Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dr.5. Hiển thị tất cả bài đăng

GLCG - 10 Diều Răn _ tôn trọng sự sống

Bài 20. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
ĐIỀU RĂN THỨ NĂM
152.          Tội xâm phạm đến sự toàn vẹn thân thể là gì?
Ngoài tội cố sát nhằm hủy diệt chính sự sống, điều răn thứ năm còn cấm những hành vi xâm phạm đến sự toàn vẹn của thân thể:
- “Nạn bắt cóc và giữ làm con tin, gây kinh hoàng và tạo áp lực nặng nề cho các nạn nhân,
- “Dùng khủng bố để đe doạ, gây thương tích và giết người cách bừa bãi,
- “Tra tấn thể xác hay tinh thần điều tra, để trừng phạt tội phạm, đe doạ đối phương, để trả thù,
- “Cố tình cắt bỏ, huỷ hoại hoặc triệt sản, thực hiện trên những người vô tội, ngoài những trường hợp trị liệu ”… [1]
Tất cả những tội trên đều là tội nặng, vì ngoài việc gây ra đau đớn và thương tật, nó còn có thể làm cho nạn nhân phải chịu đựng những nỗi lo âu, sợ hãi kinh hoàng, đến nỗi có khi làm mất cả lý trí, ý chí và tự do.
153.          Thế nào là xâm phạm đến sự toàn vẹn tâm lý?
Sự toàn vẹn tâm lý là quyền lợi căn bản của mọi người: Mọi người cần có được sự an lành trong đời sống tinh thần của mình. Vì sức khỏe thể lý và tâm lý có sự liên quan rất mật thiết với nhau, cho nên gây tổn thương cho đời sống tình cảm của ai cũng là xúc phạm đến sức khỏe của người đó. Xâm phạm sự toàn vẹn tâm lý có những tội như:

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 20. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
157.          Tinh thần cốt yếu của điều răn thứ năm là gì?
Luật không được giết người trong Cựu Ước được hoàn thiện bởi luật yêu chuộng hoà bình của Tân Ước: “Các ngươi đã nghe bảo người xưa: Chớ giết người: kẻ giết người thì sẽ can án. Còn Ta, Ta bảo các ngươi: phàm ai tức giận anh em mình thì sẽ can án” (Mt 5,21-22).
Luật yêu chuộng hòa bình, như ta thấy, đã đánh vào gốc rễ của tội giết người là lòng thù oán.
Nhưng luật yêu chuộng hòa bình - không được giận ghét - còn phải được đẩy mạnh hơn nữa đến luật cao cả nhất, luật của mọi luật, là luật bác ái: “Các ngươi  đã nghe bảo: Hãy yêu mến thân nhân và hãy ghét địch thù. Còn Ta, Ta bảo các ngươi: Hãy yêu mến thù địch và khẩn cầu cho những người bắt bớ các ngươi” (Mt 5,43-44), với lý do sâu xa nhất là “ngõ hầu các ngươi nên những người con của Cha các ngươi, Đấng ở trên trời” (Mt 5,45).
        Đúng thế, “hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, và không thể giản lược vào việc giữ được thế quân bình giữa các lực lượng đối nghịch nhau”. [1] Hòa bình đích thực chỉ có thể có được từ tinh thần bác ái Phúc âm, là lòng bác ái tha thứ và muốn điều lành cho mọi người, dù đó là những người gây thiệt hại cho mình. Luật đó được trình bày cách cụ thể và thực tế trong Luật Vàng (Golden Rule): “Vậy mọi điều các ngươi muốn được người ta làm cho mình, thì cả các ngươi nữa cũng hãy làm cho người ta như thế, lề luật và các tiên tri là thế” (Mt 7,12).

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 20. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
156.          Có những loại gương xấu nào?
Gương xấu có thể đến từ lời nói, thời trang khiêu dâm, dư luận xấu, hay những cơ chế làm việc bất công...
- Trong lời nói: Đó là nói những lời phỉ báng chống lại đạo, đức tin, Giáo Hội, những lời nguyền rủa, thề gian, kiêu căng, ngạo mạn... những lời thô tục dâm ô...
- Trong hành vi: Đó là công khai lỗi luật đạo, là chiếu phim đồi trụy, ăn mặc khêu gợi, khiếm nhã... là sống phóng đãng, rượu chè say sưa, bài bạc..., là ham tranh chấp kiện tụng, thích cãi cọ, hay nóng giận... là cư xử bất công cho người dưới, gian lận tiền bạc...
- Trong sự thiếu sót: Đó là công khai thiếu sót những bổn phận quan trọng như bỏ lễ Chúa Nhật, bỏ rước lễ mùa Phục Sinh...; ơ hờ trong bổn phận giáo dục con cái, lười biếng trong việc làm ăn...

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 20. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
155.          Tội phạm đến sự sống của linh hồn là gì?
Tội phạm đến sự sống của linh hồn là tội làm gương xấu. Đó là “thái độ hoặc các hành động dẫn người khác đến chỗ làm điều xấu”. [1] Gương xấu lôi kéo người ta phạm tội và đưa người ta đến cái chết về phần linh hồn.
Gương xấu là tội nặng nếu đó là những hành vi hay thái độ cố ý lôi kéo tha nhân phạm một tội nặng. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có sự chủ ý lôi kéo thì mới phạm tội làm gương xấu: Mọi hành vi hay sự thiếu sót có thể lôi kéo người khác phạm tội đều là gương xấu, dù có chủ ý làm cho người khác phạm tội hay không.
Tội gương xấu có thể trở nên rất nặng khi người làm gương xấu là người có quyền chức, hay làm công việc giáo dục; hoặc đó là gương xấu cho trẻ thơ hay những người yếu đuối: “Kẻ nào làm cho một trong những trẻ nhỏ này vấp phạm, thì tốt hơn hãy cột một tảng đá vào cổ nó và đẩy nó xuống biển” (Mt 18,6). [2]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 20. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
154.          Xúc phạm đến người khác trong lòng là gì?
-         Đó là cố ý hận thù ai vì bị người đó xúc phạm hay vì ác cảm tự nhiên.
Chúng ta nói mình chẳng thù ai, và cũng chẳng biết đến trả thù một ai. Nhưng hãy tự hỏi mình có nổi giận không?
Đừng quên Giận dữ là một ước muốn trả thù,... giận dữ đến độ muốn giết chết, hay làm bị thương người khác, là vi phạm nặng nề đức ái, là phạm một tội nặng”. [1] Chúa nói: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà” (Mt 5,22).
-         Đó là ghen tuông trước những sự lành của người khác dẫn đến ý định làm hại. Thù ghét tha nhân là một tội khi cố tình ước muốn điều dữ cho người ấy, và sẽ là một tội nặng khi muốn cho họ bị tai hại nặng nề”. [2]
 Điều răn thứ năm ngăn cấm tất cả mọi sự nuôi lòng ghen ghét và ý định báo thù. “Khi nhắc lại giới luật ‘chớ giết người’, Chúa đòi chúng ta giữ tâm hồn bình an. Người kết án cơn giận dữ giết người và lòng thù ghét”. [3] 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 20. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
153.          Thế nào là xâm phạm đến sự toàn vẹn tâm lý?
Sự toàn vẹn tâm lý là quyền lợi căn bản của mọi người: Mọi người cần có được sự an lành trong đời sống tinh thần của mình. Vì sức khỏe thể lý và tâm lý có sự liên quan rất mật thiết với nhau, cho nên gây tổn thương cho đời sống tình cảm của ai cũng là xúc phạm đến sức khỏe của người đó. Xâm phạm sự toàn vẹn tâm lý có những tội như:
- Xúc phạm đến tự ái, tình cảm riêng tư của một ai, như chửi mắng, sỉ nhục; kỳ thị sắc tộc, mỉa mai chế nhạo khuyết tật của người khác...
- Gây sự cãi cọ, khích bác nhau, có thể dẫn đến những tội ác lớn lao hơn.
- Đe dọa, gây áp lực tâm lý, làm cho người khác phải lo âu, sợ hãi v.v... 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 20. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
152.          Tội xâm phạm đến sự toàn vẹn thân thể là gì?
Ngoài tội cố sát nhằm hủy diệt chính sự sống, điều răn thứ năm còn cấm những hành vi xâm phạm đến sự toàn vẹn của thân thể:
- “Nạn bắt cóc và giữ làm con tin, gây kinh hoàng và tạo áp lực nặng nề cho các nạn nhân,
- “Dùng khủng bố để đe dọa, gây thương tích và giết người cách bừa bãi,
- “Tra tấn thể xác hay tinh thần điều tra, để trừng phạt tội phạm, đe doạ đối phương, để trả thù,
- “Cố tình cắt bỏ, huỷ hoại hoặc triệt sản, thực hiện trên những người vô tội, ngoài những trường hợp trị liệu ”… [1]
Tất cả những tội trên đều là tội nặng, vì ngoài việc gây ra đau đớn và thương tật, nó còn có thể làm cho nạn nhân phải chịu đựng những nỗi lo âu, sợ hãi kinh hoàng, đến nỗi có khi làm mất cả lý trí, ý chí và tự do.

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 19. CHỚ GIẾT NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
151.          Ta có phải tôn trọng sự sống nơi thú vật không?
Thú vật được dựng nên để phục vụ con người, nên chúng ta có quyền sử dụng chúng cho những mục đích chính đáng của mình, như làm công cụ lao động, thực phẩm, vật thí nghiệm... Nhưng “cũng phải đối xứ tử tế với chúng. Phải nhắc lại rằng các thánh Phanxicô Assisi hoặc Philípphê Nêri đã đối xử dịu hiền với thú vật như thế nào”. [1]
Vì thế, hành hạ hay làm đau khổ thú vật một cách vô ích là một việc xấu, đôi khi là tội nặng nếu hành hạ thú vật cách tàn nhẫn để thỏa mãn tính tàn ác, hay bản năng bạo dâm: “Hành hạ thú vật và phung phí mạng sống của chúng là nghịch với phẩm giá con người”. [2]


[1] GLCG, 2416

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 19. CHỚ GIẾT NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
150.          Ta phải tôn trọng người chết như thế nào?
“Phải lưu tâm săn sóc những người hấp hối để giúp họ sống những giây phút cuối đời cách tốt đẹp và bình an. Thân nhân phải nâng đỡ họ bằng lời cầu nguyện và lo cho họ được lãnh nhận các bí tích đúng lúc, để chuẩn bị họ gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống”. [1]
“Về phương diện luân lý, được mổ tử thi để điều tra pháp lý hoặc để nghiên cứu khoa học. Việc hiến các bộ phận cơ thể sau khi chết là một việc hợp pháp và đáng khen”. [2]


[1] GLCG, 2299

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 19. CHỚ GIẾT NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
149.          Tội gây thiệt hại cho sức khoẻ chung là gì?
Đây là một tội khá phổ biến vì có nhiều người không coi là một tội, với kiểu suy nghĩ: “Tôi có đụng đến ai đâu?”
Đó là có những hành vi như:
- Không giữ vệ sinh chung, vất rác ra đường, mở máy ầm ĩ trong giờ nghỉ ngơi...
- Gây ô nhiễm môi trường, xả nước độc ra sông suối…
- Truyền bệnh cho người khác, do chủ ý hay bất cẩn...
- Không giữ luật giao thông dẫn đến tai nạn gây thiệt hại cho người khác...
HOME 

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 19. CHỚ GIẾT NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
148.          Có khi nào thì được phạm đến sự sống người khác không?
Có những trường hợp mà chúng ta có thể phạm đến sự sống người khác cách hợp pháp. Đó là:
- Khi tự vệ chính đáng: “Tình yêu đối với chính mình vẫn luôn là nguyên tắc căn bản của luân lý. Vì vậy, làm thế nào để quyền được sống của chính mình được tôn trọng là điều hợp pháp. Ai bảo vệ mạng sống mình, thì không mắc tội giết người, mặc dầu có giáng một ngọn đòn chí tử vào kẻ tấn công”. [1]

Giáo lý Công giáo - Mười Điều Răn

Bài 19. CHỚ GIẾT NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
147.          Có được dùng giải pháp “cái chết êm dịu” không?
“Cái chết êm dịu trực tiếp, với bất cứ lý do nào hoặc dùng phương tiện nào, cốt tại việc chấm dứt sự sống của những người tật nguyền, bệnh hoạn hoặc hấp hối”.
“Về phương diện luân lý, việc này không thể chấp nhận được”. [1]
Tuy thế, “có thể ngưng các phương thức trị bệnh quá tốn kém, dị thường hoặc không tương xứng với những kết quả mong muốn. Luân lý không đòi buộc phải chữa bệnh với bất cứ giá nào”. [2]

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO - 10 ĐIỀU RĂN

Bài 19. CHỚ GIẾT NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
146.          Phá thai có tội như thế nào?
Phá thai là giết hài nhi còn trong lòng mẹ. Đây là tội rất nặng, vì nó
- xúc phạm đến sự sống của một người vô tội và không có khả năng tự vệ,
- xúc phạm đến giềng mối tình cảm và luân thường đạo lý trong đời sống gia đình.
“Toàn bộ đời sống con người, từ lúc tượng thai cho đến khi chết, là điều linh thánh, bởi vì Thiên Chúa muốn dựng nên con người vì chính họ, theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa hằng sống và thánh thiện”. [1] “Vì thế, sự sống ngay từ lúc tượng thai, phải được bảo vệ hết sức cẩn thận: việc phá thai và giết trẻ sơ sinh là một tội ác ghê tởm”. [2]
Mọi hình thức trực tiếp phá thai, bất kể mọi lý do, đều là tội nặng, và có kèm vạ tuyệt thông tiền kết (nếu việc phá thai có hiệu quả) cho người phá thai và tất cả những ai tích cực cộng tác như giới thiệu, rủ rê, mua thuốc giùm...
Việc khám thai trước khi sinh là điều được phép, nếu nhằm việc săn sóc sức khỏe cho bào thai. Còn việc khám thai để loại trừ những bào thai có khuyết tật, hay những bào thai không như ý cha mẹ muốn... là điều nghịch luân lý cách nghiêm trọng. [3]


[1] GLCG, 2319
[2] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 51

GLCG _ chớ giết người

Bài 19. CHỚ GIẾT NGƯỜI
(ĐIỀU RĂN THỨ V)
145.          Ngộ sát là gì?
Ngộ sát là sự giết người mà không có chủ ý, như đưa lộn thuốc nguy hiểm, chạy xe lạng lách gây chết người, nổi giận đánh nhau lỡ tay trúng chỗ hiểm,…
“Giết người không có chủ ý thì không bị quy tội về mặt luân lý. Nhưng nếu ai, không có lý do tương xứng, mà hành động gây chết người, thì mặc dù không cố ý gây ra cái chết đó, vẫn không được tha thứ khỏi trọng tội”. [1]