghe,
sẽ nhận ra vì
yêu thương “con người được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa” (St 1, 27). Con người được yêu thương để sống yêu
thương, con người sẽ không
tàn phá thiên nhiên, con người sẽ sống hài hoà với nhau, tôn trọng sự sống của nhau. Con
người an tĩnh sẽ tường thuật tình yêu trong cuộc đời mình, “không thù hận, không oán ghét, không mừng vui
vì những bất công, không ích kỷ tìm tư lợi” (x. 1 Cr 13, 4). Tĩnh lặng để nhận ra lẽ sống của “Kinh
Hoà bình”, “chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.” Rất nhiều sứ điệp để kể về về tình
yêu để con người sống trong
thế giới hoà
bình. Tắt đi những chiến tranh,
những vũ khí hạng nặng, những thứ giết người hàng
loạt, những sự kiện khủng bố, những lời dao
búa, những tính
chất côn đồ…
Yên tĩnh để suy nghĩ về những điều tuyệt diệu của cuộc sống bằng lời mời gọi “vào nơi tĩnh lặng”, sống tâm tư của tháng
mười một, nơi các linh hồn đang an nghỉ và kể về bình an
của sự chết trong
ánh sáng bình minh.
LM Giuse Hoàng Kim Toàn